intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu thực nghiệm về kỳ vọng lạm phát tại Việt Nam - Dự báo và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

32
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với tầm quan trọng của kỳ vọng lạm phát, người viết tiến hành dự báo về mức lạm phát kỳ vọng trong ngắn hạn tại Việt Nam. Từ đó, nghiên cứu các yếu tố tác động đến kỳ vọng lạm phát để có một cái nhìn cụ thể hơn về kỳ vọng lạm phát và đề xuất vài ý tưởng nhỏ cho chính sách tiền tệ của Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu thực nghiệm về kỳ vọng lạm phát tại Việt Nam - Dự báo và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM --------------------------- NGUYỄN THỊ DUY LINH NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ KỲ VỌNG LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM: DỰ BÁO VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. HỒ VIẾT TIẾN Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ KỲ VỌNG LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM: DỰ BÁO VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG” là công trình nghiên cứu của chính tác giả, nội dung đƣợc đúc kết từ quá trình học tập và các kết quả nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua, số liệu sử dụng là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Luận văn đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS Hồ Viết Tiến. Tp. HCM, ngày tháng năm 2014 Nguyễn Thị Duy Linh
  3. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN....................................................................................... 4 1.1 Đƣờng cong Phillips và sự đánh đổi ........................................................... 4 1.2 Kỳ vọng và cách thức hình thành kỳ vọng lạm phát ................................... 6 1.2.1 Kỳ vọng ....................................................................................................... 6 1.2.2 Cách thức hình thành kỳ vọng .................................................................... 11 II. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY ................................. 13 III. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ......................... 23 3.1 ĐO LƢỜNG KỲ VỌNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM............................... 24 3.1.1 Dữ liệu ......................................................................................................... 25 3.1.2 Mô hình sử dụng: ARIMA (p, d, q) ............................................................ 25 3.2 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KỲ VỌNG LẠM PHÁT ..................... 41 3.2.1 Các biến đƣa vào mô hình ........................................................................... 44 3.2.2 Kiểm tra tính dừng của các biến ................................................................. 48 3.2.3 Chọn biến trễ ............................................................................................... 51 3.2.4 Chạy mô hình hồi quy đa biến .................................................................... 52 3.2.5 Kiểm tra hiện tƣợng đa cộng tuyến ............................................................. 53 3.2.6 Kiểm định đồng liên kết (Cointegration test) ............................................. 55 3.2.7 Đánh giá ý nghĩa toàn diện của mô hình ..................................................... 56 IV. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM .......................................... 57 V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  4. DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ: 1. Hình 3.1: Dữ liệu lạm phát Việt Nam từ quý 1-2014 đến quý 4-2014 2. Hình 3.2: Kiểm định tính dừng của chuỗi CPI 3. Hình 3.3: Đồ thị hàm tự tƣơng quan chuỗi CPI 4. Hình 3.4: Kết quả chạy mô hình ARIMA(2,0,2) 5. Hình 3.5: Kết quả chạy mô hình ARIMA(6,0,2) 6. Hình 3.6: Biểu đồ tự tƣơng quan cho phần dƣ của mô hình ARIMA(2,0,2) 7. Hình 3.7: Biểu đồ thể hiện lạm phát thực tế và lạm phát ƣớc tính 8. Hình 3.8: Kết quả chạy mô hình hồi quy đa biến 9. Hình 3.9: Ma trận hệ số tƣơng quan giữa các cặp biến 10. Hình 3.10: Kết quả kiểm định đồng liên kết 11. Bảng 3.1: Kết quả thống kê một số tiêu chuẩn của 2 mô hình ARIMA(2,0,2), ARIMA(6,0,2) 12. Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả dự báo lạm phát bằng mô hình ARIMA 13. Bảng 3.3: Quyền số dùng tính chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ 2009 đến 2014 14. Bảng 4.1: Những yếu tố tác động đến kỳ vọng lạm phát
  5. 1 MỞ ĐẦU Ổn định vĩ mô luôn là vấn đề quan trọng trong định hƣớng chính sách của Việt Nam cũng nhƣ các nƣớc trên thế giới. Diễn biến lạm phát những năm qua đã cho thấy nguy cơ lạm phát cao luôn tiềm ẩn và có thể quay trở lại gây ảnh hƣởng đến sự ổn định và phát triển bền vững kinh tế của Việt Nam. Vấn đề này đặt ra cho Ngân hàng nhà nƣớc nhu cầu cấp bách đối với việc kiểm soát lạm phát cũng nhƣ tìm kiếm một cơ chế điều hành chính sách tiền tệ cho phép kiểm soát lạm phát hiệu quả hơn, đảm bảo vừa kiềm chế đƣợc lạm phát vừa tiếp tục giữ vững tăng trƣởng ở mức hợp lý. Tuy nhiên, điều đó không dễ dàng thực hiện, thậm chí là ở những nƣớc phát trển bởi luôn tồn tại sự đánh đổi giữa lạm phát và tăng trƣởng. Vào năm 2007, nền kinh tế tăng trƣởng nóng với tốc độ tăng trƣởng lên tới trên 8% và năm 2008, lạm phát đã vƣợt quá 20%. Kể từ năm 2008, Việt Nam đã trải qua những biến động kinh tế vĩ mô lớn nhƣ lạm phát hai chữ số, thâm hụt tài khóa và thƣơng mại nặng nề. Trong năm 2010, kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi nhanh chóng sau khủng hoảng kinh tế với tốc độ tăng trƣởng GDP là 6,8%, mức tăng trƣởng này đạt đƣợc một phần là do mức đầu tƣ công tăng mạnh và tín dụng tăng trƣởng nhanh chóng. Tuy nhiên, Việt Nam đã không thể tiếp tục duy trì chính sách mở rộng này do chính sách đó gây ra một vòng xoáy lạm phát mới và buộc phải thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt vào đầu năm 2011. Khi lạm phát bắt đầu tăng cao, lãi suất tăng đến hơn 20% Chính phủ Việt Nam đã quyết định chuyển sang chú trọng việc ổn định kinh tế vĩ mô và sẵn sàng chấp nhận cái giá phải trả là tăng trƣởng thấp (đƣợc thể hiện rõ trong nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011) Câu hỏi đặt ra là cần giảm tăng trƣởng bao nhiêu để giảm lạm phát tới mức có thể chấp nhận đƣợc. Câu trả lời xác đáng vẫn đang đƣợc bỏ ngõ bởi lạm phát vẫn bị phụ thuộc bởi các yếu tố về tâm lý hơn là kinh tế. Nếu các hộ gia đình cũng nhƣ các doanh nghiệp đều tin rằng các chính sách của chính phủ sẽ có hiệu quả trong việc giảm lạm phát, thì mục tiêu giảm lạm phát sẽ đạt đƣợc tƣơng đối nhanh chóng và ít gây tổn thƣơng cho nền kinh tế. Nhƣng nếu họ không tin tƣởng vào các chính sách
  6. 2 này hoặc nghi ngờ chính phủ sẽ thay đổi sang chính sách khác, thì mục tiêu giảm lạm phát có lẽ sẽ còn kéo dài dai dẳng và tốn nhiều công sức, của cải. Cái giá phải trả cho việc giảm lạm phát càng cao, thời gian để đạt đƣợc nó càng dài thì các chính sách của chính phủ lại càng khó đạt đƣợc mục tiêu và các doanh nghiệp cũng nhƣ kinh tế hộ gia đình lại càng giảm niềm tin rằng chính sách này sẽ thành công. Chính vì thế, một vòng xoắn trôn ốc luẩn quẩn sẽ vẫn cứ tồn tại. Do đó, vai trò của Chính phủ trong việc ban hành các chính sách đúng trong từng thời kỳ lạm phát tất nhiên là rất quan trọng, tuy nhiên việc tính đến yếu tố có tính quyết định đến chiều hƣớng của lạm phát – kỳ vọng của ngƣời dân trong việc xây dựng chính sách là điều cần đƣợc xem xét một cách nghiêm túc. Bài nghiên cứu này không đi vào việc tính toán để cho ra lời giải đáp phải hy sinh một mức tăng trƣởng bao nhiêu để duy trì lạm phát ở một mức vừa phải mà theo đuổi một cách tiếp cận nhằm dự báo mức lạm phát trong tƣơng lai và tiếp đến là nghiên cứu các yếu tố tác động đến kỳ vọng lạm phát. Kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng lạm phát cao và leo thang có thể dễ dàng tác động đến dự đoán của ngƣời dân về lạm phát trong tƣơng lai. Các chính sách tiền tệ của chính phủ sẽ đạt đƣợc hiệu quả cao khi hƣớng đến mục tiêu phòng ngừa lạm phát hơn là thực hiện các chính sách bất ngờ và đột ngột khi nền kinh tế đã đạt đƣợc một mức tăng trƣởng nhất định Mục tiêu nghiên cứu: Với tầm quan trọng của kỳ vọng lạm phát, ngƣời viết tiến hành dự báo về mức lạm phát kỳ vọng trong ngắn hạn tại Việt Nam. Từ đó, nghiên cứu các yếu tố tác động đến kỳ vọng lạm phát để có một cái nhìn cụ thể hơn về kỳ vọng lạm phát và đề xuất vài ý tƣởng nhỏ cho chính sách tiền tệ của Việt Nam. Câu hỏi nghiên cứu: Công việc dự báo đƣợc thực hiện nhƣ thế nào, công tác thu thập dữ liệu đƣợc tiến hành ra sao? Làm thế nào để ƣớc tính đƣợc các yếu tố tác động đến lạm phát kỳ vọng ?
  7. 3 Phạm vi nghiên cứu: Kỳ vọng lạm phát đƣợc dự báo dựa vào dữ liệu lạm phát quá khứ (CPI - chỉ số giá tiêu dùng) của Việt Nam từ quý 1 năm 2004 đến quý 4 năm 2013. Các chuỗi dữ liệu khác dùng để đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến lạm phát kỳ vọng đƣợc nghiên cứu trong khoảng thời gian từ quý 1 năm 2005 đến quý 4 năm 2013. Phƣơng pháp nghiên cứu: Để dự báo kỳ vọng, ngƣời viết sử dụng mô hình tự hồi quy trung bình trƣợt ARIMA (Auto Regressive Integrated Moving Average). Mô hình hồi qui đa biến đƣợc sử dụng trong việc nghiên cứu các tác động ảnh hƣởng đến kỳ vọng lạm phát. Kết cấu nghiên cứu: Ngoài phần mở đầu, bài nghiên cứu bao gồm 5 phần: I. Cơ sở lý luận II. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây III. Phƣơng pháp luận và mô hình nghiên cứu IV. Kết quả thực nghiệm tại Việt Nam V. Kết luận và kiến nghị
  8. 4 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Đƣờng cong Phillips và sự đánh đổi Đƣờng Phillips ngắn hạn thể hiện sự đánh đổi giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp đối với các nhà làm chính sách. Theo quan điểm này, các nhà làm chính sách có hai lựa chọn: họ có thể chọn lạm phát cao để nhằm giữ tỷ lệ thất nghiệp thấp, hoặc chấp nhận thất nghiệp cao để giữ lạm phát ở mức kiểm soát. Trong ngắn hạn, khi giá cả hoặc lạm phát kỳ vọng không thay đổi, việc giảm lạm phát thƣờng đòi hỏi giảm sản lƣợng và việc làm. Tỷ lệ hy sinh – tỷ lệ của sản lƣợng dự tính để giảm một điểm phần trăm lạm phát đƣợc xác định bằng hệ số góc của đƣờng cong Phillips (β): (1) β = /ỹ : tỷ lệ lạm phát ỹ = (Y - Y*)/Y*: Chênh lệch giữa sản lƣợng thực tế (Y) và sản lƣợng tiềm năng (Y*).
  9. 5 Độ dốc của đƣờng cong Phillips (β) càng nhiều thì chi phí của sự hy sinh về mặt sản lƣợng và việc làm để đạt mục tiêu ổn định về giá càng cao. Nói cách khác, độ dốc của đƣờng cong Phillips phụ thuộc phần lớn vào độ cứng nhắc của lƣơng và giá cả: Hai yếu tố này càng cứng nhắc thì đƣờng cong càng phẳng và tỷ lệ hy sinh càng cao. Bằng chứng thực nghiệm cho thấy, đƣờng cong Phillips không ổn định ở mọi thời điểm mà dịch chuyển lên xuống tùy thuộc vào một số yếu tố, trong đó, quan trọng là tỷ lệ lạm phát kỳ vọng (e) và những cú sốc giá cả ngoại sinh () – sự tăng hay giảm của giá cả hàng hóa thế giới. Chính vì vậy, đƣờng cong Phillips hiện đại – đƣờng cong Phillips có bổ sung kỳ vọng đƣợc thể hiện nhƣ sau: (2)  = e + β.ỹ +  Theo đó, một sự tăng (giảm) trong tỷ lệ lạm phát kỳ vọng sẽ gắn liền với sự dịch chuyển lên (xuống) của đƣờng cong Phillips. Vì vậy, một sự tăng (giảm) trong tỷ lệ lạm phát kỳ vọng sẽ dẫn tới sự tăng (giảm) của tỷ lệ lạm phát thực tế mà không phụ thuộc vào khoảng cách sản lƣợng. Cũng nhƣ vậy, một cú sốc giá cả tiêu cực/ tích cực (ví dụ nhƣ sự tăng hay giảm của giá cả hàng hóa trên thế giới) sẽ dẫn tới mức lạm phát cao (thấp) hơn, trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
  10. 6 Trong dài hạn, những cú sốc ngoại sinh về giá là ngẫu nhiên và xê dịch ( = 0), không có chênh lệch từ sản lƣợng tiềm năng (ỹ = 0) và vì thế  = e và tỷ lệ lạm phát kỳ vọng sẽ đƣợc điều chỉnh gần với thực tế hay nói cách khác chỉ phụ thuộc vào tốc độ tăng trƣởng của tiền tệ. Và nhƣ thế trong dài hạn, các nhà làm chính sách sẽ không còn lựa chọn là giữ tỷ lệ thất nghiệp thấp kể cả là ở mức lạm phát cao. 1.2 Kỳ vọng và cách thức hình thành kỳ vọng lạm phát: 1.2.1 Kỳ vọng1 Kỳ vọng về tƣơng lai đóng vai trò then chốt trong mọi nền kinh tế thị trƣờng, ảnh hƣởng theo cách này hay cách khác gần nhƣ đến mọi quyết định và giao dịch kinh tế. Kỳ vọng có thể dẫn dắt hƣớng đi của toàn bộ nền kinh tế và có thể trở thành hiện tƣợng tự đáp ứng (self-fulfilling). Nếu những ngƣời gửi tiền kỳ vọng một ngân hàng thất bại, ngân hàng này rất có thể thất bại thật nếu những ngƣời gửi tiền hoảng loạn bắt đầu đồng loạt rút ồ ạt số tiền gửi của họ. Tƣơng tự, đối với một nền kinh tế nhƣ một tổng thể, kỳ vọng lạm phát có thể tạo ra trục trặc thực, và nền kinh tế có thể rơi vào tình trạng suy thoái nếu số ngƣời nghĩ về điều đó đủ lớn và trở nên dao động. Những dạng kỳ vọng này là mối quan tâm đặc biệt đối với các nhà kinh tế học vĩ mô. Kỳ vọng có thể đẩy thực tế kinh tế không chỉ đi vào xu hƣớng tiêu cực mà còn có thể đi vào xu hƣớng tích cực. Đôi lúc những kỳ vọng thuận lợi này tự chúng xuất hiện. Những lúc khác, nhiều nhà kinh tế học vĩ mô tin rằng chính phủ phải giúp tạo ra chúng bằng cách tạo sự tin cậy, tạo niềm tin ở công chúng. Thực tế, quản lý kỳ vọng có thể là chức năng quan trọng nhất của chính sách kinh tế vĩ mô, ở cả chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. 1 Chƣơng trình giảng dạy Kinh tế Fulbright, Niên khóa 2011 – 2013, Kinh tế học vĩ mô, Chƣơng 3: Kỳ vọng (David A. Moss)
  11. 7 Kỳ vọng và lạm phát Một cách tự nhiên, không cá nhân cũng nhƣ doanh nghiệp nào muốn đứng về phía thiệt hại của lạm phát. Nếu những ngƣời công nhân kỳ vọng giá tiêu dùng tăng trong thời gian sắp tới, rất có thể họ sẽ yêu cầu có đƣợc tiền lƣơng cao hơn để bảo đảm tiền lƣơng thực của họ không giảm - đó là thu nhập sau khi điều chỉnh lạm phát. Cùng một hiện tƣợng, nếu các doanh nghiệp kỳ vọng tiền lƣơng và giá các yếu tố đầu vào khác tăng, rất có thể họ sẽ cố gắng tăng giá để bảo đảm thu nhập của họ không giảm. Do vậy, giá và lƣơng trong thực tế sẽ tăng khi các cá nhân và các doanh nghiệp cố gắng bảo vệ chính mình chống lại sự gia tăng giá kỳ vọng. Theo cách này, kỳ vọng lạm phát có thể dẫn dắt thực tế một cách hết sức mạnh mẽ. Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của bất kỳ ngân hàng trung ƣơng nào là thuyết phục công chúng rằng giá cả rất có thể không tăng nhiều trong tƣơng lai – hay nói theo cách khác là lạm phát sẽ thấp. Muốn nhƣ vậy thì các ngân hàng trung ƣơng phải thực sự đáng tin cậy. Để cho kỳ vọng lạm phát thấp, công chúng phải tin rằng ngân hàng trung ƣơng sẽ chống lạm phát một cách hữu hiệu và kiên quyết vào thời điểm mà giá cả bắt đầu tăng quá mạnh. Ngƣợc lại, một ngân hàng trung ƣơng gánh chịu sự tin cậy thấp sẽ tìm thấy chính mình trong một mớ hỗn loạn, với áp lực lạm phát nổ ra ngấm ngầm mọi nơi mọi lúc. Lý do mà sự tin cậy dạng này khó đạt đƣợc là do việc chống lạm phát có thể phải trả một cái giá khá đắt, đó chính là sự đánh đổi để có đƣợc một mức lạm phát thấp vừa phải. Để chống lạm phát, một ngân hàng trung ƣơng thƣờng phải tăng lãi suất (có thể liên quan đến việc cắt giảm, hay ít nhất là làm chậm tăng trƣởng cung tiền). Khi lãi suất tăng với chính sách tiền tệ thắt chặt hơn, tiêu dùng và đầu tƣ có thể chậm lại, vì các khoản vay cho tiêu dùng và kinh doanh trở nên đắt đỏ hơn. Sản lƣợng tự nó có thể tăng với nhịp độ chậm hơn, hoặc ngay cả việc thu hẹp sản xuất có thể diễn ra, và thất nghiệp rất có thể tăng lên. Nếu các nhà làm chính sách kết luận rằng lạm phát cao đang bị dẫn dắt bởi kỳ vọng lạm phát, thì việc kiểm soát tiền lƣơng và giá cả có lẽ đƣợc xem nhƣ một cách hiệu
  12. 8 quả để thay đổi kỳ vọng và vì vậy mà phá vỡ vòng xoắn lạm phát (điều này sẽ đúng trong trƣờng hợp chính phủ phải đáng tin cậy). Tuy nhiên, kiểm soát giá và lƣơng có tính kết dính tạo ra những bóp méo không thể tránh khỏi trong nền kinh tế, vì vậy làm giảm hiệu quả tổng thể. Khi cung một loại hàng hóa giảm, ví dụ nhƣ dầu, giá của sản phẩm này thƣờng tăng lên, phát tín hiệu đến những nhà sản xuất sản xuất nhiều hơn và ngƣời tiêu dùng sẽ hoặc là duy trì tối thiểu việc sử dụng dầu, đồng thời tìm sản phẩm thay thế, hay đơn giản là phải chuẩn bị trả tiền nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu chính phủ cấm tăng giá, ngƣời mua sẽ tiếp tục tiêu dùng dầu chính xác nhƣ họ đã tiêu dùng trƣớc đây cho đến khi nào nó cạn kiệt, để lại những ngƣời khác không thể tiếp cận đƣợc với dầu. Nói cách khác, kiểm soát giá có thể trở nên hữu hiệu một cách tiềm tàng trong việc định hình kỳ vọng, nhƣng lại thƣờng đƣợc điều hành kém cõi, và ngay cả khi đƣợc điều hành tốt đi nữa, thì cũng có thể tạo ra tất cả các dạng thiệt hại kinh tế đi kèm. Một giải pháp rõ ràng và đơn giản là cắt giảm tăng trƣởng tiền, làm cho guồng máy lạm phát thiếu năng lƣợng cần thiết để vận hành. Nhƣng thật không may, khi lạm phát cao kéo theo cầu tiền cao, một nỗ lực giảm mạnh cung tiền có thể tiềm tàng đẩy lãi suất cao vút và do vậy kích hoạt một sự thu hẹp kinh tế khốc liệt. Kỳ vọng và Sản lƣợng Dĩ nhiên, kỳ vọng cũng có thể ảnh hƣởng đến sản lƣợng thực. Nhà kinh tế học ngƣời Pháp J. B. Say đã thừa nhận vào đầu thế kỷ thứ 19 rằng cung tạo ra cầu của chính nó – một tuyên bố chính thức đƣợc biết đến với tên gọi định luật Say. Vì sản xuất tạo ra thu nhập bằng với giá trị đầy đủ của sản phẩm đƣợc bán ra, tổng thu nhập sẽ luôn luôn đủ để mua tất cả sản lƣợng đƣợc sản xuất. Không may là kỳ vọng tiêu cực đôi lúc xâm nhập vào vòng chu chuyển hạnh phúc của sản xuất và tiêu dùng này. Nếu các cá nhân dự kiến thời kỳ khó khăn sắp xảy ra ngay ở phía trƣớc, họ có thể kìm lại các khoản chi tiêu của họ, bao gồm cả tiêu dùng và đầu tƣ, do vậy tạo ra một hố cách giữa GDP tiềm năng (cung khả thi – feasible supply) và GDP thực tế (cầu hữu hiệu - effective demand).
  13. 9 Kết quả là một vòng xoắn trôn ốc hƣớng xuống hiện rõ: vì lo lắng, ngƣời tiêu dùng quyết định tiết kiệm nhiều hơn và tiêu dùng ít đi, các doanh nghiệp sa thải công nhân và giảm đầu tƣ mới vì họ không thể sản xuất ra những hàng hóa và dịch vụ mà họ không thể bán đƣợc; gia tăng thất nghiệp là giảm thu nhập, từ đó làm cắt giảm cầu nhiều hơn và do vậy tiếp tục làm nhấn sâu hơn vòng xoắn hƣớng xuống. Dù năng lực sản xuất vẫn tồn tại, sản lƣợng giảm vì các nguồn lực sản xuất – cả con ngƣời và máy móc thiết bị - bị rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng để đối phó với sự suy sụp của phía cầu. Keynes thích gọi hiện tƣợng này là “ nghịch lý của sự nghèo đói trong sự dƣ thừa” - paradox of poverty in the midst of plent” (Keynes, General Theory) Kỳ vọng và chính sách tiền tệ Để ngăn cản sự sụt giảm sức cầu, để làm sống lại tiêu dùng và đặc biệt là đầu tƣ, ngân hàng trung ƣơng có thể sẽ dùng đến chính sách tiền tệ mở rộng: ví dụ quyết định hạ thấp lãi suất (có thể bằng cách mở rộng cung tiền). Một mức lãi suất thấp hơn có thể khuyến khích tiêu dùng thông qua làm cho tiết kiệm trở nên ít hấp dẫn hơn (vì tiết kiệm đƣợc lợi ít đi) và – điều quan trọng tƣơng đƣơng - thông qua giảm chi phí vay tiêu dùng. Một cách tƣơng tự, từ quan điểm kinh doanh, một mức lãi suất thấp hơn có thể khuyến khích đầu tƣ thông qua nguồn tài chính rẻ hơn cho việc tạo ra nhà máy và thiết bị mới. Tuy nhiên, một số các nhà kinh tế đã lo lắng rằng trong một số trƣờng hợp có tính cực đoan, ngay cả chính sách tiền tệ có tính tăng cƣờng có thể cũng không cung cấp đủ sự kích thích để đƣa một nền kinh tế đang suy giảm ra khỏi tình trạng khó khăn. Keynes đã suy đoán rằng đầu tƣ mới có thể không bị hấp dẫn tại bất kỳ mức lãi suất thực tế khi mà kỳ vọng về sức cầu trong tƣơng lai bị giảm sút nghiêm trọng. Keynes cũng đã đề nghị rằng các nhà quản lý ngân hàng trung ƣơng có thể không có khả năng đẩy mức lãi suất xuống thấp nhƣ họ muốn – đó là, mức thấp đủ để kích thích đầu tƣ – bởi vì tồn tại “bẩy thanh khoản” (liquidity trap). Tại một điểm nào đó, ở mức lãi suất rất thấp nhƣng vẫn còn cao hơn zero, các cá nhân có thể quyết định
  14. 10 rằng việc giữ tiền đƣợc mong muốn nhiều hơn so với việc giữ bất kỳ loại tài sản nào khác (vì các loại tài sản khác bây giờ có lẽ đƣợc nhận thức là không còn đƣợc trả lãi đủ để có thể bù đắp cho rủi ro tăng thêm của họ). Càng nhiều tiền mà ngân hàng trung ƣơng đẩy vào nền kinh tế, thì ngƣời ta lại muốn giữ tiền lại càng lớn. Cầu tiền lúc đó đang tăng lên nối đuôi cùng với cung tiền, lãi suất sẽ ngừng giảm, ngay cả khi ngân hàng trung ƣơng bơm khoản tiền lớn hơn vào hệ thống kinh tế. Nhƣ một số nhà kinh tế đã mô tả về hiện tƣợng này, đẩy nhiều tiền vào lúc này thì cũng giống nhƣ “đẩy tiền vào thùng không đáy”. Dù khái niệm một cái bẫy thanh khoản vẫn còn tranh cãi, nó đã đƣa ra đƣợc một ý nghĩa theo đó chính sách tiền tệ có thể bị thối lui nhiệm vụ của mình trong tình trạng đình đốn. Một cách lý tƣởng, chính sách tiền tệ sẽ đƣợc quản lý theo một cách nhằm ngăn chặn giảm phát trầm trọng và cần đƣợc kiểm soát ngay từ ban đầu. Nhƣng nhiều nhà kinh tế vĩ mô tin rằng một khi giảm phát ở mức cao nhƣ vậy trở thành sự thật, chính sách tiền tệ xem nhƣ là vô ích trong việc xoay chuyển tình hình. Kỳ vọng và chính sách tài khóa Keynes đã lập luận rằng nếu một nền kinh tế đang choáng váng bởi vì kỳ vọng về sức cầu trong tƣơng lai ảm đạm, chính phủ có thể phát tín hiệu về thời kỳ tốt đẹp hơn ở phía trƣớc thông qua chi tiêu nhiều hơn. Khi các cá nhân và các hãng nhìn thấy chính phủ đang tạo ra sức cầu mới một cách mạnh mẽ, kỳ vọng của họ về tƣơng lai sẽ chuyển theo hƣớng sáng sủa hơn và chính họ có thể bắt đầu chi tiêu trở lại. Theo cách này, vòng xoắn tiêu cực đang đƣa nền kinh tế đi xuống có thể đƣợc đảo chiều để mang nền kinh trở lại mức toàn dụng. Theo Keynes và những môn đồ của ông, vai trò then chốt của chính phủ là phối hợp với kỳ vọng theo hƣớng có thiện chí thông qua chính sách tài khóa mở rộng. Keynes chính mình đã mô tả cơ chế này dƣới dạng của một “số nhân” thu nhập. Bởi vì ông ta tin tƣởng rằng một nỗ lực chi tiêu thâm hụt của chính phủ sẽ kéo theo tiêu dùng và đầu tƣ gia tăng, Keynes đã kết luận rằng thu nhập quốc gia (GDP) sẽ tăng nhiều hơn số tăng chi tiêu chính phủ bắt nguồn ban đầu.
  15. 11 Kỳ vọng và các biến số vĩ mô khác Kỳ vọng cũng ảnh hƣởng mạnh đến các biến số kinh tế vĩ mô khác, bao gồm lãi suất và tỷ giá hối đoái. Ví dụ, nếu một nhà đầu tƣ trái phiếu kỳ vọng lãi suất tăng, họ có thể quyết định bán trái phiếu nhằm hạn chế thua lỗ (vì các trái phiếu hiện tại nói chung giảm giá trị khi lãi suất tăng). Nếu một số lƣợng lớn các nhà đầu tƣ trái phiếu phản ứng theo cách giống nhƣ vậy, lãi suất dài hạn thực tế sẽ tăng. Tƣơng tự, các nhà đầu tƣ tiền tệ hƣớng tỷ giá hối đoái lên hay xuống trên cơ sở kỳ vọng (có thể là họ đặt cơ sở kỳ vọng của mình vào các tin tức về dữ liệu kinh tế vĩ mô). Ví dụ, nếu họ kỳ vọng đồng euro lên giá, họ mua euro (hay bán đôla). Nếu họ kỳ vọng euro giảm giá, họ bán euro (hay mua đôla). Dù theo cách nào, kỳ vọng của họ thực tế sẽ dẫn dắt kết quả. 1.2.2 Cách thức hình thành kỳ vọng 2: Có 3 trƣờng hợp cơ bản cho việc hình thành kỳ vọng.  Khi lạm phát ở mức thấp trong suốt một khoảng thời gian dài, kỳ vọng sẽ “tĩnh” nghĩa là các tổ chức cá nhân (hộ kinh doanh và doanh nghiệp) sẽ không còn lo lắng về lạm phát và làm ngơ trƣớc sự thật rằng mức lạm phát có thể thay đổi.  Khi lạm phát ở mức tƣơng đối cao, ngƣời ta đã không thể làm ngơ đƣợc nữa. Dân chúng có thể đoán lạm phát trong năm tới bằng với lạm phát của năm vừa rồi hoặc là trung bình của vài năm gần với hiện tại – hay nói cách khác, khi đó kỳ vọng có khả năng thích ứng, tức là phụ thuộc vào các giá trị quá khứ (lagged values) của lạm phát. Nếu dự đoán nhƣ vậy thì gọi là kỳ vọng thích nghi (adaptive expectation).  Khi những điều kiện cơ bản và chính sách của chính phủ thay đổi nhanh chóng, kỳ vọng thích ứng sẽ dẫn tới những sai lầm to lớn và đắt giá. Trong 2 James Riedel & Phạm Thị Thu Trà, dự thảo tháng 8/2011. Kỳ vọng và cái giá phải trả cho giảm lạm phát ở Việt Nam.
  16. 12 những tình huống nhƣ vậy, các tổ chức cá nhân sẽ điều chỉnh kỳ vọng không phải dựa vào quá khứ, mà dựa trên cơ sở nhìn về phía trƣớc và dự đoán các chính sách mà chính phủ sẽ ban hành trong tƣơng lai. Hay theo cách khác, các tổ chức cá nhân sẽ bỏ qua kỳ vọng thích ứng và chuyển sang kỳ vọng hợp lý (rational expectation). Khi các chính sách của chính phủ đƣợc tiên đoán một cách hoàn hảo thì chúng sẽ chẳng còn tác dụng gì cho nền kinh tế thực khi kỳ vọng đƣợc hình thành một cách hợp lý. Vì vậy, nếu chính phủ tuyên bố rằng sẽ tăng chi tiêu để tăng tỷ lệ việc làm, các tổ chức các nhân sẽ ngay lập tức điều chỉnh tăng tỷ lệ lạm phát kỳ vọng (đƣờng cong Phillips dịch chuyển lên trên) và chính sách sẽ không có hiệu quả gì ngoài việc làm tỷ lệ lạm phát tăng cao hơn.
  17. 13 II. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY 2.1 Michael Debabrata Patra and Partha Ray, 2010, Inflation Expectations and Monetary Policy in India: An Empirical Exploration Bài nghiên cứu này theo đuổi một cách tiếp cận tính toán chi tiết để tạo ra lạm phát trong tƣơng lai, tiếp theo một thăm dò của các yếu tố quyết định của kỳ vọng lạm phát bằng cách ƣớc tính một loại đƣờng cong Phillips Keynes mới sẽ đƣa vào tài khoản quốc gia cụ thể đặc điểm, lập trƣờng của chính sách tiền tệ và tài khóa, chi phí cận biên và chỉ ra những cú sốc ngoại sinh. Kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng lạm phát cao và leo thang có thể dễ dàng tác động vào dự đoán của ngƣời dân về lạm phát trong tƣơng lai và kéo dài. Chính sách tiền tệ sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc hƣớng đến những chính sách phòng ngừa lạm phát hơn là tác động một cách bất ngờ và đột ngột khi xã hội đã đạt đƣợc một mức tăng trƣởng nhất định. Tác giả tiến hành một qui trình gồm hai giai đoạn để nghiên cứu những động cơ của kỳ vọng lạm phát ở Ấn Độ: 1. Dựa vào các nghiên cứu trƣớc đây là mô hình hóa lạm phát quá khứ, từ đó tạo ra một chuỗi lạm phát kỳ vọng cho thời kỳ tiếp theo. Dữ liệu đƣợc sử dụng là chuỗi dữ liệu WPI (Wholesale Price Index) hàng từ tháng 4 năm 1997 đến tháng 12 năm 2008. Tác giả đã sử dụng mô hình ARIMA để dự báo lạm phát kỳ vọng, một mô hình đƣợc chứng minh là rất hiệu quả trong việc dự báo trong ngắn hạn: 2. Giai đoạn tiếp theo là đánh giá các yếu tố tác động đến kỳ vọng lạm phát bằng cách sử dụng mô hình hồi qui đa biến với công thức ƣớc tính nhƣ sau:
  18. 14 Trong đó: πt-i là lạm phát quá khứ; (yt-i - y*) là chênh lệch giữa GDP thực tế và GDP tiềm năng; g(EXPN) là sự tăng trƣởng của các khoản chi thực tế của Chính phủ trung ƣơng; g(REER) là phần trăm thay đổi trong tỷ giá hối đoái thực; πFL và πPR là phần trăm thay đổi trong giá nhiên liệu và các sản phẩm chính yếu. Các biến đƣa vào mô hình gồm biến gốc và các biến ở nhiều độ trễ dựa trên phƣơng pháp “Từ tổng quát đến cụ thể” (Generate-to-specific) Kết quả nghiên cứu:  Mô hình ƣớc tính lạm phát kỳ vọng cho thời kỳ tiếp theo đƣợc tổng kết:  Các yếu tố ảnh hƣởng đến kỳ vọng lạm phát: Các ƣớc tính cho thấy tổng các hệ số về lạm phát có độ trễ đóng góp gần 50% trong việc giải thích sự hình thành kỳ vọng lạm phát. Thay đổi về giá của sản phẩm chính chiếm dƣới một phần ba lạm phát kỳ vọng, phản ánh tầm quan trọng của giá lƣơng thực. Thực phẩm và nhiên liệu giải thích khoảng 40% trong biến động của kỳ vọng lạm phát. Điều này nêu bật tầm quan trọng của các mặt hàng trong rổ hàng tiêu dùng trung bình của phần lớn dân Ấn Độ. Các vấn đề liên quan đến sự phụ thuộc vào giá quốc tế, mức độ truyền dẫn và do đó ảnh hƣởng đến lạm phát. Vai trò quan trọng của giá lƣơng thực và nhiên liệu trong việc ảnh hƣởng đến kỳ vọng lạm phát dễ bị tổn thƣơng trƣớc những cú sốc cung ngoại sinh Chênh lệch giữa sản lƣợng thực tế và tiềm năng có quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa khi chiếm gần 14% trong sự thay đổi của lạm phát kỳ vọng và điều đó cũng chứng minh sự phù hợp trong việc tác giả chọn trƣờng phái Keynes mới để giải thích quá trình hình thành kỳ vọng lạm phát ở Ấn Độ. Đối với các nƣớc đang phát triển, lạm phát thƣờng bị dẫn dắt do áp lực dƣ cầu và điều này, đến lƣợt nó sẽ hỗ trợ
  19. 15 cho suy luận của tác giả về vai trò của chính sách kinh tế vĩ mô trong việc ổn định kỳ vọng. Chênh lệch giữa sản lƣợng thực tế và tiềm năng có ý nghĩa thống kê với độ trễ một kỳ cho thấy tốc độ tổng cầu có thể chuyển thành áp lực lạm phát trong kỳ vọng của ngƣời dân và nhấn mạnh tầm quan trọng của khoảng thời gian phản ứng chính sách. Một phát hiện quan trọng của bài nghiên cứu là sự ảnh hƣởng của lãi suất thực thể hiện lập trƣờng của chính sách tiền tệ. Hệ số âm cho thấy quan hệ ngƣợc chiều của lãi suất thực và kỳ vọng lạm phát và đó là minh chứng cho độ tin cậy thu đƣợc của chính sách tiền tệ trong việc neo kỳ vọng lạm phát trong những năm gần đây. Ý nghĩa của lãi suất thực tế với độ trễ 12 tháng và với hệ số tƣơng đối thấp cho thấy khoảng thời gian cần thiết để chính sách tiền tệ tác động kỳ vọng lạm phát. Kết quả cũng cho thấy việc gia tăng tỷ giá làm giảm áp lực cho kỳ vọng lạm phát. Điều này cũng phù hợp với kỳ vọng đối với Ấn độ, một nƣớc mà nền kinh tế chủ yếu dựa vào cầu nội địa. 2.2 Muhammad Abdus Salam, 2006, Forecasting Inflation in Developing Nations: The Case of Pakistan Bài nghiên cứu sử dụng các bƣớc nghiên cứu thực nghiệm bằng mô hình ARIMA để dự báo lạm phát ở Pakistan. Bài viết tập trung chủ yếu vào việc dự báo lạm phát hàng tháng trong ngắn hạn. Nhiều mô hình ARIMA khác nhau đƣợc đƣa vào thử nghiệm. Tác giả dựa vào nhiều phép thử, nhiều chỉ tiêu đánh giá để chọn ra mô hình chính xác và phù hợp nhất để dự báo lạm phát trong ngắn hạn. Tác giả sử dụng chuỗi dữ liệu là chỉ số lạm phát CPI từ tháng 7 năm 1993 đến tháng 6 năm 2003. Tác giả sử dụng các phần mềm thống kê nhƣ Eviews, SPSS và Excel để phục vụ việc phân tích dữ liệu. Việc nghiên cứu đƣợc thực hiện theo các bƣớc: - Thu thập dữ liệu lạm phát tháng từ các nguồn: Pakistan Economic Survey, Ngân hàng trung ƣơng Pakistan, International Financial Statistics (IFS), IMF.
  20. 16 - Kiểm tra dữ liệu: kiểm tra tính mùa vụ, tính dừng bằng cả kiểm định Dickey – Fuller cũng nhƣ đồ thị hàm tự tƣơng quan (ACF) và tự tƣơng quan riêng phần (PACF) - Mô hình ƣớc tính đƣợc cân nhắc sau khi kiểm tra tính ngẫu nhiên của chuỗi dữ liệu bằng cách sử dụng hàm ACF và PACF, kiểm tra phần dƣ từ mô hình xem có tính nhiễu trắng hay không. - Một số mô hình ARIMA sẽ đƣợc chọn ra để cân nhắc và kiểm tra để có mô hình cuối cùng phù hợp nhất: dựa vào các chỉ số thống kê: Akaike Information Criteria (AIC), Schwarz Information Criteria (SIC), Theil Inequality Coefficient (TIC), Root Mean Square Error (RMSE), Root Mean Square Percent Error (RMSPE), Mean Absolute Error (MAE). - Mô hình ƣớc tính - Kết quả sau khi chạy mô hình:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2