intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:217

19
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển "Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan nghiên cứu về tập đoàn kinh tế tư nhân; cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân; thực trạng phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam; quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam đến năm 2030. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN LÊ VĂN KHƯƠNG PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI - 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN LÊ VĂN KHƯƠNG PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 9310105 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. GS. TS. NGÔ THẮNG LỢI 2. PGS. TS. HỒ SỸ HÙNG HÀ NỘI - 2024
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng cả danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi phạm sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Tác giả luận án Lê Văn Khương
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tác giả luận án xin chân thành cảm ơn tập thể Lãnh đạo, các thầy, cô giáo, cán bộ của Khoa Kinh tế Phát triển, Viện Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường. Tác giả bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới GS.TS. Ngô Thắng Lợi, PGS.TS. Hồ Sỹ Hùng đã tận tình giúp đỡ về ý tưởng khoa học, góp ý quý báu trong suốt quá trình nghiên cứu để tác giả có thể hoàn thành, bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ kinh tế này. Tác giả trân trọng cảm ơn các lãnh đạo, cán bộ của các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, Tổng cục thống kê và các chuyên gia, nhà kinh tế… đã tham gia ý kiến góp ý, cung cấp số liệu phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của Luận án. Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ và tạo điều kiện để tác giả hoàn thành Luận án này. Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Tác giả luận án Lê Văn Khương
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ................................................................................... viii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 4 5. Những đóng góp mới của Luận án ....................................................................... 8 6. Kết cấu của Luận án .............................................................................................. 9 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ TƯ NHÂN..................................................................................................................... 10 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước.................................................................... 10 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.................................................................... 14 1.3. Đánh giá tổng quan nghiên cứu ....................................................................... 20 1.3.1. Những kết quả nghiên cứu đạt được Luận án có thể kế thừa ............................. 20 1.3.2. Những vấn đề nghiên cứu đặt ra........................................................................... 20 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 22 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ TƯ NHÂN ............................................................................. 23 2.1. Bản chất và đặc điểm của tập đoàn kinh tế tư nhân ..................................... 23 2.1.1. Cơ sở lý luận về tập đoàn kinh tế tư nhân............................................................ 23 2.1.2. Khái niệm, đặc điểm của tập đoàn kinh tế tư nhân ............................................. 32 2.1.3. Phương thức hình thành và phát triển .................................................................. 37 2.1.4. Mô hình tổ chức tập đoàn kinh tế tư nhân ........................................................... 38 2.1.5. Quan hệ liên kết trong tập đoàn kinh tế tư nhân.................................................. 43 2.1.6. Vai trò của tập đoàn kinh tế tư nhân trong nền kinh tế ....................................... 45
  6. iv 2.2. Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ................................................................ 49 2.2.1. Khái niệm và nội hàm phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ................................. 49 2.2.2. Tiêu chí đánh giá phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ......................................... 57 2.3. Các nhân tố tác động đến phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân .................... 60 2.3.1. Nhóm các nhân tố tác động bên ngoài tập đoàn kinh tế tư nhân........................ 61 2.3.2. Nhóm các nhân tố tác động bên trong tập đoàn kinh tế tư nhân ........................ 67 2.4. Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam ........................................ 70 2.4.1. Kinh nghiệm quốc tế phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở một số quốc gia .... 70 2.4.2. Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng ở Việt Nam ................................... 81 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 85 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM ............................................................................................................... 86 3.1. Tổng quan về tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam ..................................... 86 3.1.1. Chủ trương, chính sách phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam.......................... 86 3.1.2. Đặc điểm, đặc trưng của tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam ......................... 90 3.1.3. Phương thức hình thành và phát triển .................................................................. 95 3.1.4. Mô hình tổ chức tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam ...................................... 98 3.2. Phân tích thực trạng phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam ..... 102 3.2.1. Gia tăng về số lượng tập đoàn kinh tế tư nhân trong nền kinh tế..................... 102 3.2.2. Gia tăng quy mô của các tập đoàn kinh tế tư nhân ........................................... 103 3.2.3. Sự thay đổi về chất của tập đoàn kinh tế tư nhân .............................................. 106 3.3. Đánh giá nhân tố tác động đến phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam ................................................................................................................. 108 3.3.1. Nhóm các nhân tố tác động bên ngoài tập đoàn kinh tế tư nhân...................... 108 3.3.2. Nhóm các nhân tố tác động bên trong tập đoàn kinh tế tư nhân ...................... 117 3.4. Đánh giá về phát triển TĐKT TN ở Việt Nam ................................................ 119 3.4.1. Kết quả đạt được.................................................................................................. 119 3.4.2. Hạn chế, tồn tại .................................................................................................... 121 3.4.3. Nguyên nhân ........................................................................................................ 126 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 130
  7. v CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 .................... 132 4.1. Bối cảnh và cơ hội, thách thức phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam ................................................................................................................. 132 4.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế .......................................................................... 132 4.1.2. Cơ hội phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam .................................... 135 4.1.3. Thách thức phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam ............................ 138 4.2. Quan điểm, định hướng phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam đến năm 2030 .......................................................................................................... 140 4.2.1. Quan điểm phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam ............................. 140 4.2.2. Định hướng phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân đến năm 2030 ................ 147 4.3. Một số giải pháp phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam ............ 149 4.3.1. Đổi mới nhận thức về phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân, đẩy mạnh hình thành và phát triển mô hình tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam ....................................... 149 4.3.2. Hoàn thiện, nghiên cứu ban hành tiêu chí xác định tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam ........................................................................................................................ 151 4.3.3. Xây dựng các chính sách hỗ trợ phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam . 152 4.3.4. Nâng cao năng lực quản trị và xây dựng các chuẩn mực quản trị cho các tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam .................................................................................. 165 4.3.5. Đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa, đổi mới và sắp xếp lại khu vực DNNN, tạo dư địa cho các tập đoàn kinh tế tư nhân phát triển ...................................................... 168 4.3.6. Thành lập tổ chức đại diện cho các tập đoàn kinh tế tư nhân, doanh nghiệp quy mô lớn ở Việt Nam ........................................................................................................ 170 4.3.7. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các tập đoàn kinh tế tư nhân, doanh nghiệp quy mô lớn .............................................................................................. 171 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................ 175 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 176 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................................................... 178 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 179 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 187
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AEC Cộng đồng kinh tế ASEAN AFT Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương CT TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn CTCP Công ty cổ phần DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNTV Doanh nghiệp thành viên GĐĐH Giám đốc điều hành GSO Tổng cục thống kê GTGT Giá trị gia tăng HĐQT Hội đồng quản trị HĐTV Hội đồng thành viên IMF Quỹ Tiền tệ Thế giới KTTN Kinh tế tư nhân M&A Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp NDT Nhân dân tệ ODA Hỗ trợ phát triển chính thức PPP Hình thức hợp tác công-tư R&D Nghiên cứu và phát triển ROA Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on Assets) SCM Quản lý chuỗi cung ứng TCT NN TCT nhà nước TĐKT Tập đoàn kinh tế TĐKT NN Tập đoàn kinh tế nhà nước TĐKT TN Tập đoàn kinh tế tư nhân TNDN Thu nhập doanh nghiệp VNR500 Xếp hạng 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất đang hoạt động ở Việt Nam WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tổng hợp khái niệm TĐKT TN ở một số quốc gia ...................................... 32 Bảng 2.2: Top 10 tập đoàn có doanh thu lớn nhất của Fortune 500 (năm 2020) .......... 46 Bảng 3.1. So sánh đặc điểm giữa TĐKT NN và TĐKT TN ở Việt Nam ..................... 93 Bảng 3.2. Quy mô và kết quả hoạt động kinh doanh một số TĐKT TN tiêu biểu ở Việt Nam năm 2020 ............................................................................................ 120
  10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1: Khung phân tích của luận án .............................................................................. 8 Hình 1.1. Khung thể chế tác động đến TĐKT TN ........................................................ 14 Hình 2.1. Lựa chọn quyết định liên kết liên kết/sát nhập theo chiều dọc của doanh nghiệp . 24 Hình 2.2. Mô hình chuỗi cung ứng................................................................................ 30 Hình 2.3. Mô hình TĐKT TN theo cấu trúc nhất nguyên ............................................. 38 Hình 2.4. Mô hình TĐKT TN theo cấu trúc Holding.................................................... 39 Hình 2.5. Mô hình TĐKT TN theo cấu trúc hỗn hợp.................................................... 40 Hình 2.6. Mô hình TĐKT TN theo cấu trúc sở hữu hỗn hợp ........................................ 42 Hình 2.7. Mô hình TĐKT TN theo cấu trúc “tập đoàn trong tập đoàn” ....................... 43 Hình 2.8. Nội hàm phát triển TĐKT TN ....................................................................... 52 Hình 2.9. Môi trường bên trong và bên ngoài TĐKT TN ............................................. 61 Hình 2.10. Mô hình và phương thức hình thành TĐKT ở Trung Quốc ........................ 71 Hình 3.1. Số lượng TĐKT TN, doanh nghiệp quy mô lớn giai đoạn 2010-2020 ....... 103 Hình 3.2. So sánh biến động về ngành, lĩnh vực kinh doanh của TĐKT TN năm 2010, 2015 và 2020 ............................................................................................... 107 Hình 3.3. Đánh giá về sự cần thiết có khung pháp lý về TĐKT TN ........................... 111 Hình 3.4. Đánh giá về chính hỗ trợ phát triển TĐKT TN ở Việt Nam ....................... 113 Hình 3.5. Đánh giá mức độ cạnh tranh trong ngành, lĩnh vực kinh doanh ................. 115
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài TĐKT TN đã có quá trình hình thành và phát triển lâu đời và trở thành một trong những tác nhân quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế ở nhiều quốc gia trên thế giới. Với nhiều lợi thế về mô hình hoạt động, các TĐKT TN đã có nhiều đóng góp to lớn và lý giải cho nguồn gốc của sự “phát triển thần kỳ” ở nhiều quốc gia. Sự phát triển lớn mạnh của TĐKT TN được xem là niềm tự hào, là thương hiệu, là tài sản của các quốc gia, biểu hiện sự phát triển kinh tế của quốc gia đó. Chính vì vậy, hầu hết các quốc gia đều theo đuổi mục tiêu phát triển các TĐKT TN, doanh nghiệp có quy mô lớn, có tiềm lực mạnh để đầu tư vào đột phá công nghệ, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Ở Việt Nam, TĐKT được manh nha hình thành từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ trước thông qua việc Nhà nước thí điểm thành lập mô hình tập đoàn kinh doanh ở khu vực kinh tế nhà nước, biểu hiện là thành lập một số TĐKT TN, TCT NN, DNNN ở một số ngành, lĩnh vực quan trọng, then chốt của nền kinh tế như dầu khí, điện lực, xăng dầu, hóa chất, than-khoáng sản, viễn thông, hàng không, hàng hải, đường sắt… Đồng thời, ở khu vực KTTN cũng bắt đầu nhen nhóm hình thành một số nhóm công ty hoạt động theo mô hình TĐKT như Tổ hợp Minh Phụng, EPCO, Huy Hoàng… Ngay sau khi Luật Doanh nghiệp ra đời (trên cơ sở hợp nhất Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990) đã tạo ra khung khổ pháp lý chung cho các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường, tạo sân chơi bình đẳng giữa các loại hình DN với nhiều quy định thông thoáng và thuận lợi hơn, Việt Nam ngày càng có nhiều TĐKT TN hình thành và phát triển, có nhiều đóng góp lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế của đất nước. Khu vực KTTN đã liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá qua các năm, chiếm tỷ trọng từ 39 - 40% GDP; thu hút khoảng 85% lực lượng lao động của nền kinh tế, tỷ lệ đóng góp thuế TNDN chiếm khoảng 34,1%; góp phần quan trọng trong việc huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và tạo ra môi trường kinh doanh năng động hơn. Thực tế đã cho thấy, nhiều TĐKT TN ở Việt Nam đang có bước phát triển mạnh, trở thành mũi nhọn trong một số ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế như công nghiệp ôtô (Vingroup, Thaco, Thành Công…), chế biến thực phẩm (Masan, Hoàng Anh Gia Lai, Intimex…), công nghệ viễn thông (FPT, CMC, SaigonTel…), hàng không (Vietjet Air, Jetstar Airways Bamboo Airways, Pacific Airlines), thiết bị điện, điện tử (GELEX…),
  12. 2 sắt thép (Hòa Phát, Hoa Sen, Nguyễn Minh…), công nghiệp chế biến chế tạo… Các tập đoàn này không chỉ dẫn đầu ở các lĩnh vực hoạt động trong nước mà đã và đang xây dựng, phát triển thành công những sản phẩm, thương hiệu mang tầm khu vực và quốc tế, góp phần nâng hạng vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Thời gian qua, Đảng và Chính phủ đã có nhiều chủ trương chính sách về phát triển KTTN, trong đó có các TĐKT TN. Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã có những đáng giá quan trọng, ghi nhận vai trò và đóng góp của KTTN ngày càng lớn hơn vào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Tuy nhiên, Nghị quyết cũng chỉ ra nhiều hạn chế, yếu kém trong phát triển KTTN, điển hình là: (i) hệ thống pháp luật, các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ. Thực thi các quy định của pháp luật về kinh tế tư nhân chưa được thực hiện nghiêm. Môi trường đầu tư kinh doanh còn nhiều hạn chế, tiềm ẩn rủi ro cao và thiếu tính minh bạch; thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp; (ii) tình trạng vi phạm pháp luật và cạnh tranh không lành mạnh trong kinh tế tư nhân còn khá phổ biến; xuất hiện những quan hệ không lành mạnh giữa các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước, can thiệp vào quá trình xây dựng, thực thi chính sách, hình thành "lợi ích nhóm", gây hậu quả xấu về kinh tế - xã hội. Quyền tự do kinh doanh và quyền tài sản, tiếp cận các cơ hội kinh doanh, nguồn lực xã hội chưa thực sự bình đẳng giữa kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế khác; (iii) kinh tế tư nhân chủ yếu ở quy mô nhỏ, có trình độ công nghệ, trình độ quản trị, năng lực tài chính, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của các chuỗi giá trị sản xuất khu vực và toàn cầu… Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém nêu trên có cả chủ quan và khách quan, nhưng nổi cộm là thể chế về phát triển doanh nghiệp, doanh nhân còn nhiều bất, thiếu đồng bộ; một số vấn đề về phát triển kinh tế tư nhân chưa được cụ thể hoá, làm rõ hơn cả về lý luận và thực tiễn… Những nguyên nhân nêu trên dẫn đến nhiều bất cập trên thực tiễn về các vấn đề quy định về địa vị pháp lý, mô hình hoạt động TĐKT TN, cơ chế chính sách trọng tâm để thúc đẩy TĐKT TN phát triển; tiếp cận các nguồn lực phát triển cũng như sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế… Việc hình thành và phát triển các TĐKT TN ở nước ta đang đặt ra các yêu cầu về hoàn thiện, tính tương thích với hệ thống pháp luật về cạnh tranh, đầu tư, thương mại, chuyển giao công nghệ, thuế, tài chính, tín dụng, mua bán và sáp nhập… theo hướng thống nhất, khuyến khích mô hình TĐKT
  13. 3 TN phát triển, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hơn nữa, Việt Nam đang đứng trước vận hội lớn để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới dưới tác động của toàn cầu hóa về kinh tế và áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt không chỉ từ trong nước mà còn từ các yếu tố nước ngoài. Bối cảnh đó đòi hỏi khai thác mạnh mẽ các nguồn lực, trong đó từ KTTN thông qua tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp có quy mô nhỏ lẻ, hoạt động manh mún, kém hiệu quả thành những doanh nghiệp lớn, TĐKT TN có quy mô lớn, có tiềm lực mạnh, hoạt động đa ngành, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế là một xu thế tất yếu. Trong xu thế đó, phát triển nền kinh tế tri thức và áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ (đặc biệt là thành tựu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0) và sử dụng nguồn nhân lực trình độ cao đóng vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy, chỉ những doanh nghiệp, TĐKT TN có quy mô lớn, tiềm lực kinh tế mạnh mới có thể tận dụng được các lợi thế để phát triển nhanh và bền vững. Từ những lý do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam” để nghiên cứu luận án tiến sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận án là xác lập hệ thống luận cứ khoa học về phát triển TĐKT TN và thực tiễn phát triển TĐKT TN ở Việt Nam để làm cơ sở đề xuất các quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển các TĐKT TN ở Việt Nam đến năm 2030. Mục tiêu cụ thể gồm: - Hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận về TĐKT TN, phát triển TĐKT TN và kinh nghiệm quốc tế ở một số quốc gia điển hình; - Đánh giá thực trạng phát triển và xác định các nhân tố tác động đến phát triển TĐKT TN ở Việt Nam; - Đề xuất các quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển TĐKT TN ở Việt Nam đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của Luận án là sự phát triển của các TĐKT TN ở Việt Nam. TĐKT TN không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách
  14. 4 pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật. Vì vậy, TĐKT TN trong Luận án này được hiểu là các doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có quy mô lớn (có quy mô tổng nguồn vốn/tổng tài sản lớn hơn 100 tỷ đồng) thuộc khu vực KTTN, hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con, có mối quan hệ liên kết (về vốn, công nghệ, thương hiệu hoặc liên kết khác). 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Luận án tiếp cận đối tượng nghiên cứu theo quan điểm của kinh tế phát triển để nghiên cứu và đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển TĐKT TN ở Việt Nam đến 2030, bao gồm: cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế, thực trạng phát triển TĐKT TN ở Việt Nam, xác định các nhóm nhân tố tác động đến phát triển TĐKT TN ở Việt Nam. - Phạm vi về thời gian và không gian nghiên cứu: Nghiên cứu các TĐKT TN trên phạm vi toàn quốc từ năm 2010 đến nay và quan điểm, định hướng phát triển TĐKT TN ở Việt Nam đến năm 2030. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1.1. Cách tiếp cận nghiên cứu a) Cách tiếp cận hệ thống: Với cách tiếp cận này, các sự vật, hiện tượng đặt trong các mối quan hệ không thể tách rời với các nhân tố khác, đặc biệt là các nhân tố tác động. Luận án là coi TĐKT TN là một hệ thống quản trị theo nghĩa rộng, tức là được cấu thành bởi các doanh nghiệp thành viên (DNTV) độc lập, bản thân TĐKT TN và các bên có lợi ích liên quan (bao gồm các chủ sở hữu, nhà đầu tư, người lao động, chủ nợ, khách hàng và các chủ thể khác có liên quan trong nền kinh tế). Cách tiếp cận này coi TĐKT TN vừa là bộ phận không thể tách rời của tổng thể nền kinh tế, là chủ thể nắm những nguồn lực quan trọng của nền kinh tế. Hiệu quả hoạt động của các TĐKT TN có tác động lớn (cả về mặt tích cực và tiêu cực) đến cơ cấu, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế và ngược lại, đồng thời TĐKT TN cũng chịu tác động bởi các nhân tố bên trong và bên ngoài. Với cách tiếp cận này, tác giả sử dụng để đề xuất các quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển TĐKT TN phải dựa trên cơ sở thực trạng hình thành, phát triển TĐKT TN trong thời gian qua; đồng thời phải gắn với các mục tiêu, định hướng, giải pháp về đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam đến năm 2030.
  15. 5 b) Cách tiếp cận đa chiều: Với cách tiếp cận này, tác giả sử dụng để xem xét, đánh giá các vấn đề về hình thành, phát triển TĐKT TN theo các hướng khác nhau, cụ thể là: (i) Nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm quốc tế về phát triển TĐKT TN, tác giả thu thập tài liệu theo hướng bảo đảm tính đại diện và tính đặc thù về điều kiện kinh tế - xã hội của các quốc gia có quan điểm khác nhau về TĐKT TN; (ii) Đánh giá thực trạng TĐKT TN ở Việt Nam, tác giả đánh giá trên cơ sở những quan điểm khác nhau, trong các bối cảnh khác nhau, kể cả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. c) Cách tiếp cận lịch sử: Với cách tiếp cận này, tác giả sử dụng để xem xét, đánh giá sự phát triển và nhân tố tác động đến các TĐKT TN gắn với bối cảnh lịch sử phát triển của Việt Nam và bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Nhân tố lịch sử còn được thể hiện qua phân tích các chính sách của Nhà nước tác động đến phát triển các TĐKT TN ở Việt Nam qua các giai đoạn khác nhau. Từ đó, tìm ra những quy luật phát triển chung, tính logic và dự đoán khuynh hướng phát triển để đề xuất được những quan điểm, định hướng và giải pháp phù hợp để phát triển TĐKT TN ở Việt Nam đến năm 2030. 4.1.2. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu sử dụng a) Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Phương pháp này sử dụng để (i) tổng quan các công trình nghiên cứu, tài liệu khoa học đã công bố trong và ngoài nước liên quan đến phát triển TĐKT TN; (ii) hệ thống hóa các vấn đề lý luận về phát triển TĐKT TN; (iii) nghiên cứu, hệ thống hóa các văn bản pháp luật về phát triển doanh nghiệp, TĐKT TN ở Việt Nam; (iv) nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về hình thành và phát triển các TĐKT TN. - Phương pháp khảo sát chọn mẫu: Với mục tiêu đánh giá thực trạng và quan điểm đánh giá của các ĐKT TN, doanh nghiệp có quy mô lớn thuộc khu vực KTTN ở Việt Nam, phương pháp này sử dụng để khảo sát chọn mẫu, thu thập số liệu sơ cấp thông qua mẫu Phiếu khảo sát về TĐKT TN (theo mẫu tại Phụ lục 1) và được gửi trực tiếp và qua thư điện tử cho các TĐKT TN, doanh nghiệp có quy mô lớn thuộc khu vực KTTN ở Việt Nam. Đối tượng khảo sát đáp ứng các tiêu chí sau:
  16. 6 + Là các TĐKT TN (có danh xưng, tên gọi là TĐKT); + Là các doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp quy mô lớn, có quy mô tổng nguồn vốn/tổng tài sản lớn hơn 100 tỷ đồng1 và hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp này sử dụng để phỏng vấn sâu, thu thập ý kiến đánh giá, nhận định về phát triển TĐKT TN của các chuyên gia các cán bộ lãnh đạo, quản lý của các TĐKT TN, đại diện cơ quan nghiên cứu, cơ quan liên quan đến quản lý nhà nước, hoạch định chính sách phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam (theo mẫu tại Phụ lục 2), làm rõ hơn các nội dung, kết quả nghiên cứu, nhận định, kết luận của Luận án. Đối tượng phỏng vấn là các cán bộ lãnh đạo, quản lý của các TĐKT TN là những cá nhân giữ chức vụ quản lý điều hành hoặc người sáng lập các TĐKT TN ở Việt Nam. - Phương pháp tổng hợp, so sánh: Ngoài ra, tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp tổng hợp, so sánh nhằm phân tích, so sánh (đặc điểm, quy mô, lịch sử nguồn gốc hình thành…) giữa TĐKT TN ở Việt Nam với TĐKT TN ở các quốc gia trong khu vực và thế giới; giữa TĐKT TN với các TĐKT NN ở Việt Nam… b) Nguồn dữ liệu sử dụng - Dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp thu thập được từ quá trình khảo sát, phỏng vấn sâu được tác giả tổng hợp, xử lý bằng Microsoft Excel để phân tích, so sánh và rút ra những nhận định, kết quả nghiên cứu của Luận án. - Dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp được tác giả thu thập từ các nguồn: + Cơ sở dữ liệu điều tra, khảo sát doanh nghiệp hàng năm của Tổng Cục thống kê (GSO) đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, có Tổng nguồn vốn/Tổng tài sản trên 100 tỷ đồng. Các dữ liệu này phản ánh quy mô phát triển của TĐKT TN ở Việt Nam từ năm 2010 đến nay. + Số liệu kết quả kinh doanh từ thị trường chứng khoán Việt Nam (đối với các TĐKT TN, doanh nghiệp quy mô lớn đã niêm yết); 1 Theo quy định tại Điều 4 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (số 04/2017/QH14 ngày 12/6/2017) thì doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có quy mô Tổng nguồn vốn/Tổng tài sản không quá 100 tỷ đồng, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người. Vì vậy, trong Luận án này, doanh nghiệp có quy mô lớn được hiểu là có Tổng nguồn vốn/Tổng tài sản trên 100 tỷ đồng.
  17. 7 + Báo cáo kết quả kinh doanh của một số TĐK TN, doanh nghiệp quy mô lớn ở Việt Nam; + Báo cáo xếp hạng TOP 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam của Công ty Vietnam Report VNR500 (www.vnr500.com.vn), bảng xếp hạng TOP 500 tập đoàn, doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất thế giới (Fortune 500 tại www.fortune.com)... Các số liệu thứ cấp được tác giả thu thập, xử lý để phân tích, so sánh theo các tiêu chí về quy mô vốn, tài sản, doanh thu, lao động… của các TĐK TN, doanh nghiệp quy mô lớn ở Việt Nam. 4.2. Khung phân tích của luận án Tác giả thực thực hiện nghiên cứu theo các bước sau đây: Bước 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan. Luận án nghiên cứu tổng quan các lý thuyết về kinh tế học phát triển, các nghiên cứu về TĐKT TN trong nước và ngoài nước. Tác giả nghiên cứu tại bàn, sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước, đặc biệt là kinh nghiệm phát triển TĐKT của một số quốc gia điển hình trên thế giới; qua đó xác định các khoảng trống nghiên cứu, hướng nghiên cứu của Luận án. Bước 2: Nghiên cứu thực tiễn phát triển của các TĐKT TN. Luận án sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để đánh giá thực trạng phát triển của các TĐKT TN ở Việt Nam về mặt chất và lượng, có sử dụng các số liệu sơ cấp và thứ cấp; phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các TĐKT TN ở Việt Nam qua các nhóm nhân tố bên trong và bên ngoài tác động đến phát triển của các TĐKT TN ở Việt Nam. Đồng thời, luận án cũng nghiên cứu một số TĐKT TN điển hình ở Việt Nam để bổ sung, minh họa cho những kết luận, nhận định của tác giả. Bước 3: Phân tích, tổng hợp những vấn đề lý thuyết và thực tiễn phát triển của các TĐKT TN. Qua nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn, tác giả tổng hợp, rút ra những hạn chế, bất cập về lý luận và thực tiễn phát triển TĐKT TN ở Việt Nam. Đây là những cơ sở quan trọng để đề xuất các quan điểm, định hướng và giải phát phát triển TĐKT TN ở Việt Nam thời gian tới.. Bước 4: Đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển TĐKT TN. Trên cơ sở bước 3, tác giả tổng hợp, đề xuất các quan điểm, định hướng phát triển các TĐKT TN ở Việt Nam thời gian tới và kiến nghị các giải pháp chính sách phát triển TĐKT TN ở Việt Nam đến năm 2030.
  18. 8 Khung lý thuyết Thực trạng Yêu cầu, bối cảnh về TĐKT TN phát triển TĐKT TN ở Việt Nam phát triển TĐKT TN Phát triển Các nhân tố Kinh nghiệm TĐKT TN tác động quốc tế về TĐKT TN Quan điểm, định Giải pháp phát triển hướng phát triển TĐKT TN đến 2030 TĐKT TN Hình 1: Khung phân tích của luận án Nguồn: Tổng hợp của tác giả 5. Những đóng góp mới của Luận án 5.1. Về mặt lý luận Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về TĐKT TN và làm rõ những vấn đề cơ bản về TĐKT TN và phát triển TĐKT TN, bao gồm: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về TĐKT TN, đưa ra các định nghĩa, quan niệm, cách hiểu khách nhau về TĐKT ở các quốc gia, đưa ra định nghĩa riêng về TĐKT TN; - Xác định, làm rõ nội hàm “phát triển” và “phát triển TĐKT TN”, bao gồm sự gia tăng về lượng và thay đổi về chất của TĐKT TN và mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất trong quá trình phát triển TĐKT TN, đồng thời xác định các tiêu chí đánh giá sự phát triển của TĐKT TN; - Khái quát, làm rõ các đặc điểm, phương thức hình thành, quan hệ liên kết, mô hình tổ chức quản lý và vai trò của TĐKT TN trong nền kinh tế; - Xác định các nhân tố tác động đến sự phát triển của TĐKT TN, bao gồm nhóm các nhân tố tác động bên ngoài TĐKT TN (nhân tố khách quan) và nhóm các nhân tố tác động bên trong TĐKT TN (nhân tố chủ quan). 5.2. Về mặt thực tiễn - Luận án đã cung cấp bức tranh toàn diện về thực trạng phát triển các TĐKT TN ở Việt Nam thông qua đánh giá thực trạng phát triển các TĐKT TN trên các khía
  19. 9 cạnh về quy mô doanh thu, tài sản, vốn chủ sở hữu, lao động... và quá trình thay đổi về chất, hiệu quả hoạt động và cơ cấu của các TĐKT TN. - Luận án xác định được và đánh giá các nhân tố tác động (tích cực và tiêu cực) đến phát triển các TĐKT TN ở Việt Nam, góp phần giúp các nhà hoạch định chính sách, quản lý, quản trị TĐKT TN đề ra những chính sách phát triển các TĐKT TN phù hợp, phát huy các nhân tố tác động tích cực và giảm thiểu tác động của các nhân tố tiêu cực đối với TĐKT TN ở Việt Nam. - Luận án đã đề xuất được các quan điểm, định hướng, giải pháp phát triển TĐKT TN ở Việt Nam, góp phần giúp các cơ quan quản lý nhà nước hoạch định chính sách phát triển TĐKT TN ở Việt Nam một cách khoa học và có tầm nhìn dài hạn đến năm 2030. 6. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận án có kết cầu gồm 4 Chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về tập đoàn kinh tế tư nhân Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân Chương 3: Thực trạng phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam Chương 4: Quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam đến năm 2030.
  20. 10 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ TƯ NHÂN 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Tại nhiều nước trên thế giới, TĐKT TN đã có bề dày lịch sử phát triển từ hàng trăm năm nay và có thời kỳ là một trong những vấn đề quan tâm chính của các nhà nghiên cứu, kinh tế và quản lý. Chính vì vậy, có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau về TĐKT TN, từ các vấn đề cơ bản nhất (khái niệm, bản chất, đặc điểm…) đến các vấn đề phức tạp hơn (mô hình quản trị, cơ cấu tổ chức, quan hệ liên kết, pháp lý...). - Về quan niệm về TĐKT TN: Trên thế giới hiện có rất nhiều định nghĩa khác nhau về “tập đoàn kinh tế”, nhưng chưa có một định nghĩa nào được xem là chuẩn mực và vẫn chưa có sự thống nhất về nội hàm. Vì vậy, cho đến nay, đã có nhiều quan điểm khác nhau về TĐKT, địa vị pháp lý của TĐKT, kể cả về các thuật ngữ khác nhau sử dụng để “ám chỉ” về TĐKT. Một số nghiên cứu gần đây đã dựa trên học thuyết chi phí giao dịch của Ronald Coase (Coase, 1937; 386-405) (chi phí giao dịch quyết định đến mở rộng hay thu hẹp quy mô của doanh nghiệp) để đưa ra khái niệm về TĐKT TN. (Mark Granovetter, 1995; 93-130) cho rằng, tất cả các doanh nghiệp không hoạt động kinh doanh như một đơn vị độc lập trên thị trường mà thường thông qua các trao đổi hoặc những cam kết chính thức nào đó. Các doanh nghiệp thường tham gia một liên minh giữa các doanh nghiệp và vận hành doanh nghiệp như một phần của nhóm đó. Học thuyết chi phí giao dịch tìm kiếm các ranh giới hiệu quả về mặt kinh tế giữa một tổ chức với môi trường hoạt động của nó. Theo đó, (Granovetter, 1995; 93-130) cho rằng “TĐKT TN là một tổ hợp doanh nghiệp liên kết với nhau dưới một số hình thức cả chính thức và phi chính thức”. (Lisa A. Keister, 1998; 404-440) cho rằng, rất khó có thể có một khái niệm TĐKT chung trên toàn cầu. Tuy nhiên, có thể hiểu TĐKT là một tổ hợp doanh nghiệp, liên kết với nhau thông qua các quan hệ xã hội, pháp luật và kinh tế, đặc biệt thông qua quan hệ sở hữu vốn (công ty mẹ-công ty con) trong TĐKT. Các DNTV trong TĐKT là các chủ thể pháp lý độc lập, có tư cách pháp nhân. (Tarun, Khanna et al., 2001; 45-74) cho rằng, TĐKT TN là một nhóm công ty độc lập về pháp lý ràng buộc với nhau chính thức hoặc phi chính thức và thực hiện phối hợp với nhau, trong đó mỗi công ty là một pháp nhân độc lập, có báo cáo tài chính riêng, có HĐQT riêng và chịu trách nhiệm trước các cổ đông của công ty” (khác với tổ chức kinh doanh kết hợp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2