Đồ án: Kiểm soát lạm phát tại Việt Nam thông qua chính sách tiền tệ
lượt xem 215
download
Đề tài “Kiểm soát lạm phát tại Việt Nam thông qua chính sách tiền tệ” với mục đích hệ thống lại các đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam và thực trạng lạm phát tại Việt Nam diễn ra trong thời gian qua nhằm trên cơ sở đó đưa ra các đề xuất, biện pháp kiểm soát lạm phát để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế, phát triển đất nước mà Quốc hội đã đề ra.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đồ án: Kiểm soát lạm phát tại Việt Nam thông qua chính sách tiền tệ
- Đồ án: Kiểm soát lạm phát tại Việt Nam thông qua chính sách tiền tệ
- Trang 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ LẠM PHÁT TRONG NỀN KINH TẾ 1.1 TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ: 1.1.1 Khái Niệm Chính Sách Tiền Tệ: Chính sách lưu thông tiền tệ hay chính sách tiền tệ là phương pháp mà chính phủ, Ngân hàng Trung ương, hay chuyên gia tiền tệ dùng để quản lý cung tiền, hay kinh doanh trên thị trường ngoại hối. Học thuyết tiền tệ đưa ra cái nhìn sâu sắc về chính sách tiền tệ tối ưu được lập ra như thế nào. Phân Loại Chính Sách Tiền Tệ: Chính sách tiền tệ thường là chính sách mở rộng, hoặc là chính sách thắt chặt, một chính sách mở rộng làm gia tăng tổng cung tiền trong nền kinh tế, và một chính sách thắt chặt làm giảm tổng cung tiền. Theo truyền thống chính sách mở rộng được dùng để chống nạn thất nghiệp trong tình trạng suy thoái bằng cách hạ thấp lãi su ất, trong khi chính sách thắt chặt nhằm mục tiêu tăng lãi su ất để chống lạm phát (hoặc làm nguội nền kinh tế quá nóng khác). Chính sách tiền tệ có thể được đối chiếu để phân biệt với chính sách tài khóa, chính sách tài khóa thì có liên quan tới vay mượn, chi tiêu của Chính phủ và thu ế phải đóng. Chính sách tiền tệ dựa trên mối quan hệ giữa lãi suất trong một nền kinh tế, tại mức lãi su ất đó người ta có thể mượn đ ược tiền, và tổng cung tiền. Chính sách tiền tệ sử dụng những công cụ đa dạng để kiểm soát một hay cả hai nhân tố đó để chi phối những tác động như sự phát triển của nền kinh tế, lạm phát, tỷ lệ trao đổi với các loại tiền tệ khác và nạn thất nghiệp. Tiền tệ ở nơi dưới mức phát hành độc quyền hoặc ở nơi có hệ thống đ ược quy định phát hành tiền tệ thông qua Ngân hàng thì bị ràng buộc bởi Ngân hàng Trung ương, chuyên gia tiền tệ có khả năng để thay đổi cung tiền và do đó tác động tới lãi su ất (để đạt được mục tiêu của chính sách). Căn nguyên của chính sách tiền tệ được bắt nguồn từ cuối thế kỷ 19, lúc đó nó đ ược sử dụng để duy trì bản vị vàng. Một chính sách được ám chỉ là thắt chặt nếu nó làm giảm quy mô cung tiền hoặc gia tăng lãi suất. Một chính sách mở rộng làm gia tăng quy mô cung tiền, hoặc làm giảm lãi suất. Chính sách tiền tệ trong tương lai được coi là thích hợp nếu chuyên gia tiền tệ
- Trang 2 ở Trung ương quy đ ịnh lãi suất dự định dùng nó để khuyến khích phát triển kinh tế, trung lập nếu dự định không d ùng nó để khuyến khích phát triển kinh tế hay chống lạm phát, hoặc là chặt nếu d ự định dùng nó để giảm lạm phát. 1.1.2 Các Công Cụ Của Chính Sách Tiền Tệ: Gồm có sáu công cụ sau: - Công cụ tái cấp vốn: là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đ ối với các Ngân hàng Thương mại. Khi cấp một khoản tín dụng cho Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng Trung ương đ ã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho Ngân hàng Thương mại tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ. - Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc: là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện cần vô hiệu hóa trên tổng số tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán (cho vay) của các Ngân hàng Thương mại. - Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: là hoạt động Ngân hàng Trung ương mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, điều hòa cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các Ngân hàng Thương mại, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các Ngân hàng Thương mại dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ. - Công cụ lãi su ất tín dụng: đây được xem là công cụ gián tiếp trong thực hiện chính sách tiền tệ bởi vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, mà có thể làm kích thích hay kìm hãm sản xuất. Nó là một công cụ rất lợi hại. Cơ chế điều hành lãi suất đ ược hiểu là tổng thể những chủ trương chính sách và giải pháp cụ thể của Ngân hàng Trung ương nhằm điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ, tín dụng trong từng thời kỳ nhất định. - Công cụ hạn mức tín dụng: là một công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của Ngân hàng Trung ương đ ể khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Hạn mức tín dụng là mức d ư nợ tối đa mà Ngân hàng Trung ương buộc các Ngân hàng thương mại phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế. - T ỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Nó vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiên quan hệ cung cầu ngoại hối. Tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xu ất kinh doanh trong nước. Chính sách t ỷ giá tác động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiện tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn dầu tư, d ự trữ
- Trang 3 của đất nước. Về thực chất tỷ giá không phải là công cụ của chính sách tiền tệ vì t ỷ giá không làm thay đổi lượng tiền tệ trong lưu thông. Tuy nhiên ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi coi tỷ giá là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ. Phương Thức Tác Động Của Các Công Cụ: - Thay đổi lãi suất chiết khấu: Chính sách tiền tệ có thể được thực hiện đầy đủ bằng cách thay đổi quy mô cơ sở tiền tệ. Nó trực tiếp thay đổi tổng lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế. Cơ quan hữu trách về tiền tệ có thể thay đổi lãi suất mà mình cho các ngân hàng vay, thông qua đó điều chỉnh lượng tiền cơ sở. Ngân hàng Trung Ương sẽ mua/bán trái phiếu đổi ra được ngoại tệ mạnh. Khi Ngân hàng Trung Ương chi tiêu/thu thập lượng ngoại tệ mạnh này, nó làm thay đ ổi lượng tiền tệ trong nền kinh tế, do đó thay đổi cơ sở tiền tệ. Khi lượng tiền cơ sở thay đổi, thì lượng cung tiền cũng thay đổi theo. Việc thắt chặt cung tiền có thể gián tiếp đạt đ ược bằng cách gia tăng lãi su ất danh nghĩa. Những nhà chức trách tiền tệ ở các quốc gia khác nhau có các mức độ kiểm soát lãi suất khác nhau ở các nền kinh tế. Tại Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang có thể quy định tỷ lệ chiết khấu, cũng như đ ạt được tỷ lệ Quỹ Liên bang mong đợi bằng các hoạt động thị trường mở. Tỷ lệ này có tác động đáng kể đến lãi suất thị trường khác, nhưng không phải là mối quan hệ lý tưởng. Các hoạt động thị trường mở của Mỹ là một phần tương đối nhỏ của tổng khối lượng trên thị trường trái phiếu. Ở các quốc gia khác, nhà chức trách tiền tệ có thể ủy nhiệm lãi su ất cụ thể đối với nợ, các tài khoản tiết kiệm hoặc các tài sản tài chính khác. Bằng cách gia tăng lãi su ất có kiểm soát, một nhà chức trách tiền tệ có thể thu nhỏ cung tiền, bởi vì lãi suất cao hơn khuyến khích tiết kiệm và hạn chế vay mượn. Cả hai tác động này làm giảm đi quy mô của cung tiền. - Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Những nhà chức trách tiền tệ áp dụng điều chỉnh kiểm soát lên trên các Ngân hàng Các cơ quan hữu trách về tiền tệ thường quy định các Ngân hàng phải gửi một phần tài sản tại chỗ mình. Khi cần triển khai chính sách tiền tệ, cơ quan hữu trách về tiền tệ có thể thay đổi quy định về mức gửi tài sản đó. Nếu mức gửi tăng lên như khi thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, thì lượng tiền mà các Ngân hàng còn nắm giữ sẽ giảm đi. Do đó, tiền cơ sở giảm đi,và lượng cung tiền trên thị trường cũng giảm đi.
- Trang 4 Công cụ mang tính chất hành chính này ngày nay ít được sử dụng ở các nền kinh tế thị trường phát triển. - Tiến hành các nghiệp vụ thị trường mở: Cơ quan hữu trách tiền tệ khi mua vào các loại công trái và giấy tờ có giá khác của Nhà nước đã làm tăng lượng tiền cơ sở. Hoặc khi bán ra các giấy tờ có giá đó sẽ làm giảm lượng tiền cơ sở. Qua đó, cơ quan hữu trách tiền tệ có thể điều chỉnh được lượng cung tiền. 1.1.3 Hiệu Quả Của Chính Sách Tiền Tệ: Chính sách tiền tệ nhắm vào hai mục tiêu là lãi suất và lượng cung tiền. Thông thường, không thể thực hiện đồng thời hai mục tiêu này. Chỉ để điều tiết chu kỳ kinh tế ở tình trạng b ình thường, thì mục tiêu lãi su ất đ ược lựa chọn. Còn khi kinh tế quá nóng hay kinh tế quá lạnh, chính sách tiền tệ sẽ nhằm vào mục tiêu trực tiếp hơn, đó là lượng cung tiền. Các nhà kinh tế học tranh luận về các thước đo cung tiền có liên quan. Cung tiền “hẹp” hay M1 là tiền tệ trong lưu hành và tiền tệ trong chi trả và các tài khoản tiết kiệm dễ d àng tiếp cận. Thước đo cung tiền “rộng hơn” như là M2 và M3 bao gồm tiền ký qu ỹ trong một khoảng thời gian và thậm chí là tiền trên thị trường cũng như là các qu ỹ. Các nhà kinh tế học tranh luận những điểm tốt hơn trong việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả chính sách tiền tệ nhưng có một điều hiển nhiên. Ở nhiều mức độ, chính sách t iền tệ có một ảnh hưởng rất lớn. Ở các quốc gia như Cộng hòa Nga, Ba Lan hay Brazil là các nước mà nhà in phải chạy hết tốc lực để chi trả cho các hoạt động của Chính phủ, cung tiền mở rộng nhanh chóng và tiền tệ nhanh chóng trở nên vô giá trị so với hàng hóa và d ịch vụ mà nó có thể mua đ ược. Kết quả là lạm phát ở mức rất cao hay “lạm phát thái quá”. Với tỷ lệ lạm phát 30-40% mỗi tháng, người dân mua sản phẩm có giá cao ngay khi họ nhận được tiền lương bằng tiền và những khoản dựa trên thu nhập cố định làm cho đ ầu tư của họ biểu hiện sự vô giá trị. Ở mức độ khác, chính sách tiền tệ giới hạn đ ã cho thấy hiệu quả của nó với ảnh hưởng đáng kể. Đức, nơi có kinh nghiệm và không bao giờ quên được về lạm phát thái quá trong su ốt thời kì cộng hòa Weimar, đ ã duy trì một chế độ tiền tệ rất vững chắc và đưa đến kết quả là lạm phát ở mức độ thấp. Khi chủ tịch Paul Vocker của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tác động kìm hãm tiền tệ trong suốt thời kì lạm phát cao những năm 1980, kết quả là suy sụp trong nền kinh tế và giảm mạnh lạm phát. Ngân hàng Canada, do John Crow lãnh đạo, đã nhắm tới mục tiêu lạm phát 0 -3% đầu những năm 1990 và rút
- Trang 5 ngắn hoạt động của nền kinh tế chẳng hạn như một khu vực như Canada thậm chí đã trải qua tỷ lệ lạm phát âm trong vài tháng vào thời gian đầu từ những năm 1930 đến nay. Không có nhiều tranh cãi, sự quyết định về thời gian và tác động sau cùng của chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế thì không rõ ràng. Các Ngân hàng Trung ương tạo ra tác động đến nền kinh tế thông qua tiền tệ đ ã định sẵn. Trong bất kỳ trường hợp nào, sự sáng suốt trong chính sách tiền tệ là rất quan trọng đối với nhà đầu tư. Tiền có sẵn và tín d ụng là những cân nhắc then chốt cho giá cả của một sự đầu tư. 1.2 TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT: 1.2.1 Định Nghĩa Lạm Phát: Trong kinh tế học, lạm phát là sự gia tăng giá cả của hàng hóa và d ịch vụ thông thường của một nền kinh tế nhất định trong một khoảng thời gian. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Nó cũng liên quan tới sự gia tăng giá cả của một vài nhóm hàng hóa hay d ịch vụ cụ thể. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu. Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là một chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô. Ở cả hai trường hợp, lạm phát đ ược đo lường như là một tỷ lệ phần trăm thay đổi của chỉ số giá. Xu hướng chủ yếu của các nhà kinh tế học đa phần là đồng tình t ỷ lệ lạm phát cao bị gây ra b ởi tỷ lệ gia tăng của cung tiền cao. Quan điểm về các yếu tố xác định tỷ lệ vừa phải của lạm phát, đặc biệt là trong thời gian ngắn, bị thay đổi nhiều: sự thay đổi của lạm phát đôi khi phần lớn đ ược cho là những thay đổi trong những thay đổi thực của nhu cầu về hàng hóa và d ịch vụ hay là những sự thay đổi bất thường trong những nguồn hàng cung cấp có giá trị (ví dụ như những thay đổi làm khan hiếm), và đôi khi là những thay đổi trong nguồn cung hay nhu cầu đối với tiền. Giữa thế kỉ 20, có hai trường phái đ ã bất đồng gay gắt về nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát (ở mức độ vừa phải): các “nhà tiền tệ” đã tranh cãi rằng cung tiền có ảnh hưởng lớn đến tất cả các nhân tố khác trong việc xác định lạm phát, trong khi đó, những người theo thuyết kinh tế của Keynes đ ã phản đối rằng nhu cầu thực tế thì luôn quan trọng hơn những thay đổi trong cung tiền.
- Trang 6 1.2.2 Các Nguyên Nhân Gây Ra Lạm Phát: Trong một thời gian dài lạm phát thường được giả thiết là một hiện tượng tiền tệ trong khi trong khoảng thời gian ngắn và vừa nó bị tác động bởi khả năng co giãn của tiền lương, giá cả và tỷ lệ lãi tức có liên quan. Câu hỏi là liệu những tác động trong ngắn hạn sau cùng có đủ để trở thành chủ đề trọng tâm của cuộc chiến giữa những nhà tiền tệ và những người theo trường phái Keynes hay không? Trong giá cả và tiền lương dùng để kiểm tra lưu thông tiền tệ đ ã kịp thời điều chỉnh để làm cho những nhân tố hành vi đơn thuần khác nằm trên đường xu hướng thông thường. Theo quan điểm của những người theo trường phái Keynes, giá cả và tiền lương điều chỉnh ở những tỷ lệ khác nhau, và những khác nhau này có ảnh hưởng đối với đầu ra thực trong dài hạn trở thành quan điểm của nhiều người trong nền kinh tế. Nhiều lịch sử kinh tế liên quan tới câu hỏi là cái gì đ ã gây ra lạm phát và ảnh hưởng của nó tới cái gì. Có rất nhiều quan điểm của các trường phái khác nhau cho rằng cái gì gây ra lạm phát. Hầu hết có thể chia thành hai mảng khái quát: giả thuyết về chất lượng của lạm phát và giả thuyết về khối lượng của lạm phát. Rất nhiều giả thuyết về lạm phát kết hợp cả hai. Giả thuyết về chất lượng của lạm phát dựa vào mong đợi của người mua chấp nhận loại tiền tệ có thể chuyển đổi thành lượng tiền tệ đủ để vào thời gian sau người mua có thể mua được hàng hóa mong mu ốn. Giả thuyết về số lượng lạm phát dựa vào cân b ằng lượng cung tiền, tốc độ và những trao đổi của nó. Adam Smith và David Hume đưa ra giả thuyết về số lượng của lạm phát đối với tiền, và giả thuyết về chất lượng của lạm phát đối với sản lượng. Có ba kiểu lạm phát chính, mà theo Robert J Gordon gọi là “mô hình tam giác” - Lạm phát do cầu kéo: lạm phát xảy ra bởi những gia tăng trong tổng số cầu, do những gia tăng trong chi tiêu của cá nhân và chính phủ, v.v... Kinh tế học Keynes cho rằng nếu tổng cầu cao hơn tổng cung ở mức toàn dụng lao động, thì sẽ sinh ra lạm phát. Điều này có thể giải thích qua sơ đồ AD-AS. Đường AD dịch sang phải trong khi đường AS giữ nguyên sẽ khiến cho mức giá và sản lượng cùng tăng. Trong khi đó, chủ nghĩa tiền tệ giải thích rằng do tổng cầu cao hơn tổng cung, người ta có cầu về tiền mặt cao hơn, dẫn tới cung tiền p hải tăng lên để đáp ứng. Do đó có lạm phát. - Lạm phát do chi phí đẩy: hiện nay được gọi là “lạm phát do cú sốc nguồn cung”, bị gây ra bởi những suy giảm trong tổng số cung ví dụ như do gia tăng giá cả đầu vào. Lấy ví dụ một sự suy giảm bất chợt trong cung dầu, sẽ làm gia tăng giá dầu. Với những nhà sản xuất thì dầu có thể là một phần trong chi phí của họ có thể chuyển nó cho những người tiêu dùng theo cách tăng giá.
- Trang 7 - Lạm phát gắn liền: đ ược kết luận bởi những khả năng có thể xảy ra tương ứng, thường được liên kết với “giá cả/tiền lương gia tăng dần” bởi vì nó liên quan đ ến những người công nhân cố gắng gia tăng tiền lương của họ so với giá cả (tiền lương ròng có thể gia tăng trên t ỷ lệ CPI để thu đ ược CPI sau thuế) và sau đó những người chủ chuyển những chi phí cao hơn vào khách hàng ở mức giá cao hơn như là một phần của “vòng luẩn quẩn”. Lạm phát gắn liền phản ánh những sự kiện trong quá khứ và do đó có thể đ ược xem như tàn tích của lạm phát. Trọng tâm lớn nhất của thuyết cầu kéo đối với cung tiền: sự gia tăng khối lượng tiền trong lưu thông tiền tệ có mối quan hệ với khả năng cung ứng của nền kinh tế (sản lượng tiềm năng) có thể gây ra lạm phát. Điều này rõ ràng nhất khi Chính phủ chi tiêu tài chính trong cơn khủng hoảng, ví dụ như nội chiến, b ằng cách in tiền một cách quá đáng, thường sẽ dẫn đến siêu lạm phát, là tình trạng mà giá cả ở nơi đó có thể gấp đôi trong một tháng hoặc ít hơn. Một nguyên nhân khác có thể là do sự suy giảm nhanh chóng đối với cầu tiền, như đã xảy ra ở châu Âu trong thời kì dịch bệnh ảm đạm. Cung tiền cũng được xem như đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định mức độ vừa phải của lạm phát, mặc dù có những quan điểm khác nhau đối với việc cho rằng nó quan trọng như thế nào. Ví dụ, các nhà kinh tế học tin tưởng rằng có mối liện hệ rất chặt chẽ; ngược lại, những nhà kinh tế học theo trường phái Keynes nhấn mạnh rằng sử dụng tập hợp cầu trong nền kinh tế thay vì cung tiền để xác định lạm phát. Có nghĩa là đối với những người theo trường phái Keynes thì cung tiền chỉ là một yếu tố quyết định nằm trong tập hợp cầu . Một số nhà kinh tế thì lại coi đó là một cách tiếp cận bịp bợm. Họ không đồng ý với ý niệm là các Ngân hàng Trung ương kiểm soát lượng cung tiền, họ biện luận rằng các Ngân hàng Trung ương có rất ít khả năng kiểm soát bởi vì lượng cung tiền phỏng lại lượng cầu tín dụng mà các Ngân hàng Thương mại phát hành. Đây là thuyết tiền tệ nội sinh. Những người theo họ c thuyết kinh tế Keynes ủng hộ một cách mạnh mẽ từ những năm xa xôi 1 960, học thuyết này ngày nay đã trở thành trọng điểm của những người chủ trương luật Taylor. Nhưng lập trường này không được những trường đại học chấp nhận. Cho vay giúp ngân hàng tạo ra tiền. Nhưng tập hợp khối lượng những khoản vay này giảm bớt khi mà tỷ lệ lãi thực gia tăng. Do đó , nó gần giống như là những Ngân hàng Trung ương chi phối cung tiền bằng cách tạo ra tiền rẻ hơn hoặc mắc hơn, và do đó gia tăng hay giảm bớt số lượng tiền.
- Trang 8 Có những nguyên nhân gây ra lạm phát khác: - Lạm phát do xuất khẩu: Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, ho ặc sản phẩm được huy động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho thị trường trong nước giảm khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu. Lạm phát nảy sinh do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng. - Lạm phát do nhập khẩu: Sản phẩm không tự sản xuất trong nước được mà phải nhập khẩu . Khi giá nhập khẩu tăng (do nhà cung cấp nước ngo ài tăng giá như trong trường hợp OPEC quyết định tăng giá dầu, hay do đồng tiền trong nước xuống giá) thì giá bán sản phẩm đó trong nước cũng tăng. Lạm phát hình thành khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên. - Lạm phát tiền tệ: Cung tiền tăng (chẳng hạn do Ngân Hàng Trung ương mua ngo ại tệ vào đ ể giữ cho đồng tiền ngoại tệ khỏi mất giá so với trong nước; hay chẳng hạn do Ngân hàng Trung ương mua công trái theo yêu cầu của Nhà nước) khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên là nguyên nhân gây ra lạm phát. - Lạm phát đẻ ra lạm phát: Khi nhận thấy có lạm phát, cá nhân với dự tính duy lý sẽ cho rằng tới đây giá cả hàng hóa sẽ còn tăng, nên đẩy mạnh tiêu dùng hiện tại. Tổng cầu trở nên cao hơn tổng cung, gâ y ra lạm phát. 1.2.3 Tác Động Của Lạm Phát Đến Nền Kinh Tế: 1.2.3.1 Hiệu ứng tích cực: Một lượng lạm phát nhỏ thì thường đ ược xem như có ảnh hưởng khách quan đối với nền kinh tế. Một lý do cho điều này là thật khó khăn khi thương lượng lại những giá cả, và đ ặc biệt là những hậu quả trở về sau, nên với những giá cả thường gia tăng, việc điều chỉnh các mức giá có liên quan dễ dàng hơn. Nhiều giá cả “về sau khó giải quyết” và có khuynh hướng vượt lên trên, nên những nỗ lực để đạt được tỷ lệ lạm phát là 0 (mức độ giá cả không thay đổi) làm giá cả, lợi nhuận và việc làm ở khu vực khác bị giảm sút. Những nỗ lực để đạt được sự ổn định giá cả ho àn toàn cũng có thể đưa đ ến giảm phát, nó thường được xem xét như một lời từ chối bởi những người theo chủ nghĩa Keynes bởi vì những điều chỉnh về sau trong tiền lương và sản lượng được kết hợp trong đó. Tổng quát hơn, bởi vì lạm phát vừa phải có nghĩa là giá cả của bất cứ hàng hóa nào cho sẵn có thể gia tăng trong suốt thời gian với những lợi thế vốn có không sớm thì muộn sẽ tạo ra đ ược lợi tức. Sự ảnh hưởng này có khuynh hướng giữ thế chủ động của nền kinh tế trong một thời gian ngắn bằng cách khuyến khích chi tiêu và vay mượn, và trong thời gian dài sẽ khuyến khích đầu tư. Mặc dù, lạm phát
- Trang 9 cao có khuynh hướng giảm bớt thông tin chính yếu về lâu d ài bằng cách gây thiệt hại cho việc khuyến khích để tiết kiệm, và đ ể giảm thiểu chi tiêu lâu dài một cách hiệu quả bằng cách tạo ra sản phẩm mắc hơn. Giảm phát, ngược lại, dẫn đến một sự khuyến khích để tiết kiệm nhiều hơn và khuyến khích chi tiêu ngắn hạn ít hơn làm chậm lại sự phát triển tiềm tàng của nền kinh tế. Lạm phát cũng được coi là một áp lực rủi ro tiềm tàng đưa ra sự khuyến khích sử dụng tiết kiệm để đầu tư, thay vì tạo ra sức mua cho những khoản tiết kiệm này để giảm dần lạm phát. Trong đầu tư, những rủi ro lạm phát thường làm cho các nhà đầu tư nhận lấy nhiều rủi ro hệ thống hơn, để mà thu được lợi nhuận ở ngay vào lúc lạm phát có thể xảy ra sắp tới. Lạm phát cũng được sử dụng như là một chỉ số để điều chỉnh chi phí sinh hoạt và như là một cơ hội cho một số trái phiếu. Thực ra mà nói, lạm phát là t ỷ lệ mà tại đó những giao dịch của nền kinh tế được chiết khấu trở về trước. Lạm phát cũng đ ưa đ ến cho các Ngân hàng Trung ương khả năng lèo lái, bởi vì công cụ quan trọng nhất để kiểm soát cung tiền và tốc độ tiền là đưa ra tỷ lệ lãi su ất thấp nhất cho nền kinh tế - đ ó là tỷ lệ chiết khấu mà các ngân hàng có thể vay mượn từ Ngân hàng Trung ương. Từ khi vay mượn ở mức lãi su ất âm bị vô hiệu thì một tỷ lệ lạm phát tuyệt đối sẽ đem đ ến “lý lẽ b ào chữa” cho các giám đốc Ngân hàng Trung ương đ ể kích thích nền kinh tế. Bởi vì Chính phủ kiểm soát các Ngân hàng Trung ương nên thường cũng có những áp lực về mặt chính trị để gia tăng cung tiền chi trả cho những dịch vụ của Chính phủ, điều này làm gia tăng ảnh hưởng trong việc gây ra lạm phát và giảm đi lượng tiền ròng của Chính phủ trong những hợp đồng khế ước và nợ đã đ ược thương lượng trong thời gian trước. Tuy nhiên, nói chung, những tỷ lệ lạm phát trên số lượng danh nghĩa đã quy định để tự do hóa tiền tệ, và khuyến khích đầu tư, đặc biệt bởi vì theo lý thuyết kinh tế hiện tại, lạm phát sinh ra những khả năng lạm phát trong tương lai. 1.2.3.2 Hiệu ứng tiêu cực: 1.2.3.2.1 Lạm phát dự kiến: - Thương mại quốc tế: Nếu như tỷ lệ lạm phát cao hơn, một tỷ lệ hối đoái cố định sẽ bị hủy hoại làm suy yếu cấn đối thương mại. - Chi phí đ i lại: Bởi vì lạm phát làm suy yếu giá trị của tiền mặt, nó giống như một thứ thu ế đánh vào người giữ tiền và lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế cộng với tỷ lệ lạm phát nên lạm phát làm cho người ta có khuynh hướng giữ ít tiền mặt hơn trong
- Trang 10 suốt thời gian lạm phát. Điều này áp đ ặt những chi phí thực, ví dụ như thường xuyên đi đ ến ngân hàng hơn (Thuật ngữ có sự ám chỉ hài hước cho chi phí thay thế da giày bị mòn không dùng được nữa khi đi đến ngân hàng thường xuyên). - Chi phí thực đơn: Các công ty phải thay đổi giá cả của họ thường xuyên hơn, áp đ ặt chi phí, ví dụ như các nhà hàng phải in lại thực đ ơn của họ. - Giá cả có liên quan không chính xác: Các công ty không thể điều chỉnh giá đồng thời. Nếu có lạm phát cao hơn, các công ty không thể điều chỉnh giá của họ quá thấp hơn mức giá ở các công ty khác đã điều chỉnh. Điều này sẽ làm sai đi các quyết định kinh tế, bởi vì những giá cả có liên quan sẽ không phản ánh đ ược sự khan hiếm của các hàng hóa khác có liên quan. - Siêu lạm phát: Nếu lạm phát hoàn toàn mất kiểm soát (theo cách hướng dẫn trên) nó có thể rất cản trở những hoạt động thông thường của nền kinh tế, tổn hại đến khả năng cung cấp . - Sự sợ hãi xếp hạng (còn được gọi là ảnh hưởng tài chính) có liên quan tới thuế lạm phát. Theo lạm phát trở về trước, càng ngày càng nhiều người nhận ra bộ luật thuế có những khía cạnh nào đó thật khó giải quyết. Ví dụ như những người đóng thuế xếp theo thu nhập, tức là đồng đôla thu nhập tiếp theo sẽ bị đánh thuế ở tỷ lệ cao hơn đồng đôla trước, có khuynh hướng bị sai lệch. Thực ra mà nói, Chính phủ thừa nhận lạm phát đ ã đẩy người dân qua những ngưỡng này đ ể cho phép gia tăng thuế bởi vì sức mua thực ngang nhau đang bị đánh thuế ở tỷ lệ cao hơn. Như đ ã đề cập, một số nhà kinh tế học xem lạm phát ở mức vừa phải như là lợi tức, một số nhà điều hành kinh doanh xem lạm phát nhẹ như là “bơm mỡ vào bánh xe thương mại”. Một số nhà kinh tế học tán thành việc giảm lạm phát tới zero như là một mục tiêu chính sách tiền tệ - đặc biệt vào cuối những năm 1990 ở cuối giai đoạn giảm lạm phát, khi mà chính sách được xem là trong giới hạn kiểm soát, và một vài người tán thành giảm phát thay vì lạm phát. 1.2.3.2.2 Lạm phát không dự kiến: Đây là loại lạm phát gây ra nhiều tổn thất nhất vì nó phân phối lại của cải giữa các cá nhân một cách độc đoán. Các hợp đồng, cam kết tín dụng thường đ ược lập trên lãi su ất danh nghĩa khi lạm phát cao hơn d ự kiến người đi vay đ ược hưởng lợi còn người cho vay bị thiệt hại, khi lạm phát thấp hơn dự kiến người cho vay sẽ được lợi còn người đi vay chịu thiệt hại. Lạm phát không dự kiến thường ở mức cao hoặc siêu lạm phát nên tác động của nó rất lớn.
- Trang 11 Các nhà kinh tế có quan điểm rất khác nhau về quy mô của các tác động tiêu cực của lạm phát, thậm chí nhiều nhà kinh tế cho rằng tổn thất do lạm phát gây ra là không đáng kể và điều này được coi là đúng khi t ỷ lệ lạm phát ổn định và ở mức vừa phải. Khi lạm phát biến động mạnh, tác động xã hội của nó thông qua việc phân phối lạ i của cải giữa các cá nhân một cách độc đoán rõ ràng là rất lớn và do vậy Chính phủ của tất cả các nước đều tìm cách chống lại loại lạm phát này. 1.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ LẠM PHÁT TRONG MỘT NỀN KINH TẾ: Tiền lương và giá cả sẽ bắt đầu gia tăng ở tốc độ nhanh hơn nếu chính sách tiền tệ khuyến khích đủ tổng cầu để thúc đẩy mở rộng thị trường lao động và thị trường vốn vượt qua khỏi công suất trong dài hạn của họ. Trên thực tế, một chính sách tiền tệ liên tục cố gắng để giữ cho tỷ lệ thực thấp trong ngắn hạn cuối cùng sẽ đưa đ ến lạm phát cao hơn và lãi suất danh nghĩa cao hơn mà không có sự gia tăng lâu dài của sản lượng hay giảm bớt nạn thất nghiệp. Như đã nói từ trước, trong dài hạn, chính sách tiền tệ không thể quyết định sản lượng và việc làm. Nói cách khác, trong khi có một sự cân bằng các yếu tố khác nhau để được sự kết hợp tốt nhất giữa lạm phát cao hơn và nạn thất nghiệp thấp hơn trong ngắn hạn thì sự cân bằng kết hợp này lại mất đi trong d ài hạn. Chính sách cũng trực tiếp ảnh hưởng đến lạm phát thông qua những mong chờ của người dân về lạm phát trong tương lai. Ví dụ, giả định rằng nhân viên Cục Điều tra Liên bang nới lỏng chính sách tiền tệ. Nếu người tiêu dùng và thương gia nghĩ rằng sẽ có lạm phát cao hơn trong tương lai, họ sẽ yêu cầu sự tăng thêm nhiều hơn trong tiền lương và giá cả. Bản thân điều đó sẽ làm gia tăng lạm phát mà không có những thay đổi lớn trong việc làm và sản lượng. Nó có thể sẽ mất một thời gian khá dài đ ể tác dụng của chính sách tiền tệ tác động đến nền kinh tế và lạm phát. Và những chậm trễ cũng có thể biến đổi rất nhiều. Ví dụ, tác động nghiêm trọng lên sản lượng có thể diễn ra ở một nơi nào đó từ ba tháng tới hai năm. Và ảnh hưởng của lạm phát có khuynh hướng kéo theo sự chậm trễ lâu hơn, có thể một tới ba năm, hay là lâu hơn nữa. Công việc của nhân viên qu ản lý sẽ dễ d àng hơn nhiều nếu chính sách tiền tệ có những tác động nhanh và chắc chắn. Những nhà làm chính sách có thể quy định chính sách, quan sát ảnh hưởng của nó, và sau đó điều chỉnh sắp đặt cho đến khi họ loại trừ được bất cứ sự không nhất quán nào giữa phát triển của nền kinh tế và mục tiêu.
- Trang 12 Nhưng với những sự chậm trễ lâu d ài kết hợp với những ảnh hưởng của chính sách tiền tệ, nhân viên qu ản lý phải cố gắng để đoán trước những ảnh hưởng trong các tác động của chính sách vào tương lai lâu dài. Để thấy được tại sao, giả định rằng nhân viên quản lý chờ đợi để thay đổi quan điểm chính sách của họ cho tới khi họ thực sự thấy rằng có sự gia tăng trong lạm phát. Điều đó có nghĩa l à sức đẩy mang tính chất lạm p hát đ ã mở rộng rồi, nên nhiệm vụ giảm lạm phát sẽ khó khăn hơn và tốn chi phí hơn trong kho ảng thời gian công việc bị tổn thất. Không có gì đáng ngạc nhiên, lường trước những tác động của chính sách trong tương lai là một việc làm khó khăn. Dự kiến mục tiêu lạm phát như là một chiến lược cho phép chính sách tiền tệ mở ra câu hỏi điều hành quan trọng là liệu những chính sách hiện tại có phù hợp với mục tiêu lạm phát lâu d ài hay không và sẽ xác định như thế nào. Một khả năng đáng chú ý là Ngân hàng Trung ương có thể nhắm tới mục tiêu là khu vực kinh tế tư nhân hiện tại dự báo đ ược lạm phát, hoặc là những nhà dự báo chuyên nghiệp dự báo rõ ràng hoặc là sẽ dự báo chính xác trong giá cả tài sản. Chúng tôi dùng kết quả của tình trạng thực tế và cái duy nhất trong cân b ằng cho những mong đợi vừa phải khi Ngân hàng Trung ương sử dụng dự báo của khu vực kinh tế tư nhân như là bản chỉ dẫn cho những hành động của chính sách. Trong một mẫu hình năng đ ộng kết hợp cả những điều chỉnh giá cả không linh hoạt và cú sốc đối với tập hợp cầu và tập hợp cung, chúng tôi cho rằng mục tiêu dự báo lạm phát chính xác thì mâu thuẫn, tiêu biểu là mâu thuẫn với tình trạng thực tế của trạng thái thăng bằng đối với những mong đợi hợp lý, và những chính sách đó gần chính xác với mục tiêu d ự b áo lạm phát thích hợp có những đặc tính không mong muốn. Chúng tôi cũng thấy rằng những nền kinh tế có luật mà chính sách d ựa trên cơ sở dự báo phổ biến hơn thì đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi tính không xác định của những thăng bằng trong mong đợi hợp lý. Chúng tôi kết luận rằng, mặc dù những dự báo trong khu vực kinh tế tư nhân có thể chứa đựng thông tin hữu ích cho Ngân hàng Trung ương, nhưng cu ối cùng thì những nhà chức trách tiền tệ phải dựa trên một mẫu hình theo cấu trúc rõ ràng của nền kinh tế để dẫn đường cho những quyết định trong chính sách của họ.
- Trang 13 1.4 KINH NGHIỆM ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI: 1.4.1 Trung Quốc: 1.4.1.1 Môi trường chính trị: Trong thời gian Hồ Cẩm Đào nhậm chức Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, có thể thấy sự xuất hiện sự tranh đua của tập thể lãnh đ ạo, nó có khả năng trở thành lời cam kết rộng rãi để cải cách nền kinh tế liên tục và sự hòa hợp liên tục với nền kinh tế thế giới. Việc cải cách kinh tế đã mang đến sự phát triển mạnh mẽ và những lợi ích rõ ràng. Tập thể lãnh đạo cũng công nhận rằng nền kinh tế cần phải duy trì sự phát triển tương đ ối nhanh chóng để ngăn ngừa tình trạng thất nghiệp lan tỏa và tình trạng chia rẽ xã hội có thể xảy ra. So sánh với triển vọng của nền kinh tế, xuất hiện để đ ưa ra lời hướng dẫn hợp lý có thể dự báo được, những kết cấu mang tính chính trị trong tương lai khó đánh giá hơn. Cấu trúc mang tính chính trị và thuộc cơ quan tổ chức của Chính phủ ở mức độ thấp hơn đang trở nên nổi bật hơn với việc phân phối lại nguồn tài nguyên chịu tác động của hệ thống thuế đôi và hệ thống phân phối thu nhập. Trong khi tập thể lãnh đ ạo nghi ngờ Hồ Cẩm Đào nhậm chức có thể ảnh hưởng tới cấu trúc chính trị, nhà cầm quyền sẽ tập trung vào Đảng Cộng sản. Cũng như những quốc gia khác, những cá nhân và những cơ quan tổ chức sẽ tiếp tục theo đuổi để gia tăng quyền lực của họ, nhưng hiện nay tập thể lãnh đ ạo đang trong tình trạng có thể đang được duy trì và chỉ đạo sự quá độ lên “nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”. 1.4.1.2 Những phát triển trong chính sách kinh tế vĩ mô: Từ hai tới ba năm trở về trước, tốc độ cải cách trong việc quản lý kinh tế vĩ mô đã gia tăng. Chính quyền Trung Ương hoạt động vững chắc từ việc can thiệp trực tiếp và quản lý định lượng đối với nền kinh tế vĩ mô cho đến sự tín nhiệm lớn hơn đ ối với công cụ chính sách tài chính và chính sách tiền tệ được sử dụng trong nền kinh tế thị trường. Sự quản lý trực tiếp của chính quyền Trung ương đ ối với nền kinh tế thông qua kế hoạch đầu ra và ổ n định giá cả gần như biến mất trong cải cách kinh tế. Hơn thế nữa, những nhà cầm quyền tài chính đ ã từ chối khi phân quyền tài chính từ Trung ương đ ến các địa phương vào những năm 1980. Do đó, chính quyền Trung ương đã được gia tăng thúc đẩy để dựa vào kiểm soát trực tiếp cho vay ngân hàng thông qua kế hoạch tín dụng, để tác động đến to àn thể sự phát triển và lạm phát. Tuy nhiên, sau các cải cách to lớn suy giảm bởi phiên họp toàn thể lần thứ ba của Ban Chấp hành
- Trang 14 Trung ương Đảng thứ mười bốn vào năm 1994, tốc độ quản trị cải cách kinh tế vĩ mô đã gia tăng. Hiện nay Chính phủ tận dụng các công cụ tiền tệ như phát hành trái phiếu để tài trợ cho thâm hụt ngân sách; những hoạt động thị trường mở và những thủ tục dự trữ tiền ký quỹ để quản lý khả năng thanh khỏan quá mức của Ngân hàng; và lãi su ất linh hoạt trong thị trường tín dụng liên ngân hàng đ ể cung cấp một thị trường lớn hơn lèo lái cấu trúc lãi suất. Gần đây, những nhà chính sách tiền tệ đã điều hành thành công sự p hát triển vừa phải và giảm bớt lạm phát từ những mức độ không thể xác định trong năm 1993 và năm 1994. Vào năm 1996, lạm phát đã đ ược hạ xuống 6% và tăng trưởng thực chỉ d ưới 10%. Những kết quả này đạt được nhờ sử dụng các công cụ tiền tệ, kiểm soát phân p hối tín dụng đối với đầu tư quốc gia và kiểm soát hành chính đối với một số giá cả. Trước đây, những nhà cầm quyền chỉ thành công trong việc giảm lạm phát bằng cách thắt chặt dữ dội tín dụng và tăng trưởng. Thiếu hụt trong tiến triển giải quyết khó khăn của các doanh nghiệp quốc doanh yếu kém thúc ép cải cách quản trị kinh tế vĩ mô nhanh hơn và hạn chế lợi ích có hiệu quả. Chính quyền Trung ương miễn cưỡng từ bỏ kiểm soát lãi su ất để Ngân hàng Nhân dân Trung Qu ốc hoàn toàn độc lập, chủ yếu là b ởi vì lo lắng cho tác động tiêu cực của lãi su ất cao hơn đ ể các doanh nghiệp quốc doanh có thể tồn tại. Bất luận thế nào, lãi su ất cao hơn sẽ không cần thiết để ngăn giữ nhu cầu của các doanh nghiệp quốc doanh về tín dụng. Nhiều doanh nghiệp không bị bắt buộc chịu trách nhiệm cho các quyết định vay mượn của họ, mặc dù điều này thay đổi và hiện nay nhiều doanh nghiệp hơn b ị đẩy tới phá sản. Cho đến khi lãi su ất có thể đ ược sử dụng để kiểm soát nhu cầu tín dụng và nhiều ngân hàng có thể quyết định cho vay ho àn toàn d ựa trên cơ sở thương mại, những nhà thẩm quyền về tiền tệ sẽ giữ lại một số tín dụng định lượng để đạt đ ược những mục tiêu về tiền tệ và kiểm soát lạm phát. Sự cải cách chậm chạp của các doanh nghiệp quốc doanh cũng đang ngăn cản cải cách hệ thống ngân hàng. Các Ngân hàng Nhà nước không thể hoạt động ho àn toàn d ựa trên cơ sở thương mại cho đ ến khi tìm được các phương pháp giảm bớt và cu ối cùng là lo ại trừ ùn đống nghiêm trọng đối với các khoản nợ không hiệu quả. Nợ xấu đang tăng lên vì nhiều doanh nghiệp quốc doanh hơn chịu đựng những thua lỗ và tình hình này sẽ không gia tăng cho tới khi những mức độ khác nhau mà Chính phủ sử sụng tác động mạnh mẽ hơn đ ể thúc đẩy tốc độ cải cách của các doanh nghiệp quốc doanh. Việc củng cố hơn nữa khả năng chứa đựng của hệ thống thu ế chính quyền Trung ương sẽ làm cho chính sách tài chính hoạt động có hiệu quả hơn. Điều này sẽ cho phép phát sinh thu nhập nhiều hơn và phân chia thu nhập công bằng hơn, cung cấp tất
- Trang 15 cả mức độ chính phủ với sự gia tăng khả năng sản xuất để tài trợ cho chính sách phúc lợi xã hội. Nó cũng giúp cho hệ thống ngân hàng gần như một số trách nhiệm tài chính, như là trợ cấp các doanh nghiệp quốc doanh, các dự án cơ sở hạ tầng và nông nghiệp, và làm cho sự cân bằng giữa chính sách tài chính và chính sách tiền tệ hiệu quả hơn trong qu ản lý to àn bộ kinh tế vĩ mô. 1.4.2 Thái Lan: 1.4.2.1 Quyết định của Ủy ban chính sách tiền tệ vào ngày 27 tháng 2 năm 2008: Bà Duangmanee Vongpradhip, Phó thống đốc ngân hàng Thái Lan, nhóm chính sách tiền tệ, thông báo rằng hôm nay ủ y ban chính sách tiền tệ đã gặp gỡ để quyết định sự phát triển và những khuynh hướng của nền kinh tế gần nhất, quyết định quan điểm chính sách tiền tệ thích hợp. Những vấn đề đ ã thảo luận như sau: - Nhu cầu nội địa đã tăng nhanh, bao gồm cả trong tiêu dùng và đầu tư, trong khi xu ất khẩu mở rộng một cách nhanh chóng. Thêm vào đó, sự phát triển trong lĩnh vực tư nhân nói riêng và cộng thêm kế hoạch của Chính phủ đối với các tác nhân khuyến khích tài chính sẽ khuyến khích sự hồi phục liên tục trong nhu cầu nội địa đang tăng nhanh, giúp giảm nhẹ ảnh hưởng từ rủi ro của việc giảm tốc độ tăng trưởng trong xuất khẩu, căn cứ vào biểu hiện của tình trạng suy thoái ở Mỹ. - Lạm phát hàng đầu đã điều chỉnh theo hướng đi lên và đã có thể tiếp tục tăng nhanh ở tương lai gần kết quả là lượng dầu trên thế giới và giá cả hàng hóa cao hơn. Tuy nhiên, việc đánh giá cao đồng bath Thái hiện nay có thể giúp làm giảm áp lực lạm phát từ giá cả hàng hóa trên thế giới đến một mức nào đó. Ủy ban chính sách tiền tệ cho rằng đà phát triển toàn diện của nền kinh tế Thái đã phát triển tương xứng với sự hồi phục nhu cầu nội địa, ở một chừng mực nào đó là kết quả của chính sách tiền tệ điều chỉnh thích hợp trong khoảng thời gian đầu. Lạm phát hàng đầu đ ã giữ nguyên ở mức độ cao, nhưng được mong chờ giảm nhẹ trong thời gian tới. Cùng lúc đó, lạm phát hạt nhân đ ược mong chờ giữ nguyên trong giới hạn phạm vi mục tiêu liên tục tám quý tiếp theo. Tuy nhiên, rủi ro đ ã giữ nguyên để sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới có thể thành ra yếu kém hơn mong đợi, tác động đến nền kinh tế Thái và những mong đợi lạm phát sắp tới. Bởi vậy, t ình hình này sẽ cần đ ược giám sát chặt chẽ. Trong khi chờ đợi, ủy ban chính sách tiền tệ đ ã quyết định giữ chính sách lãi su ất ở mức 3.25% mỗi năm.
- Trang 16 1.4.2.2 Sự phát triển cơ cấu chính sách tiền tệ ở Thái Lan: Sự phát triển cơ cấu chính sách tiền tệ ở Thái Lan có thể đ ược chia thành 3 giai đo ạn: 1. Chế độ ổn định tỷ giá hối đoái (Chiến tranh thế giới thứ hai – tháng 6/1997): Đầu tiên chế độ này đ ã được thông qua sau chiến tranh thế giới thứ hai. Ban đầu giá trị của đồng bath đã được ổn định dựa vào ngo ại tệ mạnh/vàng hoặc dựa vào một rổ tiền tệ. Chế độ rổ tiền tệ được thông qua từ tháng 11 năm 1984 cho đến tháng 6 năm 1997. Trong suốt thời gian này, Qu ỹ trao đổi ngang b ằng đ ã thông báo và ủng hộ giá trị đồng bath so với đôla Mỹ mỗi ngày, đây là điều mà thước đo tiền tệ và tài chính được thiết kế chủ yếu để giữ nó trong ranh giới hệ thống ổn định tỷ giá hối đoái. 2. Chế độ mục tiêu tiền tệ (tháng 6/1997 – tháng 5/2000): Sau khi thông qua hệ thống tỷ giá thả nổi vào ngày 2 tháng 6 năm 1997, Thái Lan đ ã nhận được sự giúp đỡ về tài chính từ phía IMF. Trong suốt chương trình của IMF, chế độ mục tiêu tiền tệ đ ã được thông qua. Trong chế độ này, ngân hàng đã đ ặt mục tiêu cung tiền nội địa sử dụng phương pháp lập chương trình tài chính đ ể bảo đảm tính ổn định của kinh tế vĩ mô cũng như đạt đ ược mục tiêu cuối cùng là tăng trưởng và ổ n định giá cả có thể đạt được. Ngân hàng đã lập ra những mục tiêu tiện tệ cơ b ản mỗi ngày và mỗi quý, d ựa trên qu ản lý khả năng thanh khoản đã được thiết lập. Việc quản lý khả năng thanh khoản mỗi ngày về cơ bản đ ã được tập trung để bảo đảm dựa vào tính không ổn định quá thể của lãi su ất và tính thanh kho ản trong hệ thống tài chính. 3. Chế độ mục tiêu lạm phát (tháng 5/2000 đến nay): Sau chương trình của IMF, ngân hàng đã thực hiện tái nhận định ở phạm vi rộng cả trong quốc nội và môi trường b ên ngoài và đ ã kết luận rằng mục tiêu cung tiền có thể sẽ kém hiệu quả hơn mục tiêu lạm phát. Nguyên nhân chính của thay đổi này là do mối quan hệ giữa cung tiền và tăng trưởng đầu ra đang trở nên kém ổn định hơn, đặc biệt là trong giai đoạn sau cơn khủng hoảng nghiêm trọng và tình trạng không chắc chắn trong mở rộng tín dụng cũng như sự thay đổi nhanh chóng trong lĩnh vực tài chính ở Thái Lan. Ngân hàng đã thông báo thông qua mục tiêu lạm phát vào tháng 5/2000. Ngân hàng đ ã quyết định để mở đầu mục tiêu lạm phát trong khuôn khổ pháp luật hiện hành, nhờ đó mà ban chính sách tiền tệ (MPB) lần đầu tiên đ ã đ ược bổ nhiệm vào ngày 5 tháng 4 năm 2000 và được trao quyền quyết định chính sách tiền tệ bởi thống đốc. Ban lãnh đạo, với 9 thành viên, bao gồm các chuyên gia chuyên biệt b ên ngoài và nhà lãnh đạo cao nhất của ngân hàng. Ban chính sách tiền tệ có quyền để đ ưa ra chỉ thị chính sách tiền tệ với ổn định giá cả như là mục tiêu quan trọng hơn b ất cứ nhận định nào khác, và cũng để cải tiến khuôn khổ mục tiêu lạm phát phù hợp với nền
- Trang 17 kinh tế Thái. Trong tương lai, sửa đổi bổ sung được đề xuất với Đạo luật ngân hàng Thái Lan sẽ giúp cho ban chính sách tiền tệ địa vị hợp pháp chính thức và sự độclập ho ạt động của MPB trong cách quản lý chính sách tiền tệ. Với sự thay đổi thống đốc ngân hàng Thái Lan vào ngày 30 tháng 5 năm 2001, gần đây ngân hàng đã bổ nhiệm ủy ban chính sách tiền tệ (MPC) để thay thế ban chính sách tiền tệ vào ngày 9 tháng 7 năm 2001. Ủy ban chính sách tiền tệ hiện nay gồm có ba công chức thâm niên từ ngân hàng Thái Lan và bốn chuyên gia chuyên biệt từ b ên ngoài.
- Trang 18 CHƯƠNG II TÌNH HÌNH LẠM PHÁT VÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM NHẰM MỤC TIÊU KIỂM SOÁT LẠM PHÁT TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2003 TỚI NAY: 2.1.1 Các Nguyên Nhân Dẫn Đến Lạm Phát Ở Việt Nam: Báo cáo của ADB đã cho thấy lạm phát ở Việt Nam đang có xu hướng tăng cao trong những năm gần đây. Lạm phát trung b ình chung năm 2005 là 8,3%, 2006 là 7,5% và 7,3% tại thời điểm năm 2007 là 12.6%. Chỉ số tăng giá tiêu dùng hai tháng đ ầu năm 2008 lên đ ến 6.02%, đã đi được 2/3 so với chỉ tiêu Quốc hội đề ra, trong khi vẫn còn 10 tháng ở phía trước. Điều này đ ã gây xôn xao dư luận trong thời gian gần đây. Có rất nhiều ý kiến khác nhau từ phía các chuyên gia về tình hình lạm phát của Việt Nam nhưng nhìn chung có thể tổng hợp từ một số các nguyên nhân sau: 1. Ảnh hưởng của giá thế giới đến Việt Nam: Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới nên ảnh hưởng từ giá thế giới đến Việt Nam cũng nhanh và rất rõ nét. Việt Nam đang nhập khẩu nhiều nguyên liệu đầu vào cho sản xuất như 100% xăng d ầu, 70% nguyên liệu dệt may, nhiều vật tư cơ bản khác như phôi thép, phân bón... Đây là những mặt hàng tăng giá mạnh trong thời gian qua. Trong điều kiện nước ta phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu (nhập khẩu chiếm 90%GDP) giá nguyên liệu nhập tăng làm tăng giá trị thị trường trong nước. 2. Tăng giá của lương thực, thực phẩm: Theo T ổng cục Thống kê dẫn đầu về tốc độ tăng giá trong 2 tháng đầu năm là nhóm hàng lương thực, thực phẩm (tăng 11.56%), kế đó là d ịch vụ ăn uống (tăng 10.21%), lương thực (tăng 6.71%). Tình trạng dịch bệnh gia súc, gia cầm và vàng lùn (lúa) nghiêm trọng, cộng với thời tiết không thuận lợi, trong khi việc nhập khẩu các mặt hàng này bị hạn chế, đ ã làm giảm mạnh nguồn cung lương thực, thực phẩm, đẩy giá lương thực thực phẩm tăng cao. Và thêm cái rét lịch sử đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng: tính đến ngày 18/2 toàn
- Trang 19 Miền Bắc có 146.000 ha lúa bị ảnh hưởng nặng, trong đó có 10 ha phải gieo trồng lại, cùng 63.000 vật nuôi bị chết do rét. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 400 tỷ đồng. Mức giá lương thực - thực phẩm ở Việt Nam thường cao hơn và không ổn định hơn so với các nước khác, mức tăng lương thực thực phẩm luôn ở mức cao hơn mức tăng giá tổng thể của CPI. Trong khi đó, lương thực - thực phẩm chiếm tỷ lệ đến 42,8% trong rổ hàng hóa tính CPI của Việt Nam. Theo phân tích của các chuyên gia ADB, trong các nguyên nhân gây lạm phát thì sự tăng giá của nhóm lương thực thực phẩm là nhân tố chính. 3. Chi tiêu Chính phủ vào đầu tư công không hiệu quả: Nguyên nhân đầu tiên được các chuyên gia trường đại học Harvard (M ỹ) đ ưa ra trong bản nghiên cứu đề cập đến là do nhịp độ tăng chi tiêu của Nhà nước. Tổng chi tiêu của Nhà nước trong năm 2006 là 321 nghìn tỷ đồng, tăng 221,8 nghìn t ỷ đồng (hay 45%) so với năm 2004. Như vậy, tốc độ tăng chi tiêu hàng năm của Nhà nước trong giai đoạn 2004 - 2006 là 20,3% năm (tương đương với tốc độ tăng truởng bán lẻ). Cũng trong giai đoạn trên, thu ngân sách tăng chủ yếu không phải từ nguồn thu nội địa mà là từ dầu mỏ, nợ và viện trợ nước ngoài. Thu nội địa trong năm 2004 chỉ đạt 119 nghìn t ỷ, và trong năm 2006 là 190 nghìn tỷ, tăng có 71 nghìn t ỷ. Trong khi đó chỉ tiêu của Nhà nước tăng 131 nghìn t ỷ, từ 190 lên tới 321 nghìn tỷ, tức là gần gấp đôi mức tăng thu nội địa. Khi chi tiêu của Nhà nước tăng hơn nhiều so với các nguồn thu ngo ài d ầu mỏ thì những khoản chi tiêu này sẽ làm tăng tổng cầu. Thế nhưng nếu các khoản chi tiêu này lại không đ ược sử dụng một cách hiệu quả, chỉ đóng góp nhỏ cho sản lượng (tức là không làm cho tổng cung tăng một cách tương ứng) thì tất yếu sẽ dẫn tới lạm phát. Xu thế bội chi ngân sách do hàng trăm ngàn t ỷ đồng đã b ị tiêu phí vào các d ự án thiếu cân nhắc để xây dựng cơ sở hạ tầng, kích thích xuất khẩu hoặc bù lỗ nhập khẩu. Theo số liệu thống kê, t ỷ trọng tài sản cố định và đầu tư tài chính của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) lớn hơn nhiều so với các thành phần kinh tế khác, trong khi chỉ số phát
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án "Chính sách lãi suất ở Việt Nam"
47 p | 4355 | 1852
-
Đề án: Vai trò của kiểm toán độc lập trong việc kiểm tra,kiểm soát các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
28 p | 5090 | 1279
-
Đề tài " Vai trò của kiểm toán độc lập trong việc kiểm tra,kiểm soát các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay "
27 p | 547 | 208
-
Đồ án Tốt Nghiệp: “Công tác kế toán của Cụng ty TNHH Vũ Dương”
115 p | 221 | 98
-
Tiểu luận KTCT: Chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát
25 p | 196 | 71
-
Luận văn kinh tế: Sử dụng chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát
25 p | 243 | 59
-
Đồ án: Kiếm soát ô nhiễm môi trường không khí
116 p | 174 | 52
-
Đồ án : Xây dựng hệ thống kiểm soát chất luợng sản phẩm cho một sản phẩm mộc mỹ nghệ tại lang nghề sản xuất đồ gỗ part 3
10 p | 175 | 51
-
ĐỀ TÀI " BÀI TOÁN 2011 VÀ TRUNG HẠN CHO LẠM PHÁT, LÃI SUẤT VÀ TỶ GIÁ "
17 p | 116 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam
233 p | 80 | 29
-
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 – ĐẾN NAY
41 p | 119 | 19
-
Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế và thi công mô hình hệ thống kiểm soát quá trình sản xuất Andon
95 p | 69 | 17
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Tăng cường năng lực giám sát và khống chế bệnh Lở mồm long móng trên gia súc và heo góp phần tăng cường an toàn sinh học cho quốc gia "
42 p | 80 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế tới lạm phát tại Việt Nam từ khi gia nhập WTO đến nay
173 p | 43 | 13
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học " Development of an Improved Capability in support of National Bio-security for the Surveillance and Control of Foot & Mouth Disease in Cattle and Pigs - Milestone 3 "
23 p | 50 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 14 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
20 p | 7 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn