intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:265

15
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ; làm rõ mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ - Trường hợp các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ từ đó đưa ra các hàm ý nhằm nâng cao tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam

  1. p ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN THỊ BÍCH DUYÊN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH LƯU TRÚ DU LỊCH CÁC TỈNH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ Đà Nẵng, năm 2024
  2. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN THỊ BÍCH DUYÊN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH LƯU TRÚ DU LỊCH CÁC TỈNH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 62 34 03 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN: 1. PGS.TS. ĐƯỜNG NGUYỄN HƯNG 2. PGS. TS. NGÔ HÀ TẤN Đà Nẵng, năm 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi - tác giả luận án, xin cam đoan đây là một công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi; các dữ liệu, xử lý, lập luận, phân tích, đánh giá và các kết quả đưa ra trong luận án là hoàn toàn trung thực. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung đã trình bày trong luận án này. Tác giả luận án Trần Thị Bích Duyên
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các DN kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam” tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy, cô giáo Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng để hoàn thành luận án này. Với tình cảm chân thành, tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban giám hiệu, Khoa Kế toán, phòng Đào tạo thuộc Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, các thầy giáo, cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các chuyên gia, lãnh đạo các doanh nghiệp đã tham gia khảo sát, hỗ trợ đồng hành cũng tôi trong suốt quá trình thu thập dữ liệu cho nghiên cứu của mình. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến Thầy PGS. TS. Đường Nguyễn Hưng và Thầy PGS. TS. Ngô Hà Tấn - là những người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về kiến thức, tài liệu và phương pháp để tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo của Trường Đại học Quy Nhơn, Khoa Kinh tế và Kế toán, là nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận án này. Đặc biệt, cảm ơn Bố mẹ hai bên gia đình, chồng và con trai đã luôn động viên, cổ vũ, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện luận án, song có thể còn tồn tại những mặt hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo và các bạn. Tác giả luận án Trần Thị Bích Duyên
  5. i MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ............................................................................ ix CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................2 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................2 1.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................3 1.5. Những đóng góp mới của đề tài ........................................................................4 1.5.1. Về phương diện lý thuyết .............................................................................4 1.5.2. Về phương diện thực tiễn..............................................................................5 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..........................................................................................7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.............8 2.1. Cơ sở lý thuyết ....................................................................................................8 2.1.1. Tổng quan về kiểm soát nội bộ .....................................................................8 2.1.1.1. Khái niệm kiểm soát nội bộ ...................................................................8 2.1.1.2. Các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ .............................11 2.1.2. Tổng quan về tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ ......................................16 2.1.2.1. Tính hữu hiệu .......................................................................................16 2.1.2.2. Tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ ....................................................17 2.1.2.3. Cách tiếp cận về tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ ..........................17 2.1.3 Các lý thuyết nền có liên quan .....................................................................18 2.1.3.1. Lý thuyết đại diện ................................................................................19 2.1.3.2. Lý thuyết phù hợp ngữ cảnh ................................................................24 2.1.3.3. Lý thuyết các bên có lợi ích liên quan .................................................26 2.1.3.4. Lý thuyết về tâm lý học xã hội của tổ chức .........................................28
  6. ii 2.2. Tổng quan nghiên cứu .....................................................................................30 2.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ .............................................................................................30 2.2.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp ..................................................30 2.2.1.2. Các nghiên cứu nước ngoài về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch .......42 2.2.2. Các nghiên cứu trong nước về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ .............................................................................................44 2.2.2.1. Các nghiên cứu trong nước về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp ..................................................44 2.2.2.2. Các nghiên cứu trong nước về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch .......46 2.2.3. Khoảng trống nghiên cứu và định hướng nghiên cứu ................................48 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................51 CHƯƠNG 3: GIẢ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................52 3.1. Khung nghiên cứu ............................................................................................52 3.2. Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................55 3.2.1. Giả thuyết về ảnh hưởng của phân quyền quản lý đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ ....................................................................................................55 3.2.2. Giả thuyết về ảnh hưởng của chiến lược kinh doanh đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ ....................................................................................................57 3.2.3. Giả thuyết về ảnh hưởng của Nhận thức về sự bất định của môi trường kinh doanh đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ .............................................60 3.2.4. Giả thuyết về ảnh hưởng của Công nghệ thông tin đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ ....................................................................................................62 3.2.5. Giả thuyết về ảnh hưởng của môi trường kiểm soát đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ ....................................................................................................63
  7. iii 3.2.6. Giả thuyết về ảnh hưởng của đánh giá rủi ro đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ .............................................................................................................64 3.2.7. Giả thuyết về ảnh hưởng của hoạt động kiểm soát đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ ....................................................................................................65 3.2.8. Giả thuyết về ảnh hưởng của thông tin và trao đổi thông tin đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ .....................................................................................66 3.2.9. Giả thuyết về ảnh hưởng của hoạt động giám sát đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ ....................................................................................................66 3.3. Đo lường biến nghiên cứu và xây dựng phiếu khảo sát ................................69 3.3.1. Đo lường biến nghiên cứu ..........................................................................69 3.3.2. Xây dựng phiếu khảo sát ............................................................................78 3.4. Thu thập dữ liệu ...............................................................................................81 3.4.1. Các giai đoạn thu thập dữ liệu ....................................................................81 3.4.2. Mẫu nghiên cứu ..........................................................................................84 3.5. Xử lý dữ liệu......................................................................................................85 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................94 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................95 4.1. Kết quả nghiên cứu định tính .........................................................................95 4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng ....................................................................101 4.2.1 Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ ........................................................101 4.2.1.1. Kết quả đánh giá sơ bộ độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha ...........................................................................................103 4.2.1.2. Tổng kết nghiên cứu định lượng sơ bộ ..............................................107 4.2.2. Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức...............................................108 4.2.2.1. Kết quả đánh giá mô hình đo lường ..................................................113 4.2.2.2. Kết quả đánh giá mô hình cấu trúc ...................................................116 4.2.2.3. Kết quả phân tích theo từng mục tiêu của tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ ..............................................................................................................122 4.3. Tổng hợp kết quả và bàn luận ......................................................................138
  8. iv 4.3.1. Tổng hợp kết quả ......................................................................................138 4.3.2. Bàn luận kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ............................140 4.3.3. Bàn luận kết quả các mô hình tác động đến từng mục tiêu trong tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ ...................................................................................148 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ......................................................................................152 CHƯƠNG 5: HÀM Ý ...........................................................................................153 5.1. Hàm ý nghiên cứu ..........................................................................................153 5.1.1. Hàm ý về lý thuyết ....................................................................................153 5.1.2. Hàm ý về quản trị......................................................................................154 5.2. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................165 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ......................................................................................167 KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................168
  9. v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Việt CNTT Công nghệ thông tin CP Cổ phần DN Doanh nghiệp DNTN Doanh nghiệp tư nhân ĐGRR Đánh giá rủi ro HĐGS Hoạt động giám sát HĐKS Hoạt động kiểm soát KSNB Kiểm soát nội bộ MTBC Mục tiêu báo cáo MTKD Môi trường kinh doanh MTKS Môi trường kiểm soát MTHĐ Mục tiêu hoạt động MTTT Mục tiêu tuân thủ MTV Một thành viên NC Nghiên cứu PQQL Phân quyền quản lý TTTT Thông tin và trao đổi thông tin TNHH Trách nhiệm hữu hạn Tiếng Anh AVE Average variance extracted CEO Chief Executive Officer CobiT Control Objectives for Information and Related Technology CoCo Canadian Criteria of Control Committee The Committee of Sponsoring Oganizations of the Treadway COSO Commission DEA Date Envelope Analysis ROA Return on Assets ROE Return On Equity
  10. vi Chữ viết tắt Tiếng Việt ROI Return On Investment SAS Statements on Auditing Standards SEM Structural Equation Modeling SRMR Standardized root mean square residual
  11. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Cách thức và tiêu chí đo lường tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ ........18 Bảng 2.2: Tổng hợp các nghiên cứu về các nhân tố ngoài kiểm soát nội bộ ảnh hưởng đến tính hữu hiệu tổng quát của kiểm soát nội bộ .........................................31 Bảng 2.3: Tổng hợp các nghiên cứu về các nhân tố thuộc về kiểm soát nội bộ tổng thể ảnh hưởng đến tính hữu hiệu tổng quát của kiểm soát nội bộ ............................35 Bảng 3.1: Thang đo phân quyền quản lý ..................................................................69 Bảng 3.2: Thang đo nhận thức về sự bất định của môi trường kinh doanh ..............71 Bảng 3.3: Thang đo công nghệ thông tin ..................................................................72 Bảng 3.4: Thang đo môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và trao đổi thông tin và hoạt động giám sát ...............................................73 Bảng 3.5: Thang đo đánh giá tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ ............................76 Bảng 3.6: Tiêu chí đánh giá mô hình đo lường.........................................................89 Bảng 4.1: Danh sách chuyên gia tham gia phỏng vấn ..............................................95 Bảng 4.2: Đặc điểm mẫu nghiên cứu sơ bộ ............................................................102 Bảng 4.3: Kết quả đánh giá độ tin cậy các thang đo ...............................................103 Bảng 4.4: Mô tả đối tượng tham gia khảo sát chính thức .......................................109 Bảng 4.5: Thống kê mô tả các biến quan sát trong nghiên cứu chính thức ............110 Bảng 4.6: Kết quả đánh giá giá trị hội tụ và độ tin cậy nhất quán nội tại ...............113 Bảng 4.7: Kết quả chỉ số HTMT .............................................................................116 Bảng 4.8: Bảng tính hệ số phóng đại phương sai VIF ............................................116 Bảng 4.9: Kết quả R2 và hệ số tác động f2 ..............................................................117 Bảng 4.10: Kết quả đánh giá các mối quan hệ tác động trực tiếp ...........................118 Bảng 4.11: Kết quả đánh giá tổng tác động ............................................................119 Bảng 4.12: Kết quả hệ số Q2 và q2 ..........................................................................121 Bảng 4.13: Mô hình MTHĐ - Bảng tính hệ số Inner VIF Values ..........................123 Bảng 4.14: Mô hình MTHĐ - Bảng tính R2 và hệ số tác động f2 ...........................123 Bảng 4.15: Mô hình MTHĐ - Kết quả đánh giá mối quan hệ tác động trực tiếp ...124 Bảng 4.16: Mô hình MTHĐ - Kết quả đánh giá tổng tác động ..............................126
  12. viii Bảng 4.17: Mô hình MTBC - Bảng tính hệ số Inner VIF Values ...........................128 Bảng 4.18: Mô hình MTBC - Bảng tính R2 và hệ số tác động f2 ............................128 Bảng 4.19: Mô hình MTBC - Kết quả đánh giá mối quan hệ tác động trực tiếp....129 Bảng 4.20: Mô hình MTBC - Kết quả đánh giá tổng tác động ...............................131 Bảng 4.21: Mô hình MTTT - Bảng tính hệ số Inner VIF Values ...........................133 Bảng 4.22: Mô hình MTTT - Bảng tính R2 và hệ số tác động f2 ............................134 Bảng 4.23: Mô hình MTTT - Kết quả đánh giá mối quan hệ tác động trực tiếp ....134 Bảng 4.24: Mô hình MTTT - Kết quả đánh giá tổng tác động ...............................136 Bảng 4.25: Bảng tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết ........................................138 Bảng 4.26: Bảng tổng hợp kết quả tác động trực tiếp các mô hình ........................150 Bảng 4.27: Bảng tổng hợp kết quả tác động tổng hợp các mô hình .......................151
  13. ix DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu của Jokipii (2006, 2010) ..........................................33 Hình 3.1: Khung nghiên cứu của luận án ..................................................................53 Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất .....................................................................68 Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu chính thức ..............................................................108
  14. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Chương 1, giới thiệu các nội dung cơ bản nhất của đề tài như: lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi phiên cứu, phương pháp nghiên cứu, những đóng góp mới của đề tài. 1.1. Lý do chọn đề tài Đằng sau sự tồn tại và thành công của bất kỳ tổ chức nào cũng là một hệ thống KSNB hiệu quả và hợp lý. KSNB đóng một vai trò then chốt trong quản trị rủi ro của một tổ chức. Một hệ thống KSNB hữu hiệu tạo điều kiện đảm bảo tính kinh tế, hiệu quả và hiệu suất các hoạt động; tính tin cậy của báo cáo nội bộ và báo cáo bên ngoài; tăng cường tính tuân thủ pháp luật và các quy định của tổ chức. KSNB yếu kém thường tạo ra những sơ hở dẫn đến thua lỗ, thất bại. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của các ngành nghề khác trong nền kinh tế, ngành du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, dần có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường khu vực và quốc tế, chiếm một vị trí khá quan trọng trong nền kinh tế của đất nước. Việt Nam là một điểm đến khá hấp dẫn du khách nước ngoài, đây cũng là một thuận lợi và thử thách đối với các DN kinh doanh du lịch, đặc biệt là các DN kinh doanh lưu trú du lịch. Bởi lẽ, để giữ chân được những khách du lịch này và thu hút thêm những khách du lịch từ các quốc gia khác, thì việc quản lý, tổ chức tốt hoạt động lưu trú là một trong những vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. Việt Nam có tổng cộng bảy vùng trọng điểm du lịch quốc gia, trong đó vùng duyên hải Nam Trung bộ khá đặc biệt khi toàn bộ khu vực này đều giáp biển tạo nên một đường bờ biển dài, có nhiều bãi biển đẹp với khí hậu ấm áp quanh năm nên khu vực này được xem là nơi thích hợp để phát triển du lịch biển, xứng đáng là vùng trọng điểm du lịch quốc gia. Việc xây dựng một KSNB hữu hiệu sẽ giúp các DN kinh doanh lưu trú du lịch ngăn ngừa, phát hiện các sai phạm, yếu kém và nâng cao hiệu quả của các quy trình quản lý rủi ro, kiểm soát và quản trị, tránh được những tổn thất có thể dẫn đến phá sản. Có thể nói, tính hữu hiệu của KSNB có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng hoạt động của các DN này. Do vậy, các DN kinh doanh lưu trú du lịch cần phải quan tâm hơn nữa trong việc tổ chức và vận hành KSNB của DN.
  15. 2 Trong lĩnh vực nghiên cứu, liên quan đến tính hữu hiệu của KSNB ở nước ta được khá nhiều nhà khoa học thực hiện như Hồ Tuấn Vũ (2016); Võ Thu Phụng (2016); Nguyễn Tuấn (2021)… Các nghiên cứu này cũng đã thực hiện khá thành công, nhưng lại chủ yếu nghiên cứu tại ngân hàng và các DN nói chung. Do vậy, vẫn còn một sự thiếu hụt lớn các nghiên cứu về tính hữu hiệu của KSNB đối với các DN kinh doanh lưu trú du lịch dẫn đến tồn tại một khoảng trống lớn về cả lý thuyết và các nghiên cứu thực chứng. Đặc biệt, các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KSNB các DN kinh doanh lưu trú du lịch tại các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ vẫn chưa được nghiên cứu. Vì lý do này, luận án tiến sĩ “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KSNB - Trường hợp các DN kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam” đã đóng góp cả về mặt lý luận và cung cấp bằng chứng thực tiễn về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KSNB tại các DN kinh doanh lưu trú du lịch tại Việt Nam. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Luận án làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KSNB - Trường hợp các DN kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Qua đó, đưa ra những hàm ý cho hoạt động quản trị ở các DN này. Mục tiêu cụ thể: 1. Làm rõ mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ – trường hợp các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. 2. Đưa ra các hàm ý nhằm nâng cao tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KSNB tại các DN kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian, nghiên cứu được thực hiện thông qua việc khảo sát tại DN kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, gồm tám tỉnh thành sau: TP.
  16. 3 Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Về thời gian, nghiên cứu khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KSNB tại các DN kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ được thực hiện trong năm 2020. Về nội dung, nghiên cứu tổng hợp các lý thuyết liên quan đến tính hữu hiệu của KSNB và lựa chọn một khuôn khổ lý thuyết phù hợp làm cơ sở để nghiên cứu thực tiễn DN kinh doanh lưu trú du lịch. Cuối cùng, từ kết quả nghiên cứu, đề xuất các hàm ý cho hoạt động quản trị ở các DN kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Trong đó, phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua việc phỏng vấn chuyên gia đối với bảng câu hỏi đã xây dựng để đề xuất mô hình nghiên cứu cho phù hợp. Dựa trên cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước, tác giả tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu, các thang đo, soạn thảo dàn bài thảo luận. Sau đó, tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp với các chuyên gia nhằm tiến hành điều chỉnh thang đo cho phù hợp với đặc điểm bối cảnh nghiên cứu là các DN lưu trú du lịch các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Tác giả sẽ thiết kế phiếu khảo sát nháp để chuẩn bị cho bước thu thập dữ liệu sơ bộ. Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện sau khi nghiên cứu định tính, với việc lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của KSNB các DN lưu trú du lịch các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Khảo sát sơ bộ được tiến hành với 100 phản hồi đầu tiên, sau đó phân tích Cronbach’s alpha trên phần mềm SmartPLS 3.3.2 để đánh giá độ tin cậy và giá trị của các thang đo. Cuối cùng, kết quả thu được từ bước này giúp cho tác giả hoàn chỉnh phiếu khảo sát để chuẩn bị cho khâu thu thập các dữ liệu chính thức. Bảng câu hỏi chính thức sau khi tổng hợp từ phỏng vấn sâu các chuyên gia sẽ được gửi đến các nhà quản trị cấp cao và cấp trung liên quan đến các bộ phận chủ chốt, am hiểu KSNB tại các DN lưu trú du lịch
  17. 4 các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Luận án sử dụng các cách thu thập dữ liệu như: thông qua khảo sát trực tiếp, gọi điện thoại hoặc khảo sát thông qua email bằng đường dẫn bảng câu hỏi. Sau khi thu thập được đầy đủ dữ liệu, tác giả sẽ tiến hành các bước phân tích dựa trên phần mềm SmartPLS 3.3.2 như: đánh giá mô hình đo lường; đánh giá sự phù hợp của mô hình cấu trúc; kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và một số kiểm định bổ sung khác. 1.5. Những đóng góp mới của đề tài 1.5.1. Về phương diện lý thuyết Thứ nhất, luận án góp phần bổ sung những hiểu biết vào lĩnh vực nghiên cứu về tính hữu hiệu của KSNB một số nội dung như sau: - Nếu như các nghiên cứu trước chỉ tập trung vào nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến KSNB, hoặc các nhân tố thuộc năm thành phần của KSNB tác động đến tính hữu hiệu của KSNB thì nghiên cứu của tác giả là nghiên cứu kết hợp cả hai khía cạnh này để cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn về các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của KSNB. - Luận án bổ sung vào chủ đề nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KSNB, thông qua cách thức đo lường tính hữu hiệu của KSNB theo các thang đo đa hướng về mục tiêu hoạt động, mục tiêu báo cáo và mục tiêu tuân thủ. Đa số các nghiên cứu trước đo lường tính hữu hiệu của KSNB theo các thang đo đơn hướng. Bên cạnh đó, luận án xây dựng thang đo ngược giúp đánh giá khách quan hơn tính hữu hiệu của KSNB, các nghiên cứu trước đây, đo lường tính hữu hiệu theo cách xây dựng thang đo đánh giá thuận làm cho người trả lời câu hỏi thường bị cuốn theo câu hỏi và có xu hướng đánh giá cao cho tính hữu hiệu của KSNB tại đơn vị. Thứ hai, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích theo mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, đây là mô hình được đánh giá khá hiệu quả và phù hợp với các nghiên cứu xây dựng mô hình với nhiều mối quan hệ tác động. Đa số các nghiên cứu trước đây khi phân tích mối quan hệ tác động đến tính hữu hiệu của KSNB thường được đo lường theo phân tích nhân tố khẳng định CFA, mô hình hồi quy. SEM có những ưu điểm, giúp cho nhà phân tích linh động hơn hẳn. Do đó, nghiên cứu này sẽ là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho những nhà nghiên cứu quan tâm về mô hình
  18. 5 cấu trúc tuyến tính SEM. Cụ thể, tài liệu tham khảo này phục vụ cho việc giảng dạy học phần kinh tế lượng ứng dụng trong việc đào tạo ngành kế toán bậc thạc sĩ, tiến sĩ tại các trường đại học. Cuối cùng, nghiên cứu đã chứng minh được rằng, các biến quy mô DN, nhận thức về sự bất định của môi trường kinh doanh, chiến lược kinh doanh, phân quyền quản lý, công nghệ thông tin tác động đến các thành phần của KSNB từ đó tác động đến tính hữu hiệu của KSNB. Trong bối cảnh Việt Nam chưa hề có một nghiên cứu nào chứng minh được mô hình tổng hợp mối quan hệ tác động của các biến trên đến tính hữu hiệu của KSNB. 1.5.2. Về phương diện thực tiễn Thứ nhất, nghiên cứu chứng minh quy mô DN, nhận thức về sự bất định của môi trường kinh doanh, phân quyền quản lý, công nghệ thông tin là các nhân tố quan trọng góp phần nâng cao tính hữu hiệu của KSNB trong các DN kinh doanh lưu trú du lịch. Với kết quả như vậy, nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao nhận thức của các nhà quản trị về vai trò của các nhân tố trên. Từ đó, họ sẽ chủ động lên kế hoạch tìm hiểu và triển khai KSNB hữu hiệu trong DN. Thứ hai, nghiên cứu này muốn nhấn mạnh một điều rằng việc đầu tư vào một KSNB đầy đủ không phải là tất cả. Quan trọng nhất là cách mà nhà quản trị thiết kế KSNB hiệu quả và hữu hiệu. Để nâng cao tính hữu hiệu của KSNB, các nhà quản lý DN không chỉ sử dụng KSNB cho mục đích giám sát, đánh giá kết quả so với thực hiện mà còn sử dụng thông tin như một công cụ hữu ích để cùng nhau tiến hành trao đổi, thảo luận, hoạch định chiến lược, chia sẻ và học tập. Thứ ba, kết quả nghiên cứu cũng sẽ cho thấy các nhân tố cấu thành của KSNB có tác động với nhau, chẳng hạn môi trường kiểm soát sẽ là nền tảng tác động đến các nhân tố còn lại: đánh giá rủ ro, thông tin và trao đổi thông tin sẽ tác động đến hoạt động kiểm soát, hoạt động giám sát; đánh giá rủi ro có tác động đến hoạt động kiểm soát, thông tin và trao đổi thông tin có tác động đến hoạt động kiểm soát. Do đó, nhà quản trị DN cần thiết kế các thành phần của KSNB trong mối quan hệ tác động với các thành phần khác. Từ đó, nâng cao tính hữu hiệu của KSNB nhằm đáp ứng nhu cầu kiểm soát trong nội bộ DN phù hợp với bối cảnh của DN.
  19. 6 Với kết quả nghiên cứu, tất cả các mối quan hệ trong mô hình đều có tác động, tuy nhiên các mối quan hệ tác động đó có mức độ tác động không đồng đều nhau, từ đó tác giả đã đề xuất được các hàm ý chính sách phù hợp cho KSNB các DN kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Từ những đóng góp trên, luận án kỳ vọng sẽ là một nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà quản trị DN và những người quan tâm đến nghiên cứu tính hữu hiệu của KSNB.
  20. 7 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương một trình bày những nội dung chính của luận án. Từ việc xác định lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, tác giả khoanh vùng đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Từ đó, sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp để đạt được các mục tiêu đặt ra mang lại đóng góp mới của đề tài. Chương này sẽ giúp người đọc có một hình dung cơ bản nhất về đề tài nghiên cứu. Hiểu được lý do vì sao lựa chọn đề tài, bối cảnh của nghiên cứu, mục tiêu đặt ra là gì, các đối tượng và phạm vi đề tài hướng đến. Mô tả phương pháp nghiên cứu mà đề tài sử dụng. Từ đó, luận án đã có những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn như thế nào. Chương một sẽ là nền tảng, cơ sở để tác giả thực hiện các chương tiếp theo của luận án.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1