intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu mức độ truyền dẫn của tỷ giá đến lạm phát tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:65

43
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm trả lời một số câu hỏi: Cơ chế truyền dẫn của tỷ giá đến lạm phát tại Việt Nam như thế nào? Khi tỷ giá biến động 1% thì các chỉ số giá tại Việt Nam, đặc biệt là lạm phát thay đổi bao nhiêu? So với các nước trong khu vực và so với các bài nghiên cứu khác tại Việt Nam thì mức này là cao hay thấp?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu mức độ truyền dẫn của tỷ giá đến lạm phát tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -o0o- Vũ Thị Như Quỳnh NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ TRUYỀN DẪN CỦA TỶ GIÁ ĐẾN LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP Hồ Chí Minh- Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -o0o- Vũ Thị Như Quỳnh NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ TRUYỀN DẪN CỦA TỶ GIÁ ĐẾN LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân Hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Thị Khoa Nguyên TP Hồ Chí Minh- Năm 2013
  3. MỤC LỤC Chương 1: GIỚI THIỆU ------------------------------------------------------------------- 1 1.1. Tổng quan bài nghiên cứu. -------------------------------------------------------- 1 1.2. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu.----------------------------------------------------- 2 Chương 2: ERPT VÀ CÁC BÀI NGHIÊN CỨU ------------------------------------- 5 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU --------------------------------------- 13 3.1. Mô hình nghiên cứu ------------------------------------------------------------ 13 3.2. Mô tả dữ liệu: -------------------------------------------------------------------- 16 3.2.1. Giá dầu thế giới (OIL) ----------------------------------------------------------- 16 3.2.2. Chênh lệch sản lượng (GAP). --------------------------------------------------- 16 3.2.3. Cung tiền (M2), lãi suất (R) ----------------------------------------------------- 17 3.2.4. Tỷ giá hiệu lực danh nghĩa (NEER) ------------------------------------------- 17 3.2.5. Chỉ số giá nhập khẩu (IMP), Chỉ số giá nhà sản xuất (PPI), Chỉ số giá tiêu dùng (CPI).----------------------------------------------------------------------------------- 18 3.3. Các bước thực hiện.------------------------------------------------------------- 18 3.3.1. Kiểm định tính dừng.------------------------------------------------------------- 18 3.3.2. Ước lượng các hệ số của mô hình và lựa chọn độ trễ. ----------------------- 19 3.3.3. Phản ứng xung -------------------------------------------------------------------- 19 3.3.4. Phân rã phương sai --------------------------------------------------------------- 19 Chương 4: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM --------------------------------------------- 20 4.1. Kiểm định tính dừng----------------------------------------------------------------- 20 4.2. Ước lượng mô hình hồi quy VAR. ------------------------------------------------ 21 4.3. Hàm phản ứng đẩy ------------------------------------------------------------------- 22 4.3.1. Một cú sốc giá dầu ------------------------------------------------------------------ 22 4.3.2. Một cú sốc về phía cầu. ------------------------------------------------------------- 23 4.3.3. Cú sốc đến từ chính sách tiền tệ --------------------------------------------------- 25 4.3.4. Cú sốc từ biến đổi tỷ giá ------------------------------------------------------------ 27 4.4. Kiểm định Robustness-------------------------------------------------------------- 279
  4. 4.5. Phân rã phương sai ------------------------------------------------------------------ 30 Chương 5: KẾT LUẬN ------------------------------------------------------------------ 32 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO---------------------------------------------- 34 Tài Liệu Tiếng Việt: ----------------------------------------------------------------------- 34 Tài liệu tiếng Anh -------------------------------------------------------------------------- 34 PHỤ LỤC 1. KIỂM ĐỊNH TÍNH DỪNG -------------------------------------------- 35 PHỤ LỤC 2. KẾT QUẢ HỒI QUY VAR VÀ PHẢN ỨNG XUNG------------- 44 PHỤ LỤC 3: BẢNG TÍNH HỆ SỐ TRUYỀN DẪN ------------------------------- 50 PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ CHẠY HÀM PHẢN ỨNG XUNG VỚI TRẬT TỰ CÁC BIẾN THAY ĐỔI ------------------------------------------------------------------ 50
  5. Lời mở đầu Kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng càng ngày càng phát triển. Cùng với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nền kinh tế các nước càng ngày càng có mối quan hệ mật thiết với nhau, hình thành nên các khu vực tài chính, một nền kinh tế toàn cầu. Trong quá trình hội nhập và phát triển tất cả các quốc gia tham gia, bao gồm cả Việt Nam, tất yếu chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi các biến động về tỷ giá. Tỷ giá vừa là công cụ điều tiết vĩ mô, vừa là mối đe dọa cho các nền kinh tế. Nó trực tiếp hay gián tiếp gây ra các cuộc khủng hoảng tài chính. Bài nghiên cứu này sẽ tập trung vào phân tích tác động truyền dẫn của tỷ giá đến lạm phát, được biết với tên gọi Exchange Rate Pass-through (ERPT). Xác định thời điểm và mức độ truyền dẫn của tỷ giá đến lạm phát trong khoảng thời gian 2000-2012. Từ đó đưa ra một số khuyến nghị phù hợp dựa trên kết quả nghiên cứu.
  6. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành chương trình cao học tại trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh, tôi đã nhận được rất nhiều kiến thức cũng như kỹ năng nghiên cứu từ các thầy cô và bạn bè. Cùng với sự hỗ trợ từ phía gia đình và cơ quan công tác. Trước tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến TS Lê Thị Khoa Nguyên- người đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận văn này. Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô đã tận tình giảng dạy ba năm học cao học. Cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn ủng hộ , giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này. TP. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2013 Học viên Vũ Thị Như Quỳnh
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT - ADF: Augmented Dickey Fuller- Kiểm định Dickey Fuller mở rộng. - CPI: Chỉ số giá tiêu dùng - GSO: Tổng cục thống kê Việt Nam - GAP: Output gap- chênh lệch sản lượng. - ERPT: Exchange rate pass throught-Tác động truyền dẫn của tỷ giá hối đoái - HP: Hodrick- Prescott - IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế - IMP: Chỉ số giá nhập khẩu - NEER: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu lực - PPI: Chỉ số giá sản xuất - SVAR: Structural vector autoregression- mô hình tự hồi quy vector dạng cấu trúc - VAR: vector autoregression-mô hình tự hồi quy vector
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Các hệ số truyền dẫn Bảng 4.1 Kết quả kiểm ADF Bảng 4.2 Lựa chọn độ trễ Bảng 4.3 Hệ số tác động truyền dẫn của tỷ giá lên các chỉ số giá lạm phát Bảng 4.4 Phân rã phương sai của chỉ số giá tiêu dùng
  9. DANH MỤC HÌNH Hình 1.2 Mô hình cơ chế truyền dẫn của tỷ giá Hình 3.1 Chênh lệch sản lượng Hình 3.2 Tỷ trọng hàng nhập khẩu từ 2000-2010 Hình 4.1 Phản ứng tích lũy của các nhân tố dưới tác động của 1 độ lệch chuẩn cú sốc giá dầu Hình 4.2 Phản ứng tích lũy của các nhân tố dưới tác động của 1 độ lệch chuẩn chênh lệch sản lượng. Hình 4.3 Phản ứng tích lũy của các nhân tố dưới tác động của 1 độ lệch chuẩn cung tiền DM2 Hình 4.4 Phản ứng tích lũy của các nhân tố dưới tác động của 1 độ lệch chuẩn của lãi suất DR Hình 4.5 Phản ứng tích lũy của các nhân tố dưới tác động của 1 độ lệch chuẩn của tỷ giá DNEER
  10. 1 Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1. Tổng quan bài nghiên cứu. Các quốc gia với lịch sử riêng của mình đã hình thành cho mình những bản sắc riêng, trong đó có đồng tiền quốc gia. Khi nền kinh tế ngày càng quốc tế hóa, giao thương giữa các nước ngày càng phát triển và mở rộng thì vấn đề tỷ giá ngày càng quan trọng. Nó thể hiện sự kết nối của kinh tế trong nước với kinh tế thế giới. Thông qua đó những biến đổi trong kinh tế thế giới có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế nội địa và ngược lại. Biến động về tỷ giá có thể ảnh hưởng đến giá cả hàng nhập khẩu, đến hoạt động của các nhà xuất khẩu nước ngoài và cũng tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước thông qua giá cả nguyên vật liệu nhập khẩu, hàng hóa nhập khẩu và dòng vốn đầu tư nước ngoài. Và tác động quan trọng của tỷ giá đó là tác động truyền dẫn lên lạm phát (ERPT). Trong một nền kinh tế, khi giải đáp được câu hỏi ERPT có tồn tại hay không và nó ở mức độ nào thì sẽ phần nào dự báo được lạm phát trong tương lai khi có biến động tỷ giá và thiết lập chính sách tiền tệ phù hợp trước biến động đó để giữ lạm phát trong phạm vi mục tiêu đã đề ra. Kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế còn non trẻ, được hình thành sau chiến tranh, đã có những khó khăn nhất định về cơ sở vật chất lẫn trình độ quản lý. Tuy nhiên, vì là một quốc gia phát triển sau nên cũng có được một số lợi thế nhất định như việc thừa hưởng những thành quả về công nghệ, khoa học, cách quản trị đã rất phát triển trên thế giới. Đấy là lý do Việt Nam không thể nằm ngoài khối kinh tế toàn cầu. Bên cạnh những thành tựu đạt được khi thực hiện hội nhập thì chúng ta cũng gặp phải những vấn đề kinh tế khó giải quyết như: lạm phát cao, mất cân bằng thương mại, đô la hóa… Nhận ra được vai trò ngày càng quan trọng của tỷ giá nên các nhà hoạch định chính sách ngày càng quan tâm, theo dõi và phân tích những biến động của nó. Đã có nhiều bài nghiên cứu về vấn đề này ở các nước, ở một nhóm các nước với 2 cách tiếp cận: vi mô và vĩ mô. Dựa trên việc phân tích hành vi của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi tác động truyền dẫn của tỷ giá, các nhà kinh tế học như Dornbursh (1987), Feinberg (1986) và Krugman (1986) đã đưa ra được cho mình một số kết luận về khả năng định giá của doanh nghiệp, về các ngành công nghiệp chịu nhiều và các ngành chịu ít tác động. Phương pháp thứ 2 theo như Taylor (2000), McCarthy (2000)
  11. 2 sử dụng các biến vĩ mô để tìm ra mức độ và thời điểm tác động truyền dẫn của tỷ giá trong 1 nền kinh thế hay trong 1 nhóm các nền kinh tế. Bài nghiên cứu của chúng tôi sẽ được thực hiện theo phương pháp thứ 2 ở Việt Nam với dữ liệu từ năm 2000 đến hết năm 2012 được đưa vào mô hình tự hồi quy vector (VAR). Một mô hình định lượng dự đoán biến động của một hay nhiều các biến do một hay nhiều các biến khác thay đổi. Các biến được đưa vào là các biến vĩ mô thể hiện cho tác động truyền dẫn từ trên xuống từ đó có thể đưa ra các khuyến nghị phù hợp cho chính sách tiền tệ. Bài nghiên cứu của chúng tôi gồm các phần: Chương 1: Giới thiệu sơ nét về ERPT và những vấn đề có liên quan. Cung cấp cái nhìn ban đầu về ERPT. Chương 2: Khái quát một số nghiên cứu có liên quan. Nêu lên các vấn đề đã được xem xét và các mô hình được sử dụng để phân tích. Chương 3: Giới thiệu mô hình sử dụng và cơ chế hoạt động của nó. Mô tả các biến được sử dụng và cách thức xử lý cho phù hợp với mô hình. Chương 4: Trình bày các kết quả thu thập được từ ứng dụng mô hình VAR. Thông qua các hệ số để giải đáp các câu hỏi được nêu ra sau đây. Chương 5: Tổng kết các kết quả nghiên cứu. Nhận xét, đánh giá và đưa một số khuyến nghị phù hợp. Đồng thời chỉ ra những giới hạn của bài nghiên cứu và đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo. Nhìn chung, trên cơ sở tìm hiểu tác động truyền dẫn ở Việt Nam ở mức độ nào bài nghiên cứu của chúng tôi cố gắng trả lời các câu hỏi sau. 1. Cơ chế truyền dẫn của tỷ giá đến lạm phát tại Việt Nam như thế nào? 2. Khi tỷ giá biến động 1% thì các chỉ số giá tại Việt Nam, đặc biệt là lạm phát thay đổi bao nhiêu? So với các nước trong khu vực và so với các bài nghiên cứu khác tại Việt Nam thì mức này là cao hay thấp? 3. Với 1% biến động của lạm phát thì tác động của tỷ giá chiếm bao nhiêu phần trăm trong đó? 1.2. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu. Tùy theo đối tượng nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu đưa ra các khái niệm khác nhau về ERPT. Theo nghiên cứu của Goldberg và Knetter năm 1996 thì ERPT được hiểu là phần trăm thay đổi của giá nhập khẩu tính bằng đồng tiền nước sở tại do 1%
  12. 3 thay đổi của tỷ giá giữa các nước xuất khẩu và nhập nhẩu. Goldberg và Knetter (1996) đã chỉ ra rằng có 2 kênh truyền dẫn tỷ giá: trực tiếp và gián tiếp. Bài nghiên cứu này tập trung theo hướng trực tiếp, tức là khi tỷ giá tăng (hay đồng tiền nước sở tại mất giá) sẽ trực tiếp khiến giá nhập khẩu tính bằng đồng nội tệ tăng. Kênh truyền dẫn gián tiếp liên quan tới tính cạnh tranh của hàng hóa trong nước trên thị trường quốc tế. Cụ thể là khi tỷ giá tăng, hàng trong nước rẻ tương đối hơn so với hàng nước ngoài dẫn đến xuất khẩu tăng kéo theo cầu lao động và tiền lương tăng, từ đó giá tiêu dùng tăng theo. Mặt khác, hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn thì cầu mặt hàng thay thế cho nó cũng có thể tăng cả về số lượng lẫn giá cả đẩy giá tiêu dùng tăng. Còn McCarthy (2000) dưới góc độ vĩ mô hơn thì ERPT là tác động của tỷ giá và giá nhập khẩu đến lạm phát. Theo chúng tôi, ERPT là tác động truyền dẫn của tỷ giá đến các chỉ số giá trong nước, bao gồm chỉ số giá nhập khẩu IMP, chỉ số giá sản xuất PPI và chỉ số giá tiêu dùng CPI, trong đó bao gồm cả tác động trực tiếp đến từng các mức chỉ số giá và tác động gián tiếp theo chu trình giá. Có nghĩa là tác động trực tiếp của tỷ giá đến IMP, đến PPI và đến CPI. Còn về mặt gián tiếp, khi tỷ giá biến đổi thì IMP sẽ chịu tác động trước tiên, biến động trong IMP sẽ kéo theo biến động đến PPI và cuối cùng là tác động của PPI lên chỉ số giá tiêu dùng CPI. Cơ chế này có thể được tóm tắt theo mô hình sau:
  13. 4 Hình 1.2. Mô hình cơ chế truyền dẫn của tỷ giá. Tỷ giá tăng (VND giảm giá) Tác động trực Tác động gián Đầu vào nhập Hàng hóa nhập Cầu nội địa Cầu xuất khẩu khẩu đắt hơn khẩu đắt hơn hàng Việt thay tăng Cầu lao động Chi phí sản tăng xuất tăng Hàng Việt thay thế và xuất Lương tăng Giá tiêu dùng tăng Nguồn: Laflèche (1996)
  14. 5 Chương 2: ERPT VÀ CÁC BÀI NGHIÊN CỨU 2.1. Học thuyết ngang giá sức mua-The Purchasing Power Parity Theory (PPP). Học thuyết ngang giá sức mua đóng vai trò quan trọng trong việc xác định tỷ giá và dự báo xu hướng biến động của tỷ giá. Thuyết ngang giá sức mua-PPP chỉ ra rằng: Tỷ giá hối đoái giữa hai loại tiền tệ sẽ được điều chỉnh sao cho giá của cùng một rổ hàng hoá ở thị trường nội địa của hai nước đó có mức giá tương đương nhau. Theo học thuyết này thì tỷ giá phản ánh mức lạm phát trong nước. Tỷ giá tăng kéo theo xu hướng tăng lạm phát. Do đó, trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì tác động truyền dẫn của tỷ giá đến giá trong nước (ERPT) là toàn phần. Tức là tỷ lệ tăng của lạm phát bằng với tỷ lệ tăng của tỷ giá. Năm 1985, Rudiger Dornbusch đã có bài nghiên cứu về đề tài này “Purchasing Power Parity”, trên cở sở các nghiên cứu trước đó để đưa đến một khái niệm và cách hiểu toàn vẹn hơn về ngang giá sức mua thông qua việc so sánh giá cả và đường đi của nó. Tuy nhiên các giả thiết của PPP khó xảy ra trong thực tế nên xuất hiện giả thiết ERPT không toàn phần và khác nhau ở các quốc gia khác nhau, ở các ngành khác nhau và ở các mặt hàng khác nhau. Vì vậy cùng năm đó Dornbusch xem xét việc tăng giá của đồng USD trình bày trong bài “Exchange rates and prices”, nghiên cứu về tác động khác nhau của tỷ giá lên các ngành công nghiệp khác nhau, đến các sản phẩm và thị trường khác nhau trong khoảng thời gian từ 1980-1984 tại nước Mỹ. Bài viết đã đạt được một số vấn đề sau: Thứ nhất, nó phát triển giả thuyết rằng có một số lĩnh vực mà một sự biến đổi về tỷ giá có thể dẫn đến sự biến đổi lớn ở các mức giá có liên quan và một số lĩnh vực khác có biến đổi của các mức giá đó là không đáng kể. Thứ hai, Dornbusch sử dụng các mô hình tổ chức công nghiệp để giải thích cho việc điều chỉnh giá theo mức độ tập trung của thị trường, mức độ đồng nhất và có thể thay thế của hàng hóa và thị phần của các doanh nghiệp trong và ngoài nước có liên quan. Nếu thị trường càng tập trung nhiều hàng hoá và nhiều doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh cùng 1 mặt hàng thì giá sẽ phản ứng càng nhạy với sự thay đổi của tỷ giá nên với cùng một mức tăng của đồng USD thì giá sẽ giảm càng lớn. Trường hợp hàng hóa có tính đồng nhất thì các doanh nghiệp trong nước sẽ giảm giá hoàn
  15. 6 toàn. Nếu sản phẩm có tính riêng biệt, khi tỷ giá tăng thì hàng nhập khẩu sẽ chịu tác động trước và giảm nhiều hơn so với hàng trong nước. Mức độ giảm sẽ phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh và số lượng các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước trong ngành. Nếu thị trường càng cạnh tranh và càng nhiều doanh nghiệp tham gia thì mức độ giảm càng tăng và càng nhanh hơn. Tuy nhiên, do nghiên cứu trong khoảng thời gian ngắn nên các giả định có vẻ là phù hợp. Nhưng trong dài hạn thì các giả định này có thể không còn phù hợp nữa. Giả định đó là mức lương là không phản ứng lại với những biến đổi trong đầu ra và lợi nhuận, và số lượng và vị trí của doanh nghiệp trong 1 ngành không bị ảnh hưởng. Nhưng trong dài hạn thì doanh nghiệp sẽ tìm cách giảm chi phí nhân công bằng cách chuyển sang các lĩnh vực có chi phí này rẻ hơn và do đó vị thế của doanh nghiệp trong ngành đó cũng thay đổi. Kết luận là ERPT là có tồn tại và mức độ ERPT sẽ khác nhau ở các thị trường khác nhau. Các bài nghiên cứu sau đây sẽ giải thích rõ hơn nguyên nhân hay các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về ERPT này. 2.2. Định giá theo thị trường (Pricing to market). “Pricing to market when the exchange rate changes”-Paul Krugman (1986) là một bài nghiên cứu tìm hiểu sơ lược về mức độ thực tế của việc định giá theo thị trường (Pricing to market) và nguyên nhân của hiện tượng này bằng một số mô hình ở thị trường Mỹ, các nước Châu Âu. Định giá theo thị trường ở đây được hiểu là việc các doanh nghiệp xuất khẩu phản ứng với biến động tỷ giá thông qua việc điều chỉnh giá cả hàng hóa của mình. Krugman kết luận định giá theo thị trường là một trong những nhân tố tác động đến mức độ ERPT với một số đặc điểm sau: Thứ nhất, định giá theo thị trường khi tỷ giá biến đổi là không hoàn toàn. Hơn 30% mức tăng giá của đồng đô Mỹ so với đồng Mark Đức được phản ánh bởi chênh lệch giá nhập khẩu của cùng một mặt hàng ở Mỹ với ở các thị trường khác. Và định giá theo thị trường không phổ biến. Bằng chứng ở giao thương với Đức chỉ giới hạn trong sản phẩm máy móc thiết bị vận tải. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do thị trường không hoàn hảo và các yếu tố năng động của thị trường.
  16. 7 Cuối cùng là kỳ vọng của các doanh nghiệp về 1 biến động tỷ giá. Nếu họ kỳ vọng biến động này chỉ là tạm thời thì họ sẽ ít xem xét đến việc điều chỉnh giá cả, tuy nhiên nếu ngược lại thì khả năng điều chỉnh giá là rất cao, tức ERPT sẽ cao. Tuy nhiên đấy chỉ là quan điểm trên góc độ của một doanh nghiệp. 2.3. Năng lực định giá (Pricing power), môi trường lạm phát của quốc gia. Ở mức độ nghiên cứu 1 quốc gia, bài viết “Low inflation, pass-through, and the pricing power of firms” của John B. Taylor (2000) xem xét tác động của biến động về chi phí ảnh hưởng đến giá trong thị trường Mỹ những năm 90, về khả năng định giá của doanh nghiệp (pricing power). Bài nghiên cứu này đưa ra quan điểm về sự sụt giảm trong tác động truyền dẫn hay năng lực định giá là do môi trường lạm phát thấp mà nhiều quốc gia đang hướng tới. Và đạt được các kết quả sau: Truyền dẫn thấp là do kỳ vọng của doanh nghiệp về chi phí trong tương lai. Mặc dù đồng USD tăng giá về mặt lý thuyết thì giá cả hàng hoá dịch vụ sẽ giảm giúp cho chi phí giảm nhưng chi phí có sức ì của nó. Đó là kỳ vọng của doanh nghiệp về chi phí trong tương lai, họ không mong đợi chi phí sẽ giảm liền nên chưa giảm giá bán sản phẩm của họ khiến cho mức truyền dẫn của tỷ giá cũng bị giảm bớt. Tiếp theo là quán tính của lạm phát. Lạm phát có tương quan dương với tình trạng kéo dài của chính nó, giả định rằng tự bản thân lạm phát cũng khiến cho truyền dẫn thấp. Nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa mức độ lạm phát và mức độ tác động truyền dẫn của tỷ giá, tức là một môi trường lạm phát thấp có xu hướng hỗ trợ cho tác động truyền dẫn của tỷ giá thấp. Vì lạm phát có quán tính, mức lạm phát thấp ở hiện tại có thể dẫn đến lạm phát thấp ở tương lai và lạm phát cao thường dự đoán lạm phát cao ở tương lai. Nguyên nhân tiếp theo là lạm phát có độ biến động càng nhỏ và ổn định thì doanh nghiệp càng khó chuyển việc tăng chi phí sang giá bán của sản phẩm khi tỷ giá biến động hay do các nhân tố khác, do đó ERPT càng thấp. Còn trong môi trường lạm phát cao và kéo dài thì kỳ vọng lạm phát cao do tác động của 1 cú sốc tỷ giá sẽ khiến cho giá nhập khẩu thay đổi và ERPT cao. Tác động của tỷ giá giảm dần theo mô hình định giá trong chuỗi sản xuất đó là giá nhập khẩu, giá sản xuất và giá tiêu dùng. Ngoài ra Taylor cho rằng sự ổn định
  17. 8 tương đối của chính sách tiền tệ có tác động nhất định đến ERPT. Chính sách tiền tệ càng ổn định kết hợp với lạm phát thấp sẽ làm giảm đáng kể mức độ truyền dẫn. Vậy Taylor đã cho ta thấy thêm 3 yếu tố ảnh hưởng đến ERPT: năng lực định giá của doanh nghiệp, lạm phát ở hiện tại và chính sách tiền tệ. 2.3. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng ở các thị trường phát triển. “Pass-Through of Exchange Rates and Import Prices to Domestic Inflation in Some Industrialized Economies”- Jonathan McCarthy (2000) là bài nghiên cứu chính mà chúng tôi sử dụng. Bài này nghiên cứu tác động của tỷ giá và giá nhập khẩu đến lạm phát trong nước tại 9 nền kinh tế phát triển: Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Anh, Bỉ, Hà Lan, Thụy Điển và Thụy sỹ từ 1976 đến 1998. Tác giả phân tích những khác biệt về ERPT giữa các nước và giữa các khoảng thời gian khác nhau bằng cách sử dụng mô hình véctơ tự hồi quy cấu trúc (SVAR) với 8 biến ở từng thị trường. Giá dầu đại diện cho cú sốc phía cung từ bên ngoài, chênh lệch sản lượng đặc trưng cho cú sốc từ phía cầu. Lãi suất ngắn hạn và cung tiền đại diện cho các yếu tố vĩ mô. Và cuối cùng là các biến về tỷ giá và giá cả trong nước. Xem xét tác động qua lại giữa các biến và giữa giá trị trong quá khứ và hiện tại của các biến. Dựa trên giả định biến đổi của 1 yếu tố không những là tiếp diễn của chính nó ở các thời kỳ trước đó mà còn chịu sự tác động của các yếu tố khác cả ở hiện tại và ở những kỳ trước. Kết quả ở các nước là tương đối giống nhau và các kết luận chung được rút ra từ bài nghiên cứu này như sau: Thứ nhất là biến động của tỷ giá tác động đáng kể đến giá nhập khẩu nhưng không toàn phần. Mức độ biến động của tỷ giá sẽ không chuyển hoá hoàn toàn vào giá nhập khẩu. Trong năm đầu tiên phản ứng là ngược chiều, đến năm thứ 2 thì phản ứng chính xác hơn. ERPT ở Mỹ thì rất nhỏ, như các bài nghiên cứu trước. Ở Bỉ và Hà Lan thì ERPT lại rất lớn, lớn hơn 1. ERPT được coi là nhỏ bất ngờ đối với trường hợp của Thuỵ Sỹ và Thuỵ Điển. Thứ 2 là tác động của cú sốc tỷ giá đến giá nhập khẩu lớn hơn đến lạm phát trong nước (đại diện bởi chỉ số giá CPI). Phản ứng của chỉ số giá sản xuất PPI là thấp ở hầu hết các nước nhưng vẫn cao hơn phản ứng của CPI. Thứ 3 là với việc xem xét tình hình giảm phát những năm 90, nhất là sau khủng hoảng Châu Á 1997 đã minh chứng cho luận điểm: ERPT phụ thuộc vào mức độ thâm
  18. 9 nhập của hàng nhập khẩu, năng lực cạnh tranh và tính ổn định của tỷ giá và lạm phát trong thị trường đó. Trong một thị trường mà hàng nhập khẩu chiếm thị phần cao, tỷ giá và GDP ít biến động và ít cạnh tranh hơn thì ERPT lớn. Cuối cùng, ảnh hưởng của các nhân tố nội địa-ở đây đại diện là giá nội địa đã có đóng góp không nhỏ trong việc kiềm chế lạm phát khi có biến động về tỷ giá. Trong suốt 2 thập kỷ 80-90, chính sách tiền tệ được xây dựng với mục tiêu ổn định giá cả, kết hợp với sự hỗ trợ của chính các doanh nghiệp trong nước được coi là nhân tố giảm phát ở hầu hết các nước. Bài phân tích này cung cấp cho chúng tôi phương pháp để xác định mức độ ảnh hưởng của 1 biến đến các biến khác, đưa ra các biến cần xem xét và định hướng cho chúng tôi chiều hướng tác động của tỷ giá tới từng mức giá trong chu trình giá. 2.4. Bài nghiên cứu ở các thị trường đang phát triển. Trên đây là ở các thị trường phát triển, nơi các chính sách tiền tệ đã rất vững vàng và dày dạn kinh nghiệm trong việc đối phó với các cú sốc từ bên ngoài. Còn trên các thị trường mới nổi với đặc trưng năng động hơn của thị trường cũng như những non yếu trong quản lý vĩ mô sẽ cho ta thấy ERPT ở mức độ và phạm vi khác đi. Tháng 3 năm 2007, Michele Ca’ Zorzi, Elke Hahn và Marcelo Sánchez với bài “Exchange rate passthrough in emerging markets” nghiên cứu ở 12 thị trường mới nổi: Châu Á, Mỹ Latinh, Trung và Đông Âu. Tương tự Mc Carthy (2000), bài nghiên cứu này cũng sử dụng phương pháp VAR với 6 biến (giá dầu, sản lượng, tỷ giả, chỉ số giá nhập khẩu, chỉ số giá tiêu dùng và lãi suất) để đi đến các kết luận sau: - Tác động truyền dẫn giảm dần theo chu trình giá, tác động lên giá nhập khẩu lớn hơn lên giá tiêu dùng. Một năm sau cú sốc tỷ giá, tác động truyền dẫn lến giá nhập khẩu ở Argentina, Chile, Hungary, Mexico, Phần Lan và Thổ nhỉ kỳ quanh giá trị 1. Ở Cộng Hoà Séc và Nhật Bản thấp hơn. Và thấp nhất là ở các nước Châu Á. - Không phải lúc nào ERPT ở các thị trường mới nổi đều lớn hơn ở các nước phát triển. Nhất là trong môi trường lạm phát thấp (điển hình là ở các nước Châu Á) thì tác động truyền dẫn lên giá tiêu dùng khá nhỏ. - Có bằng chứng cho mối liên hệ cùng chiều giữa mức độ ERPT và lạm phát. Kết quả này ủng hộ cho quan điểm của Taylor về mối quan hệ giữa ERPT và lạm phát.
  19. 10 2.5. Bài nghiên cứu ở Việt Nam. Trên cơ sở phân tích tổng quan chính sách kinh tế và tiền tệ của Việt Nam sau chiến tranh, “Exchange rate pass-through and its implications for imflation of Viet Nam” của tác giả Võ Văn Minh (2009) cho ta thấy cái nhìn tổng thể về lịch sử và quá trình thay đổi của kinh tế Việt Nam. ERPT trong nghiên cứu này được định nghĩa là phần trăm thay đổi trong giá nhập khẩu do một phần trăm thay đổi trong tỷ giá. Phương pháp VAR được sử dụng để tìm mức độ ERPT vào giá cả trong nước với các biến: tỷ giá NEER, chênh lệch sản lượng GAP, chỉ số giá tiêu dùng CPI, chỉ số giá nhập khẩu IMP và khối lượng tiền lưu thông M2. Hàm phản ứng của các biến có liên quan được trình bày bên dưới được dự đoán qua một thời gian phạm vi 24 tháng. Sử dụng phương pháp Cholesky để tìm tác động của một nhân tố lên một nhân tố khác tùy thuộc vào cách sắp xếp. Thứ tự của các biến đại diện cho việc truyền cú sốc là: D(LOIL), D(LNEER), D(LIMP), GAP, D(LCPI) và D(LM). Kết quả ứng dụng mô hình cho thấy mức độ truyền dẫn của tỷ giá đến lạm phát được trình bày ở bảng 2.1. bên dưới. Nhìn vào bàng 2.1. ta thấy trong năm đầu tiên ERPT trung bình là 0.61, nghĩa là 61% biến đổi trong tỷ giá được chuyển vào giá nhập khẩu. Mức ERPT đạt đỉnh ở kỳ thứ 5 đến kỳ thứ 7, thể hiện ở mức truyền dẫn hoàn toàn. Theo đó đến kỳ thứ 5 sau khi có 1 cú sốc tỷ giá thì sự biến đổi này đã được chuyển hoàn toàn vào giá nhập khẩu. Sự chậm trễ này được giải thích bởi thời hạn của các hợp đồng ngoại thương. Do các hợp đồng đã ký kết thường có hiệu lực trong một thời gian nhất định nên trong thời gian đó giá nhập khẩu vẫn chưa thể thay đổi kịp với biến động tỷ giá. Sau 4 tháng thì một hợp đồng mới được ký kết và tuỳ thuộc vào cảm nhận cũng như dự báo về đà tăng của tỷ giá mà các nhà xuất khẩu và nhập khẩu sẽ phản ánh biến động này vào hợp đồng để tránh những bất lợi cho mình. Nếu họ dự đoán tỷ giá còn tăng nữa thì sẽ khiến giá hợp đồng tăng cao, có thể vượt mức tăng của tỷ giá ở hiện tại. Nếu họ cho rằng tỷ giá sẽ không tăng nhiều như trước nữa hay các nhà nhập khẩu chấp nhận chịu 1 phần thiệt hại về tỷ giá thì mức biến động của giá nhập khẩu sẽ không tăng bằng mức tăng của tỷ giá. Từ các hệ số của ERPT, có thể thấy rằng tác động của tỷ giá mất hoàn toàn trong 15 tháng sau các cú sốc. Trong 15 tháng, ERPT trong khoảng 0.07-1.32 hay trung bình là 0.61.
  20. 11 Ta cũng có thể thấy mức độ tác động truyền dẫn của tỷ giá lên CPI nhỏ hơn lên PPI. Trung bình năm đầu ERPT lên IMP là 0.61 trong khi tác động lên CPI chỉ là 0.08. Cũng sau 15 tháng thì tác động của 1 cú sốc tỷ giá lên giá tiêu dùng hoàn toàn biến mất. Bảng 2.1. Kết quả hệ số truyền dẫn của tỷ giá đến lạm phát –Võ Văn Minh (2009). Nguồn: Exchange rate pass-through and its implications for imflation of Viet Nam-Võ Văn Minh (2009) Như vậy mức độ tác động của ERPT đến Việt Nam được đánh giá là ở mức vừa phải do đó tác giả đã khuyến nghị nên áp dụng một chính sách tiền tệ nới lỏng hơn để đối phó với các biến động của thị trường. Bài nghiên cứu về Việt Nam gần đây và cũng được đánh giá cao là bài nghiên cứu của tác giả Bạch Thị Phương Thảo: Truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào các chỉ số giá tại Việt Nam giai đoạn 2001-2011. Tác giả sử dụng phương pháp VAR kết hợp với phương pháp phân rã phương sai và hàm phản ứng đẩy để đưa ra một số kết luận: - Tỷ trọng hàng lương thực thực phẩm trong rổ hàng hoá tính CPI không phải là nguyên nhân khiến lạm phát ở Việt Nam cao.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2