intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:173

178
lượt xem
67
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án là nhằm đề xuất một hệ thống các giải pháp đồng bộ, khả thi, có căn cứ khoa học và thực tiễn nhằm phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam, từ đó thúc đẩy để thị trường này phát triển.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------------- NGUYỄN THU HƯƠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ XẤU TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------------- NGUYỄN THU HƯƠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ XẤU TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng Mã số : 62.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. HOÀNG TRẦN HẬU 2. TS. NGUYỄN NGỌC SỰ HÀ NỘI - 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án Nguyễn Thu Hương
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu đồ MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ XẤU ............................................................................................................................. 10 1.1. THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ XẤU ...................................................................... 10 1.1.1. Nợ và nợ xấu ..................................................................................................... 10 1.1.2. Thị trường mua bán nợ xấu .............................................................................. 21 1.2. PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ XẤU............................................. 29 1.2.1. Khái niệm phát triển thị trường mua bán nợ xấu ............................................ 29 1.2.2. Điều kiện cần thiết để phát triển thị trường mua bán nợ xấu ......................... 30 1.2.3. Nguyên tắc hoạt động để phát triển thị trường mua bán nợ xấu .................... 32 1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường mua bán nợ xấu ...................... 33 1.2.5. Tiêu chí đo lường sự phát triển của thị trường mua bán nợ xấu .................... 36 1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ XẤU Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM ........... 41 1.3.1. Kinh nghiệm phát triển thị trường mua bán nợ xấu ở một số nước .............. 41 1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam về phát triển thị trường mua bán nợ xấu ......................................................................................................... 51 Kết luận Chương 1 ...................................................................................................... 57 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ XẤU TẠI VIỆT NAM .............................................................................................. 58 2.1. THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY MUA BÁN NỢ TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 ................................. 58 2.1.1. Bối cảnh kinh tế gắn với phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 ....................................................................... 58 2.1.2. Thực trạng nợ xấu của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 ....................................................................................................... 64 2.1.3. Hoạt động của các công ty mua bán nợ........................................................... 74
  5. 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ XẤU TẠI VIỆT NAM ......................................................................................................... 85 2.2.1. Thực trạng phát triển thị trường mua bán nợ xấu theo chiều rộng ................ 85 2.2.2. Thực trạng phát triển thị trường mua bán nợ xấu theo chiều sâu .................. 92 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ XẤU TẠI VIỆT NAM .............................................................................. 98 2.3.1. Những kết quả đạt được ................................................................................... 98 2.3.2. Những vấn đề tồn tại....................................................................................... 100 2.3.3. Nguyên nhân tồn tại ........................................................................................ 106 Kết luận Chương 2 .................................................................................................... 115 Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ XẤU TẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025..................................................................... 116 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ XẤU TẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025 ......................................................................... 116 3.1.1. Cơ sở đề xuất................................................................................................... 116 3.1.2. Quan điểm phát triển thị trường mua bán nợ xấu ......................................... 117 3.1.3. Mục tiêu phát triển thị trường mua bán nợ xấu............................................. 118 3.1.4. Định hướng phát triển thị trường mua bán nợ xấu đến năm 2025 .............. 120 3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ XẤU TẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025 ................................................................................. 121 3.2.1. Nhóm giải pháp chung ................................................................................... 121 3.2.2. Nhóm giải pháp phía “cung” của thị trường mua bán nợ xấu ..................... 135 3.2.3. Nhóm giải pháp khuyến khích “cầu” của thị trường mua bán nợ xấu ........ 140 3.3. XÂY DỰNG LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ XẤU TẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025 ............................................................... 149 3.3.1. Giai đoạn năm 2016- 2018 ............................................................................. 149 3.3.2. Giai đoạn sau năm 2018 ................................................................................. 150 3.4. KIẾN NGHỊ............................................................................................................... 151 3.4.1. Đối với Quốc hội ............................................................................................ 151 3.4.2. Đối với Chính phủ .......................................................................................... 151 3.4.3. Đối với các Bộ, Ngành ................................................................................... 153 Kết luận Chương 3 .................................................................................................... 156 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 157 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................................................... 159 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................... 160
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AMC : Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản BĐS : Bất động sản CPH : Cổ phần hóa CRA : Tổ chức định mức tín nhiệm DATC : Công ty Mua bán nợ Việt Nam DNNN : Doanh nghiệp nhà nước GDP : Tổng sản phẩm trong nước IIP : Chỉ số sản xuất công nghiệp M&A : Mua bán và sáp nhập NCS : Nghiên cứu sinh NHNN : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHTM : Ngân hàng thương mại NSNN : Ngân sách nhà nước SXKD : Sản xuất kinh doanh TCTD : Tổ chức tín dụng TĐKT : Tập đoàn kinh tế TTCK : Thị trường chứng khoán VAMC : Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam XH : Xã hội XNK : Xuất nhập khẩu
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Nội dung Trang Bảng 1.1: Đặc thù và thời hạn các khoản vay ........................................................... 12 Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản giai đoạn 2011-2015 ................................ 58 Bảng 2.2: FDI giai đoạn 2011-2015.......................................................................... 60 Bảng 2.3: Các chỉ tiêu chính sách tiền tệ giai đoạn 2011-2015 ................................ 63 Bảng 2.4: Nợ xấu của hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011-2015 ............................. 68 Bảng 2.5: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của các TCTD giai đoạn 2011-2015 ........................................................................................ 72 Bảng 2.6: Kết quả kinh doanh của DATC giai đoạn từ 2011-2015 .......................... 79 Bảng 2.7: Kết quả hoạt động của một vài công ty sau khi mua bán nợ thành công ......... 80 Bảng 2.8: Tình hình mua nợ xấu và thu hồi nợ của VAMC giai đoạn 2013-2015......... 84 Bảng 2.9: Kết quả hoạt động của VAMC giai đoạn 2013-2015 ............................... 84 Bảng 2.10: Số lượng doanh nghiệp được DATC mua nợ, hỗ trợ xử lý nợ giai đoạn 2011-2015 ........................................................................................ 90 Bảng 2.11: Tỷ lệ nợ xấu TCTD đã bán cho DATC, VAMC giai đoạn 2011-2015 .......... 92 Bảng 2.12: Tình hình mua nợ xấu và thu hồi nợ của DATC, VAMC giai đoạn 2011-2015 ................................................................................................. 95 Bảng 2.13: Doanh thu của DATC giai đoạn 2011-2015 ............................................ 96 Bảng 2.14: Doanh thu, chi phí của VAMC giai đoạn 2013-2015.............................. 97
  8. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu Nội dung Trang Biểu đồ 1.1: Nguyên nhân của nợ xấu .............................................................................. 15 Biểu đồ 2.1: Đánh giá của một số tổ chức tài chính quốc tế về tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam ....................................................................................................... 70 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nợ xấu của các TCTD tại một số thời điểm.................................... 71 Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nợ xấu của 8 ngân hàng niêm yết đến 30/9/2015 .............................. 73 Biểu đồ 2.4: Tổng nợ xấu theo nhóm của 8 ngân hàng niêm yết đến 30/9/2015 ........... 73 Biểu đồ 2.5: Quy mô vốn của một số AMC thuộc NHTM ............................................. 74 Biểu đồ 2.6: Cơ cấu tổ chức của DATC ........................................................................... 78 Biểu đồ 2.7: Cơ cấu tổ chức của VAMC .......................................................................... 83 Biểu đồ 2.8: Số lượng khách hàng được DATC, VAMC mua nợ và hỗ trợ xử lý nợ xấu giai đoạn 2011-2015 ........................................................................ 90 Biểu đồ 2.9: Nợ xấu của hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011-2015 ............................... 93 Biểu đồ 2.10: Tình hình mua nợ xấu và thu hồi nợ của DATC giai đoạn 2011-2015........ 93 Biểu đồ 2.11: Tình hình mua nợ xấu và thu hồi nợ của VAMC giai đoạn 2013-2015......... 95
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và mở rộng hợp tác giao lưu hàng hóa, nhu cầu vốn của các chủ thể kinh tế ngày càng tăng, việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn để mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng trở nên cấp bách. Theo đó việc mua bán nợ, đặc biệt là các khoản nợ xấu nhằm huy động và sử dụng tối đa nguồn lực phục vụ kinh doanh đang là một trong các vấn đề quan tâm hàng đầu của các tổ chức tín dụng. Thực tế cho thấy, trên thế giới, việc mua bán nợ xấu đã ra đời từ thập niên 1980-1990 và ngày càng phát triển do tác động của các cuộc khủng hoảng nợ ở Mỹ và Hy Lạp. Ở Việt Nam, mua bán nợ xấu mới bắt đầu hình thành từ năm 1999 theo Quyết định số 140/1999/QĐ-NHNN14 ngày 19/4/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế mua bán nợ của các tổ chức tín dụng. Qua quá trình phát triển, cơ chế mua bán nợ xấu ngày càng được hoàn thiện, mua bán nợ xấu ngày càng thể hiện rõ vai trò của mình trong quá trình hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng cơ cấu lại nợ, sử dụng vốn an toàn, hiệu quả, góp phần khơi thông dòng vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam chưa phát triển, các tổ chức tín dụng chưa có nhiều lựa chọn trong việc mua bán nợ xấu, tính chất thị trường trong hoạt động mua bán nợ xấu chưa thể hiện rõ nét, lợi ích đem lại từ việc mua bán nợ xấu còn nhiều hạn chế, chưa theo thông lệ quốc tế. Vì vậy, phát triển thị trường mua bán nợ xấu là đòi hỏi tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế thị trường trên thế giới cũng như nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thực tế cho thấy, khi thị trường này phát triển sẽ giúp cho tình hình tài chính của các doanh nghiệp và cả các ngân hàng thương mại được lành mạnh, minh bạch, giảm rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Về lý thuyết cũng như thực tiễn cho thấy, hoạt động mua bán nợ xấu đang được xem là một lối thoát cho các doanh nghiệp đang gặp phải nhiều khó khăn về tài chính trong sản xuất kinh doanh hiện nay.
  10. 2 Xuất phát từ thực trạng trên, việc triển khai nghiên cứu đề tài “Phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam” là cần thiết cả về lý luận và thực tế, đáp ứng được yêu cầu phát triển của thị trường tài chính nói chung và của ngành Ngân hàng nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu của luận án là nhằm đề xuất một hệ thống các giải pháp đồng bộ, khả thi, có căn cứ khoa học và thực tiễn nhằm phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam, từ đó thúc đẩy để thị trường này phát triển. Để thực hiện được mục đích nghiên cứu đã đề ra, đề tài tập trung vào thực hiện những mục tiêu cụ thể sau đây: - Hệ thống hóa và xây dựng khung lý luận cơ bản về thị trường mua bán nợ xấu và phát triển thị trường mua bán nợ xấu; đưa ra những luận cứ về kinh nghiệm của các nước trong phát triển thị trường mua bán nợ xấu, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm để phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam trong thời gian qua, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Nợ xấu của các TCTD, hoạt động của công ty mua bán nợ, thị trường mua bán nợ xấu và phát triển thị trường mua bán nợ xấu. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: - Về nội dung: Tập trung nghiên cứu hoạt động mua, bán của thị trường nợ xấu. Các nội dung nghiên cứu cụ thể gồm: Lý luận về thị trường mua bán nợ xấu, phát triển thị trường mua bán nợ xấu; thực trạng về phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam, được nghiên cứu tại Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC), Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và giải pháp thúc đẩy sự phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam.
  11. 3 - Về không gian: Luận án tập trung đánh giá thực trạng phát triển thị trường mua bán nợ xấu ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015. Đồng thời, đề xuất một hệ thống các giải pháp đồng bộ, khả thi, có căn cứ khoa học và thực tiễn nhằm phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam đến năm 2025. - Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng giai đoạn 2011-2015, đề xuất các giải pháp phát triển thị trường mua bán nợ xấu đến năm 2025. 4. Phương pháp nghiên cứu của luận án Để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, trong quá trình thực hiện luận án, tác giả đã sử dụng phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và phương pháp hệ thống: Việc nghiên cứu thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam được thực hiện một cách đồng bộ gắn với hoàn cảnh, điều kiện và các giai đoạn cụ thể. Nội dung phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam được xem xét trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau cả về không gian và thời gian. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp định tính, cụ thể gồm các phương pháp sau: - Phương pháp thống kê: Tác giả sử dụng số liệu thống kê thích hợp để phục vụ cho việc phân tích thực trạng phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở phân tích từng nội dung cụ thể, tác giả đưa ra những đánh giá chung về thực trạng phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Nội hàm việc phát triển thị trường mua bán nợ xấu ở Việt Nam được xem xét trên cơ sở có sự so sánh đối chiếu giữa các giai đoạn, cũng như so sánh với thực trạng phát triển thị trường mua bán nợ xấu ở các nước trên thế giới. Các nguồn số liệu phục vụ việc nghiên cứu: - Các nguồn tài liệu thứ cấp bao gồm: Các số liệu thống kê, các văn bản của các cơ quan Chính phủ, NHNN, Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê…, các công trình nghiên cứu, luận án, các ấn phẩm xuất bản, các bài báo có liên quan đến đề tài. Thu thập và hệ thống tài liệu của các tác giả trong và ngoài nước.
  12. 4 - Các số liệu và tư liệu sơ cấp: Các số liệu thu thập trên các nguồn có tính chính xác, có sự đối chiếu, có tính đầy đủ, kịp thời, hoàn toàn phù hợp với đề tài nghiên cứu. Phân tích số liệu: - Đối với dữ liệu thứ cấp: Tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp và đánh giá. - Đối với dữ liệu sơ cấp: Xử lý kết quả trên Excel hoặc phần mềm Microsoft SQL data management studio. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Ý nghĩa khoa học: Trên cơ sở sưu tầm, tổng hợp, chắt lọc và kế thừa, luận án đã hệ thống hóa và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nợ xấu, xây dựng khung lý luận cơ bản về thị trường mua bán nợ xấu và phát triển thị trường mua bán nợ xấu. Bên cạnh đó, luận án cũng đã sưu tầm kinh nghiệm về phát triển thị trường mua bán nợ xấu của một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra những kinh nghiệm có thể tham khảo, vận dụng cho việc phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam. Ý nghĩa thực tiễn: Luận án đã tổng hợp và phân tích một cách hệ thống về thực trạng phát triển thị trường mua bán nợ xấu của Việt Nam trong giai đoạn 2011- 2015. Trên cơ sở phân tích những kết quả đạt được, những hạn chế, luận án cũng đã chỉ ra nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam. Kết hợp với kinh nghiệm quốc tế, luận án đã đề xuất một hệ thống các giải pháp đồng bộ, khả thi, có căn cứ khoa học và thực tiễn nhằm phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam trong thời gian tới. 6. Tổng quan về tình hình nghiên cứu 6.1. Những nghiên cứu trên thế giới Sau cuộc khủng hoảng nợ ở nhiều nước thập niên 1980 và 1990, cùng với đó là cuộc khủng hoảng nợ của Mỹ năm 2007 - 2008 và khủng hoảng nợ ở Hy Lạp, các nhà nghiên cứu và các nhà làm chính sách ở một số nước ngày càng quan tâm nghiên cứu về thị trường mua bán nợ xấu và xử lý nợ xấu, mô hình công ty mua bán nợ quốc gia, các giải pháp tái cơ cấu hệ thống ngân hàng tài chính, cụ thể như:
  13. 5 Theo nghiên cứu của tác giả Claessens, S.; S. Djankov và D. Klingebiel (1999) về “Tái cấu trúc tài chính ở Đông Á: Nửa đường?” ("Financial Restructuring in East Asia: Halfway there?”), để tái cấu trúc doanh nghiệp sau khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Á 1997-1998 cũng như phát triển thị trường mua bán nợ thì nhiều quốc gia đã sử dụng công ty mua bán nợ quốc gia như Hàn Quốc, Malaysia. Đây cũng là cách thức được một số nhà nghiên cứu đề xuất như nghiên cứu của tác giả Dziobek, C.H. và C. Pazarbaşioğlu (1997) về “Bài học từ tái cơ cấu hệ thống ngân hàng” ("Lessons from Systemic Bank Restructuring: A Survey of 24 Countries"), tuy nhiên, không phải trường hợp nào công ty mua bán nợ cũng được sử dụng để tái cơ cấu doanh nghiệp, trong một số trường hợp, công ty mua bán nợ chỉ được sử dụng như một công cụ quản lý nợ xấu trong giai đoạn khủng hoảng. Bên cạnh đó, nghiên cứu của tác giả Dziobek, C.H. (1998) về “Các công cụ chính sách thị trường đối với tái cơ cấu hệ thống ngân hàng” ("Market-Based Policy Instruments for Systemic Bank Restructuring") chỉ ra rằng mô hình thị trường mua bán nợ và giải pháp tái cơ cấu hệ thống ngân hàng tài chính phụ thuộc vào từng quốc gia và từng thời kỳ, khó có công thức chung cho tất cả các nước. Nghiên cứu của tác giả Ingves, S.; S.A. Seelig và D.He. (2004) về “Các vấn đề trong thiết lập Công ty quản lý tài sản, Quỹ tiền tệ quốc tế” (“Issues in the Établishment of Asset Management Companies, International Moneytary Fund”) cho kết quả tương tự. Các tác giả còn chỉ ra rằng để thực hiện thành công việc tái cơ cấu các doanh nghiệp thông qua công ty mua bán nợ thì cần có môi trường pháp lý phù hợp, tính sáng tạo, độc lập trong hoạt động của các công ty mua bán nợ và hoạt động theo nguyên tắc thị trường. Nghiên cứu của tác giả De Luna - Martinez, J. (2000) về “Quản lý và giải quyết khủng hoảng ngân hàng” (“Management and Resolution of Banking Crises”) có nêu kinh nghiệm của Hàn quốc và Mêhicô cho thấy giải pháp phát triển thị trường mua bán nợ và các công cụ xử lý nợ xấu lại không giống nhau giữa các quốc gia. Tương tự, nghiên cứu của tác giả Klingebiel, D. (2000) về “Việc sử dụng các Công ty Quản lý tài sản trong việc giải quyết khủng hoảng ngân hàng: Kinh
  14. 6 nghiệm qua nhiều quốc gia” (“The Use of Asset Management Companies in the Resolution of Banking Crises: Cross-Country Experience”) tổng kết ưu nhược điểm của từng mô hình công ty mua bán nợ, tác giả cho rằng việc lựa chọn cách thức xử lý nợ phụ thuộc vào bối cảnh từng quốc gia. 6.2. Những nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, mua bán nợ là chủ đề được đề cập đến từ cuối những năm 1990 khi thưc hiện quá trình sắp xếp lại hệ thống các doanh nghiệp nhà nước. Từ đó đến nay đã có không ít công trình nghiên cứu về thị trường mua bán nợ xấu trên các phương diện khác nhau. Dưới đây là một số công trình tiêu biểu liên quan đến nội dung của luận án. Đề tài cấp Bộ (2014) của PGS.TS. Hoàng Trần Hậu về “Phát triển thị trường mua bán nợ ở Việt Nam phục vụ tái cơ cấu doanh nghiệp”. Đề tài đã tập trung vào việc hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về thị trường mua bán nợ. Trên cơ sở phân tích thực trạng về thị trường mua bán nợ ở Việt Nam hiện nay, đề tài đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện chính sách cho phát triển thị trường mua bán nợ, tuy nhiên các giải pháp này chỉ tập trung vào mục đích phục vụ tái cấu trúc doanh nghiệp. Đề tài cấp Bộ (2014) “Hoàn thiện cơ chế tài chính trong xử lý nợ xấu ngân hàng thúc đẩy tái cấu trúc doanh nghiệp” của ThS. Phạm Mạnh Thường cho thấy: thực trạng về thị trường mua bán nợ kể cả thị trường mua bán nợ trong chuẩn (thị trường trái phiếu doanh nghiệp) và thị trường mua bán nợ xấu đều còn chưa thực sự phát triển ở Việt Nam, công tác xử lý nợ xấu còn nhiều hạn chế, tồn tại. Các phân tích và đánh giá của tác giả đã mang lại một cái nhìn tổng quát về tình hình nợ xấu của các ngân hàng, từ đó đề xuất các giải pháp để thúc đẩy xử lý nợ xấu, một số các giải pháp đề xuất đã đề cập một phần đến việc thúc đẩy phát triển thị trường mua bán nợ ở Việt Nam, tuy nhiên mới chỉ là một trong các giải pháp mang tính chất khơi gợi mà chưa đưa ra các bước đi cụ thể. Tác giả Quách Mạnh Hào (2012), “Thực trạng bài toán nợ xấu” khẳng định thị trường mua bán nợ xấu hiện nay rất thiếu người mua nợ xấu chuyên nghiệp. Nếu như phạm vi hoạt động của Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh
  15. 7 nghiệp (DATC) trực thuộc Bộ Tài chính chủ yếu là mua bán nợ tại các DNNN và hầu hết theo sự chỉ định của chính phủ để xử lý thì các công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC) trực thuộc các TCTD cũng giới hạn tiếp nhận và xử lý nợ xấu cho các ngân hàng mẹ. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp này hầu như không tham gia mua bán nợ trên thị trường và do đó các khoản nợ xấu về bản chất chỉ chạy lòng vòng trong các TCTD hoặc các DNNN chứ không thực sự được đưa ra thị trường. Nghiên cứu cũng đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện thị trường mua bán nợ tại các ngân hàng thương mại, tuy nhiên các giải pháp mới chỉ tập trung giải quyết ở lĩnh vực ngân hàng thương mại. Nghiên cứu của tác giả Đào Duy Huân (2013) về “Hiện trạng thị trường mua bán nợ ở Việt Nam và giải pháp phát triển” cho thấy thị trường mua bán nợ của Việt Nam, bên cạnh sự giống nhau, thì cũng có những nét khác biệt so với thị trường mua bán nợ ở các nước khác trên thế giới. Bởi vì hàng hóa của thị trường này đang hầu hết là của doanh nghiệp nhà nước, chưa có sự tham gia của các thành phần kinh tế khác. Vì vậy, các chính sách để phát triển thị trường mua bán nợ cũng có nét riêng biệt ở Việt Nam. Tác giả cũng nêu một số vấn đề cần phải giải quyết nếu hình thành thị trường mua bán nợ chỉ thông qua việc thành lập các công ty mua bán nợ trực thuộc Ngân hàng Nhà nước nhằm giải quyết các khoản nợ mà doanh nghiệp vay ngân hàng không có khả năng trả. Từ đó, tác giả đề xuất một số chính sách nhằm phát triển thị trường này. Nghiên cứu của TS. Nguyễn Quốc Hùng (2014) về “Đánh giá sự phù hợp trong lộ trình, cách thức và hoàn thiện cơ cấu cho VAMC”, nghiên cứu của TS. Lê Thị Thùy Vân và Ths. Vương Duy Lâm (2015) về “VAMC và vấn đề xử lý nợ xấu” cũng đã chỉ ra các vấn đề về hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt nam (VAMC), những khó khăn thách thức, các giải pháp để công ty VAMC phát triển, từ đó hỗ trợ việc xử lý nợ xấu trên thị trường mua bán nợ đạt hiệu quả. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước có liên quan đến thị trường mua bán nợ xấu cho thấy mỗi công trình nghiên cứu xem xét ở những góc độ nghiên cứu, gắn với vùng, lãnh thổ, quốc gia khác nhau, cộng với sự biến động của tình hình phát triển kinh tế - xã hội, các công trình nghiên cứu mới
  16. 8 chỉ đề cập và giải quyết được một phần liên quan đến thị trường mua bán nợ xấu. Có thể thấy chưa có công trình nghiên cứu nào tập trung trực tiếp, toàn diện và có hệ thống về việc phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam, chưa đề xuất được một hệ thống các giải pháp nhằm phát triển thị trường mua bán nợ xấu đến năm 2025. Trước mắt, trong giai đoạn 2016-2020, Việt Nam sẽ đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa để trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nhà nước thực hiện quá trình tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam để điều chỉnh mô hình tăng trưởng. Trong hoàn cảnh này, thị trường mua bán nợ xấu của Việt Nam cần phát triển để phù hợp với yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế. Với những lý do trên đây và yêu cầu thực tiễn, tác giả đã chọn đề tài “Phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam” làm đề tài Luận án tiến sĩ, bảo đảm tính thời sự, bức thiết và không trùng lặp với các công trình đã công bố cho đến thời điểm hiện nay. 6.3. Câu hỏi và khoảng trống cần nghiên cứu Các câu hỏi lớn liên quan đến thị trường mua bán nợ xấu và phát triển thị trường mua bán nợ xấu, bao gồm: (i) Thế nào là thị trường mua bán nợ xấu, phát triển thị trường mua bán nợ xấu? (ii) Tiêu chí nào để đo lường mức độ phát triển thị trường mua bán nợ xấu? (iii) Nhân tố nào ảnh hưởng (tích cực và tiêu cực) đến phát triển thị trường mua bán nợ xấu? (iv) Thực trạng phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam như thế nào? (v) Giải pháp nào để phát triển thị trường mua bán nợ xấu trong điều kiện hội nhập quốc tế? Đây là các câu hỏi nghiên cứu cần có lời giải đáp. Ở khía cạnh khác, việc phát triển thị trường mua bán nợ xấu ở Việt Nam với những đặc điểm và diễn biến kinh tế vĩ mô trong thời gian qua đã có được những kết quả nhất định nhưng khoảng cách với thế giới vẫn còn khá xa và làm thế nào để thu hẹp, rút ngắn khoảng cách này cũng là một vấn đề cần có những giải pháp cụ thể và chi tiết. 7. Những đóng góp mới của Luận án - Thứ nhất: Luận án đã hệ thống hóa và xây dựng khung lý luận cơ bản về thị trường mua bán nợ xấu, phát triển thị trường mua bán nợ xấu.
  17. 9 - Thứ hai: Luận án đã đưa ra hệ thống tiêu chí đo lường sự phát triển thị trường mua bán nợ xấu. - Thứ ba: Luận án đã trình bày khái quát kinh nghiệm nghiên cứu thị trường mua bán nợ xấu ở một số nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam. - Thứ tư: Luận án đã đánh giá khái quát tình hình nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam, hoạt động của các công ty mua bán nợ giai đoạn 2011-2015, áp dụng hệ thống các tiêu chí định tính và định lượng để từ đó có những nhận xét, đánh giá sát thực tế việc phát triển thị trường mua bán nợ xấu cả về chiều rộng và chiều sâu, chỉ rõ những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại về phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015. - Thứ năm: Trên cơ sở định hướng phát triển thị trường mua bán nợ xấu ở Việt Nam đến năm 2025, luận án đã đề xuất hệ thống giải pháp đồng bộ, khả thi, có cơ sở khoa học và thực tiễn, đồng thời đề xuất các kiến nghị đối với Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, Ngành, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm giải pháp được triển khai một cách hiệu quả nhằm phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam đến năm 2025. 8. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả đã công bố liên quan đến luận án và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận án gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển thị trường mua bán nợ xấu. Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam. Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam đến năm 2025.
  18. 10 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ XẤU 1.1. THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ XẤU 1.1.1. Nợ và nợ xấu 1.1.1.1. Nợ a. Khái niệm nợ Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì “Nợ là một thuật ngữ thường được sử dụng trong trường hợp nợ về tài sản. Tuy nhiên, nợ cũng có thể được sử dụng để chỉ các nghĩa vụ khác. Trong trường hợp nợ tài sản thì nợ là một cách sử dụng sức mua trước khi kiếm đủ tổng số tiền để trả cho sức mua đó. Các công ty cũng có thể sử dụng nợ như là một phần trong chiến lược tài chính tổng thể của mình”. Nợ, theo cách hiểu thông thường, được hình thành khi một người cho vay đồng ý cho người vay vay một lượng tài sản nhất định. Trong xã hội hiện đại, nợ thường được đi kèm với nguyên tắc hoàn trả, sự đảm bảo khả năng thanh toán với một mức lãi suất nhất định tính theo thời điểm. Với các tổ chức tín dụng, thì nợ bao gồm: Các khoản cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, các khoản bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các hình thức tín dụng khác. Như vậy, đối với các TCTD, hoạt động tín dụng là rộng hơn hoạt động cho vay. Theo đó, cấp tín dụng được định nghĩa là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Còn cho vay được định nghĩa là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào một mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng, thì cho vay là hoạt động quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất tại các TCTD. Vì vậy, thuật ngữ tín dụng được hiểu theo nghĩa rộng khái quát ở trên hoặc theo nghĩa hẹp là cho vay [49]. Do hoạt động này làm phát sinh một khoản nợ nên bên cấp tín dụng còn gọi là chủ nợ, bên được cấp tín dụng gọi là khách nợ. Do đó, tín dụng phản ánh mối quan hệ giữa hai bên - bên cấp tín dụng và bên được cấp tín dụng. Quan hệ giữa hai bên ràng buộc bởi cơ chế tín dụng, thỏa thuận thời gian cấp tín dụng, lãi
  19. 11 suất phải trả. Trước khi có nợ thì cả hai bên (bên cấp tín dụng và bên được cấp tín dụng) phải cùng nhau thống nhất phương thức trả nợ (thanh toán). Thông thường, người ta thanh toán bằng tổng số tiền tính theo một đơn vị tiền tệ nào đó, tuy nhiên cũng có trường hợp thanh toán bằng hàng hoá. Thanh toán có thể được thực hiện theo phương thức trả lãi trong một khoảng thời gian hoặc trả một lúc khi kết thúc hợp đồng tín dụng. Nợ về cơ bản đã là một hàng hóa được mua bán giữa bên cấp tín dụng và bên được cấp tín dụng, sau khi hợp đồng tín dụng đó có hiệu lực, thì nợ - lúc này được hiểu là quyền của chủ nợ cũng có thể trở thành một loại hàng hóa. Trong khuôn khổ Luận án, hàng hóa nợ được hiểu là quyền của chủ nợ, quyền này là kết quả của hoạt động kinh doanh cốt lõi đầu tiên - cho vay nợ. Chi tiết của “quyền chủ nợ” được quy định rõ trong hợp đồng tín dụng và các luật có liên quan - được xem như là “mô tả về quy cách chất lượng hàng hóa” khi nợ trở thành hàng hóa trên thị trường thứ cấp - thị trường của những người mua đi bán lại các khoản nợ. Đặc biệt hơn, quyền của chủ nợ là một hàng hóa gắn liền và không thể tách rời với một hoặc nhiều tài sản - thường được xem là đảm bảo cho khả năng thực hiện nghĩa vụ của khách nợ (nếu có và có thể vô hình hoặc hữu hình). Như vậy: Hàng hóa nợ = Quyền chủ nợ + Tài sản bảo đảm cho khoản nợ Từ những nghiên cứu trên đây, có thể kết luận: Nợ là nghĩa vụ phải trả bằng tiền hoặc tài sản của cá nhân hoặc tổ chức này (gọi là khách nợ) đối với cá nhân hoặc tổ chức khác (chủ nợ). Nợ có thể có tài sản bảo đảm hoặc không có tài sản bảo đảm. b. Phân loại nợ Phân loại nợ được hiểu là quá trình các TCTD xem xét các danh mục nợ và đưa khoản nợ vào các nhóm khác nhau dựa trên rủi ro và điểm tương đồng của khoản nợ. Việc thường xuyên xem xét và phân loại nợ giúp các TCTD có thể kiểm soát chất lượng danh mục nợ và trong trường hợp cần thiết, sẽ có các biện pháp xử lý các vấn đề phát sinh trong chất lượng tín dụng. Thông thường, các TCTD sử dụng hệ thống phân loại nội bộ, hệ thống phân loại quy định bởi các cơ quan giám sát chủ yếu để phục vụ mục tiêu báo cáo, so sánh và giám sát. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), thì khoản vay nợ được chia làm 5 nhóm:
  20. 12 Bảng 1.1: Đặc thù và thời hạn các khoản vay Khoản vay Đặc thù và thời hạn - Không nghi ngờ gì về khả năng trả nợ 1.Đạt tiêu chuẩn - Tài sản được đảm bảo bằng tiền hoặc tương đương - Quá hạn dưới 90 ngày - Những điểm yếu tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ 2. Cần theo dõi - Các điều kiện kinh tế hoặc viễn cảnh tài chính khó khăn - Quá hạn dưới 90 ngày - Các nhược điểm rõ rệt về tín dụng có thể ảnh hưởng tới khả năng trả nợ 3. Dưới tiêu chuẩn - Những khoản nợ đã được thỏa thuận lại - Quá hạn từ 90 đến 180 ngày - Không chắc chắn thu hồi được toàn bộ nợ dựa trên các điều kiện hiện tại 4. Đáng ngờ - Có khả năng thất thoát - Quá hạn từ 180 đến 360 ngày - Các khoản vay không thu hồi được 5. Mất - Luôn có khả năng thu hồi lại một phần - Quá hạn hơn 360 ngày Nguồn: [71] Bản chất của cách phân chia này là dựa vào hai yếu tố định tính và định lượng. Trên cơ sở phân loại của IMF và WB, các nước đã tiến hành phân loại nợ của các NHTM theo 5 nhóm như: Ý, Nhật Bản, Mỹ, Úc, Trung Quốc, Singapore, Việt Nam. Tuy nhiên cũng có một số nước phân loại nợ thành 04 nhóm như Nga, Ấn Độ, Đức hoặc Tây Ban Nha 6 nhóm, Mexico 7 nhóm, Brazil 9 nhóm. 1.1.1.2. Nợ xấu Nợ xấu hay nợ khó đòi thường được nhắc đến với các thuật ngữ “bad debt”, “non-performing loan” (NPL), “doubtful debt”. Thuật ngữ “bad debt” là một thuật ngữ được dùng khá phổ biến trên báo chí còn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, các chuyên gia thường sử dụng thuật ngữ “non-performing loans” (NPL), trong khi kế toán quốc tế lại hay dùng thuật ngữ “non-accrual loans” (theo hệ thống chuẩn mực kế toán của Mỹ US GAAP) hay “impaired loans” (theo Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 39). Tuy nhiên, hiện nay đang tồn tại khá nhiều khái niệm nợ xấu khác nhau. Có thể nhắc tới một số khái niệm nợ xấu như sau: a. Khái niệm nợ xấu - Khái niệm nợ xấu của Ngân hàng Thế giới Theo khái niệm của Ngân hàng Thế giới thì nợ xấu là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2