Tiểu luận: Quan điểm và chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về giải quyết các tranh chấp quốc tế
lượt xem 68
download
Hiện nay, khi xu hướng hội nhập ngày càng mở rộng cùng với sự phát triển, tiến bộ vượt bậc của các quốc gia trên thế giới thì vấn đề hợp tác giữa các quốc gia đã trở nên khá quen thuộc và cần thiết. Tuy nhiên, bất cứ sự hợp tác, thỏa thuận nào cũng đều tiềm ẩn những nguy cơ nảy sinh mâu thuẫn, bất đồng và xảy ra tranh chấp. Vậy đứng trước những vấn đề tranh chấp như vậy, Đảng Cộng sản nước ta đã có những quan điểm và chủ trương như thế nào để giải quyết những tranh chấp quốc tế? Mời các bạn cùng tham khảo Tiểu luận: Quan điểm và chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về giải quyết các tranh chấp quốc tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Quan điểm và chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về giải quyết các tranh chấp quốc tế
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU________________________________________________________________________3 PHẦN KIẾN THỨC CƠ BẢN_____________________________________________________________3 1. KHÁI QUÁT ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI ............................. 3 1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo........................................................................................ 3 1.1.1. Cơ hội và thách thức................................................................................................................................. 3 2. QUAM ĐIỂM VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VỀ “GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUỐC TẾ............................... 7 2.1.1. Luật pháp quốc tế là gì?............................................................................................................................ 7 2.1.2. Vai trò của “luật quốc tế” trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế..................................................... 7 2.1.3. Việt Nam sử dụng luật quốc tế trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế .......................................... 8 2.2. Giải quyết tranh chấp quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đôi bên cùng có lợi..................................................................................................................................... 9 2.2.1. “Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đôi bên cùng có lợi” là gì?...................................... 9 2.2.2. Vai trò của việc tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đôi bên cùng có lợi...........................9 2.2.3. Việt Nam áp dụng nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đôi bên cùng có lợi..10 2.3. Giải quyết các tranh chấp quốc tế thông qua đối thoại, thương lượng, tuyệt đối không sử dụng bạo lực hoặc đe dọa sử dụng bạo lực................................................................................................ 11 2.3.1. Đối thoại, thương lượng, tuyệt đối không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực là gì?...............11 2.3.2. Vai trò của đối thoại, thương lượng; tuyệt đối không sử dụng bạo lực hoặc đe dọa sử dụng bạo lực...11 2.3.3. Việt Nam sử dụng đối thoại, thương lượng; tuyệt đối không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực..................................................................................................................................................................... 12 2.4. Giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua biện pháp pháp lý........................................................ 12 2.4.1. Biện pháp pháp lý là gì?.......................................................................................................................... 12 2.4.2. Vai trò của biệp pháp pháp lý.................................................................................................................. 13 2.4.3. Việt Nam đã áp dụng giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp pháp lý như thế nào?..................13 PHẦN KẾT LUẬN_____________________________________________________________________14 1
- BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC STT Họ và tên Mã số sinh Công việc viên GQTTQT trên cơ sở tôn trọng luật 1 Nguyễn Thị Ngọc Giàu 15109080 quốc tế GQTTQT trên cơ sở tôn trọng độc 2 Đoàn Xuân Hùng 15110219 lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đôi bên cùng có lợi GQTTQT thông qua đối thoại, 3 Nguyễn Hữu Nghĩa 12145111 thương lượng, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực Nguyễn Thị Phượng Giải quyết tranh chấp quốc tế 4 15109143 Như bằng biện pháp pháp lý 5 Hồ Văn Phong 15110277 Kiến thức vận dụng 6 Sỳ Mỹ Anh Thư 15109159 Kiến thức vận dụng 2
- PHẦN MỞ ĐẦU Hiện nay, khi xu hướng hội nhập ngày càng mở rộng cùng với sự phát triển, tiến bộ vượt bậc của các quốc gia trên thế giới thì vấn đề hợp tác giữa các quốc gia đã trở nên khá quen thuộc và cần thiết. Tuy nhiên, bất cứ sự hợp tác, thỏa thuận nào cũng đều tiềm ẩn những nguy cơ nảy sinh mâu thuẫn, bất đồng và xảy ra tranh chấp. Đó có thể là mâu thuẫn về lợi ích, về chính trị, về độc lập chủ quyền Những tranh chấp này đã, đang và sẽ xuất hiện ngày càng nhiều trong bối cảnh hiện nay, với các tranh chấp điển hình như: tranh chấp về môi trường giữa Arghentina và Uruguay, “Hàng rào an ninh” giữa Israel và Palestine, tranh chấp giữa Thái Lan và Campuchia liên quan đến ngôi đền Preah Vihear…Mỗi quốc gia đều cần có sự tôn trọng độc lập chủ quyền và có địa vị pháp lý ngang nhau trong mối quan hệ hợp tác quốc tế, thế nên, khi có tranh chấp phát sinh, vấn đề đặt ra là ai sẽ đứng ra giải quyết, giải quyết như thế nào để tìm ra tiếng nói chung để được các bên công nhận tuân theo. Là một trong những nước đang phát triển, Việt Nam không tránh khỏi những tranh chấp quốc tế. Đứng trước những vấn đề tranh chấp như vậy, Đảng Cộng sản nước ta đã có những quan điểm và chủ trương như thế nào để giải quyết những tranh chấp quốc tế? Đây cũng chính là lí do nhóm chúng tôi chọn đề tài “Quan điểm và chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về giải quyết các tranh chấp quốc tế”. PHẦN KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Khái quát đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo Trong các văn kiện liên quan đến lĩnh vực đối ngoại, Đảng ta đều chỉ rỏ cơ hội và thách thức của việc mở rộng quan hệ quốc tế, trên cơ sở đó Đảng xác định mục tiêu, nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo công tác đối ngoại. 1.1.1. Cơ hội và thách thức Về cơ hội: Xu thế hòa bình, hợp tác phát triển và xu thế toàn cầu hóa kinh tế tạo thuận lợi cho nước ta mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác phát triển kinh tế. Mặt khác, thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đã nâng cao thế và lực của nước ta trên trường quốc tế, tạo tiền đề mới cho quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế. 3
- Về thách thức: Những vấn đề toàn cầu như phân hoá giàu nghèo, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia...gây tác động bất lợi đối với nước ta. Nền kinh tế Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt trên cả ba cấp độ: Sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia; những biến động trên thị trường quốc tế sẽ tác động nhanh và mạnh hơn đến thị trường trong nước, tiềm ẩn nguy cơ gây rối loạn, thậm chí khủng hoảng kinh tế – tài chính. Ngoài ra, lợi dụng toàn cầu hoá, các thế lực thù địch sử dụng chiêu bài “dân chủ”, “ nhân quyền” chống phá chế độ chính trị và sự ổn định, phát triển của nước ta. Những cơ hội và thách thức nêu trên có mối quan hệ, tác động qua lại, có thể chuyển hoá lẫn nhau. Cơ hội không tự phát huy tác dụng mà tuỳ thuộc vào khả năng tận dụng cơ hội. Tận dụng tốt cơ hội sẽ tạo thế và lực mới để vượt qua thách thức, tạo ra cơ hội lớn hơn. Ngược lại nếu không nắm bắt, tận dụng thì cơ hội có thể bị bỏ lỡ, thách thức sẽ tăng lên, lấn át cơ hội, cản trở sự phát triển. Thách thức tuy là sức ép trực tiếp, nhưng tác động đến đâu còn phụ thuộc vào khả năng và nỗ lực của chúng ta. Nếu tích cực chuẩn bị, có biện pháp đối phó hiệu quả, vươn lên nhanh trước sức ép của các thách thức thì không những sẽ vượt qua được thách thức, mà còn có thể biến thách thức thành động lực phát triển. 1.1.2. Mục tiêu nhiệm vụ đối ngoại Lấy việc giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, để phát triển kinh tế – xã hội là lợi ích cao nhất của Tổ quốc . Mở rộng đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế là để tạo thêm nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước; kết hợp nội lực với các nguồn lực từ bên ngoài tạo thành nguồn lực tổng hợp để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; phát huy vai trò và nâng cao vị thế của Việt Nam trong quan hệ quốc tế; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. 1.1.3. Tư tưởng chỉ đạo Trong quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế phải quán triệt đầy đủ, sâu sắc các quan điểm: 4
- Một là: Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính là xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đồng thời thực hiện nghĩa vụ quốc tế theo khả năng của Việt Nam. Hai là: Giữ vững độc lập tự chủ, tự cường đi đôi với đẩy mạnh đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại. Ba là: Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế; cố gắng thúc đẩy mặt hợp tác, nhưng vẫn phải đấu tranh dưới hình thức và mức độ thích hợp với từng đối tác; đấu tranh để hợp tác; tránh trực diện đối đầu, tránh để bị đẩy vào thế cô lập. Bốn là: Mở rộng quan hệ với mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thê giới, không phân biệt chế độ chính trị xã hội. Coi trọng quan hệ hoà bình, hợp tác với khu vực;chủ động tham gia các tổ chức đa phương, khu vực toàn cầu. Năm là: Kết hợp đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân. Xác định hội nhập kinh tế quốc tế là công việc của toàn dân. Sáu là: Giữ vững ổn định chính trị, kinh tế – xã hội; giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình hội nhập kinh tê quốc tế. Bảy là: Phát huy tối đa nội lực đi đôi với thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ; tạo ra và sử dụng có hiệu quả các lợi thế so sánh của đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tám là: Trên cơ sở thực hiện các cam kết gia nhập WTO, đẩy nhanh nhịp độ cải cách thể chế, cơ chế, chính sách kinh tế phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước. Chín là: Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời phát huy vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. 1.2. Một số chủ trương, chính sách lớn về mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh kế quốc tế Trong các văn kiện của Đảng liên quan đến đối ngoại, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khoá X (2/2007) đã đề ra một số chủ trương, chính sách lớn như: 5
- Đưa ra các quan hệ quốc tế đã được thiết lập đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững: Hội nhập sâu sắc và đầy đủ vào nền kinh tế thế giới, nước ta sẽ có địa vị bình đẳng với các thành viên khác khi tham gia vào việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, thiết lập một trận tự kinh tế mới công bằng hơn; có điều kiện thuận lợi để đấu tranh bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp Việt Nam trong các cuộc tranh chấp thương mại với các nước khác, hạn chế được những thiệt hại trong hội nhập kinh tế quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp: Chủ động và tích cực xác định lộ trình hội nhập hợp lý, trong đó cần vận dụng các ưu đãi mà WTO dành cho các nước đang phát triển và kém phát triển; chủ động và tích cực nhưng phải hội nhập từng bước, dần dần mở cửa thị trường theo một lộ trình hợp lý. Bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế phù hợp với các nguyên tắc, quy địng của WTO: Bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật; đa dạng hoá các hình thức sở hữu, phát triển kinh tế nhiều thành phần; thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường; xây dựng các sắc thuế công bằng, thống nhất, đơn giản, thuận tiện cho mọi chủ thể kinh doanh. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực cho bộ máy nhà nước: Kiên quyết loại bỏ nhanh các thủ tục hành chính không còn phù hợp; đẩy mạnh phân cấp gắn với tăng cường trách nhiệm và kiểm tra, giám sát; thực hiện công khai, minh mạch mọi chính sách, cơ chế quản lý. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm trong hội nhập kinh tế quốc tê: Nâng cao năng lực điều hành của Chính phủ; tích cực thu hút đầu tư nước ngoài để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; các doanhnghiệp điều chỉnh quy mô và cơ cấu sản xuất trên cơ sở xácđịnh đúng đắn chiến lược sản phẩm và thị trường; điều chỉnh quy hoạch phát triển, nhanh chóng có biện pháp nâng cao sức cạnh tranh của một số sản phẩm. Giải quyết tốt các vấn đề văn hoá, xã hội và môi trường trong qua trình hội nhập: Bảo vệ và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc trong quá trình hội nhập; xâydựng cơ chế kiểm soát và chế tài quản lý sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ văn hoá không lành mạnh, không thương hại đến sự phát triển đất nước, văn hoá và con người Việt Nam; kết hợp hài hoà giữa giữ gìn và phát huy các giảtị văn hoá truyền thống với tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hoá tiên tiến trong quá trình giao lưu với các nền văn hoá bên ngoài. Xây dựng và vận hành có hiệu quả mạng lưới an sinh xã hội như giao dục, bảo hiểm, y tế; đẩy mạnh công tác xoá đói, giảm nghèo; có các biện pháp cấm, hạn 6
- chế nhập khẩu những mặt hàng có hại cho môi trường; tăng cường hợp tác quốc tế trên lĩnh vực bao vệ môi trường. Giữ vững và tăng cường quốc phòng, an ninh trong quá trình hội nhập: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh; có các phương án chống lại âm mưu “diễn biến hoà bình” của cá thế lực thù địch. Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân ; chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại: Tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân nhằm tăng cường hiệu quả của hoạt động đối ngoại. Các hoạt động đối ngoại song phương và đa phương cần hướng mạnh vào việc phục vụ đắc lực nhiệm vụ mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Tích cực tham gia đấu tranh vì một hệ thống quan hệ kinh tế quốc dân bình đẳng, công bừng cùng có lợi. Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tập trung xây dựng cơ sở đảng trong các doanh nghiệp và xây dựng giai cấp công nhân trong điều kiện mới; đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, trọng tâm là cải cách hành chính. 2. Quam điểm và chủ trương của Đảng Cộng sản về “giải quyết tranh chấp quốc tế 2.1. Giải quyết tranh chấp quốc tế trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế 2.1.1. Luật pháp quốc tế là gì? Luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận tạo dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực vủa đời sống quốc tế. Đó là các nguyên tắc và quy phạm áp dụng chung mà không có sự phân biệt về tính chất, hình thức hay vị thế của từng quốc gia khi thiết lập quan hệ quốc tế giữa những chủ thể này với nhau. 2.1.2. Vai trò của “luật quốc tế” trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế Là nhân tố bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới: Luật quốc tế đã thừa nhận việc bảo vệ, giữ gìn hòa binh an ninh là một trong những hoạt động có tầm quan trọng đặc biệt, có tính bắt buộc đối với mọi quốc gia thành viên. Điều này được cụ thể hóa ở ngay trong những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế. 7
- Là công cụ đảm bảo cho việc phát triển các quan hệ quốc tế theo chiều hướng văn minh nhân đạo: với những thiết chế của luật quốc tế đã tạo ra một hành lang pháp lý quốc tế chắc chắn giúp giữ vững ổn định và trật tự các quan hệ kinh tế quốc tế theo hướng văn minh nhân đạo nhất. Thúc đẩy sự hợp tác quốc tế giữa các cộng đồng quốc tế: luật quốc tế đảm bảo lợi ích hợp pháp của nhau trong các quan hệ hợp tác quốc tế, tạo điều kiện cho các quan hệ này ngày càng phát triển hơn nửa. Bảm đảm sự phát triển bình thường các quan hệ quốc tế trong trật tự pháp lý: luật quốc tế giúp đảm bảo lợi ích của nhau và quá trình phát triển có hiệu quả của hợp tác kinh tế quốc tế, quan hệ thương mại giữa các quốc gia được điều chỉnh thông qua các điều ước quốc tế song phương và đa phương. 2.1.3. Việt Nam sử dụng luật quốc tế trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế Việt Nam là thành viên của Liên Hợp Quốc (LHQ). Ngay từ ngày đầu tham gia tổ chức, Việt Nam đã khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với các tôn chỉ, mục đích của Hiến chương LHQ, luật pháp quốc tế và tin tưởng vào vai trò trung tâm của LHQ trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Việt Nam hiện đang là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế quan trọng như APEC, WTO và còn là ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc. Điều này mang lại vị trí và tiếng nói cho Việt Nam trên trường quốc tế. Đồng thời, tạo cơ hội thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, đất nước. Tuy nhiên, đi kèm với những thời cơ luôn luôn là thách thức. Việc kí kết các điều ước với các tổ chức quốc tế hay với các quốc gia khác đồng nghĩa với việc Việt Nam cũng phải chấp nhận những bất lợi do yêu cầu của bên còn lại. Việt Nam đã kí kết rất nhiều bộ luật quốc tế và cam kết thực hiện tốt những nguyên tắc trong Luật pháp quốc tế. Chúng ta tôn trọng luật pháp quốc tế và mọi biện pháp, hành động giải quyết tranh chấp quốc tế đều dựa trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế. Vì thế Việt Nam cũng yêu cầu, đòi các quốc gia khác trên thế giới tôn trọng giải quyết mọi tranh chấp trong khuôn khổ luật pháp quốc tế. Luật pháp quốc tế tạo nên những khuôn khổ chuẩn mực về quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể luật quốc tế. Luật quốc tế tạo nên xu thế hòa bình phát triển để các quốc gia hợp tác với nhau trong đó có Việt Nam, đem lại lợi ích chính đáng cho 8
- mỗi quốc gia. Dựa trên cơ sở này, Việt Nam luôn lấy chuẩn mực của luật pháp quốc tế làm căn cứ để hợp tác và giải quyết tranh chấp quốc tế. 2.2. Giải quyết tranh chấp quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đôi bên cùng có lợi. 2.2.1. “Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đôi bên cùng có lợi” là gì? Độc lập là quyền bất khả xâm phạm của một đất nước, một quốc gia bởi chính người dân sinh sống ở đó, có nghĩa là có chủ quyền tối cao, là tình trạng không bị điều khiển, cai trị bởi một thế lực khác thông qua chủ nghĩa thực dân, sự bành trướng hay chủ nghĩa đế quốc. Chủ quyền là tính có quyền lực độc lập đối với một khu vực địa lý, ví dụ như lãnh thổ. Nó được thể hiện trong quyền lực lãnh đạo và thiết lập luật pháp. Các quốc gia có thể có chuyển quyền toàn phần hoặc hạn chế hoặc không có chủ quyền đối với những khu vực được luật pháp quốc tế quy đinh là di sản chung của nhân loại. Toàn vẹn lãnh thổ là bảo đảm toàn vẹn vùng đất, vùng biển (nội thủy và lãnh hải), vùng trời, ngoài ra còn có của một quốc gia theo công pháp quốc tế. Đôi bên cùng có lợi là quan hệ hợp tác trên cơ sở mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia. 2.2.2. Vai trò của việc tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đôi bên cùng có lợi. Là cơ sở cho các quan hệ hợp tác quốc tế: độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đôi bên cùng có lợi là điều thiêng liêng với mỗi quốc gia, dân tộc. Thế nên việc tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đôi bên cùng có lợi là mấu chốt, là nồng cốt cho các quan hệ hợp tác quốc tế. Là căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh chấp quốc tế: khi xảy ra tranh chấp, các quốc gia tham gia giải quyết tranh chấp luôn yêu cầu được tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đôi bên cùng có lợi. Là căn cứ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ Đảm bảo bình đẳng và hoạt động đôi bên cùng có lợi 9
- Tránh xung đột quân sự: chủ trương giúp đảm bảo nền hòa bình giữa các quốc gia, hạn chế các xung đột dẫn đến việc sử dụng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp, tạo môi trường thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2.2.3. Việt Nam áp dụng nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đôi bên cùng có lợi Việt Nam thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi. Tất cả vấn đề phát sinh trong một quốc gia (chính trị, quân sự, văn hóa, tôn giáo,…) đều phải do chính quốc gia đó giải quyết và không có sự can thiệp từ bên ngoài Trong việc hợp tác quốc tế, Việt Nam luôn đề ra những mục tiêu hợp tác đảm bảo các bên cùng có lợi, tuyệt đối không có mục đích khác, không lợi dụng đối tác để mưu lợi riêng. Với tinh thần hòa hiếu, Việt Nam mong muốn là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới. Việt Nam trước sau như một, dù là trong quan hệ hợp tác quốc tế hay trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế, Việt Nam luôn luôn tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đôi bên cùng có lợi đối với tất cả quốc gia trên thế giới. Vì thế Việt Nam cũng yêu cầu mọi quốc gia trên thế giới phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam và đôi bên cùng có lợi. Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc. 10
- 2.3. Giải quyết các tranh chấp quốc tế thông qua đối thoại, thương lượng, tuyệt đối không sử dụng bạo lực hoặc đe dọa sử dụng bạo lực 2.3.1. Đối thoại, thương lượng, tuyệt đối không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực là gì? Đối thoại là sự giao tiếp qua lại giữa hai bên (hoặc các bên) với nhau nhằm luân chuyển thông tin, suy nghĩ, ý muốn giữa hai bên về vấn đề tranh chấp dựa trên cơ sở luật pháp và thực tieexn quốc tế, theo nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Thương lượng là quá trình trao đổi, bàn bạc thông qua đối thoại để đi đến ý kiến thống nhất để thoả thuận giải quyết một vấn đề tranh chấp (thường là có liên quan đến quyền lợi giữa các bên); thương lượng là giao dịch mà các chủ thể tham gia đều có quyền bác bỏ kết quả cuối cùng. Đây là một quá trình cho và nhận, trong đó các mục tiêu hay điều kiện tiên quyết của một giao dịch được nhất trí trên cơ sở các bên cùng chấp nhận. Thương lượng hiệu quả đòi hỏi sự tự nguyện và thiện chí trong hành động hoặc nhận thức của các bên Sử dụng vũ lực là hình thức sử dụng lực lượng vũ trang hay sức mạnh vũ trang để tấn công, xâm lược, chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ,… nhằm thôn tính nền độc lập, chủ quyền của quốc gia khác, ngăn cản các dân tộc thực hiện quyền tự quyết. Đe dọa sử dụng vũ lực là sử dụng lực lượng vũ trang không nhằm tấn công quốc gia khác nhưng để gây sức ép, đe dọa đến quốc gia đó. 2.3.2. Vai trò của đối thoại, thương lượng; tuyệt đối không sử dụng bạo lực hoặc đe dọa sử dụng bạo lực Đối thoại, thương lượng là một biện pháp hòa bình nhằm giải quyết các tranh chấp quốc tế. Đối thoại, thương lượng tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi giúp các bên tranh chấp trực tiếp bày tỏ quan điểm, lập trường, yêu sách của mình về vấn đề tranh chấp và cudng nhau thương lượng, nhượng bộ để giải quyết. Thương lượng không phải một ván cờ, nên không yêu cầu bên thắng bên thua; cũng không phải là một trận chiến phải tiêu diệt hay đặt đối phương vào thế chết mà vẫn là cuộc hợp tác đôi bên cùng có lợi nên suy cho cùng thương lượng vẫn là tìm ra tiếng nói chung giữa các bên tranh chấp. Giải quyết quyết tranh chấp quốc tế bằng đối thoại, thương lượng trực tiếp sẽ hạn chế được việc can thiệp từ bên ngoài có khả năng làm tranh chấp thêm phức tạp và khó giải quyết. 11
- Đối thoại, thương lượng giúp tạo ra một thế giới hòa bình, hạn chế chiến tranh giữa các quốc gia: giúp các nước giảm căng thẳng khi xảy ra tranh chấp, giúp các bên hiểu rỏ tiếng nói chung để giải quyết tranh chấp mà không cần phải sử dụng đến sức mạnh quân sự. 2.3.3. Việt Nam sử dụng đối thoại, thương lượng; tuyệt đối không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực Là một quốc gia luôn tôn trọng hòa bình dân tộc cũng như nền hòa bình thế giới, khi các quan hệ quốc tế nảy sinh tranh chấp, Đảng Cộng sản Việt Nam đề cao biện pháp sử dụng đối thoại, thương lượng để giải quyết các tranh chấp quốc tế một cách êm đẹp nhất. Đối với các tranh chấp quốc tế mà Việt Nam là một bên liên quan, chúng ta luôn xác định đối thoại, thương lượng là biện pháp được áp dụng đối với mọi tranh chấp, đặc biệt là các tranh chấp về lãnh thổ, biên giới. Trên thực tế, Việt Nam đã triển khai nhiều diễn đàn thương lượng để giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ, biên giới,… Việt Nam ta từng sống trong chiến tranh và mất mát, chúng ta khát khao và tôn trọng hòa bình. Vì thế, khi xảy ra tranh chấp quốc tế, trong quá trình giải quyết các tranh chấp, Việt Nam đề cao thương lượng là biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, cam kết không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực và thực hiện tốt những cam kết trên. Chúng ta đã và đang thực hiện tốt quan điểm, chủ trương này. Đồng thời, kêu gọi và đòi các bên liên quan tôn trọng thương lượng; kiềm chế, cam kết không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra chủ trương giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua đối thoại thương lượng, tuyệt đối không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực có nghĩa là khi xảy ra tranh chấp quốc tế giữa các chủ thể quốc gia với nhau nên đề cao sử dụng đối thoại, thương lượng với mục đích đưa ra sự thống nhất giữa các bên tham gia giải quyết tranh chấp. Và tuyệt đối cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để khống chế, tấn công nhau, phải đảm bảo tranh chấp quốc tế được giải quyết trên nguyên tắc hòa bình. 2.4. Giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua biện pháp pháp lý 2.4.1. Biện pháp pháp lý là gì? Biện pháp pháp lý là biện pháp hòa bình, văn minh, tiến bộ được ghi nhận trong Hiến chương Liên Hợp Quốc; là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích giữa các quốc gia trên cơ sở luật pháp quốc tế; được pháp luật quốc tế thừa nhận và hiện hành thông 12
- qua cơ quan trung gian có thẩm quyền để giải quyết các tranh chấp quốc tế tuân theo nguyên tắc của Luật quốc tế. 2.4.2. Vai trò của biệp pháp pháp lý Biện pháp pháp lý là biện pháp được áp dụng sau khi các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế trước đó thất bại. Đảm bảo pháp lý: việc sử dụng biện pháp pháp lý khi giải quyết các tranh chấp quốc tế đảm bảo tính công bằng, không phân biệt nước mạnh, nước yếu; là những cơ sở và lý lẽ pháp lý buộc các quốc gia phải tuân theo nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi quốc gia. Ngăn ngừa xung đột: biện pháp pháp lý giúp ngăn ngừa, giảm thiểu việc xung đột giữa các bên, ngăn ngừa chiến tranh trên cở sở tuân theo những biện pháp pháp lý mà quốc tế thừa nhận. 2.4.3. Việt Nam đã áp dụng giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp pháp lý như thế nào? Theo Đảng Cộng sản Việt Nam, biện pháp chính trị ngoại giao như đối thoại, thương lượng,… là một biện pháp giải quyết tranh chấp đã được nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam sử dụng từ trước tới nay. Do vậy, việc Việt Nam đã, đang kiên trì sử dụng biện pháp chính trị ngoại giao để giải quyết các tranh chấp quốc tế là một giải pháp tích cực. Tuy nhiên, một khi tình hình và diễn biến của tranh chấp ngày càng phức tạp, Việt Nam cũng cân nhắc việc sử dụng biện pháp pháp lý để giải quyết các tranh chấp quốc tế. Bởi lẽ, khi các biện pháp chính trị ngoại giao đã được sử dụng, nhưng không mang lại kết quả, thì sử dụng biện pháp pháp lý để giải quyết tranh chấp là sự lựa chọn khôn ngoan, hòa bình, văn minh được luật pháp quốc tế thừa nhận và bảo đảm thực hiện. Hành động này thể hiện chính nghĩa của Việt Nam, sự nghiêm túc của chúng ta trong xử lý, giải quyết các vấn đề tranh chấp quốc tế. Việt Nam sử dụng biện pháp pháp lý để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình thông qua việc tận dụng pháp huy các thế mạnh về cở sở pháp lý và bề dày lịch sử đang có. Thông qua việc sử dụng các luận cứ, luận chứng được xây dựng trên cơ sở luật pháp quốc tế được cả cộng đồng quốc tế công nhận càng tiếp theo sức mạnh chính nghĩa cho Việt Nam trước cộng đồng quốc tế và khu vực. 13
- PHẦN KẾT LUẬN Trong thời kỳ đổi mới, xu hướng hội nhập hợp tác quốc tế ngày càng phát triển. Sự gia tăng các quan hệ quốc tế này lại tiềm ẩn nguy cơ nảy sinh mâu thuẫn, bất đồng,… dẫn đến những tranh chấp quốc tế gay gắt. Trước những tranh chấp quốc tế hiện nay, Đảng đã đưa ra những quan điểm và chủ trương: Một là, giải quyết tranh chấp quốc tế trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế. Hai là, giải quyết tranh chấp quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đôi bên cùng cò lợi. Ba là, giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua đàm phán, không sừ dụng bạo lực hoặc đe dọa dùng vũ lực. Bốn là, giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua các biện pháp pháp lý. Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt trong quan điểm giải quyết tranh chấp quốc tế của Đảng ta là sự thiện chí, tận tâm giải quyết tranh chấp và đề cao hòa bình. 14
- 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận “Quan điểm của chủ nghĩa Mác về con người”
18 p | 3378 | 803
-
Quan điểm của chủ nghĩa Mác về con người
18 p | 2912 | 471
-
Tiểu luận: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về con người và vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay
19 p | 1885 | 332
-
Tiểu luận "Quan điểm của trường phái trọng thương về lợi nhuận"
33 p | 1246 | 180
-
Tiểu luận: Quan điểm của chủ nghĩa Mác về con người
18 p | 1333 | 168
-
Tiểu luận môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin: Chủ nghĩa duy vật biện chứng – cơ sở lý luận của thế giới quan khoa học
10 p | 761 | 149
-
Tiểu luận Triết học số 6 - Quan điểm của chủ nghĩa Mác về con người
20 p | 1118 | 101
-
Tiêu luận Quản lý Nhà nước Chuyên viên 6
19 p | 297 | 85
-
Đề tài “Quan điểm của chủ nghĩa Mác về con người”
18 p | 277 | 68
-
Chủ đề: Biện chứng của.quá trình nhận thức theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin
18 p | 740 | 67
-
Tiểu luận Chủ nghĩa xã hội khoa học: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, liên hệ thực tế sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam qua các thời kỳ
31 p | 317 | 56
-
Tiểu luận:Quản trị rủi ro trong tổ chức Sự Kiện Triễn Lãm
45 p | 247 | 40
-
Tiểu luận Chủ nghĩa xã hội khoa học: Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc
19 p | 199 | 38
-
TIỂU LUẬN: Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà nước thế nào là dân chủ
8 p | 202 | 28
-
TIỂU LUẬN: Quan điểm toàn diện và vận dụng vào sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt nam hiện nay
15 p | 149 | 24
-
Tiểu luận Triết học Mác - Lênin: Văn hóa kiến trúc ở vùng Tây Nam Bộ - Tiếp cận từ quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử
25 p | 42 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí hoạt động tài chính ở các trường trung học phổ thông thành phố Vĩnh Long theo quan điểm tự chủ
125 p | 30 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn