Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
lượt xem 9
download
Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ; cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn cấp tỉnh; thực trạng phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn TP Hà Nội;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN ĐÌNH UYÊN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Hà Nội - 2024
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN ĐÌNH UYÊN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 9340410.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Văn Chiến Hà Nội - 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Đình Uyên
- MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... ii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ................................................................... iv PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ .......................6 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển thị trường khoa học và công nghệ .......................................................................................6 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến doanh nghiệp khoa học và công nghệ ..............................................................................................10 1.3. Tổng quan các công trình về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ .........................................................................14 1.4. Tổng quan các công trình nghiên cứu về phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội ........................................................24 1.5. Đánh giá khái quát các nghiên cứu trước và khoảng trống nghiên cứu .............26 1.5.1. Đánh giá kết quả những nghiên cứu trước ......................................................26 1.5.2. Những khoảng trống khoa học cần tiếp tục nghiên cứu .................................28 Kết luận chương 1 .....................................................................................................30 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ..................................31 2.1. Các khái niệm liên quan đến phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ ......31 2.1.1. Khoa học và công nghệ ...................................................................................31 2.1.2. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ ............................................................32 2.1.3. Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ .............................................35 2.2. Vai trò của phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ .............................36 2.3. Nội dung phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ ................................40 2.3.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ .....................................................................................40
- 2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý, thực hiện chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ ..............................................44 2.3.3. Thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ .....................................................................................................49 2.4. Các tiêu chí đánh giá công tác phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn cấp tỉnh.................................................................................50 2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn cấp tỉnh .........................................................................................52 2.5.1. Nhóm nhân tố thuộc về nhà nước ...................................................................52 2.5.2. Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế - xã hội địa phương .......................53 2.5.3. Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp ...........................................................54 2.6. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ của một số quốc gia và một số địa phương .........................................................................58 2.6.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản .............................................................................58 2.6.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc .........................................................................64 2.6.3. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh ......................................................68 2.6.4. Một số bài học rút ra cho thành phố Hà Nội ...................................................70 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................73 3.1. Quy trình nghiên cứu .........................................................................................73 3.2. Khung phân tích .................................................................................................74 3.3. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................76 3.3.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp .................................................................................76 3.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp ..............................................................76 3.4. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu ............................................................78 3.4.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp ................................................................78 3.4.2. Phương pháp thống kê mô tả, so sánh .............................................................78 3.4.3. Phương pháp phân tích ma trận SWOT ..........................................................80 3.4.4. Phương pháp chuyên gia .................................................................................80 3.4.5. Phương pháp phân tích định lượng .................................................................81 Kết luận chương 2 .....................................................................................................84
- CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ...................................85 4.1. Khái quát tình hình các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn TP Hà Nội ........85 4.2. Thực trạng phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn TP Hà Nội .........................................................................................................89 4.2.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội....................................89 4.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý, thực hiện chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn TP Hà Nội ........95 4.2.3. Thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ ...................................................................................................131 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn TP Hà Nội .................................................................133 4.3.1. Tác động của các nhân tố thuộc về nhà nước ...............................................133 4.3.2. Tác động của điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội ....................136 4.3.3. Tác động của các nhân tố bên trong doanh nghiệp .......................................138 4.3.4. Đánh giá tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội..................................147 4.4. Đánh giá công tác phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn TP Hà Nội ................................................................................................152 4.4.1. Những thành công đạt được ..........................................................................152 4.4.2. Những hạn chế còn tồn tại ............................................................................156 4.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế ..................................................................158 Kết luận chương 4 ...................................................................................................165 CHƯƠNG 5. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ................................................................................................166 5.1. Bối cảnh và định hướng phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội........................................................................166
- 5.1.1. Bối cảnh phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn TP Hà Nội .......................................................................................................166 5.1.2. Định hướng phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội............................................................................................172 5.2. Giải pháp hoàn thiện công tác phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ tại TP Hà Nội .........................................................................................173 5.2.1. Rà soát, chỉnh sửa, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ tại TP Hà Nội .............................173 5.2.2. Giải pháp đổi mới công tác tổ chức bộ máy quản lý, thực hiện chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ tại Hà Nội .............................................................................................................176 5.2.3. Củng cố hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp khoa học và công nghệ........................................................................................................181 5.2.4. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp .............................................................................................................182 5.2.5. Phát triển thị trường KH&CN, tạo lập và đưa vào hoạt động một cách hiệu quả các cơ chế trung gian như các sàn giao dịch khoa học và công nghệ ............183 Kết luận chương 5 ...................................................................................................185 KẾT LUẬN ............................................................................................................186 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ......................................................................................................188 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................189 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHXH : Bảo hiểm xã hội CNH : Công nghiệp hoá CP : Cổ phần CSDL : Cơ sở dữ liệu HĐH : Hiện đại hoá HĐND : Hội đồng nhân dân KH&ĐT : Kế hoạch và đầu tư KH&CN : Khoa học và công nghệ R&D : Nghiên cứu và phát triển TP : Thành phố TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh SHTT : Sở hữu trí tuệ UBND : Ủy ban nhân dân i
- DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Phương pháp phân tích nhân tố ảnh hưởng tới phat triển doanh nghiệp KH&CN trong các nghiên cứu ..................................................................................23 Bảng 2.1. Bộ tiêu chí đánh giá công tác phát triển doanh nghiệp KH&CN .............51 Bảng 3.1. Các biến độc lập trong mô hình ................................................................83 Bảng 4.1. Tiêu chí phân loại các doanh nghiệp theo quy mô ...................................85 Bảng 4.2. Doanh thu thuần của doanh nghiệp theo quy mô, loại hình hoạt động của TP Hà Nội..................................................................................................................87 Bảng 4.3. Chính sách của Chính phủ liên quan đến hình thành và phát triển Doanh nghiệp khoa học công nghệ .......................................................................................90 Bảng 4.4. Văn bản, chính sách của TP Hà Nội liên quan đến hình thành và phát triển Doanh nghiệp khoa học công nghệ ...................................................................92 Bảng 4.5. Số lượng doanh nghiệp KH&CN tại TP Hà Nội và các địa phương ......104 Bảng 4.6: Số lượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp của Hà Nội và các tỉnh thành giai đoạn 2011-2020 ................................................................................................111 Bảng 4.7. Số văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp của Hà Nội và các tỉnh thành giai đoạn 2011-2020 .......................................................................................................113 Bảng 4.8. Đánh giá về chính sách, quy định pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ (n=57) ...115 Bảng 4.9. Phân tổ các loại đầu tư, chi phí theo nhóm áp dụng công nghệ .............118 Bảng 4.10. Thực trạng nguồn lực sản xuất phân theo loại hình doanh nghiệp .......119 Bảng 4.11. Thực trạng áp dụng các ứng dụng khoa học và công nghệ ..................120 Bảng 4.12. Thực trạng thực hiện các công nghệ trong doanh nghiệp.....................121 Bảng 4.13. Thực trạng áp dụng các ứng dụng khoa học và công nghệ chia theo quy mô doanh nghiệp .....................................................................................................122 Bảng 4.14. Thực trạng thực hiện các công nghệ trong doanh nghiệp siêu nhỏ ......123 Bảng 4.15. Thực trạng thực hiện các công nghệ trong doanh nghiệp nhỏ..............124 Bảng 4.16. Thực trạng thực hiện các công nghệ trong doanh nghiệp vừa..............125 Bảng 4.17 Thực trạng thực hiện các công nghệ trong doanh nghiệp lớn ...............126 ii
- Bảng 4.18. Những bộ phận trong doanh nghiệp đang được ứng dụng công nghệ..126 Bảng 4.19. Những bộ phận đang được ứng dụng công nghệ phân theo loại hình doanh nghiệp ...........................................................................................................127 Bảng 4.20. Những phần mềm doanh nghiệp đang sử dụng ....................................128 Bảng 4.21. Những phần mềm doanh nghiệp đang sử dụng phân theo loại hình doanh nghiệp ................................................................................................... 128 Bảng 4.22. Doanh nghiệp đang sử dụng các giải pháp bảo mật IT ........................129 Bảng 4.23. Doanh nghiệp đang sử dụng các giải pháp bảo mật IT (Doanh nghiệp vừa) 129 Bảng 4.24. Doanh nghiệp đang sử dụng các giải pháp bảo mật IT (Doanh nghiệp lớn)130 Bảng 4.25. Đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra ...................................................132 Bảng 4.26. Đánh giá các kỹ năng của doanh nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp144 Bảng 4.27. Đánh giá các kỹ năng của doanh nghiệp phân theo áp dụng khoa học và công nghệ ................................................................................................................145 Bảng 4.28. Thống kê mô tả các biến (n=305) .........................................................147 Bảng 4.29. Đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng khoa học công nghệ của các doanh nghiệp tại TP Hà Nội ....................................................................................148 Bảng 4.30. Phân tích SWOT đối với các doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn TP Hà Nội .....................................................................................................................150 Bảng 4.31. Những khó khăn khi áp dụng khoa học và công nghệ..........................161 Bảng 4.32. Đánh giá khả năng tiếp cận của doanh nghiệp về những ưu đãi, hỗ trợ của của địa phương, chính phủ................................................................................161 iii
- DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Trang Sơ đồ 3.1. Quy trình nghiên cứu của đề tài ...............................................................73 Sơ đồ 3.2. Khung phân tích .......................................................................................75 Sơ đồ 4.1. Chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan quản lý hoạt động phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn TP Hà Nội .......................................................96 Sơ đồ 4.2. Quy trình cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN tại TP Hà Nội 102 Biểu đồ 4.1. Số doanh nghiệp hoạt động phân theo quy mô tại TP Hà Nội .............86 Biểu đồ 4.2. Số doanh nghiệp hoạt động phân theo ngành trên địa bàn TP Hà Nội88 Biểu đồ 4.3. Số lượng doanh nghiệp tại TP Hà Nội được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KHCN qua các năm.....................................................................................103 Biểu đồ 4.4. Số lượng doanh nghiệp KHCN của TP Hà Nội năm 2021 .................105 Biểu đồ 4.5. Cơ cấu, thành phần doanh nghiệp KHCN TP Hà Nội năm 2022 .......106 Biểu đồ 4.6. Cơ sở hình thành doanh nghiệp KH&CN của TP Hà Nội năm 2022 .107 Biểu đồ 4.7. Cơ cấu số văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp của Hà Nội giai đoạn 2011-2020................................................................................................................114 iv
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp phát triển ngày càng nhanh chóng, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST), phát triển các doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH&CN) là tất yếu đối với mỗi quốc gia. Thực tiễn ở nhiều quốc gia cho thấy doanh nghiệp KH&CN không chỉ là cầu nối đưa nhanh các nghiên cứu, ứng dụng KH&CN chuyển giao vào sản xuất mà còn đóng vai trò như một lực lượng sản xuất chủ lực, tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, đóng góp cho việc xây dựng và phát triển nền kinh tế xã hội và GDP của đất nước. Với việc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp KH&CN không chỉ đưa ra những sản phẩm mới chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu mà còn khuyến khích việc nghiên cứu, ứng dụng KH&CN vào sản xuất kinh doanh (Joe Tidd & Bessant John R, 2020, Phạm Huyền Trang Trần, 2020). Do đó, phát triển doanh nghiệp KH&CN có đóng góp to lớn trong việc mở rộng khả năng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước nói chung và địa phương nói riêng (Phạm Ngọc Ánh, 2007). Phát triển doanh nghiệp KH&CN giúp đẩy mạnh thương mại hóa sản phẩm KH&CN, đồng thời tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới. Phát triển doanh nghiệp KH&CN còn là cơ sở tăng sức cạnh tranh của hàng hoá, thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường, và góp phần tạo điều kiện cải thiện môi trường sinh thái địa phương (Nguyễn Mạnh Hùng, 2012, Đặng Thị Kim Hoa & cs, 2022) Ở Việt Nam, phát triển doanh nghiệp KH&CN là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Đảng và Nhà nước ta đặt ra và quyết tâm thực hiện trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020 đặt ra mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam sẽ có khoảng 5.000 doanh nghiệp KH&CN. Trên thực tế, cả nước có khoảng trên 3000 doanh nghiệp đủ 1
- điều kiện công nhận doanh nghiệp KH&CN nhưng tính đến năm 2022 Việt Nam có 712 doanh nghiệp KH&CN đăng ký, chỉ đạt được hơn 10% so với mục tiêu. Thêm vào đó, vẫn còn hạn chế trong việc thúc đẩy hoạt động ĐMST và đầu tư nghiên cứu, ứng dụng thành tựu KH&CN vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các vườn ươm công nghệ đã ra đời nhưng hoạt động chưa hiệu quả… Những hạn chế trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân từ hoạt động quản lý đối với thị trường này. Về cơ bản, môi trường pháp lý đã đầy đủ nhưng chưa thực sự hoàn thiện. Sự kết nối giữa những yếu tố của thị trường còn hạn chế, vẫn còn thiếu các tổ chức hỗ trợ, thiếu sự liên kết và điều kiện vật chất đầu tư cho hoạt động KH&CN. Các chuỗi hoạt động khởi nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp KH&CN khởi nghiệp chưa đủ mạnh để thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST… Quy mô các doanh nghiệp nhỏ, cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước đối với doanh nghiệp KH&CN chưa thực sự hấp dẫn; Điều kiện, thủ tục để đăng ký trở thành doanh nghiệp KH&CN có nhiều quy định phức tạp và làm khó doanh nghiệp. Điều kiện để được thụ hưởng một số chính sách ưu đãi còn ngặt nghèo, đặc biệt là chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một số quy định của Nhà nước có tác dụng gián tiếp hỗ trợ thúc đẩy thị trường công nghệ, thương mại hóa sản phẩm KH&CN như: Xác nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ không sử dụng ngân sách Nhà nước; Giao quyền sở hữu, sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ sử dụng ngân sách Nhà nước gặp nhiều khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện... Thành phố (TP) Hà Nội với vai trò là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Thời gian qua, được sự quan tâm của các bộ, ngành Trung ương, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành uỷ, HĐND, UBND TP, hoạt động KH&CN nói chung và phát triển doanh nghiệp KH&CN nói riêng đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào sản xuất kinh doanh, thúc đẩy thương mại hóa các sản phẩm hàng hóa là kết quả nghiên cứu KH&CN, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. 2
- Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trước những yêu cầu mới của tiến trình công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) Thủ đô trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thị trường KH&CN TP Hà Nội nói chung và các doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn Thủ đô nói riêng phát triển chưa tương xứng tiềm năng và thế mạnh (Lê Văn Tuyên, 2018). Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên, việc nghiên cứu và tìm hiểu về lý luận phát triển doanh nghiệp KH&CN thực trạng phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn TP Hà Nội để đề xuất giải pháp cho vấn đề này mang tính vô cùng cấp thiết trong bối cảnh chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, góp phần thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH của TP Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Do đó, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: “Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn TP Hà Nội dưới góc độ quản lý kinh tế, luận án đề xuất quan điểm, giải pháp đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn TP Hà Nội trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài i) Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển doanh nghiệp KH&CN; ii) Phân tích thực trạng phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn TP Hà Nội, đánh giá mặt đạt được, hạn chế và làm rõ nguyên nhân của những hạn chế; iii) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn TP Hà Nội; iv) Đề xuất quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn TP Hà Nội trong thời gian tới. 3
- 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là phát triển các doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn TP Hà Nội. Trong đó đối tượng điều tra của luận án bao gồm: 1) Những doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn TP Hà Nội; 2) Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực KH&CN, có tiềm năng và đủ điều kiện trở thành doanh nghiệp KH&CN nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Nghiên cứu phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn TP Hà Nội trong giai đoạn 2010-2021, qua đó đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển doanh nghiệp KH&CN đến năm 2030. Về không gian: Trên địa bàn TP Hà Nội. Về nội dung: Luận án nghiên cứu về phát triển doanh nghiệp KH&CN dưới góc độ của Quản lý kinh tế, trong đó tập trung nghiên cứu các nội dung của quản lý như xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển doanh nghiệp KH&CN, ban hành chính sách phát triển doanh nghiệp KH&CN, tổ chức bộ máy thực hiện phát triển doanh nghiệp KH&CN và hoạt động thanh kiểm tra việc phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn TP Hà Nội. 4. Những đóng góp khoa học của luận án 4.1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận Những đóng góp thực tiễn của luận án được thể hiện qua các mặt sau: (1) Luận án đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về phát triển doanh nghiệp KH&CN trên góc độ của quản lý kinh tế: Hệ thống hóa được các khái niệm liên quan đến KH&CN, Doanh nghiệp KH&CN, phát triển doanh nghiệp KH&CN, mục tiêu và vai trò của phát triển doanh nghiệp KH&CN, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp KH&CN. (2) Dựa trên lý thuyết của khoa học quản lý, luận án đưa ra nội dung của phát triển doanh nghiệp KH&CN theo quy trình quản lý, bao gồm: 4
- Một là, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển doanh nghiệp KH&CN tại các TP trực thuộc trung ương; Hai là, tổ chức bộ máy thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn cấp tỉnh; Ba là, thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn cấp tỉnh. 4.2. Những đóng góp về mặt thực tiễn Những đóng góp thực tiễn của luận án được thể hiện qua các mặt sau: (1) Luận án đã góp một phần vào vận dụng lý thuyết phát triển doanh nghiệp nhằm làm sáng tỏ trưởng hợp nghiên cứu phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn TP Hà Nội trong thời gian. (2) Luận án phân tích rõ thực trạng phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn TP Hà Nội, từ đó góp phần phát triển một số yếu tố mới bổ sung vào mô hình phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn TP Hà Nội. Đồng thời, chỉ rõ các nguyên nhân ưu điểm, hạn chế trong phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn TP Hà Nội. (3) Luận án đã đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn TP Hà Nội trong thời gian tới. 5. Kết cấu của Luận án Luận án gồm 5 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Chương 2. Phương pháp nghiên cứu. Chương 3. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn cấp tỉnh. Chương 4. Thực trạng phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn TP Hà Nội. Chương 5. Quan điểm và giải pháp đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn TP Hà Nội. 5
- CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển thị trường khoa học và công nghệ Khái niệm về thị trường KH&CN đã được nhiều học giả quốc tế đề cập từ những năm đầu của thế kỷ 21. Ashish Arora & cs, (2004) đã tiến hành khảo sát các nghiên cứu về thị trường công nghệ và rút ra rằng, thị trường công nghệ bao gồm ba thành phần chính là cung, cầu và công nghệ. Trong nghiên cứu này, tác giả đã phân tích một số các yếu tố điều kiện hình thành và phát triển thị trường công nghệ cũng như ghi lại quy mô và tốc độ tăng trưởng của thị trường này. Tác giả chỉ ra rằng, các nghiên cứu hiện có tập trung chủ yếu vào việc cung cấp công nghệ, nhưng một số khía cạnh khác của các thị trường này vẫn chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng, bao gồm nhu cầu về công nghệ bên ngoài, vai trò của sự bất ổn trong thị trường công nghệ và sự tương tác năng động giữa cơ cấu ngành và thị trường. thị trường cho công nghệ. Berrin Aytac & Wu S David (2013) đã phát hiện ra rằng các hệ thống lập kế hoạch cung-cầu hiện tại vẫn chưa hiệu quả trong việc nắm bắt tính chất vòng đời ngắn của sản phẩm và tính biến động cao trên thị trường. Do đó, các tác giả đã đề xuất một phương pháp mô tả đặc điểm nhu cầu thay thế nhằm mô hình hóa các dự báo nhu cầu trong vòng đời sản phẩm và kết hợp các tín hiệu nhu cầu nâng cao từ các sản phẩm chỉ báo hàng đầu thông qua bản cập nhật Bayesian. Cách tiếp cận được đề xuất mô tả nhu cầu vòng đời trong các kịch bản và cung cấp phương tiện để giảm sự biến đổi trong các kịch bản nhu cầu thông qua các sản phẩm chỉ báo hàng đầu. Thử nghiệm tính toán trên các bộ dữ liệu trong thế giới thực từ ba công ty sản xuất chất bán dẫn cho thấy phương pháp đề xuất có hiệu quả trong việc nắm bắt mô hình vòng đời của sản phẩm cũng như các tín hiệu nhu cầu ban đầu và có khả năng giảm hơn 20% độ không chắc chắn trong dự báo nhu cầu. Elena Derunova & cs, (2016) đã xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến động thái nhu cầu công nghệ cao dưới góc độ tiến bộ khoa học và kỹ thuật. Các chỉ số về khả 6
- năng cạnh tranh của công nghệ cao trên thị trường Nga và nước ngoài được nghiên cứu, phát triển các phương pháp tiếp cận nhằm tạo ra nhu cầu về công nghệ cao và mô hình khái niệm về quản lý bán hàng các sản phẩm công nghệ đổi mới. Thẻ điểm để xây dựng ma trận ra quyết định trong tiếp thị hợp lý và tạo ra cơ chế quản lý bán hàng công nghệ cao trên thị trường các sản phẩm công nghệ cao và đưa ra lời khuyên thiết thực về việc tạo ra nhu cầu về công nghệ cao trên thị trường B2B. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, quản lý và phát triển hiệu quả thị trường công nghệ cao là chìa khóa cho quá trình chuyển đổi từ phát triển hàng hóa sang phát triển công nghệ cao. Để nâng cao hiệu quả của chiến lược quản lý bán hàng sản phẩm công nghệ cao, nghiên cứu này đã đề xuất khái niệm quản lý nhu cầu tiêu dùng dựa trên sự tương tác giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất, từ đó tập trung xây dựng chiến lược bán hàng. Khái niệm đề xuất cho phép hệ thống hóa quy trình bán hàng sản phẩm dựa trên quan hệ người tiêu dùng. Nó cho phép thực hiện định giá bằng cách sử dụng các thông số về dòng đầu tư, lợi nhuận trong kỳ cũng như động lực thay đổi số lượng người tiêu dùng các sản phẩm công nghệ cao. Đối với các nghiên cứu ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu đã tập trung làm rõ khái niệm thị trường KH&CN, trong đó khái niệm được phổ biến rộng rãi là: Thị trường KH&CN một thuật ngữ để hàm ý các thể chế thực hiện các giao dịch mua - bán, trao đổi loại “hàng hóa” đặc biệt là sản phẩm/dịch vụ KH&CN (Phạm Văn Dũng, 2010). Trần Văn Minh (2012) lại tiếp cận dưới góc độ phát triển thị trường công nghệ (tức là tách khoa học khỏi thị trường) thì lại tổng thuật rằng “thị trường công nghệ là nơi thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi loại hàng hóa “đặc biệt” là các sản phẩm công nghệ để phát triển kinh tế - xã hội”, với những thành tố cơ bản cấu thành như: Hàng hóa công nghệ; Người bán hàng hóa công nghệ; Người mua hàng hóa công nghệ; Người hoạt động xúc tác thị trường công nghệ; Các thể chế hỗ trợ thị trường công nghệ. Theo các khái niệm trên, thị trường KH&CN cấu thành từ những thành tố cơ bản, bao gồm: i) Sản phẩm và dịch vụ KH&CN; ii) Chủ thể tham gia thị trường, như người cung (bán); người cầu (người mua) sản phẩm và dịch vụ KH&CN; người môi giới, cung cấp dịch vụ KH&CN; iii) Giá cả và iv) Thể chế, luật lệ quy tắc vận 7
- hành thị trường (bao gồm các chính sách, cơ chế quản lý của nhà nước, các quy tắc quy định quyền lợi và nghĩa vụ của người tham gia thị trường, quy tắc xử lý khi xảy ra tranh chấp, các công cụ khuyến khích, các tổ chức và cơ chế vận hành của các tổ chức v.v.). Có thể nói rằng đây là những thành tố cơ bản, đầy đủ cho sự hình thành và phát triển của thị trường KH&CN. Vũ Anh Tuấn (2006) đã trình bày khái quát cơ sở lý luận về KH&CN và thị trường KH&CN; Đánh giá thực trạng KH&CN và thị trường KH&CN ở TP. HCM và đưa ra các phương hướng phát triển và giải pháp đẩy mạnh phát triển KH&CN và thị trường KH&CN ở TP. HCM trong những năm tới. Những giải pháp mà tác giả đưa ra là: (1) Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý KH&CN, (2) Đẩy mạnh đổi mới công nghệ, phát triển và hoàn thiện thị trường công nghệ, (3) Tăng cường đầu tư phát triển tiềm lực KH&CN, thực hiện các cơ chế chính sách liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức về KH&CN, (4) Đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế về KH&CN. Sự phát triển thị trường công nghệ được các nhà nghiên cứu phân tích dưới nhiều khía cạnh và loại thị trường công nghệ như thị trường công nghệ nhà xanh (Trần Quang Dũng & cs,, 2019); thị trường tài chính (Ngô Minh Vũ & Huân Nguyễn Hữu, 2021); thị trường chứng khoán (Nguyễn Hữu Huân & cs,, 2021); thị trường công nghệ trong nông nghiệp (Đặng Thị Kim Hoa & cs,, 2022). Các nghiên cứu này đều chỉ ra rằng thị trường khoa học - công nghệ có vai trò to lớn đối với phát triển khoa học - công nghệ, tăng trưởng kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Để phát triển thị trường khoa học - công nghệ, Nhà nước cần phải đưa ra được các chính sách làm tăng cung, kích cầu trên thị trường; làm cho người mua, người bán trong và ngoài nước gặp nhau và khắc phục các khuyết tật trên thị trường này. Đoàn Hữu Bảy (2009) đã đưa ra khái niệm phát triển thị trường KH&CN: “là một phạm trù kinh tế, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán đã được thể chế hóa nhằm xác định giá cả và khối lượng hàng hóa KH&CN”. Thị trường KH&CN cũng giống như các thị trường khác, có đầy đủ các chức năng là: (1) Chức năng thực hiện, (2) Chức năng cung cấp thông tin, (3) Chức năng sàng 8
- lọc và đào thải các phần tử yếu kém, (4) Chức năng huy động và phân bổ các nguồn lực. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập đến những điều kiện hình thành thị trường KH&CN với 7 điều kiện: Các thị trường khác trong hệ thống thị trường đã tương đối phát triển; Tôn trọng quyền sở hữu tư nhân; Môi trường cạnh tranh lành mạnh; Can thiệp hợp lý của nhà nước; Một thể chế vững mạnh và hiệu quả; Cơ sở hạ tầng hiện đại; Năng lực của các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường. Trong luận án này tác giả tiếp cận trên góc độ kinh tế thế giới, đóng góp quan trọng của luận án là chỉ ra đầy đủ những chức năng của thị trường KH&CN, hiểu được những chức năng này sẽ thấy được cơ chế, vận hành và các thể chế đảm bảo cho sự phát triển của thị trường KH&CN ở Việt Nam. Phạm Văn Dũng (2010) và Phạm Văn Dũng (2008) đã đề cập đến thể chế hỗ trợ thị trường KH&CN, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường KH&CN. Theo tác giả có 4 nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường KH&CN, đó là: i) sự phát triển của KH&CN cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường là điều kiện tiên quyết để hình thành thị trường KH&CN, ii) nền kinh tế thị trường càng phát triển càng tạo sức ép tăng cầu và đồng thời đẩy cung các sản phẩm KH&CN từ phía doanh nghiệp, iii) nền kinh tế thị trường phát triển đầy đủ mới có khả năng bảo đảm sự đồng bộ của các yếu tố thị trường, trong đó quan trọng nhất là thị trường vốn, thị trường bất động sản và thị trường lao động, iv) trình độ phát triển của KH&CN vừa quyết định nguồn cung công nghệ nội sinh, vừa là tiền đề để thực hiện mở cửa hội nhập, tham gia vào thị trường KH&CN toàn cầu. Trần Văn Minh (2012) cũng đưa ra những tiêu chí đánh giá phát triển thị trường công nghệ như: Sự phát triển (chủng loại, quy mô, trình độ, khả năng cạnh tranh) của nguồn cung công nghệ trong nước; Môi trường kinh doanh mang; Các tổ chức xúc tác thị trường công nghệ; Hệ thống pháp luật. Một số các nghiên cứu cũng đi vào đánh giá các kinh nghiệm quốc tế về phát triển thị trường KH&CN (Đoàn Hữu Bảy, 2009). Các nghiên cứu này chỉ ra phương thức tiến hành cải cách hệ thống nghiên cứu vào KH&CN từ kinh nghiệm của các nước như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, đặc biệt là Trung Quốc khi bắt buộc các viện 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 492 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 295 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 105 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 174 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 235 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 65 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
209 p | 188 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 21 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 17 | 10
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 64 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 8 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 11 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 17 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
215 p | 6 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
27 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn