1<br />
<br />
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU<br />
1.1 Giới thiệu<br />
Cùng với chính sách tài khóa, CSTT giữ một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy<br />
tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm (Cochrane, 1998; Mishkin, 2002; Berument<br />
& Dincer, 2008). Một sự thay đổi trong lãi suất điều hành của NHTW sẽ có tác động<br />
đến lãi suất thương mại ngắn hạn, dài hạn của hệ thống ngân hàng, và tác động lên các<br />
hoạt động kinh tế. Chẳng hạn, khi lãi suất thương mại ngắn hạn và dài hạn giảm xuống,<br />
các hộ gia đình sẽ sẵn sàng hơn trong việc tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ, các<br />
doanh nghiệp sẽ ở vào vị thế sẵn sàng hơn để thực hiện việc đầu tư nhằm mở rộng các<br />
hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, các doanh nghiệp cũng sẽ gia tăng việc thuê<br />
mướn nhân công và thúc đẩy sản xuất. Kết quả thông thường là thất nghiệp sẽ giảm đi,<br />
tài sản của các gia đình sẽ gia tăng, và kinh tế sẽ tăng trưởng.<br />
Bên cạnh đó, CSTT cũng có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lạm phát<br />
(Chowdhury và cộng sự, 1995; Kahn và cộng sự, 2002; Bhuiyan & Lucas, 2007;<br />
Berument & Dincer, 2008). Khi lãi suất giảm, nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ gia tăng<br />
có xu hướng thúc đẩy tiền lương và các chi phí khác tăng theo, bởi nhu cầu cao hơn đối<br />
lao động và nguyên liệu, máy móc cần thiết cho sản xuất. Hơn nữa, diễn biến của<br />
CSTT sẽ tạo ra kỳ vọng về cách thức và kết quả mà nền kinh tế sẽ vận hành trong<br />
tương lai, trong đó có kỳ vọng về giá cả và tiền lương, và những kỳ vọng này sẽ tác<br />
động trực tiếp lên lạm phát hiện tại.<br />
Những phân tích trên về vai trò của CSTT đối với thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết việc<br />
làm cũng như tác động đến lạm phát chỉ mới xem xét trong điều kiện của một nền kinh<br />
tế đóng. Trong một nền kinh tế mở, mọi thứ không chỉ dừng lại ở đó. CSTT thắt chặt đi<br />
kèm với sự gia tăng lãi suất trong nước không chỉ tác động đến các nhân tố nội địa mà<br />
còn cả những yếu tố ở bên ngoài biên giới quốc gia (Romer, 1993; Rogoff, 2003;<br />
Woodford, 2007; Mishkin, 2009). Sự gia tăng này có thể đem lại cho các nhà đầu tư<br />
<br />
2<br />
<br />
nước ngoài một tỷ lệ lợi nhuận cao hơn khi đầu tư vào các tài sản trong nước. Điều đó<br />
có nghĩa là những tài sản nội địa (theo đồng nội tệ) sẽ hấp dẫn hơn, do đó mà cán cân<br />
vốn sẽ biến động. Kết quả là đồng nội tệ có thể tăng giá, làm giảm giá của hàng nhập<br />
khẩu và tăng giá của hàng xuất khẩu, ảnh hưởng đến cán cân thương mại nói riêng và<br />
cán cân thanh toán nói chung.<br />
Đến lượt nó, việc giảm giá hàng nhập khẩu và tăng giá hàng xuất khẩu có thể kéo giảm<br />
đà tăng giá của hàng hóa và lạm phát trong nước. Việc gia tăng các nguồn vốn chảy<br />
vào có thể sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm. Nói cách khác,<br />
có thể độ mở nền kinh tế có vai trò trong tác động của CSTT lên các yếu tố kinh tế vĩ<br />
mô.<br />
Như vậy, các lý thuyết kinh tế đã thừa nhận độ mở của nền kinh tế có ảnh hưởng đến<br />
tác động của CSTT lên các yếu tố kinh tế vĩ mô. Về mặt thực nghiệm, trên thế giới<br />
cũng đã có những nghiên cứu đề cập đến tác động này. Các nghiên cứu của Karras<br />
(1999a, 1999b, 2001), Berument và Dogan (2003), Işık và cộng sự (2005), Işık và Acar<br />
(2006), Berument và cộng sự (2007) đã cho thấy vai trò của độ mở đối với tác động<br />
của CSTT lên tăng trưởng kinh tế, lạm phát và tỷ giá hối đoái, ở các quốc gia phát triển<br />
và cả đang phát triển.<br />
Tuy nhiên, có ít nhất hai vấn đề mà những nghiên cứu thực nghiệm được tìm thấy chưa<br />
thể trả lời thỏa đáng.<br />
Thứ nhất, CSTT không chỉ có tác động lên tăng trưởng kinh tế, lạm phát và tỷ giá hối<br />
đoái ở các quốc gia mà còn có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy việc làm, giảm<br />
thất nghiệp; duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính; cân bằng cán cân thanh toán<br />
quốc tế và nhiều tác động khác, theo Fry và cộng sự (2000), Mishkin (2004) hay Bordo<br />
(2007). Như vậy, độ mở nền kinh tế sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các tác động này<br />
(tức tác động lên thất nghiệp, cán cân thanh toán, sự ổn định của hệ thống tài chính và<br />
nhiều mục tiêu khác) của CSTT?<br />
<br />
3<br />
<br />
Thứ hai, ở các quốc gia chuyển đổi - đối tượng chưa có nghiên cứu nào thực hiện - thì<br />
có hay không sự ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của CSTT lên các yếu<br />
tố kinh tế vĩ mô; nếu có thì sự tác động này diễn ra như thế nào, giống hay khác với tác<br />
động này ở các quốc gia phát triển hay đang phát triển khác.<br />
Trên cơ sở các nhận định đó, luận án “Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động<br />
của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô” là sự bổ sung cần thiết vào các<br />
nghiên cứu mang tính thực nghiệm đó. Luận án này sẽ tiến hành đánh giá tác động của<br />
CSTT lên tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp ở các quốc gia chuyển đổi1,<br />
trong đó có Việt Nam dưới ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế.<br />
1.2 Các nghiên cứu liên quan đến hướng nghiên cứu của luận án<br />
Tác động của CSTT lên các yếu tố kinh tế vĩ mô dường như là một đề tài hấp dẫn, bởi<br />
những nghiên cứu theo hướng này được thực hiện với số lượng lớn và thực sự đa dạng.<br />
Tuy nhiên, đánh giá ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động này vẫn còn một<br />
khoảng trống để các nghiên cứu thực nghiệm khác có thể thực hiện.<br />
Một trong những nghiên cứu về ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của<br />
CSTT lên các yếu tố kinh tế vĩ mô được ghi nhận là Karras (1999a), đây có thể xem là<br />
nghiên cứu mở đường cho những nghiên cứu về sau theo hướng này. Trong nghiên cứu<br />
này, Karras (1999a) chọn mẫu số liệu gồm 38 quốc gia, cả phát triển và đang phát<br />
triển, sử dụng hai thước đo bao gồm tỷ lệ (XK+NK)/GDP và tỷ lệ NK/GDP để đại diện<br />
cho độ mở nền kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ mở nền kinh tế càng lớn thì tác<br />
động của CSTT lên tăng trưởng kinh tế càng yếu, nhưng tác động của CSTT lên lạm<br />
phát sẽ càng mạnh hơn.<br />
<br />
1<br />
<br />
Như đã trình bày, CSTT không chỉ tác động lên tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp, tại sao luận án chỉ<br />
đo lường ảnh hưởng của độ mở đến tác động của CSTT lên ba yếu tố này xin được làm rõ ở phần 1.6 chương 1<br />
(Đối tượng và phạm vi nghiên cứu).<br />
<br />
4<br />
<br />
Cũng trong năm 1999, Karras tiếp tục công bố một nghiên cứu khác theo hướng này.<br />
Lần này Karras (1999b) sử dụng dữ liệu của 37 quốc gia, tiến hành đo lường ảnh<br />
hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của CSTT lên tỷ giá hối đoái. Tác giả rút ra<br />
kết luận rằng trong điều kiện độ mở nền kinh tế càng lớn, thì tác động của CSTT lên tỷ<br />
giá hối đoái càng yếu đi.<br />
Karras (2001) tiếp tục là một nghiên cứu về mối quan hệ giữa độ mở nền kinh tế và tác<br />
động của CSTT lên tăng trưởng kinh tế. Mẫu nghiên cứu gồm 8 quốc gia (Úc, Canada,<br />
Đức, Italia, Nhật Bản, Nam Phi, Anh và Mỹ) trong giai đoạn quý 1/1960 đến quý<br />
4/1993. Kết quả một lần nữa cho thấy độ mở của nền kinh tế càng lớn thì ảnh hưởng<br />
của CSTT lên tăng trưởng kinh tế càng nhỏ. Nghiên cứu này của Karras tiếp tục củng<br />
cố kết quả mà Karras (1999a) đã đạt được khi tiến hành với mẫu nghiên cứu khác.<br />
Sau các nghiên cứu của Karras2, các nghiên cứu tiếp theo của hướng này lặp lại các đo<br />
lường mà Karras (1999a, 1999b, 2001) đã thực hiện3, nhưng với các mẫu số liệu khác,<br />
trong những khoảng thời gian khác. Có thể kể ra như các nghiên cứu của Berument và<br />
Dogan (2003), Işık và cộng sự (2005), Işık và Acar (2006), Berument và cộng sự<br />
(2007) hay Coric và cộng sự (2012). Kết quả từ các nghiên cứu này có cả đồng nhất và<br />
không đồng nhất với các nghiên cứu mà Karras (1999a, 1999b, 2001) đã thực hiện.<br />
Có thể thấy rằng số lượng các nghiên cứu theo hướng này còn tương đối ít. Mặt khác,<br />
các nghiên cứu từ Việt Nam khi đánh giá tác động của CSTT lên các yếu tố kinh tế vĩ<br />
mô như Nguyễn Quỳnh Hoa (2008), Bùi Duy Phú (2009), Viện nghiên cứu quản lý<br />
kinh tế trung ương (2010), Hoàng Xuân Bình (2011), Nguyễn Khắc Quốc Bảo (2013),<br />
<br />
2<br />
<br />
Cho đến thời điểm các nghiên cứu của Karras (1999a, 1999b, 2001) được xuất bản thì tác giả chưa tìm thấy<br />
những nghiên cứu khác được công bố trước đó cùng chủ đề này. Trong bài nghiên cứu của mình, Karras (1999a,<br />
1999b, 2001) cũng không cho thấy rằng có những nghiên cứu trước cùng chủ đề đã được công bố.<br />
3<br />
Cho đến thời điểm hoàn thành luận án này, tác giả chưa tìm thấy những nghiên cứu có hướng tiếp cận chủ đề<br />
này khác với cách tiếp cận của Karras (1999a, 1999b, 2001). Vì vậy, quan điểm cho rằng “các nghiên cứu tiếp<br />
theo của hướng này lặp lại các đo lường và Karras (1999a, 1999b, 2001) đã thực hiện” có thể thay đổi trong<br />
trường hợp tác giả tìm thấy những nghiên cứu có cách tiếp cận khác với cách tiếp cận của Karras (1999a, 1999b,<br />
2001).<br />
<br />
5<br />
<br />
Nguyễn Thị Ngọc Trang và cộng sự (2013) đều chưa xem xét đến yếu tố độ mở kinh<br />
tế.<br />
1.3 Khe hở nghiên cứu<br />
Về mặt lý thuyết, các nhà kinh tế vẫn còn nhiều tranh cãi về tác động của CSTT lên các<br />
yếu tố kinh tế vĩ mô, trong điều kiện không xem xét và có xem xét đến yếu tố độ mở<br />
của nền kinh tế4. Khi đề cập đến vai trò của CSTT, như nghiên cứu này sẽ chỉ ra, vẫn<br />
tồn tại ít nhất bốn trường phái lớn có những quan điểm khác nhau về vấn đề này<br />
(trường phái cổ điển, trường phái Keynes, trường phái các nhà kinh tế học tiền tệ và<br />
trường phái các nhà kinh tế học tân cổ điển)5. Trong điều kiện của nền kinh tế mở, hai<br />
luồng quan điểm trái ngược nhau của các nhà kinh tế về tác động của CSTT lên tăng<br />
trưởng kinh tế, lạm phát và các yếu tố kinh tế vĩ mô khác vẫn tồn tại song hành<br />
(Romer, 1993; Rogoff, 2003; Ball, 2006; IMF, 2006; Kohn, 2006; Yellen, 2006;<br />
Papademos, 2007; Woodford, 2007; Mishkin, 2009).<br />
Về mặt thực nghiệm, những nghiên cứu được tìm thấy đã xem xét những khía cạnh: (i)<br />
ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của CSTT lên lạm phát, tăng trưởng<br />
kinh tế; và (ii) ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của CSTT lên tỷ giá hối<br />
đoái. Ngoài các nghiên cứu của Karras (1999a, 1999b, 2001), các nghiên cứu tiếp theo<br />
dù sử dụng số liệu khác, trong những khoảng thời gian khác song chỉ kiểm định những<br />
mối quan hệ mà Karras (1999a, 1999b, 2001) đã thực hiện trước đó. Như vậy, mối<br />
quan hệ giữa độ mở nền kinh tế và tác động của CSTT lên thất nghiệp, cán cân thanh<br />
toán quốc tế và các yếu tố kinh tế vĩ mô khác vẫn chưa được xem xét.<br />
Đối với nghiên cứu về tác động của CSTT đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát dưới<br />
ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế, số lượng nghiên cứu ở phạm vi toàn cầu còn khá hạn<br />
chế. Hơn nữa, các nghiên cứu này được thực hiện đối với các quốc gia phát triển và<br />
4<br />
5<br />
<br />
Các tranh luận này được trình bày chi tiết ở mục 2.2 và 2.3 chương 2.<br />
Được trình bày chi tiết ở mục 2.2 chương 2.<br />
<br />