1<br />
<br />
2<br />
<br />
CHƯƠNG MỞ ĐẦU<br />
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu<br />
- Sự cần thiết về lý luận<br />
Các nghiên cứu trước đây chỉ tập trung vào những nhóm yếu tố tác động<br />
nhất định vào sự lựa chọn điểm đến hoặc một quyết định nào đó của du khách.<br />
Trong khi thiếu những nghiên cứu mang tính tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng tới<br />
cam kết lựa chọn điểm đến cũng như lòng trung thành của du khách, đặc biệt là<br />
sự ảnh hưởng của các nguồn/kênh thông tin truyền thông tới toàn bộ quá trình<br />
nhận thức, đánh giá và đưa ra quyết định lựa chọn điểm đến. Đặc biệt, các yếu tố<br />
tác động được đánh giá trong mô hình tiến trình diễn biến tâm lý trong khoa học<br />
hành vi ra quyết định thông qua vệc kiểm tra các quyết định của mỗi cá nhân, tập<br />
trung vào quá trình nhận thức trước khi du khách đưa ra quyết định cuối cùng.<br />
Với những nghiên cứu trong nước hoặc những nghiên cứu về hành vi<br />
người tiêu dùng du lịch trong nước hoặc đề cập tới các điểm đến tại Việt Nam;<br />
các nghiên cứu gần đây thiên về việc đánh giá sự hài lòng và lòng trung thành<br />
của du khách đối với một điểm đến cụ thể. Như vậy, các nghiên cứu hành vi hay<br />
đánh giá của du khách dựa trên một điểm đến với nét đặc thù nhất định. Trên cơ<br />
sở đó đề xuất các chiến lược thu hút khách du lịch cũng như xây dựng thương<br />
hiệu điểm đến. Vì thế có thể khẳng định đối với các điểm đến tại Việt Nam cũng<br />
như việc gắn với hành vi của du khách nội địa; nghiên cứu thực nghiệm này là<br />
nghiên cứu đầu tiên đề cập tới khía cạnh so sánh và tìm ra nhóm yếu tố tác động<br />
tới điểm đến gắn với loại hình du lịch.<br />
Như vậy, các nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng việc hiểu hành vi của<br />
người tiêu dùng du lịch và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm<br />
đến đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp các nghiên cứu hàn lâm cũng như các<br />
nhà quản lý điểm đến lý giải, dự đoán và có những ứng xử phù hợp với đối<br />
tượng khách mà họ hướng đến. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu đề cập một<br />
cách bao quát các yếu tố đặc điểm cá nhân của du khách, đặc trưng của điểm<br />
đến, nguồn thông tin và các đặc trưng liên quan đến sự lựa chọn điểm đến hiện<br />
tại và dự định của du khách trong tương lai. Đặc biệt, thiếu những nghiên cứu về<br />
mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng tới sự cam kết lựa chọn điểm đến cũng<br />
như lòng trung thành của du khách trên cơ sở so sánh giữa hai điểm đến tương<br />
ứng với hai loại hình du lịch là du lịch văn hóa và du lịch biển tại Việt Nam.<br />
- Sự cần thiết về thực tiễn<br />
Thực tiễn cho thấy, chìa khóa để dẫn đến thành công của ngành du lịch<br />
chính là sự tăng trưởng của lượng khách du lịch đến (Quách Phương Giang,<br />
2013). Việt Nam được đánh giá là nước có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong đó đặc<br />
biệt là du lịch (Bennet, 2009). Du lịch nội địa được xem là mảnh đất tiềm năng<br />
và mang lại nhiều đóng góp lớn lao cho sự phát triển về kinh tế cũng như văn<br />
hóa – xã hội của một quốc gia; nó là chìa khóa thúc đẩy sự liên kết và hội nhập<br />
thông qua những kết nối giữa các điểm đến (Cooper và cộng sự, 1993). Với sự<br />
tăng trưởng liên tục của nền kinh tế Việt Nam, thu nhập của người dân ngày<br />
càng được cải thiện, du lịch đã trở thành nhu cầu đối với một bộ phận khá lớn<br />
các hộ gia đình và cá nhân trong nước. Cách để giải quyết các vấn đề trên đó<br />
<br />
chính là phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng sản phẩm và<br />
dịch vụ du lịch. Trong đó, việc nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết<br />
định lựa chọn điểm đến của khách du lịch góp phần vào việc giúp các nhà quản<br />
lý doanh nghiệp du lịch đưa ra những chiến lượng đúng đắn vào phù hợp cho<br />
từng điểm đến cụ thể với những đặc trưng và nét riêng có của từng điểm đến<br />
được lựa chọn.<br />
Với ý nghĩa thực tế của việc nghiên cứu hành vi lựa chọn điểm đến đối<br />
với các điểm đến cụ thể, cùng với sự thiếu hụt các nghiên cứu về mối quan hệ<br />
giữa các yếu tố tác động đến sự lựa chọn điểm đến của du khách; tác giả chọn<br />
đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà<br />
Nội: nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng” để thực hiện luận án<br />
của mình.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Mục tiêu tổng quát của luận án là góp phần nâng cao khả năng thu hút và<br />
làm thỏa mãn đối tượng khách du lịch là người dân Hà Nội đến với các điểm<br />
đến có đặc trưng phát triển loại hình du lịch văn hóa và du lịch biển (thông qua<br />
việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới sự lựa chọn điểm đến Huế và<br />
Đà Nẵng của du khách).<br />
Mục tiêu cụ thể như sau:<br />
(1) Hệ thống hóa và lựa chọn những yếu tố tác động đến sự lựa chọn điểm<br />
đến du lịch của du khách; trên cơ sở đó xây dựng mô hình nghiên cứu lý thuyết.<br />
(2) Phân tích tổng hợp và đo lường mức độ tác động của các yếu tố tác động đến<br />
sự lựa chọn cũng như hành vi dự định của khách du lịch nội địa đối với 2 điểm<br />
đến là Huế và Đà Nẵng. (3) Đề xuất các giải pháp đáp ứng nhu cầu của khách du<br />
lịch là người dân Hà Nội khi chọn điểm đến Huế, Đà Nẵng nói riêng và những<br />
điểm đến có đặc trưng loại hình du lịch văn hóa và du lịch biển nói chung.<br />
3. Câu hỏi nghiên cứu<br />
Để làm đầy những khoảng trống về lý thuyết cũng như đáp ứng được tính<br />
cấp thiết của thực tiễn; dựa trên hành vi tiêu dùng du lịch của người dân Hà Nội,<br />
nghiên cứu cần trả lời các câu hỏi sau:<br />
Câu hỏi 1: Các nhóm yếu tố khác nhau về động cơ bên trong, cảm nhận về<br />
điểm đến, nguồn thông tin về điểm đến ảnh hưởng như thế nào tới thái độ, sự cam<br />
kết lựa chọn điểm đến du lịch của người dân Hà Nội?<br />
Câu hỏi 2: Các nhóm yếu tố khác nhau về động cơ bên trong, cảm nhận về<br />
điểm đến, nguồn thông tin về điểm đến ảnh hưởng như thế nào tới thái độ, lòng trung<br />
thành với điểm đến du lịch của người dân Hà Nội?<br />
Câu hỏi 3: Có sự khác nhau hay không về các nhóm yếu tố ảnh hưởng tới<br />
sự lựa chọn điểm đến đặc trưng với loại hình du lịch văn hóa và điểm đến đặc<br />
trưng với loại hình du lịch biển?<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Mối quan hệ bản chất giữa các yếu tố (nguồn thông tin về điểm đến, động<br />
cơ bên trong, cảm nhận của du khách về điểm đến, thái độ đối với điểm đến) với<br />
hành vi lựa chọn điểm đến du lịch.<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
Phạm vi nghiên cứu<br />
Về không gian nguồn khách: đối tượng được điều tra được giới hạn trong<br />
phạm vi là người dân Hà Nội. Nghiên cứu thu thập số liệu dựa trên phương pháp<br />
chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng (phân chia theo 12 quận nội thành Hà Nội).<br />
Về không gian điểm đến du lịch: Thành phố Huế và Thành phố Đà Nẵng.<br />
Về thời gian: Thời gian nghiên cứu từ năm 2013 đến 2016, thời gian lấy<br />
số liệu điều tra thứ cấp từ năm 2015 đến 2016.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính nhằm xây dựng và hoàn thiện bảng câu<br />
hỏi phỏng vấn, nhận diện các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới thái độ, sự cam<br />
kết cũng như lòng trung thành của khách đối với điểm đến du lịch.<br />
Giai đoạn 2: Nghiên cứu định lượng nhằm thu thập thông tin, phân tích dữ<br />
liệu, kiểm định mô hình bằng các phương pháp như phân tích nhân tố khám phá,<br />
Cronbach Alpha, phân tích mô hình cấu trúc.<br />
6. Đóng góp của luận án<br />
Thứ nhất, sự đóng góp về mặt lý thuyết của nghiên cứu là xây dựng mô<br />
hình về mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến thái độ, sự cam kết lựa chọn<br />
cũng như lòng trung thành của du khách đối với điểm đến. Đặc biệt, nét mới của<br />
mô hình lý thuyết là tìm ra quy luật hành vi giữa hai quyết định lựa chọn điểm<br />
đến du lịch văn hóa và du lịch biển. Các quyết định lựa chọn điểm đến cũng được<br />
xét trên hai đối tượng khách chưa từng tới điểm đến (cam kết sẽ tham quan điểm<br />
đến) và du khách đã tới điểm đến (dự định quay trở lại và giới thiệu cho người<br />
khác). Kết quả nghiên cứu sẽ làm phong phú thêm các lý thuyết liên quan đến<br />
hành vi người tiêu dùng du lịch nói chung và hành vi lựa chọn đểm đến nói riêng.<br />
Thứ hai, luận án kết hợp hai loại mô hình khá mới trong nghiên cứu về<br />
hành vi người tiêu dùng nói chung và hành vi người tiêu dùng du lịch nói riêng<br />
là mô hình cấu trúc và mô hình tiến trình hành vi. Việc áp dụng mô hình nghiên<br />
cứu này giúp kiểm tra hiệu quả và chính xác mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào<br />
(biến kích thích) và yếu tố đầu ra (kết quả phản ứng). Không những vậy, mô hình<br />
còn thể hiện cơ chế hay tiến trình diễn biến tâm lý trong khoa học hành vi ra<br />
quyết định thông qua vệc kiểm tra các quyết định của mỗi cá nhân, tập trung vào<br />
quá trình nhận thức trước khi du khách đưa ra quyết định cuối cùng.<br />
Thứ ba, sự đóng góp về mặt phương pháp thống kê thể hiện ở việc sử<br />
dụng đồng thời hai phương pháp định tính (phỏng vấn sâu du khách và chuyên<br />
gia, phỏng vấn nhóm tập trung) và phương pháp định lượng (sử dụng phương<br />
pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA và<br />
mô hình cấu trúc tuyến tính SEM). Mô hình nghiên cứu của luận án thể hiện<br />
được cơ chế diễn biến tâm lý một cách logic trong tiến trình ra quyết định lựa<br />
chọn điểm đến với điểm xuất phát là sự tác động của các nguồn thông tin. Mô<br />
hình này thể hiện được diễn biến các bước lý giải hành vi của người tiêu dùng<br />
du lịch. Việc sử dụng các phương pháp hiện đại nhằm khuyến khích và là tài<br />
liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu quan tâm áp dụng.<br />
Thứ tư, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp cho các nhà quản lý các<br />
điểm du lịch có những thông tin chính xác và hiểu biết sâu sắc hơn về thái độ<br />
<br />
cũng như hành vi của du khách, qua đó có những biện pháp thúc đẩy và lôi kéo<br />
du khách đến với các điểm du lịch trong nước bằng cách đưa ra những chiến<br />
lược, chính sách thích hợp nhằm khai thác triệt để những thế mạnh của các điểm<br />
du lịch.<br />
7. Bố cục của luận án<br />
Không kể chương mở đầu và kết luận, luận án được kết cầu thành bốn<br />
chương.<br />
Chương 1: Tổng quan tài liệu về các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn<br />
điểm đến<br />
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu<br />
Chương 3: Kết quả nghiên cứu<br />
Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu, đề xuất và kiến nghị<br />
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH<br />
HƯỞNG TỚI SỰ LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN<br />
1.1. Một số khái niệm cơ bản<br />
1.2. Các mô hình về hành vi người tiêu dùng du lịch và sự lựa chọn điểm đến<br />
Hành vi tiêu dùng du lịch là những hành vi liên quan đến quá trình tiêu<br />
dùng du lịch, nó được biểu hiện trong việc tìm kiếm, mua, sử dụng và đánh giá<br />
các sản phẩm dịch vụ du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu nào đó của khách du<br />
lịch. Theo tác giả Trần Minh Đạo (2012), hành vi mua của người tiêu dùng là<br />
toàn bộ hành động mà người tiêu dùng bộc lộ trong quá trình trao đổi sản phẩm.<br />
Bản chất của hành vi người tiêu dùng là một quá trình phức tạp bởi nó xuất phát<br />
từ những yếu tố tâm lý bên trong. Khi áp dụng vào trong du lịch, quá trình này<br />
trở nên phức tạp hơn bởi tính vô hình của sản phẩm du lịch cũng như tính gián<br />
đoạn và tích lũy trong khi tiêu dùng (Correia và cộng sự, 2007). Việc nghiên cứu<br />
hành vi của người tiêu dùng là nghiên cứu cách thức mà người tiêu dùng đưa ra<br />
quyết định để sử dụng nguồn lực sẵn có của mình như tiền bạc, thời gian... đến<br />
việc tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân (Kotler,<br />
2000). Tiến trình ra quyết định tiêu dùng của du khách là một chuỗi phức tạp<br />
của các quyết định như lựa chọn điểm đến nào, tham quan ở đâu, tham quan cái<br />
gì, khi nào đi du lịch, đi với ai, đi bao lâu, chi phí khoảng bao nhiêu (Woodside<br />
and Lysonski, 1989; Woodside and MacDonald, 1994; Hyde, 2008; Oppewal và<br />
cộng sự, 2015). Trong đó, sự lựa chọn điểm đến là một trong những quyết định<br />
quan trọng của chuyến đi, nó được các nhà nghiên cứu lựa chọn căn cứ vào vị trí<br />
địa lý để đến tham quan và du lịch (Kim và cộng sự, 2012; Byon and Zhang,<br />
2010). Khi nghiên cứu hành vi chọn điểm đến du lịch của khách cần trả lời ba<br />
câu hỏi: (1) tại sao du khách tới nơi đó?, (2) du khách tới nơi đó để làm gì?, và<br />
(3) người ta đến nơi đó bằng cách nào?.<br />
Các lý thuyết về hành vi lập kế hoạch thường được sử dụng trong các mô<br />
hình nghiên cứu lý thuyết để dự đoán hành vi cũng như dự định chọn điểm tham<br />
quan của du khách (Jalilvand và cộng sự, 2012; Prayag, 2008). Mô hình trung<br />
tâm của lý thuyết hành vi thể hiện rằng hành vi của con người sẽ dẫn đến một<br />
kết quả cụ thể dựa vào sự kích thích của các yếu tố tham khảo và các nguồn lực<br />
<br />
cần thiết. Điều đó có nghĩa hành vi là phản ứng của cá nhân khi bị một (một số)<br />
yếu tố nào đó trong môi trường kích thích. Các yếu tố bên ngoài và tình trạng<br />
bên trong gộp thành một tình huống và tiến trình ứng xử để thích ứng có định<br />
hướng nhằm giúp cá nhân thích nghi với hoàn cảnh (Lam and Hsu, 2005; Ajzen,<br />
1991). Trong nghiên cứu này sự cam kết lựa chọn điểm đến thể hiện bằng các<br />
mức độ sẵn lòng tới điểm đến trong tương lai ở những mức độ cam kết khác nhau;<br />
lòng trung thành đối với điểm đến thể hiện bằng dự định quay trở lại tham quan<br />
điểm đến và giới thiệu cho những người khác về điểm đến đó.<br />
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến du lịch<br />
Kết quả nghiên cứu từ các tài liệu cho thấy các tác nhân tới quyết định<br />
chọn điểm tham quan rất đa dạng và phức tạp. Hầu hết các nghiên cứu đề cập<br />
đến các yếu tố bên trong (yếu tố cá nhân), và yếu tố bên ngoài (yếu tố môi<br />
trường). Rất nhiều tác giả dựa vào cách tiếp cận của Crompton (1979) khi chia<br />
các yếu tố ảnh hưởng thành yếu tố thúc đẩy (Push motives); nhóm thứ hai là<br />
các yếu tố kéo (Pull motives). Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu chỉ đề cập đến một<br />
nhóm yếu tố hay một vài yếu tố nhất định tùy thuộc vào mục đích và bối cảnh<br />
nghiên cứu.<br />
Luận án tiếp cận các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn điểm đến từ mô<br />
hình tổng quát về động cơ đi du lịch của Crompton (1979), mô hình các yếu tố<br />
ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới sự<br />
lựa chọn điểm đến của Woodside and Lysonski (1989), Um and Crompton<br />
(1991, 1992) và Hill (2000). Trong đó các yếu tố ảnh hưởng được chia làm 2<br />
nhóm chính là các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài (nguồn thông tin, văn<br />
hóa, gia đình, lối sống và đặc trưng của điểm đến) và các yếu tố thuộc cá nhân<br />
du khách (động cơ, tính cách, kinh nghiệm đi du lịch tới điểm đến). Sự ảnh<br />
hưởng của các yếu tố diễn ra trước thời điểm du khách lựa chọn điểm đến cuối<br />
cùng cho chuyến đi của mình và luận án xét cả hai trường hợp du khách đã từng<br />
tới điểm đến và chưa bao giờ tới điểm đến. Luận án phân tích yếu tố động cơ<br />
của du khách gồm (i) động cơ đẩy chính là động cơ bên trong hay đặc điểm cá<br />
nhân gắn với du khách, (ii) động cơ kéo hay đặc trưng của điểm đến thông qua<br />
cảm nhận của du khách. Ngoài ra, các yếu tố khác như nguồn thông tin về điểm<br />
đến, thái độ đối với điểm đến được xem xét trong mối quan hệ giữa các yếu tố<br />
trong tiến trình ra quyết định lựa chọn điểm đến cũng như lòng trung thành của<br />
du khách đối với điểm đến.<br />
1.3.1. Động cơ đi du lịch<br />
Sự lựa chọn điểm đến du lịch chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác<br />
nhau (Tezak và cộng sự, 2013) và động cơ đi du lịch là một trong số đó. Những<br />
động cơ thúc đẩy quá trình này thay đổi dựa vào nét khác biệt ở mỗi cá nhân và<br />
những đặc trưng mà điểm đến mang lại (Tezak và cộng sự, 2010). Luận án tiếp<br />
cận động cơ đi du lịch dựa trên mô hình động cơ đẩy-kéo của Crompton (1979)<br />
và được Hsu và cộng sự (2009) cụ thể hóa như sau: động cơ đẩy bao gồm 4<br />
yếu tố (tâm lý như rời khỏi nơi cư trú, khẳng định bản thân...; vật chất như nghỉ<br />
ngơi thư giãn, chữa bệnh..; tương tác xã hội như thăm bạn bè, kết bạn...; và nhu<br />
cầu khám phá, tìm hiểu về văn hóa, lịch sử...), động cơ đẩy gồm 2 yếu tố (hữu<br />
<br />
5<br />
<br />
hình – đặc trưng của điểm đến như điều kiện phục vụ tại điểm đến, giá cả, các<br />
dịch vụ...; và vô hình như hình ảnh thương hiệu điểm đến những kỳ vọng về<br />
những lợi ích khác).<br />
1.3.2. Nguồn thông tin về điểm đến<br />
Thông tin về điểm đến du lịch đóng vai trò đặc biệt quan trọng cho cả<br />
khách du lịch, nhà quản lý điểm đến và cũng cho cả ngành công nghiệp du lịch<br />
(Nicoletta and Servidio, 2012). Việc tìm kiếm thông tin được xem là yếu tố có<br />
tác động mạnh mẽ đến sự lựa chọn điểm đến sự lựa chọn điểm đến du lịch<br />
(Jacobsen and Munar, 2012). Các nguồn thông tin có thể bao gồm cả thông tin<br />
bên trong và thông tin bên ngoài; hay thông tin phi chính thức từ người thân bạn<br />
bè và chính thức từ các tờ rơi áp phích của công ty cũng như tổ chức du lịch<br />
(Molina and Esteban, 2006). Luận án chia nguồn thông tin mà khách hàng tiếp<br />
cận để lựa chọn điểm đến là thông tin chính thức (Thông tin từ cơ quan quản lý du<br />
lịch cấp Quốc gia và địa phương, thông tin quảng cáo từ các công ty du lịch –<br />
những thông tin này có thể trên các phương tiện truyền thông điện tử hoặc phi<br />
điện tử), nguồn thông tin truyền miệng (Thông tin truyền miệng trực tiếp – WOM<br />
và gián tiếp E-WOM từ bạn bè, người thân) và nguồn từ kinh nghiệm của bản<br />
thân du khách.<br />
1.4. Mô hình nghiên cứu lý thuyết và giả thuyết<br />
Qua nghiên cứu tổng quan tài liệu, nghiên cứu sinh đã tìm ra khoảng trống<br />
lý thuyết về hành vi lựa chọn điểm đến của du khách như sau: một là, có ít các<br />
nghiên cứu một cách toàn diện các yếu tố ảnh hướng tới sự lựa chọn điểm đến mà<br />
chỉ tập trung vào một hoặc một vài nhóm yếu tố riêng lẽ; hai là, không nhiều các<br />
nghiên cứu áp dụng mô hình cấu trúc SEM để xét mối quan hệ đa hướng đồng<br />
thời của các yếu tố cũng như cơ chế diễn biến tâm lý trong quá trình ra quyết<br />
định, trong khi phần lớn các bài nghiên cứu áp dụng phân tích theo mô hình hồi<br />
quy; ba là, việc so sánh độc lập hành vi lựa chọn điểm đến gắn với hai loại hình<br />
du lịch văn hóa và du lịch biển chưa được nghiên cứu.<br />
Cơ sở lý thuyết làm nền tảng cho nghiên cứu này là mô hình tổng quát về<br />
động cơ đi du lịch của Crompton (1979), mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới sự<br />
lựa chọn điểm đến của Woodside and Lysonski (1989), Um and Crompton<br />
(1991, 1992) và Hill (2000). Dựa vào những khoảng trống lý thuyết, cùng với<br />
những gợi ý của các nhà nghiên cứu cũng như tầm quan trọng của việc nghiên<br />
cứu các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của du khách, luận án lựa<br />
chọn nhóm các yếu tố thuộc về đặc điểm nhân khẩu học, động cơ đi du lịch, và<br />
nguồn thông tin về điểm đến cũng như xác định hai điểm đến Huế và Đà Nẵng<br />
khi phỏng vấn du khách.<br />
1.4.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất<br />
Dựa trên cơ sở lý thuyết vừa đề cập, tác giả xin đề xuất mô hình nghiên cứu<br />
dự kiến tổng quát như hình 1.9. Các mô hình dành cho các đối tượng nghiên cứu<br />
là những du khách chưa từng tới du lịch tại điểm đến (Hình 1.11) và mô hình<br />
dành cho những du khách đã từng tham quan điểm đến (Hình 1.12). Các yếu tố<br />
cũng như thang đo cụ thể sẽ được phân tích tổng hợp và hiệu chỉnh (nếu có) sau<br />
khi có kết quả điều tra thực tế.<br />
<br />
6<br />
<br />
Hình 1.10. Mô hình nghiên cứu lý thuyết<br />
7<br />
<br />
Ajzen (1991),<br />
Jalilvand and<br />
Samiei (2012),<br />
Decrop (2006),<br />
Um and<br />
Crompton<br />
(1990), Lee<br />
(2007)<br />
<br />
Sự lựa chọn điểm<br />
đến (Cam kết lựa<br />
chọn, lòng trung<br />
thành)<br />
<br />
Dalen (1989), Gonza´lez and Bello (2002), Hsieh và<br />
cộng sự (1993), Muller (1991), Pitts and Woodside<br />
(1980), Shih (1986), Gartner (1993), Kim and Lee<br />
(2002), Moutinho (1987) Sirakaya và cộng sự (1996)<br />
<br />
Hill (2000)<br />
<br />
Động cơ nội tại<br />
(Động cơ khám phá,<br />
thư giãn, tương tác<br />
với xã hội, thể<br />
chất…)<br />
<br />
Jacobsen and Munar (2012),<br />
Mutinda and Mayaka (2012),<br />
Kiralova and Pavliceka (2015)<br />
<br />
Thái độ đối<br />
với điểm đến<br />
<br />
Chen and Tsai (2007), Prayag (2008), Woomi and<br />
Soocheong (2008), Jalilvand và cộng sự, (2012)<br />
<br />
Chen and Tsai (2007), Sonmez and Sirakaya (2002),<br />
Baloglu (2001), Gartner (1993), Naoi (2003), Yoon and<br />
Uysal (2005)<br />
<br />
Jacobsen and Munar (2012), Hyde (2008), Um and<br />
Crompton (1992)<br />
<br />
Cảm nhận về điểm<br />
đến (Giá trị tài nguyên,<br />
điều kiện phục vụ du<br />
lịch, dịch vụ, giá cả…)<br />
<br />
Nguồn thông tin về<br />
điểm đến (Nguồn chính<br />
thống, truyền miệng,<br />
kinh nghiệm của bản<br />
thân)<br />
<br />
Hanlan and Kelly (2005),<br />
Molina và cộng sự (2010);<br />
Nicoletta and Servidio<br />
(2012), Tasci and Gartner<br />
(2007), Beerli and Martin<br />
(2004)<br />
<br />
Jacobsen and Munar (2012), Hyde (2008), Um and Crompton (1992)<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
HA1.4<br />
<br />
HA1.1<br />
<br />
Nguồn thông tin<br />
về điểm đến<br />
(Nguồn chính<br />
thống, truyền<br />
miệng)<br />
<br />
Kinh nghiệm du<br />
lịch của bản thân<br />
<br />
HB1.3<br />
<br />
Cảm nhận về<br />
điểm đến (Giá trị<br />
tài nguyên, điều<br />
kiện phục vụ du<br />
lịch, dịch vụ, giá<br />
cả…)<br />
<br />
HA1.3<br />
<br />
HB1.1<br />
Cảm nhận về<br />
điểm đến (Giá<br />
trị tài nguyên,<br />
điều kiện phục<br />
vụ du lịch, dịch<br />
vụ, giá cả)<br />
<br />
HA2.1<br />
HA2.2<br />
<br />
HA1.2<br />
Thái độ<br />
đối với<br />
điểm đến<br />
<br />
Động cơ nội tại<br />
(Động cơ khám<br />
phá, thư giãn,<br />
tương tác với xã<br />
hội, thể chất…)<br />
<br />
HB1.2<br />
Thái độ<br />
đối với<br />
điểm đến<br />
<br />
Động cơ nội tại<br />
(Động cơ khám<br />
phá, thư giãn,<br />
tương tác với xã<br />
hội, thể chất…)<br />
<br />
8<br />
<br />
HA4<br />
<br />
HB4<br />
<br />
Sự cam kết lựa<br />
chọn điểm đến<br />
<br />
HA3.1<br />
HA3.2<br />
<br />
Hình 1.11. Mô hình 1: Dành cho những du khách chưa từng tới điểm<br />
đến du lịch<br />
HB1.4<br />
<br />
HB2.2<br />
<br />
HB2.1<br />
<br />
Lòng trung<br />
thành đối với<br />
điểm đến<br />
<br />
HB3.1<br />
HB3.2<br />
<br />
Hình 1.12. Mô hình 2: Dành cho những du khách đã từng tới điểm đến du lịch<br />
<br />
9<br />
Mô<br />
Giả<br />
Nội dung<br />
hình<br />
thuyết<br />
HA1.1a/b Nguồn thông tin chính thống/nguồn thông tin truyền<br />
Mô<br />
miệng tác động tích cực tới cảm nhận của du khách về<br />
hình 1<br />
điểm đến.<br />
HA1.2a/b Nguồn thông tin chính thống/nguồn thông tin truyền<br />
miệng tác động tích cực tới thái độ của du khách đối với<br />
điểm đến.<br />
HA1.3a/b Nguồn thông tin chính thống/nguồn thông tin truyền<br />
miệng tác động tích cực tới động cơ bên trong của du<br />
khách.<br />
HA1.4a/b Nguồn thông tin chính thống/nguồn thông tin truyền<br />
miệng tác động tích cực tới sự cam kết lựa chọn điểm đến<br />
của du khách.<br />
HA2.1<br />
Cảm nhận của du khách về điểm đến tác động tích cực tới<br />
thái độ của du khách đối với điểm đến.<br />
HA2.2<br />
Cảm nhận của du khách về điểm đến tác động tích cực tới<br />
sự cam kết lựa chọn điểm đến.<br />
HA3.1<br />
Động cơ bên trong của du khách tác động tích cực tới thái<br />
độ của du khách đối với điểm đến.<br />
HA3.2<br />
Động cơ bên trong của du khách tác động tích cực tới sự<br />
cam kết lựa chọn điểm đến.<br />
HA4<br />
Thái độ đối với điểm đến tác động tích cực tới sự cam kết<br />
lựa chọn điểm đến của du khách.<br />
HB1.1<br />
Kinh nghiệm du lịch tới điểm đến tác động tích cực tới<br />
Mô<br />
cảm nhận của du khách về điểm đến.<br />
hình 2<br />
HB1.2<br />
Kinh nghiệm du lịch tới điểm đến tác động tích cực tới<br />
thái độ của du khách đối với điểm đến.<br />
HB1.3<br />
Kinh nghiệm du lịch tới điểm đến tác động tích cực tới<br />
động cơ bên trong của du khách.<br />
HB1.4<br />
Kinh nghiệm du lịch tới điểm đến tác động tích cực tới<br />
lòng trung thành của du khách đối với điểm đến<br />
HB2.1<br />
Cảm nhận của du khách về điểm đến tác động tích cực tới<br />
thái độ của du khách đối với điểm đến.<br />
HB2.2<br />
Cảm nhận của du khách về điểm đến tác động tích cực tới<br />
lòng trung thành của du khách đối với điểm đến<br />
HB3.1<br />
Động cơ bên trong của du khách tác động tích cực tới thái<br />
độ của du khách đối với điểm đến.<br />
HB3.2<br />
Động cơ bên trong của du khách tác động tích cực tới lòng<br />
trung thành của du khách đối với điểm đến<br />
HB4<br />
Thái độ đối với điểm đến tác động tích cực tới lòng trung<br />
thành của du khách đối với điểm đến<br />
Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2016<br />
<br />
10<br />
CHƯƠNG 2<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Quy trình nghiên cứu<br />
P1<br />
<br />
Xây dựng mô hình lý thuyết<br />
<br />
Tìm hiểu các nghiên cứu<br />
<br />
Thiết kế câu hỏi định tính và<br />
phỏng vấn sâu (n=20)<br />
<br />
Sửa bảng hỏi định<br />
lượng<br />
<br />
P2<br />
<br />
Phỏng vấn chuyên gia, hiệu<br />
chỉnh thang đo<br />
<br />
Bảng hỏi định<br />
lượng dự kiến<br />
<br />
Bảng hỏi chính thức<br />
<br />
Điều tra khoảng<br />
chính thức<br />
(n=938)<br />
<br />
Phân tích độ<br />
tin cậy<br />
<br />
Xóa những biến số có độ<br />
tương quan thấp (