Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
lượt xem 4
download
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học "Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý thuyết các vấn đề trong luận án; tổng quan nghiên cứu về bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi; thực trạng và các yếu tố tác động đến tình trạng bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ĐOÀN NGỌC THUỶ TIÊN BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ Ở NGƯỜI CAO TUỔI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ HỌC HÀ NỘI, NĂM 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ĐOÀN NGỌC THUỶ TIÊN BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ Ở NGƯỜI CAO TUỔI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ HỌC Mã số: 9310101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Hà Quỳnh Hoa 2. GS.TS. Giang Thanh Long HÀ NỘI, NĂM 2024
- i LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng luận án này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Nghiên cứu sinh Đoàn Ngọc Thuỷ Tiên
- ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tác giả luận án xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cùng các thầy, các cô và các cán bộ của Khoa Kinh tế học và Viện Đào tạo Sau Đại học đã tạo điều kiện và hỗ trợ nhiệt tình cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội, lãnh đạo Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, lãnh đạo Bộ môn Kinh tế Y tế cùng các Thầy, các Cô tại Bộ môn Kinh tế Y tế đã tạo điều kiện và hỗ trợ hết sức để tôi có thể hoàn thành tốt luận án cùng các nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại đơn vị công tác. Tác giả đặc biệt xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn 1 là PGS.TS. Hà Quỳnh Hoa và giảng viên hướng dẫn 2 là GS.TS. Giang Thanh Long. Thầy và Cô không chỉ là tấm gương truyền cảm hứng trong nghiên cứu cho tôi mà còn hướng dẫn tận tình, giúp đỡ, động viên và khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS. Giang Thanh Long đã có những chia sẻ rất tâm huyết về chuyên môn, giúp tôi thêm ý tưởng để hoàn thiện luận án này. Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các nhà khoa học trong các Hội đồng, các tiểu ban đã góp ý trong suốt quá trình tôi thực hiện nghiên cứu, viết luận án để từ đó tôi có thể hiểu sâu sắc hơn vấn đề nghiên cứu và hoàn thiện hơn luận án của mình. Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới bố mẹ, ba em trai và em gái và đặc biệt là con trai đã luôn là niềm động viên lớn, hỗ trợ vô điều kiện cho tôi về các công việc gia đình để tôi có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và nghiên cứu. Nghiên cứu sinh Đoàn Ngọc Thuỷ Tiên
- iii MỤC LỤC LỜI CAM KẾT ...............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ..............................................................vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ............................................................. vii DANH MỤC BẢNG, BIỂU ...................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................. x MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TRONG LUẬN ÁN ................8 1.1. Cơ sở lý thuyết liên quan đến dịch vụ y tế ........................................................8 1.1.1. Khái niệm về dịch vụ y tế ..............................................................................8 1.1.2. Mô hình lý thuyết về việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế .......................... 9 1.2. Cơ sở lý thuyết về bất bình đẳng .....................................................................11 1.2.1. Khái niệm về bất bình đẳng ......................................................................... 11 1.2.2. Các phương pháp đo lường và phân tích bất bình đẳng .............................. 13 1.2.3. Mô hình lý thuyết về bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế .................. 18 1.3. Các vấn đề cơ bản liên quan đến người cao tuổi ........................................... 22 1.3.1. Khái niệm liên quan đến người cao tuổi ......................................................22 1.3.2. Các đặc điểm đặc trưng liên quan đến người cao tuổi tại Việt Nam ........... 23 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI ...........................................31 2.1. Tổng quan nghiên cứu thực nghiệm về tình trạng bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi ......................................................................31 2.2. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về những yếu tố tác động đến bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi ....................................37 2.2.1. Tác động của các yếu tố nhân khẩu và xã hội.............................................. 38 2.2.2. Tác động của các yếu tố môi trường ............................................................41 2.2.3. Tác động của các yếu tố thể hiện nhu cầu về sức khoẻ ...............................44 2.3. Khoảng trống trong nghiên cứu ...................................................................... 46 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ..............................49 3.1. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................49 3.2. Khung phân tích của luận án ...........................................................................50 3.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................53
- iv 3.3.1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi ...................................................................................................................53 3.3.2. Đo lường tình trạng bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi..........................................................................................................................59 3.3.3. Phân tích các yếu tố tác động đến bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi ..................................................................................................62 3.3.4. Một số kiểm định sử dụng trong luận án .....................................................66 CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI VIỆT NAM ................................................................................................................ 68 4.1. Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi Việt Nam ....................68 4.1.1. Một số đặc điểm nhân khẩu học của người cao tuổi Việt Nam ................... 68 4.1.2. Một số đặc điểm về kinh tế - xã hội của người cao tuổi Việt Nam .............70 4.1.3. Thực trạng sức khoẻ và sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi Việt Nam....... 74 4.2. Các yếu tố tác động đến việc sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi ........78 4.2.1. Lựa chọn các mô hình giải thích tình trạng sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi ...................................................................................................................78 4.2.2. Các yếu tố tác động đến việc sử dụng dịch vụ y tế nội trú ..........................96 4.2.3. Các yếu tố tác động đến việc sử dụng dịch vụ y tế ngoại trú ....................101 4.2.4. Đánh giá chung các yếu tố tác động đến việc sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi .................................................................................................................106 4.3. Thực trạng bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi 109 4.3.1. Thực trạng bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ nội trú ở người cao tuổi 109 4.3.2. Thực trạng bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ ngoại trú ở người cao tuổi .111 4.4. Phân rã sự khác biệt về các yếu tố tác động đến bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ..............................................................................................................113 4.4.1. Phân rã sự khác biệt về các yếu tố tác động đến bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế theo giới tính ....................................................................................114 4.4.2 Phân rã sự khác biệt về các yếu tố tác động đến bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế xét theo nơi sống ..............................................................................117 4.4.3 Phân rã sự khác biệt về các yếu tố tác động đến bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế xét theo tình trạng việc làm ..............................................................122 4.5. Đánh giá chung về tình trạng bất bình đẳng và các yếu tố tác động đến bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi ......................................126 4.5.1. Tình trạng bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi ......126
- v 4.5.2. Các yếu tố tác động đến tình trạng bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi ...................................................................................................128 CHƯƠNG 5. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH .............................................................................138 5.1. Kết quả nghiên cứu chính của luận án .........................................................138 5.1.1. Tình trạng bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi ......138 5.1.2. Các yếu tố tác động đến tình trạng bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi ................................................................................................138 5.2. Một số khuyến nghị chính sách .....................................................................140 5.2.1. Chính sách bảo hiểm y tế cho người cao tuổi ............................................140 5.2.2. Thị trường lao động cao tuổi và các chính sách việc làm cho người cao tuổi... 142 5.2.3. Nâng cao trình độ giáo dục và nhận thức...................................................143 5.2.4. Phát triển hoạt động văn hoá, xã hội tại địa phương ..................................144 5.3. Hạn chế trong nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong tương lai ..............144 KẾT LUẬN ................................................................................................................145 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...........................................................................................................146 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................147 PHỤ LỤC ...................................................................................................................167
- vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT BBĐ Bất bình đẳng BHYT Bảo hiểm y tế BHXHVN Bảo hiểm xã hội Việt Nam BYT Bộ Y tế CSSK Chăm sóc sức khoẻ DVYT Dịch vụ y tế NCT Người cao tuổi
- vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH CI Concentration index Chỉ số tập trung EI Erreygers concentration Chỉ số tập trung Erreygers index OECD Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển Cooperation and Kinh tế Development OP&SHI 2019 Older Persons and Social Khảo sát về người cao tuổi và Health Insurance in Vietnam bảo hiểm y tế Việt Nam năm 2019 2019 NRCMS New Rural Cooperative Chương trình Y tế Hợp tác Medical Scheme Nông thôn Mới PPS Probability Proportional to Phương pháp chọn mẫu theo tỷ Size trọng quy mô UEBMI Urban Employee Basic BHYT cơ bản cho người lao Medical Insurance động ở thành thị URBMI Urban Residents Basic BHYT Cơ bản cho Người dân Medical Insurance Thành thị VIF Variance Inflation Factor Kiểm định hệ số phóng đại phương sai VNAS Vietnam Aging Survey Điều tra người cao tuổi Việt Nam
- viii DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 1.1: Tỷ lệ NCT đang làm việc, 2002, 2008, và 2019 (%) .................................... 25 Bảng 4.1: Đặc điểm nhân khẩu của người cao tuổi .......................................................68 Bảng 4.2: Đặc điểm về điều kiện kinh tế và hỗ trợ tài chính từ gia đình của người cao tuổi .................................................................................................................................71 Bảng 4.3: Lựa chọn biến cho mô hình hồi quy Poisson phân tích tần suất sử dụng dịch vụ y tế nội trú .................................................................................................................79 Bảng 4.4: Lựa chọn biến cho mô hình hồi quy Poisson phân tích tần suất sử dụng dịch vụ y tế ngoại trú ............................................................................................................. 83 Bảng 4.5: Lựa chọn biến cho mô hình hồi quy logistic đa biến phân tích xác suất sử dụng dịch vụ y tế nội trú ................................................................................................87 Bảng 4.6: Lựa chọn biến cho mô hình hồi quy logistic đa biến phân tích xác suất sử dụng dịch vụ y tế ngoại trú ............................................................................................ 91 Bảng 4.7: Kết quả kiểm định VIF kiểm tra đa cộng tuyến giữa các biến độc lập .........95 Bảng 4.8: Các yếu tố ảnh hưởng đến xác suất sử dụng dịch vụ y tế nội trú của người cao tuổi .......................................................................................................................... 96 Bảng 4.9: Các yếu tố tác động đến tần suất sử dụng dịch vụ y tế nội trú của người cao tuổi .................................................................................................................................98 Bảng 4.10: Các yếu tố tác động đến xác suất sử dụng dịch vụ y tế ngoại trú của người cao tuổi ........................................................................................................................101 Bảng 4.11: Các yếu tố tác động đến tần suất sử dụng dịch vụ y tế ngoại trú của người cao tuổi ........................................................................................................................104 Bảng 4.12: Kết quả ước lượng bất bình đẳng EI trong sử dụng dịch vụ y tế nội trú của toàn bộ người cao tuổi .................................................................................................110 Bảng 4.13: Kết quả ước lượng bất bình đẳng EI trong sử dụng dịch vụ y tế ngoại trú của toàn bộ người cao tuổi...........................................................................................112 Bảng 4.14: Kết quả phân rã Oaxaca-Blinder tổng hợp về BBĐ trong xác suất sử dụng dịch vụ y tế nội trú giữa nam giới và phụ nữ cao tuổi .................................................114 Bảng 4.15: Kết quả phân rã Oaxaca-Blinder tổng hợp về BBĐ trong tần suất sử dụng dịch vụ nội trú nam giới và phụ nữ cao tuổi ................................................................115 Bảng 4.16: Kết quả phân rã Oaxaca-Blinder tổng hợp về BBĐ trong xác suất sử dụng dịch vụ ngoại trú giữa nam giới và phụ nữ cao tuổi ....................................................116 Bảng 4.17: Kết quả phân rã Oaxaca-Blinder tổng hợp về BBĐ trong tần suất sử dụng dịch vụ ngoại trú giữa nam giới và phụ nữ cao tuổi ....................................................117
- ix Bảng 4.18: Kết quả phân rã Oaxaca-Blinder tổng hợp về BBĐ trong xác suất sử dụng dịch vụ nội trú giữa NCT ở thành thị và nông thôn ....................................................118 Bảng 4.19: Kết quả phân rã Oaxaca-Blinder tổng hợp về BBĐ trong tần suất sử dụng dịch vụ nội trú giữa NCT thành thị và nông thôn........................................................119 Bảng 4.20: Kết quả phân rã Oaxaca-Blinder tổng hợp về BBĐ trong xác suất sử dụng dịch vụ ngoại trú giữa NCT sống ở thành thị và nông thôn ........................................120 Bảng 4.21: Kết quả phân rã Oaxaca-Blinder tổng hợp về BBĐ trong tần suất sử dụng dịch vụ ngoại trú giữa NCT sống ở thành thị và nông thôn ........................................121 Bảng 4.22: Kết quả phân rã Oaxaca-Blinder tổng hợp về BBĐ trong xác suất sử dụng dịch vụ nội trú ở NCT xét theo tình trạng việc làm.....................................................122 Bảng 4.23: Kết quả phân rã Oaxaca-Blinder tổng hợp về BBĐ trong tần suất sử dụng dịch vụ nội trú của NCT xét theo tình trạng việc làm .................................................123 Bảng 4.24: Kết quả phân rã Oaxaca-Blinder tổng hợp về BBĐ trong xác suất sử dụng dịch vụ ngoại trú ở NCT xét theo tình trạng việc làm .................................................125 Bảng 4.25: Kết quả phân rã Oaxaca-Blinder tổng hợp về BBĐ trong tần suất sử dụng dịch vụ ngoại trú ở NCT xét theo tình trạng việc làm .................................................126 Bảng 4.26: Tổng hợp kết quả phân rã Oaxaca-Blinder mở rộng phân tích bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi ................................................................129
- x DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Mô hình Andersen&Newman (2005) về tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế ... 11 Hình 1.2. Mô hình các yếu tố quyết định đến bất bình đẳng trong y tế ........................19 Hình 1.3. Phân bố dân số cao tuổi theo nhóm tuổi, năm 2009 và 2019 ........................ 23 Hình 3.1. Khung phân tích về bất bình đẳng và các yếu tố tác động đến bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi ..............................................................51 Hình 3.2. Mô phỏng đường tập trung (CC) ................................................................... 61 Hình 4.1: Tình trạng việc làm của người cao tuổi trong 12 tháng trước khảo sát......... 70 Hình 4.2: Tỷ lệ tham gia hoạt động văn hoá xã hội ở người cao tuổi ........................... 72 Hình 4.3: Sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi ..........................................................73 Hình 4.4: Tỷ lệ người cao tuổi đang điều trị y tế theo số bệnh lý và nhóm tuổi ...........74 Hình 4.5: Tình trạng khó khăn trong thực hiện ADLs của người cao tuổi ...................75 Hình 4.6: Tình trạng sức khoẻ tự đánh giá của người cao tuổi ..................................... 76 Hình 4.7: Số lượt trung bình sử dụng dịch vụ nội trú và ngoại trú theo điều kiện sống ....... 77 Hình 4.8: Nguyên nhân đi khám, chữa bệnh của người cao tuổi theo loại bệnh lý ......77 Hình 4.9: Tỷ lệ sử dụng BHYT khi KCB của người cao tuổi ....................................... 78
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bất bình đẳng trong y tế được định nghĩa là sự khác biệt có hệ thống về tình trạng sức khoẻ hoặc khác biệt trong phân bổ nguồn lực y tế giữa các nhóm dân số khác nhau (Tổ chức Y tế Thế giới, 2018). Sự khác biệt trong khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế giữa các nhóm dân số cũng là một khía cạnh của bất bình đẳng y tế. Tổ chức Y tế thế giới đã phát đi nhiều cảnh báo về vấn đề này và gần đây lần nữa khẳng định bất bình đẳng y tế, đặc biệt là bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế, đang ngày càng diễn ra sâu sắc, nhất là khi đại dịch viêm đường hô hấp cấp (đại dịch COVID-19) diễn ra. Nhiều bằng chứng thực tiễn đã chỉ ra hệ luỵ của bất bình đẳng y tế đối với hệ thống y tế và sức khoẻ người dân cũng như sự phát triển nền kinh tế-xã hội của một quốc gia. Tại Việt Nam, mục tiêu bao phủ y tế toàn dân đã được triển khai từ năm 2008 nhằm hướng đến mục tiêu toàn dân được sử dụng dịch vụ y tế chất lượng, đáp ứng nhu cầu kịp thời và không gặp khó khăn về tài chính khi sử dụng dịch vụ y tế. Ngoài ra, mục tiêu bao phủ y tế toàn dân giúp cải thiện tình trạng bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế. Để đạt được điều này, bảo hiểm y tế (BHYT) được đưa vào thông qua Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 với mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân, nghĩa là toàn bộ dân số Việt Nam được sở hữu thẻ BHYT. Điều này được kỳ vọng sẽ tăng khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của toàn bộ dân số Việt Nam. Tính đến hết năm 2022, tỷ lệ bao phủ BHYT tại Việt Nam đã đạt 92,04% (Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 2023), nhưng vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn. Nguồn tài chính y tế Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào chi trả trực tiếp của người dân, tức là người dân phải chi tiền túi của cá nhân khi đi khám, chữa bệnh. Tỷ lệ chi trả trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình ở Việt Nam tương đối cao, chiếm gần 40% tổng chi tiêu cho y tế (Ngân hàng Thế giới, 2022). Điều này cảnh báo vấn đề chi phí “thảm hoạ” cho y tế và nghèo hoá do y tế mà nền kinh tế - xã hội Việt Nam đang phải đối mặt. Thêm vào đó, các chính sách của chính phủ nhằm giải quyết vấn đề xoá đói giảm nghèo và các chính sách về thu, chi trong hệ thống y tế công đã được triển khai nhưng chưa mang lại hiệu quả và công bằng trên toàn dân (Bộ Y tế, 2016). Những thực trạng trên phản ánh rằng tình trạng bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế có thể vẫn là vấn đề tiềm ẩn trong xã hội Việt Nam. Khi xem xét đến bối cảnh dân số tại Việt Nam, dân số cao tuổi (là những người từ 60 tuổi trở lên) đang có xu hướng tăng nhanh trong thời gian gần đây. Sự thay đổi trong cấu trúc dân số tạo ra nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội mà ở đó tình trạng sử dụng dịch vụ y tế ở nhóm dân số này là vấn đề cần được nghiên cứu kỹ lưỡng do những thay
- 2 đổi lớn trong xu hướng bệnh tật và sự gia tăng số người có nhu cầu sử dụng các dịch vụ y tế. Theo dự báo của Tổng cục Thống kê (2021b), Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn dân số già (khi tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm hơn 14% tổng dân số) từ năm 2036. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng người cao tuổi có nhu cầu về sử dụng dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ (CSSK) nhiều hơn các nhóm dân số trẻ tuổi hơn (Long, G. T. & Phong, P. M., 2017). Cụ thể, người cao tuổi thường có nhiều bệnh và chủ yếu là bệnh mạn tính, không lây nhiễm nên nhu cầu và chi phí điều trị cao và diễn ra trong thời gian dài. Cùng lúc đó, xét về nguồn tài chính, tỷ lệ người cao tuổi Việt Nam nhận lương hưu và trợ giúp xã hội chưa tới 50% và mức hưởng thấp nên nhìn chung người cao tuổi có xu hướng làm thêm để có thu nhập bổ sung nhưng các công việc họ làm được trả lương thấp hoặc không trả lương (hay còn gọi là các công việc dễ tổn thương). Bên cạnh đó, tới một phần ba dân số cao tuổi vẫn nhận sự hỗ trợ tài chính và phi tài chính từ con cái (Long, G. T. & Dung, L. D., 2018). Với những vấn đề này, người cao tuổi gặp nhiều rào cản trong việc sử dụng dịch vụ y tế phù hợp và đáp ứng kịp thời khi cần. Bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế là chủ đề quan trọng được xã hội quan tâm, nội dung này được đề cập trong Mục tiêu Phát triển Bền vững (Liên hợp quốc, 2015). Theo đó, đề cập đến việc đảm bảo toàn dân được sống cuộc sống khoẻ mạnh và hạnh phúc cùng với nhu cầu về sử dụng dịch vụ y tế và CSSK liên tục được đáp ứng trong suốt cuộc đời. Vì vậy, Liên hợp quốc (2015) nhấn mạnh rằng tình trạng bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở mọi nhóm dân số cần được xác định và giải quyết. Trong bối cảnh xu hướng dân số cao tuổi được ghi nhận đang tăng ở các quốc gia, tình trạng bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi là vấn đề đang được các quốc gia quan tâm. Tình trạng trên có thể gây ra nhiều hệ luỵ khác như: tình trạng nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế không được đáp ứng, tình trạng sức khoẻ ở một số nhóm người cao tuổi bị ảnh hưởng, khó khăn trong việc đạt được mục tiêu già hoà khoẻ mạnh… Các nghiên cứu trước đây trên thế giới đã khai thác vấn đề này, nhưng vẫn có một số hạn chế như hướng tiếp cận vấn đề, phương pháp nghiên cứu, khác biệt về biến giải thích, cỡ mẫu nghiên cứu cũng như sự chưa nhất quán trong các kết quả nghiên cứu. Tại Việt Nam, mặc dù đã có một số nghiên cứu về chủ đề bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế, nhưng chưa có nghiên cứu nào trong số các nghiên cứu được công bố bàn về vấn đề bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi. Thêm vào đó, các nghiên cứu trước đây về bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế (trên các nhóm đối tượng không phải người cao tuổi) được thực hiện từ rất lâu trước đó và dữ liệu không mang tính đại diện cho quần thể. Phần lớn các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc phân tích mô tả sự khác biệt giữa hai nhóm dân số và mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến sự khác
- 3 biệt này. Hay nói cách khác, các phương pháp mà các nghiên cứu trước đây sử dụng chưa thật sự phản ánh đủ về vấn đề bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế (trên các nhóm đối tượng không phải người cao tuổi). Việc triển khai nghiên cứu vấn đề bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi là rất cần thiết và cấp bách vì đây được nhận định là nhóm dân số ngày càng lớn về số lượng và đóng góp tỷ lệ lớn trong dân số Việt Nam. Ngoài ra, các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam chỉ dừng ở mô tả trên một quần thể nhỏ và không dựa trên cơ sở lý thuyết về bất bình đẳng và sử dụng dịch vụ y tế để giải thích cho các vấn đề họ đã trình bày. Như vậy, với hiểu biết của tác giả, cơ sở lý luận lẫn thực tiễn chính sách để giải quyết vấn đề bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế trên nhóm đối tượng này đều còn thiếu và chưa thuyết phục. Từ những vấn đề mang tính lý thuyết cũng như thực tiễn về bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi như đã nêu trên, luận án “Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi” được thực hiện nhằm đóng góp thêm vào lý luận về bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi. Từ đó, luận án khuyến nghị một số chính sách trong bối cảnh của Việt Nam nhằm giải quyết vấn đề bất bình đẳng nêu trên. Phạm vi nghiên cứu của luận án tập trung khai thác tình trạng bất bình đẳng về kinh tế - xã hội trong sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi tại Việt Nam. 2. Mục tiêu, câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận án được thực hiện với các mục tiêu sau đây: (1) Mô tả khung phân tích, phương pháp đo lường và lượng hoá các yếu tố tác động đến tình trạng bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi Việt Nam. (2) Mô tả thực trạng và phân tích các yếu tố tác động đến tình trạng bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi Việt Nam. (3) Từ các kết quả trên, luận án đề xuất các giải pháp và khuyến nghị chính sách nhằm giảm BBĐ trong sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi Việt Nam. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, luận án tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: Câu hỏi 1: Phân tích bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế gồm những bước phân tích nào? Đo lường vấn đề bất bình đẳng và lượng hoá các yếu tố tác động tới bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế như thế nào?
- 4 Câu hỏi 2: Thực trạng bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi Việt Nam và các yếu tố tác động đến thực trạng bất bình đẳng nêu trên như thế nào? Tình trạng bất bình đẳng chung (toàn bộ dân số cao tuổi) và tình trạng theo các nhóm kinh tế-xã hội (như giới tính, khu vực sinh sống, tình trạng việc làm…) như thế nào? Câu hỏi 3: Các hàm ý chính sách để giảm thiểu bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi Việt Nam là gì? Từ cơ sở lý thuyết (được trình bày tại Chương 1) và tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm đã được công bố tại Việt Nam và thế giới (được trình bày tại Chương 2), một số luận điểm cần được nhấn mạnh trong luận án là: Thứ nhất, luận án khai thác đa chiều vấn đề bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế, tức là luận án xem xét vấn đề bất bình đẳng theo giới tính, khu vực sinh sống và tình trạng việc làm, và điều kiện kinh tế trong sử dụng dịch vụ y tế của nhóm dân số cao tuổi Việt Nam (Kawachi, I. và cộng sự, 2002; Arcaya, M. C. và cộng sự, 2015). Thứ hai, toàn bộ phân tích về “sử dụng dịch vụ y tế” trong luận án là phân tích về “xác suất sử dụng dịch vụ y tế nội trú”, “tần suất sử dụng dịch vụ y tế nội trú”, “xác suất sử dụng dịch vụ y tế ngoại trú” và “tần suất sử dụng dịch vụ y tế ngoại trú”. Trong luận án này, xác suất sử dụng dịch vụ y tế thể hiện đối tượng nghiên cứu (người cao tuổi) có hay không sử dụng dịch vụ y tế, trong khi tần suất sử dụng dịch vụ y tế thể hiện số lần khám, chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú của người cao tuổi. Các định nghĩa được đề cập trong Chương 1 và Chương 2. Chương 3 sẽ tiếp tục làm rõ các biến số này cụ thể trong từng mô hình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là người cao tuổi tại Việt Nam (là những người Việt Nam từ 60 tuổi trở lên) tham gia trả lời phỏng vấn cho Khảo sát về người cao tuổi và Bảo hiểm y tế Việt Nam năm 2019. Thêm vào đó, đối tượng nghiên cứu là việc sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi tại Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu về bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế nội trú và ngoại trú của người cao tuổi Việt Nam với các yếu tố nhân khẩu và xã hội (như tuổi, giới tính, tình trạng việc làm…), các yếu tố môi trường (sử dụng BHYT khi khám, chữa bệnh, sự tham gia hoạt động văn hoá xã hội, nơi sống,…) và các yếu tố thể hiện nhu cầu về
- 5 sức khoẻ (sức khoẻ tự đánh giá; mức độ khó khăn trong hoạt động sinh hoạt cơ bản hàng ngày). Thời điểm được phân tích là năm 2019 (dựa vào dữ liệu đại diện quốc gia cho dân số cao tuổi được thu thập vào năm 2019 như sẽ trình bày ở Chương 3). 4. Phương pháp nghiên cứu Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu nêu trên, luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích, tổng hợp: Luận án phân tích và tổng hợp các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm nhằm xác định khoảng trống nghiên cứu và hệ thống hoá các yếu tố tác động đến bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế nội trú và ngoại trú của người cao tuổi. Phương pháp thống kê mô tả: Dựa vào dữ liệu Khảo sát về Người cao tuổi và Bảo hiểm y tế được thực hiện tại Việt Nam năm 2019 (viết tắt là OP&SHI 2019), luận án mô tả các đặc điểm nhân khẩu, kinh tế-xã hội, sức khỏe… của người cao tuổi và tình trạng sử dụng dịch vụ y tế nội trú và ngoại trú của người cao tuổi. Phương pháp phân tích định lượng: Luận án sử dụng chỉ số tập trung Erreygers (EI) để đánh giá thực trạng bất bình đẳng trong xác suất và tần suất sử dụng dịch vụ y tế nội trú và ngoại trú ở người cao tuổi. Hơn nữa, luận án áp dụng phương pháp phân tích phân rã Oaxaca-Blinder mở rộng cho mô hình phi tuyến để lượng hoá mức độ tác động của từng yếu tố đến tình trạng bất bình đẳng. Cụ thể, luận án phân tích sự khác biệt trong xác suất và tần suất sử dụng dịch vụ y tế nội trú và ngoại trú của người cao tuổi theo giới tính (nam và nữ), theo khu vực sinh sống (thành thị và nông thôn) và theo tình trạng việc làm (đang có việc làm và đang không có việc làm). 5. Đóng góp mới của luận án 5.1. Đóng góp về mặt lý thuyết Thứ nhất, luận án đã cải thiện mô hình lý thuyết phổ biến về sử dụng dịch vụ y tế của Andersen, R. & Newman, J. F. (2005). Cụ thể, luận án đã bổ sung yếu tố “sự tham gia hoạt động văn hoá-xã hội” vào mô hình phân tích về sử dụng dịch vụ y tế. Mô hình lý thuyết phổ biến về sử dụng dịch vụ y tế của Andersen, R. & Newman, J. F. (2005) không có yếu tố này. Tổng quan các tài liệu cho thấy đây là một yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến tình trạng sức khoẻ (cả thể chất và tinh thần) của người cao tuổi. Tuy nhiên, yếu tố này chưa được xem xét tác động đến tình trạng sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi ra sao trong các nghiên cứu trước đây. Do tình trạng sức khoẻ không tốt
- 6 là một yếu tố tạo ra nhu cầu khám, chữa bệnh và sử dụng dịch vụ y tế. Vì vậy, luận án đưa yếu tố này vào mô hình nhằm cải thiện mô hình lý thuyết hiện có. Thứ hai, luận án sử dụng phương pháp phân rã Oaxaca-Blinder mở rộng, phương pháp phổ biến giúp xác định các yếu tố đóng góp vào tình trạng bất bình đẳng. Kết quả của phương pháp này thường được áp dụng để đề xuất chính sách giúp cải thiện vấn đề bất bình đẳng. Cụ thể, luận án đã luận giải các yếu tố tác động đến tình trạng bất bình đẳng trong sử dụng các dịch vụ y tế bằng phương pháp phân rã Oaxaca-Blinder mở rộng. Với sự hiểu biết tốt nhất của tác giả, đây là nghiên cứu đầu tiên sử dụng phương pháp này phân tích về bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế trong nhóm dân số cao tuổi tại Việt Nam. Phương pháp này lượng hoá mức độ tác động và sự đóng góp của từng yếu tố (biến độc lập) đến tình trạng bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế theo giới tính (giữa nam và nữ), nơi sống (giữa thành thị và nông thôn), và tình trạng việc làm (giữa không có việc làm và có việc làm). Thứ ba, luận án đã khai thác đa chiều vấn đề bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế. Cụ thể, vấn đề bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi được khai thác sâu theo các nhóm kinh tế - xã hội là giới tính (nam, nữ), nơi sống (thành thị, nông thôn) và tình trạng việc làm (không có việc làm, có việc làm). Các nghiên cứu hiện có chỉ tập trung khai thác một trong các nhóm yếu tố nêu trên do hạn chế về dữ liệu, quy mô cỡ mẫu, và hạn chế về độ dài trình bày trong một bài báo khoa học hàn lâm. Chính vì vậy, luận án cung cấp và đóng góp góc nhìn đa chiều về bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi xét theo điều kiện kinh tế, tình trạng việc làm, giới tính, và nơi sống. 5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Luận án sử dụng dữ liệu quốc gia về người cao tuổi, đó là Khảo sát về người cao tuổi và bảo hiểm y tế Việt Nam năm 2019 (OP&SHI 2019) với những đóng góp nhất định về mặt thực tiễn: Thứ nhất, tình trạng bất bình đẳng kinh tế - xã hội trong sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi diễn ra tại thời điểm thu thập dữ liệu (năm 2019). Cụ thể là tình trạng bất bình đẳng trong xác suất và tần suất sử dụng dịch vụ y tế nội trú và ngoại trú xét theo giới tính, tình trạng việc làm và khu vực sinh sống. Thứ hai, BHYT là yếu tố đóng góp quan trọng trong việc làm giảm tình trạng bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi. Đây là yếu tố được ghi nhận có đóng góp làm giảm tình trạng bất bình đẳng ở tất cả các phân tích. Kết quả này minh chứng cho tác động tích cực của Luật Bảo hiểm y tế năm 2018 sửa đổi bởi Luật
- 7 được ban hành với mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân, giúp người dân tiếp cận và sử dụng DVYT dễ dàng hơn. Thứ ba, bình đẳng về cơ hội trong thị trường lao động cho nam giới và phụ nữ cao tuổi và cho người thành thị và nông thôn sẽ góp phần làm giảm tình trạng bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi. Các chính sách việc làm cho lao động cao tuổi cần được nghiên cứu và xây dựng nhằm tạo ra môi trường thân thiện và bảo vệ quyền lợi và cơ hội cho nhóm lao động cao tuổi. Cuối cùng, yếu tố “sự tham gia hoạt động văn hoá-xã hội” có tác động có ý nghĩa thống kê đến tình trạng bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi tại Việt Nam. Mặc dù hướng tác động của yếu tố này trong các phân tích không đồng nhất, nhưng đây được xem là những kết quả khả quan ban đầu khi đưa yếu tố này vào mô hình phân tích. Yếu tố “sự tham gia hoạt động văn hoá-xã hội” làm giảm tình trạng bất bình đẳng trong sử dụng DVYT của NCT khi xét theo giới tính và nơi sinh sống, nhưng lại làm tăng tình trạng bất bình đẳng khi xét theo tình trạng việc làm của NCT. Kết quả này cho thấy thúc đẩy tham gia hoạt động văn hoá-xã hội có thể góp phần làm giảm tình trạng bất bình đẳng trong sử dụng DVYT giữa phụ nữ và nam giới cao tuổi và giữa NCT nông thôn và NCT thành thị. Cùng lúc đó, tạo việc làm cho NCT hài hòa với tham gia các hoạt động văn hoá-xã hội về mặt tần suất và số lượng hội/nhóm tham gia có thể giúp cải thiện tình trạng bất bình đẳng trong sử dụng DVYT của họ. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng, biểu, tài liệu tham khảo, và phụ lục, luận án được kết cấu thành năm (05) chương như sau: Chương 1. Cơ sở lý thuyết các vấn đề trong luận án. Chương 2. Tổng quan nghiên cứu về bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi. Chương 3. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu. Chương 4. Thực trạng và các yếu tố tác động đến tình trạng bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi. Chương 5. Kết quả nghiên cứu chính của luận án và các khuyến nghị chính sách.
- 8 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TRONG LUẬN ÁN 1.1. Cơ sở lý thuyết liên quan đến dịch vụ y tế 1.1.1. Khái niệm về dịch vụ y tế Khác với các loại hình dịch vụ khác trên thị trường, dịch vụ y tế (DVYT) là một loại dịch vụ đặc biệt bởi DVYT gắn liền với sức khoẻ và tính mạng của con người (Scott, R. và cộng sự, 2001). Theo đó, DVYT gồm những dịch vụ điều trị bệnh tật, dự phòng bệnh tật, duy trì và phục hồi sức khoẻ của con người và cộng đồng. Khi xem xét đến đối tượng người cao tuổi, DVYT dành cho người cao tuổi là các dịch vụ điều trị và chăm sóc sức khoẻ chuyên biệt nhằm đáp ứng nhu cầu đặc biệt cho nhóm dân số này. DVYT nói chung, cũng như DVYT dành cho người cao tuổi nói riêng, thường được cung cấp bởi các cơ sở y tế và người có chuyên môn về y tế, ví dụ như bác sĩ, nha sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, bệnh viện, phòng khám chuyên khoa, trung tâm y tế, và trạm y tế. Tại Việt Nam, xét theo đặc điểm của DVYT, DVYT dành cho người cao tuổi có thể được phân loại thành một số nhóm chính, bao gồm: (1) Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu: Các cơ sở y tế cung cấp các dịch vụ kiểm tra sức khoẻ định kỳ, quản lý tình trạng bệnh lý mạn tính, theo dõi việc sử dụng thuốc, và điều phối việc chăm sóc chuyên khoa khác nhau dựa trên tình trạng sức khoẻ của người cao tuổi (Scott, R. và cộng sự, 2001; Castro, A. P. R. và cộng sự, 2018). (2) Dịch vụ chăm sóc dự phòng: Các dịch vụ dự phòng cho người cao tuổi bao gồm tiêm chủng, truyền thông, giáo dục sức khoẻ, tư vấn về lựa chọn lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh lý của người cao tuổi (Takahashi, P. Y. và cộng sự, 2004; Tazkarji, B. và cộng sự, 2016). (3) Dịch vụ y tế chuyên khoa lão khoa: Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh lý của người cao tuổi mà họ có thể cần sự chăm sóc y tế chuyên biệt từ nhân viên y tế có chuyên môn về lão khoa, như bác sĩ lão khoa, bác sĩ thần kinh, bác sĩ tim mạch và bác sĩ ung thư (Ko, F. C. Y., 2011; Tavassoli, N. và cộng sự, 2022). (4) Quản lý bệnh mạn tính và quản lý thuốc: Người cao tuổi thường mắc một hoặc nhiều bệnh lý mạn tính (như tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm khớp, mất trí nhớ, sa sút trí tuệ). Việc quản lý bệnh mạn tính rất quan trọng nhằm giảm thiểu các triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng, và cải thiện chất lượng cuộc sống của người cao tuổi. Ngoài ra, việc quản lý bệnh mạn tính còn là theo dõi các tương tác tiềm ẩn có thể xảy ra khi người cao tuổi sử dụng nhiều loại thuốc và tác động của những tương tác tiềm ẩn này lên khả năng vận động của người cao tuổi (Chodosh, J. và cộng sự, 2005; Kim, J. & Parish, A. L., 2017).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
228 p | 631 | 164
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam
0 p | 841 | 163
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
203 p | 459 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý thuế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
0 p | 497 | 85
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaixia trong qua trình hội nhập kinh tế quốc tế - thực trạng, kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam
0 p | 369 | 77
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Sức cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
0 p | 227 | 47
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 492 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách nhà nước đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) ở Việt Nam
0 p | 295 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 295 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong
0 p | 270 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 105 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 174 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 235 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam
0 p | 181 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 65 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
209 p | 188 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 64 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn