intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:233

81
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích đánh giá thực trạng và các yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa kiểm soát lạm phát và TTKT trong điều hành CSTT ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2018; từ đó đề xuất giải pháp tác động vào mối quan hệ này nhằm thực hiện điều hành chính sách tiền tệ để đạt được mục tiêu kép: vừa kiểm soát lạm phát, vừa tăng trưởng kinh tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam

  1. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH ------------------O--------------- NGUYỄN THỊ THU TRANG MỐI QUAN HỆ GIỮA KIỂM SOÁT LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh, Năm 2019
  2. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH ------------------O--------------- NGUYỄN THỊ THU TRANG MỐI QUAN HỆ GIỮA KIỂM SOÁT LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Kinh tế- Tài chính, ngân hàng Mã số : 9.31.12.01 Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hà Quang Đào TP. Hồ Chí Minh, Năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thu Trang
  4. DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT CPI: .................................... Chỉ số lạm phát CSTT: ................................ Chính sách tiền tệ DNNN: .............................. Doanh nghiệp nhà nước DTBB ............................... Dự trữ bắt buộc FDI: .................................. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP: ................................. Tổng sản phẩm trong nước GTCG: ............................... Giấy tờ có giá HMTD : ............................. Hạn mức tín dụng KLGD: ............................... Khối lượng giao dịch LSCB: ................................ Lãi suất cơ bản LSTCK: ............................. Lãi suất tái chiết khấu LSTCV: ............................. Lãi suất tái cấp vốn NHTM CP: ........................ Ngân hàng thương mại cổ phần NHTM NN: ....................... Ngân hàng thương mại Nhà nước NHNN: ............................. Ngân hàng nhà nước NHTM: ............................. Ngân hàng thương mại NHTW .............................. Ngân hàng Trung ương NSNN: .............................. Ngân sách nhà nước ODA: ................................ Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức OMOs: ............................... Nghiệp vụ thị trường mở SXKD: ............................... Sản xuất kinh doanh TCTD: ............................... Tổ chức tín dụng TDH: .................................. Trung dài hạn TPTTT ............................... Tổng phương tiện thanh toán WTO: ................................ Tổ chức thương mại thế giới USD .................................. Đô la Mỹ VND ................................. Đồng Việt Nam VNH: ................................. Vay ngắn hạn VKD: ................................. Vốn kinh doanh
  5. DANH MỤC SƠ ĐỒ.................................................................................. Trang Sơ đồ 1.1: Định nghĩa chính sách tiền tệ ........................................................................ 2 Sơ đồ 1.2: Mô hình mục tiêu của chính sách tiền tệ .................................................... 11 DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................. Trang Biểu đồ 1.1: Đường cong Phillips dốc xuống phía phải................................................. 4 Biểu đồ 1.2: Đường cong Philips ngắn hạn và Đường cong Phillips dài hạn ................ 5 DANH MỤC HÌNH ................................................................................... Trang Hình 2.1: Mô hình các yếu tố tác động Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ...................................................................................................................................... 65 Hình 2.2: Qui trình nghiên cứu..................................................................................... 62
  6. DANH MỤC BẢNG .................................................................................. Trang Bảng 1.1: Mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát .................................................. 43 Bảng 2.1: Thang đo yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ Lạm phát và Tăng trưởng kinh tế ...................................................................................................................................... 69 Bảng 2.2: Đặc điểm mẫu khảo sát ................................................................................ 79 Bảng 2.3: Đánh giá độ tin cậy của thang đo thành phần .............................................. 80 Bảng 2.4: Hệ số KMO và Bartlett’s các yếu tố ảnh hưởng .......................................... 83 Bảng 2.5: Bảng phương sai trích .................................................................................. 84 Bảng 2.6: Ma trận tương quan giữa các biến ............................................................... 87 Bảng 2.7: Tóm tắt hồi quy ............................................................................................ 88 Bảng 2.8: Số thống kê trong phương trình hồi quy ...................................................... 89 Bảng 2.9: Mức độ quan trọng của các biến độc lập ..................................................... 90 Bảng 3.1: Mục tiêu và kết quả thực hiện tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2004-2018........... 109 Bảng 3.2: Diễn biến cung tiền và tăng trưởng tín dụng 2004-2018 ........................... 109 Bảng 3.3: Tăng trưởng kinh tế mục tiêu và thực hiện giai đoạn từ 2004-2018 ......... 118 Bảng 3.4: Chỉ số lạm phát từ 2004-2018 .................................................................... 124 Bảng 3.5: Tăng trưởng kinh tế giai đoạn từ 2004-2018 ............................................. 135
  7. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU MỤC LỤC ....................................................................................................................... Trang PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................................i 1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ..............................................................i 2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................................ii 3. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................................... iii 4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. iii 5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .............................................................. iv 6. Các công trình nghiên cứu liên quan .............................................................................iv 7. Điểm mới của luận án ....................................................................................................vi 8. Kết cấu của luận án.......................................................................................................vii PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ, MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ................................................................................................... 1 1.1. Tổng quan về chính sách tiền tệ .................................................................................. 1 1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của chính sách tiền tệ .......................................................... 1 1.1.1.1. Khái niệm .................................................................................................................. 1 1.1.1.2. Đặc trưng chính sách tiền tệ...................................................................................... 2 1.1.2. Mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ ........................................................................ 3 1.1.2.1. Mục tiêu cuối cùng của CSTT .................................................................................. 4
  8. 1.1.2.2. Mục tiêu trung gian ................................................................................................... 7 1.1.2.3. Mục tiêu hoạt động ................................................................................................. 10 1.1.3. Các công cụ điều hành chính sách tiền tệ ................................................................. 11 1.2. Lạm phát và tăng trưởng kinh tế .............................................................................. 17 1.2.1. Tổng quan về lạm phát............................................................................................... 17 1.2.1.1. Khái niệm và đo lường............................................................................................ 17 1.2.1.2. Quan điểm khác nhau về lạm phát .......................................................................... 22 1.2.1.3. Các nguyên nhân dẫn đến lạm phát ........................................................................ 25 1.2.1.4. Các nhân tố tác động đến lạm phát ......................................................................... 28 1.2.2. Tổng quan về tăng trưởng kinh tế ............................................................................ 32 1.2.2.1. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế ........................................................................... 32 1.2.2.2. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế ........................................................ 33 1.2.2.3. Các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế ....................................................................... 35 1.2.2.4. Đo lường tăng trưởng kinh tế .................................................................................. 41 1.2.3. Luận cứ khoa học về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong điều hành chính sách tiền tệ ..................................................................................... 41 1.2.3.1. Lý thuyết về quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ................................... 41 1.2.3.2. Các nghiên cứu kiểm nghiệm về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng ........ 44 1.3. Kinh nghiệm của một số nước giải quyết mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong điều hành chính sách tiền tệ và bài học cho Việt Nam ....... 47 1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước giải quyết mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong điều hành chính sách tiền tệ .................................................. 47 1.3.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc ................................................................................ 47 1.3.1.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản ..................................................................................... 54 1.3.1.3. Kinh nghiệm của Ấn Độ ......................................................................................... 57 1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam ............................................................... 59 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................................... 62
  9. CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ................................................................................................................................ 63 2.1. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................................ 63 2.1.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................................ 63 2.1.2. Diễn giải các biến trong mô hình nghiên cứu............................................................ 65 2.1.3 Các giả thuyết................................................................................................................ 66 2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 67 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................................... 67 2.2.2 Xây dựng thang đo ...................................................................................................... 69 2.3. Nghiên cứu định lượng ................................................................................................... 72 2.3.1 Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................................... 72 2.3.2. Dữ liệu nghiên cứu ....................................................................................................... 74 2.3.2.1 Dữ liệu thứ cấp ........................................................................................................... 74 2.3.2.2 Dữ liệu sơ cấp ............................................................................................................. 74 2.3.3. Thiết kế mẫu ................................................................................................................. 75 2.3.4 Kỹ thuật phân tích dữ liệu ............................................................................................. 75 2.3.4.1 Kiểm định thang đo qua hệ số tin cậy Cronbach’s alpha .......................................... 76 2.3.4.2 Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis, EFA) ............................ 76 2.3.4.3 Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến (Multiple Regression Analysis, MRA) ............. 77
  10. 2.4. Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế ............................................................................................................. 79 2.4.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu .................................................................................... 79 2.4.2 Kiểm định thang đo ..................................................................................................... 80 2.5. Mô hình nghiên cứu chính thức .................................................................................... 85 2.5.1 Mô hình hồi qui ............................................................................................................. 85 2.5.2 Kiểm định ma trận tương quan giữa các biến .......................................................... 86 2.5.3 Phân tích hồi quy ......................................................................................................... 88 2.5.4 Thảo luận kết quả hồi quy .......................................................................................... 90 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................................... 92 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA KIỂM SOÁT LẠM PHÁT VÀ THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM ........................................................................................................ 93 3.1. Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam ............................................ 93 3.1.1. Thực trạng điều hành công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam .............................. 93 3.1.1.1. Nghiệp vụ thị trường mở......................................................................................... 93 3.1.1.2. Dự trữ bắt buộc ....................................................................................................... 96 3.1.1.3. Tỷ giá hối đoái ........................................................................................................ 98 3.1.1.4. Hạn mức tín dụng .................................................................................................. 100 3.1.1.5. Điều hành lãi suất.................................................................................................. 102 3.1.1.6. Lãi suất tái chiết khấu ........................................................................................... 106
  11. 3.1.2. Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam ...................................................................... 108 3.1.2.1. Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát ở Việt Nam . 108 3.1.2.2. Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam thời gian qua ......................................................................................... 118 3.2. Thực trạng lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam .................................... 122 3.2.1. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam ........................................................................... 122 3.2.2. Thực trạng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam .......................................................... 134 3.2.3. Đánh giá thực trạng điều hành chính sách tiền tệ giải quyết mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam ......................................................... 146 3.2.3.1. Những kết quả đạt được ........................................................................................ 146 3.2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân .............................................................................. 153 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................................... 157 CHƯƠNG 4: GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA KIỂM SOÁT LẠM PHÁT VÀ THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM ...................................................................................................... 158 4.1. Định hướng điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam .......................................... 158 4.2. Giải pháp điều hành chính sách tiền tệ giải quyết mối quan hệ giữa kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam ......................................... 162 4.2.1. Nhóm giải pháp chiến lược ...................................................................................... 162 4.2.1.1. Theo dõi sát diễn biến vĩ mô, thị trường tiền tệ trong và ngoài nước để chủ động, kịp thời thực hiện các giải pháp điều hành phù hợp ................................... 162 4.2.1.2. Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô trong mọi tình huống ổn định để phát triển và phát triển trong ổn định ......................................................................................... 163
  12. 4.2.1.3. Điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát và thị trường tiền tệ nhằm ổn định mặt bằng lãi suất. ................................................................ 163 4.2.1.4. Tiếp tục điều hành tỷ giá trung tâm linh hoạt, phối hợp đồng bộ các giải pháp và các công cụ CSTT nhằm hỗ trợ ổn định tỷ giá ................................................ 163 4.2.1.5. Tiếp tục chỉ đạo các TCTD tập trung vốn tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh hiệu quả theo chỉ đạo của Chính phủ .................... 165 4.2.1.6. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa cũng như với các chính sách kinh tế vĩ mô khác để thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng hợp lý. .............................................................................. 165 4.2.1.7. Cần xây dựng một trung tâm dự báo kinh tế quốc gia chính thức ........................ 166 4.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể ............................................................................................. 167 4.2.2.1. Giải pháp kiềm chế lạm phát trong thời gian tới .................................................. 167 4.2.2.2. Giải pháp điều hành chính sách tiền tệ ................................................................. 168 4.2.2.3. Tăng vốn đầu tư và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư ................................................. 175 4.2.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ................................................................... 176 4.2.2.5. Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ ................................................................... 177 4.2.2.6. Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên ................................................... 178 4.3. Một số kiến nghị........................................................................................................ 179 4.3.1. Đối với Chính phủ .................................................................................................... 179 4.3.2. Đối với NHNN ........................................................................................................... 179 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .................................................................................................... 181 KẾT LUẬN CHUNG........................................................................................................... 182 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  13. i PHẦN MỞ ĐẦU 1- TÍNH CẤP THIẾT VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Tăng trưởng kinh tế và lạm phát là hai vấn đề lớn của bất kỳ một nền kinh tế nào. Trong phát triển kinh tế, thách thức cũng như khó khăn nhất chính là sự kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát. Vì vậy, một trong những mục tiêu quan trọng của các nhà quản lý và điều hành nền kinh tế ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới bao gồm cả Việt Nam là tạo dựng môi trường kinh tế vĩ mô ổn định với mức tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, cùng với mức lạm phát thấp. Lạm phát không phải vấn đề xa lạ, đặc biệt với nền kinh tế hàng hóa. Nói về lạm phát thì trong hơn hai thập kỷ qua, lạm phát và đặc biệt là các nhân tố quyết định lạm phát và những biến động của lạm phát là một trong những chủ đề được thảo luận nhiều nhất ở Việt Nam. Lạm phát là một vấn đề phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô. Chính vì vậy, việc nghiên cứu nguyên nhân và tìm kiếm các biện pháp đối phó với lạm phát luôn thu hút các nhà kinh tế thế giới và là công việc thường niên của chính phủ các nước. Tăng trưởng kinh tế càng có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết hơn đối với các nước kém phát triển, bởi vì đây là con đường duy nhất để các nước này có thể thu hẹp khoảng cách và tiến tới đuổi kịp các nướcphát triển. Tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và ổn định là một nhiệm vụ quan trọng của một quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao cho phép giải quyết những nhiệm vụ cơ bản của đất nước như bảo đảm sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, nâng cao mức sống nhân dân, tăng cường an ninh quốc phòng và khẳng định vị thế của đất nước trong quan hệ quốc tế. Điều này giải thích tại sao tăng trưởng kinh tế luôn là vấn đề trung tâm trong các chính sách kinh tế và chiến lược phát triển của mọi quốc gia. Cả vấn đề lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong thời gian gần đây, sự bất ổn của kinh tế thế giới sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động làm giảm tốc độ tăng trưởng và gia tăng lạm phát ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Ở nhiều quốc gia để có
  14. ii được mức tăng trưởng cao phải đánh đổi với mức lạm phát cao. Liệu Việt Nam có cần đánh đổi như vậy không ? Để trả lời câu hỏi đó, cần nghiên cứu một cách sâu sắc sự tác động qua lại giữa tăng trưởng và lạm phát trong điều hành chính sách tiền tệ, từ đó tìm ra biện phát nhằm đạt được mục tiêu kép đó là kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng , từ đó nền kinh tế Việt Nam hội đủ các điều kiện để phát triển bền vững. Trong nhiều yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế, cần tìm ra yếu tố nào có tác động mạnh nhất để có được biện pháp thực thi nhằm giải bài toán kép: kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng. Đặc biệt trong bối cảnh nguồn lực quốc gia có hạn thì bài toán của chúng ta đặt ra là kết hợp các nguồn lực đó với trọng số như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu. Sự tác động qua lại giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát hết sức phức tạp, không phải lúc nào cũng tuân theo quy tắc kinh tế. Ở mỗi giai đoạn của nền kinh tế có mức tăng trưởng kinh tế khác nhau, sẽ có mức lạm phát phù hợp riêng. Do vậy, vấn đề mối quan hệ giữa tang trưởng kinh tế và lạm phát thật sự hấp dẫn, đặc biệt hơn cả trong bối cảnh hội nhập kinh tế như hiện nay, thì việc nghiên cứu mối quan hệ ấy thật sự cần thiết hơn bao giờ hết. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài “Mối quan hệ giữa kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. 2- MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu tổng quát: Phân tích đánh giá thực trạng và các yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa kiểm soát lạm phát và TTKT trong điều hành CSTT ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2018; từ đó đề xuất giải pháp tác động vào mối quan hệ này nhằm thực hiện điều hành chính sách tiền tệ để đạt được mục tiêu kép: vừa kiểm soát lạm phát, vừa tăng trưởng kinh tế. Để thực hiện mục tiêu trên, cần thực hiện các mục tiêu cụ thể sau. 2.2. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa lý luận có chọn lọc về CSTT, lạm phát, tăng trưởng kinh tế và mối quan hệ giữa kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong điều hành chính sách tiền tệ;
  15. iii - Xác định các yếu tố tác động đến mối quan hệ kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam; - Thực trạng mối quan hệ kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam ở Việt Nam; - Giải pháp tác động vào mối quan hệ kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam. 3- CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Để làm thực hiện các mục tiêu trên, nghiên cứu sẽ trả lời các câu hỏi sau: 1. Mối quan hệ kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam là gì? 2. Kiểm soát lạm phát có ảnh hưởng đến mối quan hệ kiểm soát lạm phát và tằng trưởng kinh tế trong điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam hay không? 3. Những yếu tố nào tác động đến mối quan hệ kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam? 4. Giải pháp nào tác động vào mối quan hệ kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam? 4- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nhằm đạt được mục tiêu đề ra đối với đề tài nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là phương pháp kết hợp giữa định tính và định lượng. Trong đó phương pháp định tính là chủ yếu. Cụ thể như sau: Phương pháp nghiên cứu định tính: Với phương pháp này sử dụng bằng cách thu thập các nguồn dữ liệu thứ cấp như: khảo sát, sách, báo, tạo chí, luận văn. luận án, luật, báo cáo tổng kết của NHNN, các bộ ngành có liên quan, Tổng cục Thống kê, …từ đó tổng hợp, phân tích, đánh giá so sánh . Phương pháp nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu định lượng thông qua việc gửi bảng khảo sát tới các chuyên gia am hiểu về linh vực tài chính, tiền tệ và các cơ quan làm chính sách. Thu thập và xử lý dữ liệu bằng
  16. iv phần mềm SPSS. Với phương pháp này để đánh giá độ tin cậy và mức độ phù hợp của các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam. 5- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Tác giả nghiên cứu vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: số liệu thứ cấp của tổng cục thống kê, NHNN về điều hành CSTT, lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2004-2018. 6- CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 6.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan Có nhiều công trình nghiên cứu: luận văn, bài báo, bài tham luận hội thảo viết về CSTT, lạm phát, tăng trưởng kinh tế cũng như mối quan hệ giữa chúng.  Những luận án tập trung phân tích về mối liên hệ giữa CSTT và các chính sách kinh tế vĩ mô, kinh nghiệm sau khủng hoảng và giải pháp hoàn thiện CSTT có thể kể đến : Luận án tiến sĩ của NCS. Nguyễn Thị Kim Thanh “Hoàn thiện cơ chế truyền tải CSTT của NHNN Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” năm 2008 của học viện Ngân Hàng Hà Nội. Luận án tiến sĩ của NCS. Nguyễn Thị Vân Anh “ Nghiên cứu tác động của CSTT đến kinh tế vĩ mô Việt Nam” năm 2018 của trương Đại học Thương Mại. Luận án tiến sĩ của NCS. Khuất Duy Tuấn “Điều hành CSTT nhằm kiểm soát lạm phát trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế ở Việt Nam” năm 2012 của trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.  Những luận án nghiên cứu về lạm phát, mối quan hệ giữa lạm phát và tang trưởng kinh tế, có thể kể đến:
  17. v Luận án tiến sĩ của NCS. Phạm Thái Hà “Giải pháp kiểm soát lạm phát ở Việt Nam” năm 2012 của học viện Ngân Hàng Hà Nội. Luận án tiến sĩ của NCS. Nguyễn Thị Phương Nhung “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thị trường chứng khoán tại Việt Nam” năm 2012 của Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM. Luận văn thạc sĩ của Trần Thị Thùy Trang “ Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” tháng 3/2016 của trường Đại học Tài chính – Marketing. Luận văn thạc sĩ của Lê Thị Dung “ Lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” tháng 12/2012 của trường Đại học Kinh tế TP.HCM.  Các nghiên cứu định lượng thường sử dụng các mô hình họ VAR để đánh giá về hiệu lực tác động của CSTT qua các kênh: Bài báo của ThS. Hà Thị Hương Lan : “Tăng trưởng và lạm phát ở Việt Nam” Ngày 18/7/2012 đăng trên website của trường bồi dưỡng cán bộ tài chính mục nghiên cứu trao đổi đã sử dụng Phương pháp hồi quy đồng liên kết, Mô hình sai số hiệu chỉnh (ECM) và Phương pháp phân tích phương sai (Mô hình VAR) phân tích chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và tổng thu nhập quốc nội (GDP) (số liệu do Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố) để đưa ra được kết luận : “… mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát ở Việt Nam (trong dài hạn và ngắn hạn) về cơ bản thống nhất với lý thuyết và kết quả kiểm nghiệm trên thế giới của Tobin (1965), Mallik và Chowdhury (2001), Frria và Carneiro (2001) đã công bố. Có thể khẳng định: mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát của nền kinh tế Việt Nam tuân theo quy luật chung”.Bài báo của Nguyễn Thị Thúy Vinh “ Nghiên cứu vai trò của các kênh truyền dẫn CSTT tới tăng trưởng và lạm phát ở Việt Nam tạp chí Kinh tế và Phát triển tháng 4/2015.Le và Pfau (2008) xây dựng mô hình VAR và kết luận kênh lãi suất không có tác động đáng kể, cung tiền tác động mạnh đến sản lượng. Camen (2006) dùng một mô hình Baysian VAR gốc để kiểm định hiệu lực CSTT. Bhattacharya và Duma (2012) nghiên cứu CSTT của Việt Nam giai đoạn 2004-2012 bằng mô hình SVAR và cho thấy lãi suất chỉ tác động đến lạm phát trong thời gian ngắn; Nguyễn Thị Liên Hoa và Đặng Trần Dũng (2013) cũng sử dụng phương pháp SVAR và đi đến kết luận là tỷ giá và lãi suất tác động yếu; M2 tác động mạnh với độ trễ 6 tháng đến lạm phát. Bùi Quốc Dũng (2017) sử dụng
  18. vi mô hình VAR cho thấy, LSCS có tác dụng tốt trong việc kiềm chế lạm phát cho giai đoạn kể từ năm 2011 trở lại đây. Phạm Chí Quang (2019) nghiên cứu về cơ chế truyền tải CSTT giai đoạn 2006-2016 bằng mô hình VARs và các dạng biến thể VEC, mô hình hồi qui Engel-Granger. 6.2. Hạn chế và khoảng trống nghiên cứu Qua rà soát cho thấy các nghiên cứu đi trước vẫn còn một số giới hạn nhất định, cụ thể: (i) Chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về CSTT, lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn từ 2004-2018; (ii)Phần lớn các nghiên cứu đi sâu đánh giá mối quan hệ về lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam mà chưa đánh giá những nhân tố tác động đến mối quan hệgiữa chúng, để có thể tìm ra căn nguyên, giải quyết triệt để mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế; (iii) Phần lớn các nghiên cứu đi sâu đánh giá mối quan hệ về lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam mà chưa gắn với điều hành CSTT. Từ những hạn chế trên cho thấy, khoảng trống nghiên cứu cần được quan tâm, đó là cần có một nghiên cứu riêng về lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong điều hành chính của CSTT trong giai đoạn từ 2004-2018; đồng thời, nghiên cứu về kinh nghiệm các nước và bài học liên quan đến giải quyết mối quan hệ này. Từ đó, đi sâu phân tích để xác định các nhân tố tác động đến mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế… nhằm đạt được tối đa mục tiêu của CSTT: vừa kiểm soát lạm phát, vừa thúc đẩy tang trưởng kinh tế. Mà giải pháp đi từ căn nguyên là những nhân tố tác động đến mối quan hệ giữa lạm phát và tang trưởng kinh tế ở Việt Nam. 7- ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN Thứ nhất, luận án hệ thống hóa lý thuyết về lạm phát, tăng trưởng kinh tế và chính sách tiền tệ. Đặc biệt sử dụng mô hình để chỉ ra mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam. Thứ hai, đánh giá được tổng thể mối quan hệ giữa kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong điều hành chính sách tiền tệ từ lý thuyết cho tới thực tiễn tại Việt Nam.
  19. vii Thứ ba, tìm ra những nhân tố tác động đến mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam Thứ tư, luận án nghiên cứu được cách thức để chính phủ có thể đạt được mục tiêu kép kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong điều hành chính sách tiền tệ dựa trên nghiên cứu có luận cứ khoa học. 8- KẾT CẤU LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án kết cấu gồm 4 chương Chương 1: Chính sách tiền tệ, mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong điều hành chính sách tiền tệ. Chương 2: Mô hình, phương pháp nghiên cứu những nhân tố tác động đến mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế Chương 3: Thực trạng mối quan hệ giữa kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam. Chương 4: Giải quyết mối quan hệ giữa kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam.
  20. 1 CHƯƠNG 1: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ, MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1.1. Tổng quan về chính sách tiền tệ 1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của chính sách tiền tệ 1.1.1.1. Khái niệm Chính sách tiền tệ (Monetary Policy) là một bộ phận trong tổng thể hệ thống chính sách kinh tế của nhà nước để thực hiện việc quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế nhằm đạt được những mục tiêu kinh tê-xã hội trong từng giai đoạn nhất định. Chính sách tiền tệ có thể được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa thông thường. Theo nghĩa rộng thì chính sách tiền tệ là chính sách điều hành toàn bộ khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân nhằm tác động đền bốn mục tiêu lớn của kinh tế vĩ mô, trên cơ sở đó đạt mục tiêu cơ bản là ổn định tiền tệ, giữ vững sức mua của đồng tiền, ổn định giá cả hàng hóa. Theo nghĩa thông thường là chính sách quan tâm đến khối lượng tiền cung ứng tăng thêm trong thời kì tới (thường là một năm) phù hợp với mức tăng trưởng kinh tế dự kiến và chỉ số lạm phát nếu có, tất nhiên cũng nhằm ổn định tiền tệ và ổn định giá cả hàng hóa. Chúng ta có thể khẳng định rằng, nếu như chính sách tài chính chỉ tập trung vào thành phần. Kết cấu các mức chi phí thuế khóa của nhà nước, thì chính sách tiền tệ quốc gia lại tập trung vào mức độ khả năng thanh toán cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, bao gồm việc đáp ứng khối lượng cần cung ứng cho lưu thông, điều khiển hệ thống tiền tệ và khối lượng tín dụng đáp ứng vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện và thúc đẩy hoạt động của thị trường tiền tệ, thị trường vốn theo những quỹ đạo đã định. Chính sách tiền tệ quốc gia là tổng thể các biện pháp của Nhà Nước pháp quyền nhằm cung ứng đầy đủ các phương tiện thanh toán cho nền kinh tế phát triển, trên cơ sở đó ổn định giá trị đồng tiền quốc gia. Chính sách tiền tệ của NHTW là tổng thể tất cả các biện pháp mà NHTW sử dụng nhằm điều tiết khối lượng tiền tệ, tín dụng, ổn định tiền tệ, góp phần đạt được các mục tiêu của chính sách kinh tế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2