intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Chi tiêu công, vốn trí tuệ quốc gia và kinh tế ngầm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:243

70
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế học "Chi tiêu công, vốn trí tuệ quốc gia và kinh tế ngầm" trình bày các nội dung chính sau: Khái niệm về chi tiêu công, vốn trí tuệ quốc gia và kinh tế ngầm; Nghiên cứu tác động của vốn trí tuệ quốc gia đến quy mô kinh tế ngầm; Nghiên cứu vai trò hiệu chỉnh của thể chế trong sự tác động của vốn trí tuệ quốc gia đến quy mô kinh tế ngầm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Chi tiêu công, vốn trí tuệ quốc gia và kinh tế ngầm

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN PHẠM KHÁNH TOÀN CHI TIÊU CÔNG, VỐN TRÍ TUỆ QUỐC GIA VÀ KINH TẾ NGẦM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN PHẠM KHÁNH TOÀN CHI TIÊU CÔNG, VỐN TRÍ TUỆ QUỐC GIA VÀ KINH TẾ NGẦM Chuyên ngành: Kinh tế học Mã số chuyên ngành: 9310101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Lê Thái Thường Quân 2. TS. Nguyễn Lê Hoàng Thụy Tố Quyên Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận án “Chi tiêu công, vốn trí tuệ quốc gia và kinh tế ngầm” là bài nghiên cứu của chính tôi, do tôi thực hiện. Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận án này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Không có nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận án này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Các kết quả phân tích trong luận án là trung thực, chính xác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý trong quá trình nghiên cứu khoa học khi thực hiện luận án này. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2024 Người cam đoan Trần Phạm Khánh Toàn
  4. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, cùng với sự nỗ lực, phấn đấu của bản thân, sự hướng dẫn, hỗ trợ của nhà trường, Thầy, Cô, bạn bè, sự động viên, yêu thương của gia đình đã giúp tôi hoàn thành luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế học với đề tài “Chi tiêu công, vốn trí tuệ quốc gia và kinh tế ngầm”. Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các giảng viên hướng dẫn của tôi PGS. TS. Nguyễn Văn Phúc, TS. Lê Thái Thường Quân, TS. Nguyễn Lê Hoàng Thụy Tố Quyên vì sự hướng dẫn tận tâm, chân thành về mặt học thuật trong suốt thời gian tôi nghiên cứu, học tập. Điều này đóng góp vô cùng to lớn cho việc hoàn thành luận án này. Đặc biệt, tôi cảm thấy hết sức may mắn khi nhận được sự đồng ý hướng dẫn của TS. Nguyễn Lê Hoàng Thụy Tố Quyên. Sự nghiêm túc, tận tâm hướng dẫn và quan trọng là sự tôn trọng tự do học thuật của cô là động lực cho tôi theo đuổi và hoàn thành chủ đề nghiên cứu của mình. Không dừng lại ở đó, cô luôn là người luôn động viên, chia sẻ với tôi trước những khó khăn, thách thức trong nghiên cứu cũng như trong cuộc sống. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn TS. Võ Hồng Đức. Thầy là người đầu tiên hướng dẫn tôi khi tôi mới bắt đầu thực hiện nghiên cứu khoa học. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Trần Phú Ngọc đã luôn động viên, hỗ trợ, góp ý cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận án. Gia đình luôn là điểm tựa an toàn nhất và là nguồn động lực to lớn của tôi. Tôi không thể hoàn thành này nếu không có sự động viên, giúp đỡ, yêu thương của bố me, vợ con và các anh. Tôi xin gửi lời cảm ơn thân thương nhất đến gia đình mình. Cuối cùng, luận án này tôi xin dành tặng cho vợ tôi Minh Tuyền và hai con trai - Minh Phúc (Shin) và Phúc Lâm (Leo). Ba mẹ yêu thương hai con rất nhiều.
  5. TÓM TẮT “Kinh tế ngầm được định nghĩa là bao gồm các hoạt động kinh tế hợp pháp và nếu được ghi nhận sẽ được đóng góp vào GDP. Kinh tế ngầm là một hiện thực tồn tại phổ biến trên toàn cầu, đặc biệt ở các quốc gia, các nền kinh tế đang phát triển thường có quy mô kinh tế ngầm lớn, ước khoảng hơn 70% tổng số việc làm. Điều này đặt ra nhiều thách thức đối với việc hoạch định và thực thi các chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm mục tiêu phát triển bền vững, bao trùm. Vì vậy, chủ đề kinh tế ngầm thu hút được sự quan tâm nghiên cứu, phân tích của các nhà khoa học, nhà chính sách.” “Luận án tập trung tìm hiểu tác động của chi tiêu công, các thành phần chi tiêu công (chi cho giáo dục, chi cho y tế và chi cho quốc phòng an ninh) và vốn trí tuệ quốc gia đến quy mô kinh tế ngầm của các quốc gia trong khoảng thời gian từ 2000 đến 2020. Bên cạnh đó, luận án còn tìm hiểu tác động hiệu chỉnh của các ràng buộc ngân sách (thâm hụt ngân sách, nợ công) đến sự tác động của chi tiêu công, các thành phần chi tiêu công đến quy mô kinh tế ngầm. Không dừng lại ở đó, nghiên cứu còn phân tích vai trò hiệu chỉnh của chất lượng thể chế trong sự tác động của vốn trí tuệ quốc gia đến quy mô kinh tế ngầm. Đây là những khoảng trống nghiên cứu chưa được quan tâm tập trung phân tích, tìm hiểu ở các nghiên cứu trước.” “Với các mục tiêu nghiên cứu trên, luận án đã tiến hành khảo lược cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan, từ đó xây dựng và đề xuất các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu. Các dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu được trích xuất từ các bộ dữ liệu cung cấp uy tín, tin cậy. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu là phương pháp định lượng. Để tìm hiểu quan hệ dài hạn giữa chi tiêu công, vốn trí tuệ quốc gia và quy mô kinh tế ngầm, nghiên cứu sử dụng hai phương pháp được sử dụng là DOLS (dynamic ordinary least squares) và FMOLS (fully modified ordinary least squares).”
  6. “Kết quả phân tích cho thấy chi tiêu công có tác động đồng biến với kinh tế ngầm, nghĩa là sự gia tăng chi tiêu công sẽ dẫn đến sự mở rộng quy mô của kinh tế ngầm. Tuy nhiên, các thành phần của chi tiêu công thì ngược lại. Bên cạnh đó, nghiên cứu xác nhận các ràng buộc ngân sách đóng vai trò hiệu chỉnh trong tác động của chi tiêu công, các thành phần chi tiêu công. Các ràng buộc ngân sách có tác động tăng cường, bổ sung tác động cùng chiều của chi tiêu công đến quy mô kinh tế ngầm. Ngược lại, các ràng buộc ngân sách làm giảm tác động ngược chiều của các thành phần chi tiêu công đến quy mô kinh tế ngầm.” Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn xác nhận vốn trí tuệ quốc gia tác động nghịch biến đến quy mô kinh tế ngầm. Chất lượng thể chế cũng được minh chứng đóng vai trò hiệu chỉnh tác động của vốn trí tuệ quốc gia đến kinh tế ngầm. Theo đó, chất lượng thể chế tốt sẽ có tác động tăng cường, bổ sung tác động ngược chiều của vốn trí tuệ quốc gia đến kinh tế ngầm. “Dựa vào các kết quả thu được, nghiên cứu đã đề xuất các hàm ý chính sách nhằm kiểm soát kinh tế ngầm một cách hiệu quả thông qua việc quan tâm đầu tư chi tiêu công cho giáo dục, y tế và an ninh quốc phòng; kiểm soát tốt thâm hụt ngân sách và nợ công, nâng cao vốn trí tuệ quốc gia thông qua các thành phần cấu trúc. Ngoài ra, nghiên cứu còn đề xuất các hàm ý chính sách nhằm nâng cao chất lượng thể chế, các chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế: chính sách tạo việc làm, hội nhập quốc tế, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo hiểu biết của tác giả, đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá tác động của ràng buộc ngân sách đến mối quan hệ giữa chi tiêu công, thành phần chi tiêu công và quy mô nền kinh tế ngầm. Không dừng lại ở đó, tác động của vốn trí tuệ quốc gia đến kinh tế ngầm cũng như vai trò hiệu chỉnh của chất lượng thể chế trong sự tác động này cũng được nghiên cứu tìm hiểu.
  7. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN LỜI CÁM ƠN TÓM TẮT MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ DANH MỤC BẢNG CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU .......................................................................... 1 1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu ...................................................................... 1 1.1.1 Bối cảnh thực tiễn .......................................................................... 1 1.1.2 Bối cảnh lý thuyết .......................................................................... 7 1.2 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 12 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 12 1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu .......................... 13 1.5 Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 14 1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu........................................................................... 14 1.7 Điểm mới của nghiên cứu ....................................................................... 15 1.8 Kết cấu của luận án ................................................................................. 17 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT........................................................... 19 2.1 Các khái niệm .......................................................................................... 19 2.1.1 Chi tiêu công ................................................................................ 19 2.1.2 Vốn trí tuệ quốc gia...................................................................... 22 2.1.3 Kinh tế ngầm ................................................................................ 36 2.2 Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa chi tiêu công và kinh tế ngầm ...... 51 2.2.1 Lý thuyết thể chế .......................................................................... 51 2.2.2 Lý thuyết Pháp lý ......................................................................... 53 2.3 Cơ sở lý thuyết về vốn trí tuệ quốc gia và kinh tế ngầm ........................ 55 2.4 Mối quan hệ giữa chi tiêu công, vốn trí tuệ quốc gia và kinh tế ngầm... 58
  8. 2.4.1 Tác động của chi tiêu công đến kinh tế ngầm.............................. 58 2.4.2 Tác động của các thành phần chi tiêu công đến kinh tế ngầm .... 61 2.4.3 Vai trò hiệu chỉnh của các ràng buộc ngân sách trong tác động của chi tiêu công, các thành phần chi tiêu công đến kinh tế ngầm ..................... 68 2.4.4 Tác động của vốn trí tuệ quốc gia đến kinh tế ngầm ................... 70 2.4.5 Vai trò hiệu chỉnh của thể chế trong tác động của vốn trí tuệ quốc gia đến kinh tế ngầm ..................................................................................... 72 2.5 Khoảng trống nghiên cứu ........................................................................ 75 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 79 3.1 Quy trình nghiên cứu............................................................................... 79 3.2 Mô hình nghiên cứu ................................................................................ 81 3.2.1 Mô hình nghiên cứu tác động của chi tiêu công, thành phần chi tiêu công đến quy mô kinh tế ngầm ..................................................................... 82 3.2.2 Mô hình nghiên cứu vai trò hiệu chỉnh của các ràng buộc ngân sách trong mối tác động giữa chi tiêu công, thành phần chi tiêu công đến quy mô kinh tế ngầm. ................................................................................................. 82 3.2.3 Mô hình nghiên cứu tác động của vốn trí tuệ quốc gia đến quy mô kinh tế ngầm .................................................................................................. 83 3.2.4 Mô hình nghiên cứu vai trò hiệu chỉnh của quản trị công trong mối tác động giữa vốn trí tuệ quốc gia đến quy mô kinh tế ngầm ....................... 84 3.3 Định nghĩa và đo lường các biến nghiên cứu ......................................... 85 3.4 Mẫu và thời gian nghiên cứu................................................................... 91 3.5 Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 92 3.5.1 Kiểm định sự phụ thuộc giữa các quan sát chéo.......................... 92 3.5.2 Kiểm định nghiệm đơn vị ............................................................ 93 3.5.3 Kiểm định đồng liên kết ............................................................... 93 3.5.4 Ước lượng DOLS, FMOLS ......................................................... 94 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................. 97 4.1 Thực trạng quy mô kinh tế ngầm ............................................................ 97
  9. 4.2 Tác động của chi tiêu công, các thành phần chi tiêu công đến kinh tế ngầm ..................................................................................................................... 101 4.3 Tác động hiệu chỉnh của các ràng buộc ngân sách trong mối tác động giữa chi tiêu công, các thành phần chi tiêu công đến kinh tế ngầm ................... 111 4.4 Tác động của vốn trí tuệ quốc gia đến kinh tế ngầm ............................ 124 4.5 Tác động hiệu chỉnh của thể chế trong mối tác động giữa vốn trí tuệ quốc gia đến kinh tế ngầm ................................................................................... 129 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................ 137 5.1 Kết luận ................................................................................................. 137 5.2 Đóng góp mới của nghiên cứu .............................................................. 140 5.3 Hàm ý chính sách .................................................................................. 141 5.4 Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................ 144 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Tỷ lệ quy mô kinh tế ngầm của các quốc gia so với GDP năm 2017 .... 2 Hình 1.2 Quy mô chi tiêu công của các quốc gia so với GDP giai đoạn 2000- 2017 ......................................................................................................................... 5 Hình 2.1 Hệ thống cấu trí vốn trí tuệ của Edvinsson & Malone (1997) ..... 25 Hình 2.2 Cấu trúc vốn trí tuệ quốc gia của Salonius và Lönnqvist (2012) 27 Hình 2.3 Mô hình phương pháp MIMIC .................................................... 45 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................... 80 Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu tổng quát ..................................................... 81 Hình 4.1 So sánh quy mô kinh tế ngầm theo trình độ phát triển bằng phương pháp MIMIC ........................................................................................................ 100 Hình 4.2 Quy mô kinh tế ngầm tại các khu vực trên thế giới bằng phương pháp MIMIC ........................................................................................................ 100 Hình 4.3 Quy mô kinh tế ngầm tại các khu vực trên thế giới theo phương pháp DGE ............................................................................................................ 100 Hình 4.4 Xu hướng giảm của quy mô kinh tế ngầm qua các năm ........... 100
  11. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Các khái niệm vốn trí tuệ quốc gia tiêu biểu ............................... 24 Bảng 2.2 Tổng hợp các chỉ số theo thành phần các loại vốn trong nghiên cứu của Lin & Edvinsson (2021) ................................................................................. 31 Bảng 2.3 Thành phần và chỉ số đại diện của chỉ số vốn trí tuệ quốc gia của Vo & Tran (2022) .................................................................................................. 34 Bảng 2.4 Tóm lược các phương pháp đo lường vốn trí tuệ quốc gia ......... 35 Bảng 2.5 Phân loại các hoạt động ............................................................... 38 Bảng 2.6 Tóm tắt các nghiên cứu về tác động của kinh tế ngầm ............... 50 Bảng 2.7 Phân chia thị trường lao động ..................................................... 56 Bảng 2.8 Tổng hợp các nghiên cứu về tác động của chi tiêu công đến quy mô kinh tế ngầm .................................................................................................... 62 Bảng 3.1 Định nghĩa và đo lường các biến nghiên cứu .............................. 91 Bảng 4.1 Kết quả thống kê mô tả.............................................................. 101 Bảng 4.2 Kết quả kiểm định sự phụ thuộc chéo ....................................... 103 Bảng 4.3 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị dữ liệu bảng ........................ 103 Bảng 4.4 Kết quả kiểm định hệ số không đồng nhất ................................ 104 Bảng 4.5 Kết quả kiểm định đồng liên kết giữa các biến ......................... 105 Bảng 4.6 Kết quả phân tích tác động của chi tiêu công, các thành phân của chi tiêu công đến quy mô kinh tế ngầm .............................................................. 107 Bảng 4.7 Kết quả phân tích tác động của chi tiêu công, các thành phần của chi tiêu công đến quy mô kinh tế ngầm (quy mô kinh tế ngầm được ước lượng bằng phương pháp DEG)..................................................................................... 110 Bảng 4.8 Kết quả thống kê mô tả.............................................................. 111 Bảng 4.9 Kết quả kiểm định sự phụ thuộc chéo ....................................... 112 Bảng 4.10 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị dữ liệu bảng ...................... 113 Bảng 4.11 Kết quả kiểm định hệ số không đồng nhất .............................. 114 Bảng 4.12 Kết quả kiểm định đồng liên kết giữa các biến ....................... 115
  12. Bảng 4.13 Kết quả phân tích tác động hiệu chỉnh của nợ công trong mối tác động giữa chi tiêu công, các thành phần chi tiêu công đến quy mô kinh tế ngầm.............. .120 Bảng 4.14 Kết quả phân tích tác động hiệu chỉnh của thâm hụt ngân sách trong mối tác động giữa chi tiêu công, các thành phần chi tiêu công đến quy mô kinh tế ngầm ........................................................................................................ 121 Bảng 4.15 Kết quả phân tích tác động hiệu chỉnh của nợ công trong mối tác động giữa chi tiêu công, các thành phần chi tiêu công đến quy mô kinh tế ngầm (quy mô kinh tế ngầm được ước lượng bằng phương pháp DEG) ..................... 122 Bảng 4.16 Kết quả phân tích tác động hiệu chỉnh của thâm hụt ngân sách trong mối tác động giữa chi tiêu công, các thành phần chi tiêu công đến quy mô kinh tế ngầm (quy mô kinh tế ngầm được ước lượng bằng phương pháp DEG) ............................ 123 Bảng 4.17 Kết quả thống kê mô tả............................................................ 124 Bảng 4.18 Kết quả kiểm định sự phụ thuộc chéo ..................................... 125 Bảng 4.19 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị dữ liệu bảng ...................... 125 Bảng 4.20 Kết quả kiểm định hệ số không đồng nhất .............................. 126 Bảng 4.21 Kết quả kiểm định đồng liên kết giữa các biến ....................... 126 Bảng 4.22 Kết quả phân tích tác động của vốn trí tuệ quốc gia đến kinh tế ngầm ................................................................................................................... 128 Bảng 4.23 Kết quả phân tích tác động của vốn trí tuệ quốc gia đến kinh tế ngầm (quy mô kinh tế ngầm được ước lượng bằng phương pháp DEG) ........... 129 Bảng 4.24 Kết quả thống kê mô tả............................................................ 130 Bảng 4.25 Kết quả kiểm định sự phụ thuộc chéo ..................................... 131 Bảng 4.26 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị dữ liệu bảng ...................... 131 Bảng 4.27 Kết quả kiểm định hệ số không đồng nhất .............................. 132 Bảng 4.28 Kết quả kiểm định đồng liên kết giữa các biến ....................... 132 Bảng 4.29 Kết quả phân tích tác động hiệu chỉnh của thể chế trong tác động của vốn trí tuệ quốc gia đến kinh tế ngầm .......................................................... 133 Bảng 4.30 Kết quả phân tích tác động hiệu chỉnh của thể chế trong tác động của vốn trí tuệ quốc gia đến kinh tế ngầm (quy mô kinh tế ngầm được ước lượng bằng phương pháp DEG)..................................................................................... 135
  13. CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU Chương một tập trung trình bày các nội dung chính gồm sự cần thiết của nghiên cứu từ bối cảnh thực tiễn cũng như từ bối cảnh lý thuyết, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và dữ liệu, phương pháp nghiên cứu. Tiếp theo là phần trình bày tóm tắt những điểm mới của nghiên cứu, những ý nghĩa của nghiên cứu và kết cấu của nghiên cứu. 1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu 1.1.1 Bối cảnh thực tiễn Trong những năm gần đây, kinh tế ngầm (shadow economy) đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế, nhà hoạch định chính sách (Ohnsorge & Yu, 2021; Dell' Anno, 2021). Kinh tế ngầm theo nghĩa hẹp được hiểu là tất cả các sản phẩm và dịch vụ hợp pháp được giao dịch trên thị trường nhưng không khai báo với các cơ quan nhà nước (Medina & Schneider, 2018). Theo ước tính của Medina & Schneider (2019) thì quy mô kinh tế ngầm trung bình của các quốc gia trên thế giới vào khoảng 32% GDP, còn theo tính toán của Ohnsorge & Yu (2021) thì khu vực kinh tế ngầm đóng góp hơn 70% tổng số việc làm ở các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển. Ở một số quốc gia vùng hạ Sahara, Châu Phi, khu vực kinh tế ngầm tạo ra 90% tổng số việc làm và chiếm đến 62% GDP (ILO, 2018). ILO (2018) ước tính có khoảng 2 tỷ người, chiếm 61% tổng lực lượng lao động trên toàn thế giới làm việc trong khu vực phi chính thức. Khu vực kinh tế ngầm có quy mô lớn gây áp lực ngày càng lớn đến nền kinh tế chính thức và có xu hướng đi liền với các kết quả phát triển kinh tế vĩ mô không thuận lợi, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển. Theo Docquier & cộng sự (2017), Ngân hàng Thế giới (2019) thì các nền kinh tế có khu vực phi chính thức lớn thì khả năng khu vực tư nhân tiếp cận tín dụng ít hơn, tích lũy vốn vật chất và vốn con người chậm hơn, chất lượng lực lượng lao động hạn chế từ đó 1
  14. ảnh hưởng đến phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, kinh tế ngầm có quan hệ chặt chẽ với bất bình đẳng cao hơn và tình trạng đói nghèo (Loayza, 2018; Berdiev & Saunoris, 2019; Berdiev & cộng sự, 2020; Ohnsorge & Yu, 2021), bất ổn chính trị (Elbanasawy & cộng sự, 2016) và cuối cùng là ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững (Özgür & cộng sự, 2021; Davidescu & cộng sự, 2022). Hình 1.1. Tỷ lệ quy mô kinh tế ngầm của các quốc gia so với GDP năm 2017 Nguồn: Medila & Schineder (2018) Không dừng lại ở đó, kinh tế ngầm là vấn đề “nan giải” đối với các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới, bởi vì nó làm suy yếu tính hiệu quả của các chính sách kinh tế vĩ mô và khả năng của Chính phủ trong việc tạo nguồn thu ngân sách. Điều này dẫn đến sự hạn chế của chính phủ trong việc cung ứng các dịch vụ công đặc biệt là các chương trình, chính sách an sinh, xã hội; trong việc giảm nhẹ các tác động tiêu cực của chu kỳ kinh tế và thu hẹp khoảng cách về năng suất giữa khu vực chính thức và phi chính thức (Schneider & cộng sự, 2010), ảnh hưởng đến sự phát triển bao trùm. Điều này tiếp tục làm nản lòng người dân, doanh nghiệp đối với chính phủ và kết quả là tỷ lệ tham gia khu vực kinh tế ngầm lại nhiều hơn (Loayza, 2018). Tuy nhiên, những nghiên cứu cũng cho thấy kinh tế ngầm không chỉ là một hiện tượng tiêu cực thuần túy. Kinh tế ngầm cũng có những tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế, xã hội (Loayza, 2018). Trước hết, kinh tế 2
  15. ngầm, ở một khía cạnh nào đó, đáp ứng việc sản xuất hàng hóa, dịch vụ ở quy mô siêu nhỏ, nhỏ đặc biệt là ở các khu vực đô thị (Nikopour & cộng sự, 2009). Điều này, tạo nên sự cạnh tranh, cung cấp nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng về các loại hàng hóa, dịch vụ với mức giá linh hoạt. Bên cạnh đó, kinh tế ngầm còn tạo việc làm, thu nhập cho các cá nhân không thể tham gia khu vực chính thức, nghiên cứu của Schneider & Enste (2000) cho thấy hơn 66% thu nhập từ nền kinh tế phi chính thức được chi tiêu trong khu vực chính thức. Không dừng lại ở đó, khu vực kinh tế ngầm được xem là “vườn ươm” cho tăng trưởng kinh tế trong tương lai thông qua các hoạt động đổi mới, sáng tạo, đặc biệt là ở các nước đang chuyển đổi và phát triển (Singh & cộng sự, 2012). Kinh tế ngầm còn cung cấp một không gian hoạt động cho các doanh nghiệp trong quá trình khởi nghiệp, là nền tảng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ (Williams & Martinez, 2014), cung cấp cho nền kinh tế một tinh thần kinh doanh và năng động, do đó có thể dẫn đến cạnh tranh, hiệu quả và tỷ lệ đầu tư cao hơn (Schneider & Klingmair, 2004). Ngoài ra, các doanh nghiệp hoạt động trong kinh tế ngầm còn thực hiện việc “đào tạo, bồi dưỡng” cho các lao động giảm bớt áp lực cho chính phủ (ILO, 2013). Các nghiên cứu về giai đoạn khủng hoảng kinh tế đều xác nhận khu vực kinh tế ngầm đóng vai trò hấp thụ các cú sốc tiêu cực ngoại sinh (Mara, 2011), tạo các nguồn lực giúp kinh tế phục hồi nhanh hơn. Trong trường hợp này, kinh tế ngầm đóng vai trò “bảo hiểm cho chính phủ” (Williams & Martinez, 2014) Ở góc độ thể chế vĩ mô, kinh tế ngầm có thể thúc đẩy nhanh hơn tiến trình chuyển đổi nền kinh tế đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, đang chuyển đổi do kinh tế ngầm được sử dụng như một giải pháp thay thế cho các vấn đề không được thể chế chính thức, thị trường lao động giải quyết một cách thỏa đáng (Webb & cộng sự, 2013). Đặc trưng chủ yếu của các quốc gia này là chất lượng thể chế thấp kìm hãm quá trình chuyển đổi và kinh tế ngầm thúc đẩy nhanh hơn 3
  16. việc đổi mới, cải cách và hoàn thiện thể chế. Do đó, các thể chế cũ không phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội buộc phải được điều chỉnh, thay đổi (Schneider, 2009). Quy mô kinh tế ngầm thay đổi theo thời gian và chịu tác động bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô cũng như những biến động, khủng hoảng kinh tế, xã hội đặc biệt là đại dịch COVID-19. Đại dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng tiêu cực sâu rộng đến nền kinh tế thế giới. Đại dịch và các biện pháp ngăn chặn đã đẩy nền kinh tế toàn cầu vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng (Ohnsorge & Yu, 2021). Đại dịch COVID-19 đã gây tác hại cực kỳ nghiêm trọng đối với khu vực phi chính thức, người lao động tại khu vực này đối mặt với việc mất việc làm và thu nhập giảm sút nghiêm trọng (Schotte & cộng sự, 2021) khi Chính phủ các quốc gia tiến hành thực hiện phong tỏa, giãn cách xã hội (Blade & cộng sự, 2020), thêm vào đó khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục của người dân cũng gặp nhiều khó khăn. “Vì vậy, Chính phủ các quốc gia đều sử dụng các chính sách, nguồn lực để kiểm soát quy mô của kinh tế ngầm cũng như hạn chế các tác động tiêu cực của nó. Khi nghiên cứu về vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế, các nghiên cứu đều nhấn mạnh tầm quan trọng của chi tiêu công như một công cụ để can thiệp vào nền kinh tế, hướng đến các mục tiêu phát triển như tăng trưởng kinh tế, phân phối lại các nguồn lực, thúc đẩy giảm nghèo và công bằng xã hội. Bối cảnh thực tiễn cho thấy cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, chi tiêu công đang tăng dần về quy mô do nhu cầu ngày càng tăng của các dịch vụ, hàng hóa công như giáo dục, chăm sóc sức khỏe, an ninh quốc phòng, cơ sở hạ tầng.” “Nếu như quy mô chi tiêu của chính phủ vào khoảng 25-30% GDP tại các quốc gia đang phát triển thì ở các nước phát triển quy mô này trên 30% GDP (IMF, 2021) và được trình bày ở Hình 1.2. Chính phủ các quốc gia sử dụng chi tiêu công nhằm hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững như tăng trưởng 4
  17. kinh tế, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, từ đó tác động đến khu vực kinh tế ngầm.” Đặc biệt khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái do đại dịch COVID- 19, nhiều nghiên cứu (ILO, 2021, Chen, 2021) đã đề xuất các quốc gia cần phải thực hiện chính sách tài khóa mở rộng, tung ra các gói kích thích kinh tế, tăng cường chi tiêu công để tạo ra nhiều việc làm, đảm bảo y tế, sức khỏe, an sinh xã hội cho các đối tượng tham gia khu vực phi chính thức. Hình 1.2. Quy mô chi tiêu công của các quốc gia so với GDP giai đoạn 2000-2017 Nguồn: IMF (2020) Một trong những giải pháp được nhiều quốc gia sử dụng để kiểm soát và làm giảm quy mô kinh tế ngầm đó chính là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững và bao trùm. Các nghiên cứu (Maloney, 2004; La Porta & Shleifer, 2013) cho rằng khi nền kinh tế phát triển, khu vực chính thức ngày càng mở rộng, tỷ lệ thất nghiệp giảm đi và quy mô kinh tế ngầm nhỏ lại do người dân dễ dàng tìm thấy công việc ở khu vực chính thức. Các lý thuyết kinh tế cho thấy để đảm bảo sự phát triển kinh tế cần có hàng loạt các yếu tố tổng hợp. Song có thể kể đến các yếu tố cơ bản bao gồm là nguồn nhân lực, vốn đầu tư, khoa học kỹ thuật công nghệ và tài nguyên, môi trường. Nguồn nhân lực được xem là yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với hai yếu tố chính là số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. 5
  18. Vốn đầu tư là yếu tố quan trọng cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế (….). Các quốc gia sử dụng vốn vào đầu tư sản xuất, kinh doanh, cơ sở hạ tầng, giáo dục và đào tạo và khoa học công nghệ….Nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong các hoạt động kinh tế, là cơ sở cho việc phát triển các ngành kinh tế như đất đai, thổ nhưỡng, nguồn nước, thời tiết… là những tài nguyên không thể thiếu và có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất. Ngày nay, khoa học công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế của các quốc gia, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh và chất lượng cuộc sống con người. Không dừng lại ở việc sử dụng các nguồn lực sẵn có để hạn chế các mặt trái của kinh tế ngầm, các quốc gia cần phải phát huy các nguồn lực mới đặc biệt là các nguồn lực về trí tuệ, đổi mới, sáng tạo để tạo ra các khoa học, công nghệ mới. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang làm thay đổi căn bản cách thức vận hành thế giới, từ tầm vi mô như doanh nghiệp đến tầm vĩ mô như quốc gia, quốc tế. Cuộc cách mạng này tạo ra những điều chưa từng có trong lịch sử, ảnh hưởng sâu rộng tới kinh tế, xã hội, cách thức sản xuất, mở ra cơ hội cho từng cá nhân, tổ chức và quốc gia. Quốc gia nào tận dụng được cơ hội sẽ có khả năng thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước tiên tiến hơn, còn ngược lại sẽ bị tụt hậu một ngày xa hơn so với các nước đi trước. Trong bối cảnh đó, các quốc gia đều phải tư duy lại động lực và con đường phát triển của mình. Nếu như trước đây vốn trí tuệ chủ yếu được tiếp cận ở góc độ doanh nghiệp thì ngày nay khái niệm này đã được phát triển ở cấp độ quốc gia (Švarc & cộng sự, 2020). Vốn trí tuệ quốc gia được hiểu là tri thức, trí tuệ, năng lực và chuyên môn của một quốc gia nhằm đem lại sự thịnh vượng cho quốc gia đó trong tương lai (Bontis, 2004). Vốn trí tuệ quốc gia ngày càng thể hiện vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của các quốc gia và hiện đang trở thành nguồn lực quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nhằm thích ứng với bối cảnh phát 6
  19. triển mới, các quốc gia đều tập trung xây dựng và nâng cao vốn trí tuệ của quốc gia mình với mục đích khơi dậy tinh thần đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất, lợi thế cạnh tranh quốc gia, và cuối cùng là thúc đẩy phát triển bền vững (Edvinsson & Bounfour, 2004). Từ cơ sở thực tế trên, việc nghiên cứu các mối quan hệ giữa chi tiêu công, vốn trí tuệ quốc gia và kinh tế ngầm là hết sức cần thiết nhằm cung cấp bằng chứng thực nghiệm để các nhà hoạch định chính sách có thể có cái nhìn toàn diện. Tuy nhiên, bên cạnh yếu tố thực tiễn thì động lực nghiên cứu này còn xuất phát từ mặt nghiên cứu lý thuyết. 1.1.2 Bối cảnh lý thuyết Kinh tế ngầm là một hiện thực tồn tại phổ biến trên toàn cầu (Williams & Horodnic, 2019; Williams, 2019), là một yếu tố kinh tế không lường trước và đặt ra nhiều thách thức đối với việc hoạch định và thực thi các chính sách (Torgler & Schneider, 2009; Williams & Schneider, 2016). Do vậy, kinh tế ngầm đã thu hút được nhiều sự quan tâm, tìm hiểu của các nhà nghiên cứu. Nhìn chung, các nghiên cứu về kinh tế ngầm có thể phân thành phân thành ba nhóm chính (1) nhóm tập trung đo lường quy mô kinh tế ngầm, (2) nhóm phân tích các tác động của kinh tế ngầm lên sự phát triển kinh tế xã hội và (3) nhóm tìm hiểu các yếu tố tác động đến quy mô kinh tế ngầm. Trước đây, các nghiên cứu đã gặp nhiều khó khăn trong việc đo lường quy mô kinh tế ngầm (Torgler & Schneider, 2009); tuy nhiên gần đây Medina & Schneider (2018) đã xây dựng một cơ sở dữ liệu tương đối toàn diện về quy mô kinh tế ngầm. Điều này đã gợi mở các phạm vi cho các nghiên cứu thực nghiệm về kinh tế ngầm cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế ngầm (Canh & cộng sự, 2021). Việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quy mô kinh tế ngầm là một vấn đề quan trọng trong việc đề xuất và thực thi các chính sách. Các nghiên cứu đã xác định một số nhân tố ảnh hưởng đến quy mô kinh tế ngầm, bao gồm chất 7
  20. lượng thể chế, việc làm, thuế, độ mở thương mại và toàn cầu hóa (Mauleón & Sardà, 2017; Wu & Schneider, 2019). Tuy nhiên, chủ đề này vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, thảo luận do sự phát triển kinh tế xã hội (Elgin & Erturk, 2019). Lược khảo lý thuyết và các nghiên cứu trước cho thấy chi tiêu công chưa thu hút được nhiều sự quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu tác động đến quy mô kinh tế ngầm. Chính phủ sử dụng chi tiêu công như một công cụ để can thiệp vào nền kinh tế nhằm thực hiện các chức năng của mình đó là phân bổ nguồn lực, phân phối thu nhập, ổn định kinh tế vĩ mô và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển (Hyman, 2014). Các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng, các ngành công nghệ mới, công nghiệp mũi nhọn sẽ tạo một cú hích đầu tư ban đầu, dần dần thu hút sự đầu tư của tư nhân. Đó là chưa kể đến các chính sách về phát triển nguồn nhân lực thông qua việc chi tiêu công cho giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học…Các chính sách chi tiêu công này sẽ có tác động dài hạn đến tăng trưởng kinh tế từ đó sẽ tác động đến quy mô của kinh tế ngầm. “Tác động của chi tiêu công đến kinh tế ngầm được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Ở khía cạnh lý thuyết, theo lý thuyết Pháp lý, việc chi tiêu của chính phủ không ngừng gia tăng là dấu hiệu của một nhà nước “lớn” hơn thị trường và nhà nước can thiệp sâu vào nền kinh tế thông qua việc đặt ra các luật lệ, quy định và điều này khuyến khích người dân tham gia khu vực phi chính thức để tránh các quy định, đặc biệt là các quy định về thuế, lao động… (Dell’Anno & Schneider, 2003; Alm & cộng sự, 1992; Kanniainen & cộng sự, 2004). Khu vực kinh tế ngầm lớn và không được quản lý đúng sẽ tạo ra một sân chơi không bình đẳng giữa các doanh nghiệp, cá nhân thuộc về kinh tế chính thức với những cá nhân, tổ chức hoạt động trong khu vực kinh tế ngầm, đặc biệt là về giá cả hàng hóa, dịch vụ, tiếp cận các nguồn lực. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác theo Lý thuyết Keynes, Lý thuyết Nhị nguyên thì nếu chi tiêu công 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
21=>0