intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:173

18
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế học "Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế; thực trạng đa dạng hóa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển 2000 – 2019; phân tích định lượng tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- AN NHƯ HƯNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA XUẤT KHẨU ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TỪ CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ HỌC HÀ NỘI - 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- AN NHƯ HƯNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA XUẤT KHẨU ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TỪ CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN Chuyên ngành: KINH TẾ HỌC Mã số: 9310101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. TÔ TRUNG THÀNH 2. PGS.TS. HOÀNG YẾN HÀ NỘI - 2024
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết luận trong luận án là trung thực, có nguồn gốc cụ thể rõ ràng. Các kết quả của luận án chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Tác giả luận án An Như Hung
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i MỤC LỤC ......................................................................................................................ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ v DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................vi DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................vii GIỚI THIỆU .................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA XUẤT KHẨU ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 9 1.1. Đa dạng hóa xuất khẩu ....................................................................................... 9 1.1.1. Nguồn gốc, khái niệm..................................................................................... 9 1.1.2. Phân loại đa dạng hóa xuất khẩu .................................................................. 11 1.1.3. Tầm quan trọng của đa dạng hóa xuất khẩu ................................................. 17 1.1.4. Đo lường đa dạng hóa xuất khẩu .................................................................. 20 1.2. Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế và tổng quan các mô hình lý thuyết ............................................................................................... 25 1.2.1. Tác động chung của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế ............ 25 1.2.2. Tác động riêng của từng dạng thức đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế ..................................................................................................................... 33 1.3. Tổng quan nghiên cứu thực nghiệm và khoảng trống nghiên cứu .............. 35 1.3.1. Tổng quan nghiên cứu thực nghiệm ............................................................. 35 1.3.2. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................. 52 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐA DẠNG HÓA XUẤT KHẨU VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 2000-2019 ................................. 55 2.1. Đa dạng hóa xuất khẩu ở các nước đang phát triển 2000-2019 ................... 55 2.1.1. Tổng thể mẫu nghiên cứu ............................................................................. 55 2.1.2. Theo khu vực địa lý ...................................................................................... 58 2.1.3. Theo quốc gia ............................................................................................... 61 2.1.4. Theo trình độ phát triển ................................................................................ 70 2.2. Tăng trưởng kinh tế các nước đang phát triển giai đoạn 2000-2019 ........... 72
  5. iii 2.2.1. Tổng thể mẫu nghiên cứu ............................................................................. 72 2.2.2. Theo khu vực địa lý ...................................................................................... 74 2.2.3. Theo quốc gia ............................................................................................... 77 2.2.4. Theo trình độ phát triển ................................................................................ 78 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA XUẤT KHẨU ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ .................................................... 80 3.1. Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................... 80 3.1.1. Giả thuyết thứ nhất ....................................................................................... 80 3.1.2. Giả thuyết thứ hai ......................................................................................... 81 3.1.3. Giả thuyết thứ ba .......................................................................................... 85 3.2. Mô hình ước lượng............................................................................................ 86 3.2.1. Mô hình kinh tế ............................................................................................ 86 3.2.2. Mô hình kinh tế lượng .................................................................................. 89 3.3. Các biến số được sử dụng, nguồn dữ liệu và mẫu nghiên cứu ..................... 92 3.3.1. Các biến số được sử dụng ............................................................................. 92 3.3.2. Nguồn dữ liệu ............................................................................................... 94 3.3.3. Mẫu nghiên cứu ............................................................................................ 96 3.4. Vấn đề ước lượng và giải pháp ........................................................................ 97 3.4.1. Vấn đề ước lượng ......................................................................................... 97 3.4.2. Giải pháp..................................................................................................... 100 3.4.3. Kiểm tra độ vững của ước lượng ................................................................ 102 3.5. Thống kê mô tả các biến số và tương quan với tăng trưởng kinh tế ......... 105 3.5.1. Thống kê mô tả các biến số ........................................................................ 105 3.5.2. Tương quan giữa các biến số với tăng trưởng kinh tế ................................ 105 3.6. Kết quả ước lượng .......................................................................................... 108 3.6.1. Kết quả ước lượng mô hình cơ sở .............................................................. 108 3.6.2. Kết quả ước lượng mô hình mở rộng biến tương tác với vốn con người......... 114 3.6.3. Kết quả ước lượng mô hình mở rộng biến tương tác với mức độ tham nhũng 117 3.6.4. Kiểm tra độ vững của ước lượng ................................................................ 120 3.7. Thảo luận ......................................................................................................... 125
  6. iv CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN, HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI . 130 4.1. Những kết quả nghiên cứu chính .................................................................. 130 4.2. Hàm ý chính sách ............................................................................................ 133 4.2.1. Hàm ý chung về đa dạng hóa xuất khẩu.................................................... 133 4.3. Hạn chế của đề tài ........................................................................................... 141 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ............................................... 144 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 145 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 155
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên đầy đủ Giải thích tiếng Việt FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FE Fixed Effects Mô hình ảnh hưởng cố định GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GLS Generalized Least Squares Phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát GMM Generalized Method of Phương pháp moment tổng quát Moments HS Harmonized System Hệ thống hài hòa trong phân loại thương mại quốc tế HT Hausman - Taylor Phương pháp ước lượng Hausman - Taylor LSDV Least squares dummy variabble Phương pháp bình phương nhỏ nhất với biến giả NICs Newly Industrialized Countries Những nước công nghiệp hóa mới OECD Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Cooperation and Development OLS Ordinary Least Squares Phương pháp bình phương tối thiểu PPP Purchasing power parity Phương pháp ngang giá sức mua PWT Penn World Table Bộ dữ liệu Penn World Table RE Random Effects Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên SITC Standard International Trade Hệ thống phân loại ngành thương mại quốc Classification tế tiêu chuẩn TFP Total Factor Productivity Năng suất các nhân tố tổng hợp UNCTAD United Nations Conference on Hội nghị Liên Hợp Quốc về thương mại và Trade and Development phát triển WDI World Development Indicators Các chỉ tiêu phát triển toàn cầu WGI World Governance Index Chỉ số Quản trị Toàn cầu
  8. vi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Những dạng thức chính của đa dạng hóa xuất khẩu ......................................17 Hình 1.2. Những giả thuyết khác nhau về bản chất mối quan hệ giữa đa dạng hóa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế ........................................................................36 Hình 2.1. Trung bình chỉ số Theil các nước đang phát triển 2000-2019 ......................56 Hình 2.2. Trung bình chỉ số theil between các nước đang phát triển 2010-2019 .........57 Hình 2.3. Trung bình chỉ số theil within các nước đang phát triển 2000-2019.............57 Hình 2.4. Trung bình chỉ số Theil theo khu vực địa lý, 2000-2019 ..............................58 Hình 2.5. Trung bình chỉ số theil between theo khu vực địa lý, 2000-2019 .................60 Hình 2.6. Trung bình chỉ số theil within theo khu vực địa lý, 2000-2019 ....................61 Hình 2.7. Đa dạng hóa xuất khẩu từng nước châu Phi hạ Sahara, 2000-2019 ..............63 Hình 2.8. Đa dạng hóa xuất khẩu từng nước Mỹ Latinh, 2000-2019 ...........................65 Hình 2.9. Đa dạng hóa xuất khẩu từng nước Đông Âu, 2000-2019 ..............................66 Hình 2.10. Da dạng hóa xuất khẩu từng nước Nam Á, 2000-2019 ...............................67 Hình 2.11. Đa dạng hóa xuất khẩu từng nước Đông Nam Á, 2000-2019 .....................68 Hình 2.12. Đa dạng hóa xuất khẩu từng nước Trung Đông & Bắc Phi, 2000-2019 .....69 Hình 2.13. Mối quan hệ giữa đa dạng hóa xuất khẩu và trình độ phát triển .................71 Hình 2.14. Tốc độ tăng trưởng trung bình mẫu nghiên cứu giai đoạn 1960 - 2019 ......72 Hình 2.15. Tốc độ tăng trưởng trung bình các nhóm nước giai đoạn 1960 – 2019 ......73 Hình 2.16. Tốc độ tăng trưởng trung bình theo khu vực địa lý giai đoạn 2000 - 201975 Hình 2.17. Tốc độ tăng trưởng theo trình độ phát triển giai đoạn 2000 – 2019............79 Hình 3.1. Tương quan giữa các chỉ số đa dạng hóa và tăng trưởng kinh tế ................106 Hình 32. Tương quan giữa các biến kiểm soát và tăng trưởng kinh tế .......................107
  9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Bảng tổng hợp tổng quan những nghiên cứu chính ......................................45 Bảng 2.1. Thống kê mô tả cho các chỉ số đa dạng hóa xuất khẩu .................................55 Bảng 2.2. Quốc gia với chỉ số Theil trung bình cao nhất và thấp nhất .........................62 Bảng 2.3. Thống kê mô tả tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình theo các nhóm nước giai đoạn 1960-2019.....................................................................................74 Bảng 2.4. Thống kê mô tả tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình theo khu vực địa lý giai đoạn 2000-2019............................................................................................76 Bảng 2.5. Quốc gia với tốc độ tăng trưởng trung bình cao nhất và thấp nhất...............77 Bảng 3.1. Danh mục các biến số, mô tả và nguồn dữ liệu ............................................95 Bảng 32. Thống kê mô tả các biến số chính và nguồn biến thiên .................................99 Bảng 33. Thống kê mô tả các biến số ..........................................................................105 Bảng 34. Kết quả ước lượng mô hình cơ sở với chỉ số Theil ......................................109 Bảng 3.5. Kết quả ước lượng mô hình cơ sở với các chỉ số đa dạng hóa khác ...........112 Bảng 3.6. Kết quả ước lượng mô hình cơ sở cho từng dạng thức đa dạng hóa ..........113 Bảng 37. Kết quả ước lượng mô hình mở rộng biến tương tác với vốn con người ....114 Bảng 3.8. Kết quả ước lượng mô hình mở tương tác với mức độ tham nhũng ...........118 Bảng 3.9. Kết quả ước lượng mô hình cơ sở với System GMM .................................121 Bảng 3.10. Kết quả ước lượng mô hình mở rộng biến tương tác với mức vốn con người, phương pháp System GMM .......................................................................122 Bảng 3.11. Kết quả ước lượng mô hình mở rộng biến tương tác với mức độ tham nhũng, phương pháp System GMM .......................................................................123
  10. 1 GIỚI THIỆU 1. Lý do lựa chọn đề tài Đa dạng hóa xuất khẩu là chủ đề nhận được sự chú ý ngày càng lớn từ giới học thuật cũng như giới làm chính sách trong hơn một thập niên gần đây. Trái ngược với nguyên lý kinh tế truyền thống vốn nhấn mạnh rằng các quốc gia nên tập trung chuyên môn hóa vào những mặt hàng, những ngành có lợi thế so sánh, ngày nay các chính phủ đang dần coi đa dạng hóa xuất khẩu như một chiến lược ngoại thương quan trọng nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế và đạt được phát triển bền vững. Một cách ngắn gọn, đa dạng hóa xuất khẩu được định nghĩa là một quá trình ở đó các quốc gia chuyển dịch cấu trúc xuất khẩu hiện tại sang một cấu trúc xuất khẩu đa dạng hơn (Brenton & Newfarmer, 2007). Từ góc độ lý thuyết, đa dạng hóa xuất khẩu có thể có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế qua hai kênh chính. Thứ nhất, đa dạng hóa xuất khẩu giúp giảm nhẹ rủi ro quốc gia phải hứng chịu từ những cú sốc kinh tế, đặc biệt là những cú sốc bất lợi trong giá một hoặc một vài ngành xuất khẩu chính. Một hiện trạng phổ biến ở nhiều quốc gia là sự phụ thuộc quá mức vào một số ít sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Nhiều nước châu Phi phụ thuộc trầm trọng vào dầu hoặc khoáng sản như sắt, đồng, vàng ở Mauritania; chất phóng xạ ở Niger; coban, đồng ở Congo...; một số nước khác phụ thuộc vào nông sản thô như hạt có dầu ở Niger; trà, cà phê, hoa tươi ở Kenya; vani ở Madagascar... Vấn đề tương tự cũng phổ biến ở nhiều nước Mỹ Latinh. Khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu của Bolivia đến từ dầu thô, kẽm, vàng, thiếc, chì. Chỉ riêng dầu thô và than đá chiếm gần 50% kim ngạch xuất khẩu của Colombia, còn Nicaragua tập trung mạnh vào nông sản thô như các sản phẩm thịt sữa từ gia súc, cà phê, thuốc lá. Khi một quốc gia xuất khẩu một phạm vi đa dạng hơn các loại hàng hóa, biến động giá thế giới của từng hàng hóa sẽ bù trừ lẫn nhau, nhờ vậy mà ổn định doanh thu xuất khẩu, ổn định kinh tế vĩ mô, và duy trì đà tăng trưởng (Kalemli-Ozcan & cộng sự, 2003). Thứ hai, đa dạng hóa xuất khẩu là biểu hiện ra bên ngoài của một quá trình quan trọng hơn: chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là sự dịch chuyển cấu trúc sản xuất của quốc gia từ những sản phẩm/ngành có giá trị gia tăng thấp sang những sản phẩm/ngành có giá trị gia tăng cao hơn, cũng như sự tích lũy những khả năng sản xuất (productive capabilities) cần thiết để thực hiện quá trình này (Hildago
  11. 2 & cộng sự, 2007). Song song với quá trình trên, rổ hàng hóa xuất khẩu trở nên đa dạng hơn. Với việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thường được nhấn mạnh như một điều kiện tiên quyết cho sự phát triển (Lin, 2012; McMillan & Rodrik, 2011), mối liên hệ mật thiết giữa đa dạng hóa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, vì vậy, hoàn toàn có thể được kỳ vọng. Thực tế lịch sử chứng minh tranh luận trên. Từ nửa sau thế kỷ 20, những quốc gia hiếm hoi thành công đều là những quốc gia tạo ra được sự chuyển biến rõ rệt trong cơ cấu sản xuất và xuất khẩu như Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), hay Trung Quốc. Trái lại, những quốc gia chỉ loay hoay trong một phạm vi hạn chế những mặt hàng xuất khẩu thường ghi nhận kết quả kinh tế kém khả quan hơn nhiều, đặc biệt là các nước ở khu vực Châu Phi hạ Sahara và Mỹ Latinh vốn phụ thuộc nặng nề vào một số ít sản phẩm thô (Filipe & cộng sự, 2014). Từ góc độ thực nghiệm, kết quả không rõ ràng. Những nghiên cứu tiên phong tập trung giải thích mối liên hệ dưới dạng chữ U ngược giữa mức độ đa dạng trong rổ hàng hóa xuất khẩu và trình độ phát triển của quốc gia (Imbs & Wacziarg, 2003; Cadot & cộng sự, 2011). Kết luận phổ biến được đưa ra là, trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, các quốc gia có xu hướng mở rộng rổ hàng hóa xuất khẩu, hay đa dạng hóa xuất khẩu. Xu hướng này đảo chiều khi quốc gia vươn đến một trình độ phát triển cao nhất định. Ý tưởng ở đây là, khi trình độ phát triển còn thấp, các quốc gia khai phá những sản phẩm xuất khẩu mới nhưng chưa chấm dứt xuất khẩu những sản phẩm truyền thống. Chỉ sau khi đã đạt đến một trình độ phát triển nhất định quốc gia mới dần dần thay thế, tiến tới loại bỏ những hàng hóa cấp thấp hơn mà quốc gia đã mất đi lợi thế so sánh. Kết luận trên không nhận được sự đồng thuận từ De Benedictis & cộng sự (2009) hay Easterly & cộng sự (2009) với việc các tác giả trên không tìm thấy bằng chứng của sự tái chuyên môn hóa xuất khẩu, các quốc gia vẫn tiếp tục đa dạng hóa ngay cả ở mức thu nhập cao. Bên cạnh những nghiên cứu về mối quan hệ nhân quả giữa trình độ phát triển và đa dạng hóa xuất khẩu là các nghiên cứu khác tập trung vào quan hệ từ đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế. Những kết quả thực nghiệm ban đầu chủ yếu khẳng định hiệu ứng giảm xóc cho nền kinh tế của đa dạng hóa xuất khẩu trước những cú sốc bên ngoài với việc ổn định doanh thu xuất khẩu, ví dụ như Ali & cộng sự (1991), Stanley & Bunnag (2001). Về hiệu ứng kích thích tăng trưởng, kết quả không rõ ràng. Phần lớn các nghiên cứu xác nhận ảnh hưởng tích cực của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế, như De Pineres & Ferrantino (1997), Herzer & Nowak-Lehmann (2006), Al-Marhubi (2000), Lederman & Maloney (2007), Hesse (2009), Saviotti & Frenken (2008), Agosin (2007b), Hesse (2009), Rondeau & Roudaut (2014), McIntyre & cộng sự (2018), Basile
  12. 3 & cộng sự (2018), Mania & Arsene (2019). Một số nghiên cứu khác lại xác nhận sự tồn tại không rõ ràng của mối liên hệ trên, thậm chí không có tác động như Ben Hammouda & cộng sự (2010), Rath & Akram (2017), Lee & Zhang (2019), Carrasco & cộng sự (2020). Cá biệt, có một số nghiên cứu còn xác nhận tương quan âm, tức là, trong một số bối cảnh nhất định, thường có liên quan đến trình độ phát triển của quốc gia, tiếp tục đa dạng hóa xuất khẩu không đưa đến thành tựu tăng trưởng, ví dụ Aditya & Acharyya (2013), Gurgul & Lach (2013), Gozgor & Can (2016), Gozgor & Can (2017). Mặc dù đã phân tích một cách sâu rộng mối quan hệ giữa đa dạng hóa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, tồn tại hai vấn đề mà những nghiên cứu trên chưa đề cập tới. Vấn đề thứ nhất nằm ở việc hầu hết những nghiên cứu trước thường chỉ phân tích đa dạng hóa xuất khẩu ở dạng tổng quát (đo lường với chỉ số Theil, Herfindahl hoặc Gini) mà chưa đề cập đến thực tế rằng đây là một quá trình rất phức tạp bao hàm hai yếu tố bên trong đan xen nhau là đa dạng hóa theo chiều dọc và đa dạng hóa theo chiều ngang. Mỗi dạng thức đa dạng hóa được thúc đẩy bởi nguyên nhân khác nhau, và sẽ có ảnh hưởng không giống nhau, thậm chí trái chiều tăng trưởng kinh tế. Hệ quả là mức độ đa dạng hóa tổng quát có thể sẽ không tương quan (hoặc không tương quan đủ mạnh) với tăng trưởng kinh tế như các nghiên cứu trước tìm thấy. Ngoài ra, ngay cả khi tương quan dương giữa hai biến số trên được xác nhận, với việc không bóc tách đa dạng hóa xuất khẩu thành những dạng thức khác nhau, nhà nghiên cứu không thể đưa ra những hàm ý chính sách cụ thể đi vào bản chất quá trình đa dạng hóa, và không giúp các nước đang phát triển thiết kế được những chính sách thương mại và công nghiệp thực sự hữu hiệu. Vấn đề thứ hai nằm ở bản chất của mối quan hệ giữa đa dạng hóa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Kể cả khi thừa nhận tác động đến tăng trưởng kinh tế của đa dạng hóa xuất khẩu có thể sẽ không đồng nhất giữa các nhóm quốc gia khác nhau, nhìn chung những nghiên cứu trước chưa đánh giá vai trò điều tiết tác động này của các biến số kinh tế khác. Cụ thể hơn, hiện chưa có nghiên cứu nào tính đến sự khác biệt trong tác động này ở các quốc gia với mức vốn con người và tình trạng tham nhũng khác nhau. Đa dạng hóa xuất khẩu, dù dưới hình thức nâng cao chất lượng hay mở rộng những chủng loại khác nhau của sản phẩm hiện đang xuất khẩu, hay khai phá sản phẩm xuất khẩu mới đều phụ thuộc vào năng lực nội tại về kiến thức của nền kinh tế. Ngoài ra, khả năng khai phá sản phẩm mới sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng đổi mới sáng tạo và tinh thần doanh nhân, những yếu tố chịu ảnh hưởng bởi mức độ trầm trọng của tình trạng tham nhũng trong nền kinh tế. Đây là những khoảng trống thực nghiệm chưa được khai thác. Giải đáp được những khúc mắc trên sẽ giúp mang lại nhiều hiểu biết sâu sắc hơn bản chất tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế. Những hiểu biết mới này không chi có
  13. 4 ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn lớn đối với các nước đang phát triển đang tìm tòi con đường thành công cho riêng mình. Luận án này được thực hiện nhằm giải quyết những khoảng trống nghiên cứu trên. Chủ đề của luận án là "Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển". 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Luận án phân tích tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. Nhằm phân tích sâu hơn cơ chế của tác động này, bên cạnh tác động chung, trực tiếp của đa dạng hóa xuất khẩu, luận án một mặt bóc tách tác động chung trên thành tác động riêng của hai dạng thức đa dạng hóa thành phần là đa dạng hóa theo chiều ngang và đa dạng hóa theo chiều dọc, mặt khác phân tích những tác động trên trong điều kiện bị điều tiết bởi mức vốn con người và khả năng kiểm soát tình trạng tham nhũng. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án rút ra những hàm ý chính sách phù hợp cho các nước đang phát triển. Mục tiêu cụ thể Mục tiêu tổng quát trên được cụ thể hóa với những mục tiêu cụ thể sau: Thứ nhất, luận án xây dựng cơ sở lý luận lý giải tác động của đa dạng hóa xuất khẩu tổng quát và hai dạng thức thành phần (đa dạng hóa theo chiều dọc và theo chiều ngang) đến tăng trưởng kinh tế, cũng như vai trò điều tiết tác động này của vốn con người và khả năng kiểm soát tình trạng tham nhũng. Thứ hai, luận án xây dựng mô hình kinh tế lượng dựa trên nền tảng lý thuyết để vững chắc để ước lượng những tác động trực tiếp và tác động bị điều tiết trên; từ đó ước lượng và đánh giá những tác động này cho bối cảnh các nước đang phát triển. Thứ ba, luận án rút ra những hàm ý chính sách phù hợp giúp các nước đang phát triển có thêm căn cứ để xây dựng chiến lược đa dạng hóa xuất khẩu hiệu quả. 3. Đối tượng, phạm vi và câu hỏi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đa dạng hóa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu đa dạng hóa xuất khẩu ở góc độ ngành kinh tế (tức là xuất khẩu trong một phạm vi đa dạng hơn những ngành kinh tế), mà không phải đa dạng hóa ở góc độ thị trường xuất khẩu (tức là xuất khẩu đến nhiều đối
  14. 5 tác thương mại hơn). Ngoài ra, luận án bóc tách đa dạng hóa xuất khẩu tổng quát thành hai dạng thức thành phần là đa dạng hóa theo chiều dọc (xuất khẩu sản phẩm mới) và đa dạng hóa theo chiều ngang (sự cân bằng hơn trong những sản phẩm xuất khẩu hiện có). + Phạm vi về không gian: Phân tích thực nghiệm được tiến hành trên mẫu nghiên cứu 68 nước đang phát triển. Luận án tập trung vào đối tượng là những nước đang phát triển vì đã có những bằng chứng thực nghiệm nhận được đồng thuận gần như rộng rãi rằng, đối với các nước phát triển, chuyên môn hóa xuất khẩu, thay vì đa dạng hóa, mới mang lại kết quả tăng trưởng kinh tế mong muốn. Mẫu nghiên cứu cũng loại trừ những quốc gia phụ thuộc nặng nề vào xuất khẩu dầu thô (cụ thể là những nước có dầu thô chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu) cũng như các quốc gia có quy mô dân số quá nhỏ (dưới 1.5 triệu dân). + Phạm vi về thời gian: Phân tích thực nghiệm được tiến hành cho giai đoạn 2000-2019. Đây là giai đoạn mà dữ liệu thương mại chi tiết đến từng ngành nhỏ cho một số lượng đủ lớn các nước đang phát triển được báo cáo đầy đủ từ cơ sở dữ liệu về thương mại quốc tế của Liên Hợp Quốc, từ đó cho phép tính toán các chỉ số phản ánh mức độ đa dạng hóa xuất khẩu ở cấp độ quốc gia. Đây cũng là giai đoạn trước khi dịch Covid- 19 bùng phát kéo theo sự đứt gãy (dù có thể chỉ trong ngắn hạn) trong dòng chảy thương mại và chuỗi cung ứng toàn cầu, từ đó có thể làm gián đoạn xu hướng đa dạng hóa xuất khẩu cũng như tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. Câu hỏi nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu trên được luận án cụ thể hóa thành ba câu hỏi nghiên cứu như sau: (1) Đa dạng hóa xuất khẩu tổng quát, theo chiều dọc, và theo chiều ngang có tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển? (2) Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu tổng quát, theo chiều dọc, và theo chiều ngang đến tăng trưởng kinh tế có khác nhau giữa các nước có mức vốn con người khác nhau? (3) Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu tổng quát, theo chiều dọc, và theo chiều ngang đến tăng trưởng kinh tế có khác nhau giữa các nước có khả năng kiểm soát tình trạng tham nhũng khác nhau? 4. Phương pháp và số liệu nghiên cứu + Về phương pháp nghiên cứu: Luận án kết hợp thống kê mô tả và phân tích định lượng được xây dựng trên cơ sở lý thuyết vững chắc từ mô hình lý thuyết của Agosin (2007b). Phương pháp ước lượng chủ yếu là phương pháp Hausman-Taylor. Ngoài ra,
  15. 6 để xử lý một phần vấn đề nội sinh cũng như kiểm tra độ vững của các ước lượng, luận án sử dụng thêm phương pháp ước lượng System GMM. + Về số liệu nghiên cứu: Luận án sử dụng số liệu tự tính toán về mức độ đa dạng trong cấu trúc xuất khẩu và dữ liệu thứ cấp thu thập được từ những nguồn tin cậy. Mức độ đa dạng trong cấu trúc xuất khẩu được tính toán dựa trên các chỉ số Theil và Herfindahl xây dựng bởi Cadot & cộng sự (2011) và từ dữ liệu thương mại chi tiết đến cấp độ ngành 4 chữ số xác định trong Hệ thống phân loại ngành thương mại quốc tế tiêu chuẩn phiên bản 3 (Standard International Trade Classification – SITC Revision 3) cung cấp bởi Liên hợp quốc (bộ dữ liệu thương mại UN COMTRADE), kết hợp với số liệu thứ cấp tính toán bởi UNCTAD STAT. Những số liệu khác được thu thập từ bộ dữ liệu Các chỉ tiêu phát triển toàn cầu (World Development Indicators – WDI) và Chỉ số Quản trị Toàn cầu (World Governance Index - WGI) của Ngân hàng Thế giới, bộ dữ liệu Penn World Table phiên bản 10.0 xây dựng bởi Trường đại học California và Trung tâm tăng trưởng phát triển Gronigen của Trường đại học Groningen. 5. Những đóng góp mới của đề tài Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận + Luận án tranh luận và ước lượng tác động của hai dạng thức đa dạng hóa xuất khẩu theo chiều dọc và theo chiều ngang đến tăng trưởng kinh tế cho bối cảnh các nước đang phát triển. Những nghiên cứu trước đây thường chỉ đánh giá đa dạng hóa xuất khẩu ở góc độ tổng quát, hoặc tập trung riêng vào đa dạng hóa theo chiều dọc (hay xuất khẩu sản phẩm mới). Nghiên cứu duy nhất đề cập đến tác động riêng của cả hai dạng thức này là Herzer & Nowak-Lehmann (2006), tuy nhiên các tác giả mới dừng lại riêng cho trường hợp Chile. + Luận án tranh luận và ước lượng vai trò điều tiết của mức vốn con người và khả năng kiểm soát tình trạng tham nhũng đến tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế. Đã có nhiều nghiên cứu phân tích tác động của vốn con người và tình trạng tham nhũng đến đa dạng hóa xuất khẩu hay đến tăng trưởng kinh tế. Tương tự, cũng có đã những nghiên cứu liên kết đa dạng hóa xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế thông qua một nhân tố thứ ba, như tăng trưởng xuất khẩu (Agosin, 2007b), trình độ phát triển (Rondeau & Roudaut, 2014), chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Maria & Arsene, 2019), dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ròng (Lectard & Rougier, 2018)... Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào phân tích sự khác biệt trong tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế trong điều kiện mức vốn con người và khả năng kiểm soát tham nhũng khác nhau.
  16. 7 Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu + Luận án tìm thấy bằng chứng thực nghiệm tương đối vững chắc cho tác động tích cực của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế. Nhận định nhìn chung cũng đúng với cả hai dạng thức đa dạng hóa theo chiều dọc và theo chiều ngang, đặc biệt là đa dạng hóa theo chiều ngang. + Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu, ở dạng tổng quát hay hai dạng thức thành phần, đều tăng dần cùng với sự gia tăng trong mức vốn con người và khả năng kiểm soát tốt hơn tình trạng tham nhũng. + Tác động của đa dạng hóa theo chiều ngang được tìm thấy lớn hơn nhiều so với tác động của đa dạng hóa theo chiều dọc, dù đó là tác động trực tiếp hay bị điều tiết. Đây là kết luận có thể trái ngược với đồng thuận chung hiện tại quá đề cao vai trò của đa dạng hóa theo chiều dọc. + Hệ quả rút ra từ những bằng chứng thực nghiệm trên là đa dạng hóa xuất khẩu (ở dạng tổng quát và đa dạng hóa theo chiều dọc) không tự động và luôn luôn có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Tác động này có thể chỉ rất nhỏ, hoặc thậm chí âm nếu quốc gia hạn chế về vốn con người hoặc không kiểm soát tốt tình trạng tham nhũng. 6. Cấu trúc của luận án Luận án được thiết kế gồm 4 chương. Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế. Chương này giới thiệu những khái niệm nền tảng của đa dạng hóa xuất khẩu, những dạng thức thành phần và cách thức đo lường sử dụng dữ liệu xuất khẩu chi tiết đến từng ngành nhỏ. Ngoài ra, tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế, cũng như những tranh luận nổi bật xung quanh chủ đề này được khảo cứu từ cả góc độ lý thuyết và thực nghiệm. Trên cơ sở đó, luận án tranh luận những khoảng trống nghiên cứu tồn tại và xác định hướng nghiên cứu của mình. Chương 2: Thực trạng đa dạng hóa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển 2000 - 2019. Chương 2 phân tích thực trạng đa dạng hóa xuất khẩu và tình hình tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển trong phạm vi nghiên cứu. Các phân tích được tiến hành ở nhiều cấp độ: cho tổng thể mẫu nghiên cứu, theo khu vực địa lý, theo trình độ phát triển, và ở từng quốc gia. Chương 3: Phân tích định lượng tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế. Dựa trên những tranh luận xung quanh cơ chế bên trong của đa dạng hóa xuất khẩu và kênh truyền dẫn đến tăng trưởng kinh tế, ba giả thuyết nghiên
  17. 8 cứu được xây dựng. Từ ba giả thuyết trên, luận án xác định một cách chi tiết mô hình kinh tế lượng phù hợp với dạng hàm và các biến số cụ thể. Mẫu nghiên cứu sau đó được lựa chọn theo một quy trình nghiêm ngặt nhằm đảm bảo các kết luận đưa ra sẽ đáp ứng tốt mục tiêu nghiên cứu đề ra. Cùng với đó, những dữ liệu cần thiết cho việc tính toán các chỉ số và kiểm định thực nghiệm, cũng như nguồn tin cậy để thu thập những dữ liệu này được trình bày. Luận án thảo luận các vấn đề ước lượng phát sinh cũng như tranh luận cho những giải pháp phù hợp. Cuối cùng, luận án trình bày những kết quả thu được từ phân tích định lượng và xác nhận tính đúng đắn của những giả thuyết đã đặt ra. Những phát hiện trong luận án được so sánh, đối chứng với kết quả thực nghiệm từ những nghiên cứu trước, nhằm mang lại hiểu biết đa chiều hơn, vững chắc hơn về mối quan hệ giữa đa dạng hóa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Chương 4: Kết luận, hàm ý chính sách và hạn chế của đề tài. Chương này tổng kết những phát hiện chính được đưa ra trong quá trình nghiên cứu. Dựa trên những phát hiện đó, luận án thảo luận những hàm ý chính sách phù hợp liên quan đến chính sách ngoại thương và công nghiệp với các nước đang phát triển. Cuối cùng, luận án phân tích những hạn chế còn tồn tại và gợi ý hướng đi khả dĩ để khắc phục những hạn chế đó trong những nghiên cứu tiếp theo.
  18. 9 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA XUẤT KHẨU ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1.1. Đa dạng hóa xuất khẩu 1.1.1. Nguồn gốc, khái niệm Đa dạng hóa xuất khẩu là chiến lược thương mại được nhấn mạnh trong những năm gần đây cả từ giới học thuật và trong giới làm chính sách. Song bản thân đa dạng hóa không phải là một hiện tượng quá mới hoặc riêng có với xuất khẩu. Đa dạng hóa đã diễn ra xuyên suốt lịch sử trái đất nói chung và đa dạng hóa trong hoạt động kinh tế đã diễn ra trong suốt lịch sử loài người nói riêng. Một trong những hình thức đa dạng hóa xuất hiện sớm nhất là sự dịch chuyển dần dần từ hoạt động săn bắt và hái lượm sang thuần hóa giống cây trồng và canh tác nông nghiệp ổn định của con người. Sản xuất lương thực phát triển kéo theo sự xuất hiện của các hoạt động phi lương thực như chăn nuôi, và sau đó là các hoạt động phi nông nghiệp chẳng hạn như tiểu thủ công nghiệp hay thương mại và trao đổi hàng hóa. Cứ như vậy quá trình đa dạng hóa trong hoạt động kinh tế của con người liên tục được diễn ra. Đa dạng hóa trong các hoạt động kinh tế mô tả quá trình nền kinh tế mở rộng từ những hoạt động kinh tế truyền thống sang những hoạt động kinh tế mới mẻ hơn, hiện đại hơn. Quá trình này diễn ra từ từ, chậm chạp trong phần lớn lịch sử loài người và chỉ thực sự tăng tốc từ sau Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất cách đây hơn 200 năm. Từ đó đến nay, đã có một sự gia tăng đáng kể về mức độ đa dạng trong hoạt động kinh tế của con người, kéo theo đó là những sản phẩm mới mà con người tạo ra. Người tiêu dùng ngày nay đều không lạ lẫm với máy bay, máy tính, tivi hay điện thoại thông minh..., những sản phẩm hầu như trước kia chỉ tồn tại trong truyện khoa học viễn tưởng của Jules Verne1. Những sản phẩm này chưa từng xuất hiện trước đây và không thay thế bất kỳ sản phẩm nào có trước đó. Nền kinh tế đã và đang ngày càng mở rộng và trở nên đa dạng hơn. Đa dạng hóa xuất khẩu có hàm ý tương tự. Ban đầu, đa dạng hóa xuất khẩu thường được nhắc đến như một hệ quả tất yếu của quá trình phát triển với tên gọi “sự đa dạng trong xuất khẩu” (export diversity). Quá trình các quốc gia “tốt nghiệp” từ trạng thái đang phát triển sang trạng thái phát triển thường đi đôi với sự chuyển dịch trong cấu 1 Nhà văn khoa học viễn tưởng nổi tiếng người Pháp thế kỷ 19.
  19. 10 trúc sản xuất, và sau đó là sự chuyển dịch trong cấu trúc xuất khẩu theo hướng đa dạng hơn (De Pineres & Ferrantino, 1997). Quan niệm truyền thống về sự phát triển cũng thường nhận định rằng tăng trưởng kinh tế thường gắn liền với sự chuyển dịch từ xuất khẩu những sản phẩm thô sang xuất khẩu đa dạng hơn sản phẩm chế biến chế tạo (Al- Marhubi, 2000). Về sau, quan niệm về đa dạng hóa xuất khẩu dần thay đổi. Đó không chỉ là một hệ quả đơn thuần của sự phát triển, mà trái lại đóng một vai trò chủ động hơn và dần được coi là một chiến lược phát triển cần thiết để đạt được mục tiêu ổn định doanh thu xuất khẩu và đạt được tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Gốc rễ của sự thay đổi trong quan niệm trên nằm ở tình trạng phụ thuộc nặng nề vào xuất khẩu một số ít sản phẩm thô ở nhiều nước đang phát triển (Todaro & Smith, 2020). Một số nước châu Phi phụ thuộc trầm trọng vào dầu hoặc các khoáng sản khác như sắt, đồng, vàng ở Mauritania; chất phóng xạ ở Niger; coban, đồng ở Congo...; một số nước khác phụ thuộc vào nông sản thô như hạt có dầu ở Niger; trà, cà phê, hoa tươi ở Kenya; vani ở Madagascar... Tình trạng tương tự cũng được ghi nhận ở nhiều nước khu vực Mỹ Latinh. Khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu của Bolivia đến từ dầu thô, kẽm, vàng, thiếc, chì. Chỉ riêng dầu thô và than đá đã chiếm tới gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Colombia, còn Nicaragua tập trung mạnh vào nông sản thô như các sản phẩm thịt sữa từ gia súc, cà phê, thuốc lá. Thực trạng trên tiềm ẩn không ít rủi ro. Trước hết, cung, cầu, và giá sản phẩm thô trên thị trường thường kém ổn định. Giá sản phẩm thô thậm chí còn được dự đoán là có xu hướng giảm đi tương đối so với giá của các sản phẩm chế biến chế tạo theo giả thuyết mà hai nhà kinh tế Raul Prebisch và Hans Singer nêu ra ngay từ thập niên 1950. Kết quả là doanh thu từ xuất khẩu sản phẩm thô có mức độ rủi ro và sự không chắc chắn cao (Todaro & Smith 2020). Tình hình càng nghiêm trọng hơn khi cùng lúc đó nhiều quốc gia đang phát triển thường xuyên rơi vào tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán do phải nhập khẩu các sản phẩm tiêu dùng cũng như tư liệu sản xuất và hàng hóa trung gian cần thiết cho sự mở rộng của khu vực công nghiệp. Rủi ro này khiến các nước đang phát triển phải nghiêm túc xem xét tới việc cần phải thoát khỏi tình trạng phụ thuộc vào một số ít sản phẩm thô. Công thức được khuyến nghị phổ biến là đa dạng hóa cấu trúc xuất khẩu gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế - công thức đã được kiểm chứng từ kinh nghiệm thần kỳ kinh tế Đông Á những năm 1960-1980 hay gần đây hơn là Trung Quốc và Ấn Độ.
  20. 11 Đa dạng hóa xuất khẩu được định nghĩa là sự thay đổi trong cấu thành của rổ hàng hóa xuất khẩu hiện tại của một quốc gia, thể hiện ở sự gia tăng trong số lượng hàng hóa xuất khẩu, cũng như sự phân phối cân bằng hơn giữa các mặt hàng đang xuất khẩu (Ali & cộng sự, 1991). Luận điểm này một phần được chia sẻ bởi Dutt & cộng sự (2008) khi các tác giả cho rằng đa dạng hóa xuất khẩu là quá trình mở rộng những sản phẩm một quốc gia có thể xuất khẩu. Ở một góc nhìn khác, Berthélemy & Chauvin (2000) cho rằng đa dạng hóa sản xuất và xuất khẩu đề cập đến sự trải đều hơn của hoạt động sản xuất và xuất khẩu trên các ngành hay lĩnh vực khác nhau. Saviotti & Frenken (2008) lại định nghĩa một cách đơn giản hơn, đa dạng hóa xuất khẩu là sự thay đổi cấu trúc xuất khẩu của một quốc gia. Những định nghĩa trên đã nêu lên một hoặc một vài khía cạnh về đa đạng hóa xuất khẩu. Tựu chung lại, đa dạng hóa xuất khẩu trước hết đề cập đến một quá trình. Thứ hai, đó là quá trình thay đổi trong cấu trúc xuất khẩu của một quốc gia. Song, quan trọng hơn, sự thay đổi đó cần phải theo hướng làm cho cấu trúc xuất khẩu đa dạng hơn. Vì vậy, trong phạm vi luận án này, đa dạng hóa xuất khẩu được hiểu là quá trình trong đó các quốc gia chuyển dịch cấu trúc xuất khẩu hiện tại sang một cấu trúc xuất khẩu đa dạng hơn. 1.1.2. Phân loại đa dạng hóa xuất khẩu Như đã trình bày, đa dạng hóa xuất khẩu là quá trình trong đó các quốc gia chuyển dịch cấu trúc xuất khẩu hiện tại sang một cấu trúc xuất khẩu đa dạng hơn. Vấn đề tiếp theo là xác định một cách cụ thể thế nào cấu trúc xuất khẩu, và thể nào là một cấu trúc xuất khẩu đa dạng hơn. Brenton & cộng sự (2009) đưa ra câu trả lời cho hai vấn đề trên với việc phân loại các dạng thức khác nhau của đa dạng hóa xuất khẩu. Theo đó, đa dạng hóa cấu trúc xuất khẩu có thể là (i) Đa dạng hóa về chủng loại hàng hóa và chất lượng (xuất khẩu nhiều mặt hàng hơn với chất lượng cao hơn); (ii) Đa dạng hóa ngành/lĩnh vực xuất khẩu (xuất khẩu ở nhiều ngành kinh tế hơn, hay mở rộng xuất khẩu cả về hàng chế biến chế tạo và dịch vụ), hoặc (iii) Đa dạng hóa về đối tác thương mại (xuất khẩu đến nhiều quốc gia hơn). Như vậy, cấu trúc xuất khẩu được hiểu là cấu trúc theo sản phẩm/ngành (tổng xuất khẩu được cấu thành từ những sản phẩm/ngành nào, với tỷ trọng bao nhiêu) hoặc cấu trúc theo đối tác thương mại (xuất khẩu đến nước đối tác nào, với tỷ trọng bao nhiêu). Cách hiểu này kéo theo sự phân chia đa dạng hóa xuất khẩu thành hai dạng chính: đa dạng hóa xuất khẩu theo sản phẩm/ngành và đa dạng hóa xuất khẩu theo đối
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2