Tìm hiểu sự phát triển của con - Tháng thứ bảy
lượt xem 4
download
Con ngày càng cứng cáp và năng động hơn. Điều đó khiến cho các bậc làm cha làm mẹ vừa mừng vui vừa lo lắng – lo con bị ngã, bị đau… Vậy phải làm sao để nhà mình trở thành nơi thật an toàn cho con khám phá, để niềm hạnh phúc của cha mẹ được trọn vẹn? Giờ đây con đã có thể…
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tìm hiểu sự phát triển của con - Tháng thứ bảy
- Tìm hiểu sự phát triển của con - Tháng thứ bảy Con ngày càng cứng cáp và năng động hơn. Điều đó khiến cho các bậc làm cha làm mẹ vừa mừng vui vừa lo lắng – lo con bị ngã, bị đau… Vậy phải làm sao để nhà mình trở thành nơi thật an toàn cho con khám phá, để niềm hạnh phúc của cha mẹ được trọn vẹn? Giờ đây con đã có thể… Chồm tới trước, và… bò “Ngồi” đã trở thành một trò tiêu khiển ưa thích của các con. Hầu hết các bé đều có thể ngồi không cần vịn, tuy nhiên bố mẹ vẫn cần lưu ý chèn chặn gối xung quanh để đề phòng.
- Tháng thứ 7 đánh dấu một mốc quan trọng: con tập bò (Ảnh: Inmagine) Đến tháng thứ 7 này, khả năng vận động của con tiến thêm một bước quan trọng: khi nhìn thấy một món đồ thú vị nằm ngoài tầm với, con sẽ cố gắng từ tư thế ngồi chồm tới để lấy nó. Và khi tiếp tục chồm tới, con có thể dùng đầu gối làm điểm tựa để vươn xa hơn. Con nhận ra có thể dùng cả hai tay và hai chân để nâng người lên. Sau đó, con có thể chồm tới lui trên tư thế này, luyện tập để chuẩn bị cho một bước tiến khác, đó là bò. Bản thân bò không phải là một mốc phát triển mà cột mốc chính là chỗ bé nhìn thấy một món đồ ở ngoài tầm với và tìm cách lấy nó. Một số bé trườn bằng bụng, một số thì bò, một số khác lại dùng mông để lết, và một số bỏ qua luôn giai đoạn này để tiến thẳng đến giai đoạn đứng dậy và bước đi. Tuy vậy cũng có thể bé của bạn chỉ thích ngồi yên và quan sát những thứ xung quanh thôi. Hãy tranh thủ tận hưởng thời gian này bởi vì rồi bé sẽ sớm di chuyển như con thoi cho mà xem.
- An toàn cho bé Vì con ngày càng hiếu động nên đã đến lúc người lớn phải nghĩ đến các biện pháp đảm bảo an toàn cho bé. Hãy kiểm tra nhà cửa một cách cẩn thận, bọc hết các ổ điện, dọn và treo các sợi dây kéo rèm cửa gọn gàng, cất những món đồ sắc nhọn, dễ vỡ hoặc ít nhất là dọn chúng sang chỗ khác mà bé không thể với tới. Xem trong nhà có chỗ nào cần phải làm rào chặn lại không (trong đó chắc chắn có đầu và chân cầu thang). Điều quan trọng là con có một nơi an toàn để khám phá bởi chỉ qua tháng sau thôi là bé sẽ có một công việc mới: kiểm tra và nghiên cứu mọi ngóc ngách, xó xỉnh trong nhà. Tuy nhiên, mức độ đảm bảo an toàn còn phải tùy thuộc vào độ hiếu động và tò mò của bé. Một số phụ huynh nói rằng đối với đứa con đầu tiên, họ chỉ phải làm vài thứ nhưng với đứa thứ hai thì gần như phải đại tu lại căn nhà. Với các bé chỉ thích ngồi một chỗ và không quan tâm đến việc học bò, bố mẹ có thể nghĩ chưa cần phải vội tiến hành công việc đảm bảo an toàn làm gì. Dẫu vậy cẩn tắc vô ưu, bạn cũng nên tìm hiểu về các biện pháp an toàn cần thiết đi nhé. Bồn tắm lớn cho bé Có thể con không còn nằm vừa chậu tắm sơ sinh nữa, nhưng cho bé vào bồn tắm người lớn thì nhiều bố mẹ lại không yên tâm, sợ trơn trượt sẽ làm mình tuột tay. Vậy bạn có thể dùng ghế tắm cho trẻ nhỏ, loại ghế đặt vào bồn tắm có chỗ để hít chặt xuống đáy bồn, có đai an toàn và đồ chơi kèm theo. Đây là một món đồ khá hữu ích, giúp bé làm quen với việc tắm bồn lớn.
- Sau khi tắm, hãy nhanh chóng lau khô người cho con (Ảnh: Inmagine) Chỉ cần nhớ, dù con đang ở trong chậu tắm nhỏ hay bồn tắm lớn, tuyệt đối không bao giờ rời mắt khỏi bé, dù chỉ trong một giây. Chỉ trong một tích tắc và với một mực nước rất thấp tai nạn cũng có thể xảy ra! Có một cách rất thú vị để tắm cho con là bạn cũng vào trong bồn chung với bé. Như vậy bé sẽ cảm thấy an toàn hơn, cả hai mẹ con đều có thể thư giãn và đùa giỡn với nước (cả với đồ chơi nữa!) Nếu bạn phải đi làm cả ngày thì thời gian tắm cho con lại càng là cơ hội tuyệt vời để bạn và bé tương tác với nhau. Chuẩn bị sẵn khăn tắm, dầu gội, sữa tắm và mọi thứ bạn cần, và trước khi tắm, hãy dùng cùi chỏ để thử nhiệt độ nước xem đã vừa chưa. Sở dĩ dùng cùi chỏ để thử vì đây là một bộ phận nhạy cảm với nhiệt độ hơn bàn tay. Sau khi tắm xong và ẵm con ra khỏi nước, bạn hãy nhanh chóng và nhẹ nhàng dùng
- khăn lông quấn bé lại và lau khô. Có thể bạn không biết, nhưng nguyên nhân khiến bé không thích tắm thường không phải vì bé sợ nước, mà chính là cảm giác ướt và lạnh đấy. Nếu về mặt thể chất, con đã cứng cáp lên nhiều thì về tâm lý, con bắt đầu bám mẹ hơn và tỏ ra cảnh giác với người lạ. Điều này khiến bạn nhiều khi thật xấu hổ, sợ người khác sẽ bảo mình không biết dạy con. Nhưng hoàn toàn không phải vậy đâu, và chỉ cần bạn hiểu được tâm lý của con, tình hình sẽ được cải thiện rất nhiều đấy. Sợ người lạ Từ 6 đến 12 tháng tuổi, sẽ có một lúc nào đó con bạn bắt đầu có dấu hiệu tỏ ra cảnh giác với người lạ. Đó là một giai đoạn bình thường và ảnh hưởng đến trẻ nhỏ ở các mức độ khác nhau. Bố mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp con làm quen với người lạ (Ảnh: Inmagine)
- Bây giờ bé hoàn toàn có thể phân biệt được đâu là người quen, đâu là người lạ, và bố mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp con chuyển lạ thành quen. Trước tiên, bạn không bao giờ phải xin lỗi ai đó vì bé tỏ ra sợ họ. Phản ứng này của bé không có nghĩa là bé cảm thấy người đối diện không an toàn hay cho thấy rằng bạn không biết cách nuôi dạy con mình. Thay vào đó, hãy giới thiệu người lạ đó với bé: “Đây là chú A. Chú A nghe nói con rất dễ thương nên chú rất thích gặp con.” Bé sẽ chấp nhận người lạ nhanh hơn nếu thấy người đó đã được bạn chấp nhận, vì bé nghĩ rằng nếu bạn thích thì có thể đó là người tốt. Trong khi đang ở trong vòng tay an toàn của bạn, bé sẽ quan sát gương mặt của người lạ, lắng nghe người đó và bạn nói chuyện với nhau. Nếu con quá nhạy cảm với người lạ thì bạn không nên trao bé cho người lạ ẵm, hãy cho bé thời gian và không gian để được thoải mái hơn. Rồi con sẽ thấy hứng thú hơn và đón nhận cảm tình của người lạ bằng cách riêng của bé. Nỗi lo xa mẹ Tương tự, vào tháng này, có thể con sẽ phải trải qua những lúc rất khó khăn khi phải xa bạn. Nỗi lo phải rời xa cha mẹ thường xuất hiện sau 6 tháng tuổi nhưng đỉnh điểm là lúc khoảng gần 12 tháng tuổi. Đồng thời, phải xa con cũng là một cột mốc lớn đối với bạn. Việc con khóc hoặc cố bám theo bạn có thể sẽ khiến bạn cảm thấy rất đau lòng. Điều này khiến các bậc phụ huynh cảm thấy băn khoăn và tự đặt ra cho mình những câu hỏi như “Con có cảm thấy bất an không?”, “Có phải con quá lệ thuộc không?”, “Tại sao con không tin tưởng người khác?”, “Có phải mình thật đáng trách khi bỏ con ở nhà không?” Dù rất khó khăn với bạn nhưng hãy cố
- đừng quá lo lắng. Hãy nhớ rằng đây là một giai đoạn rất bình thường trong quá trình phát triển của bé, và có một số cách bạn có thể áp dụng để giúp tất cả mọi người vượt qua việc này dễ dàng hơn. Con tôi có bám mẹ quá không? (Ảnh: Inmagine) - Để con ở với một người (người thân hay người trông trẻ) mà cả bạn và bé đều biết và tin tưởng. Nỗi sợ người lạ và nỗi lo rời xa thường đi kèm với nhau. Dành thời gian để cả bạn và bé cùng tiếp xúc với “người khác” này nhằm làm bé cảm thấy sự tin tưởng của bạn. - Nói cho người trông trẻ biết những cách chăm sóc con. Bé có một chiếc chăn hay món đồ chơi đặc biệt nào không? Bé có dùng ti giả không? Lịch ngủ của bé như thế nào? Bé thích ẵm kiểu gì? Bé có dùng một số từ ngữ nào để chỉ cái gì không?
- - Nếu bạn phải rời con thường xuyên, cố gắng thiết lập một trình tự nhất định. Trẻ con sẽ phát triển tốt trong những môi trường có thể dự đoán trước được, nếu biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, bé sẽ cảm thấy an toàn. - Lúc chuẩn bị rời khỏi nhà, bạn luôn phải tạm biệt con dù bé có đang chơi vui vẻ. Nói với con là bạn sẽ trở về và bạn muốn bé ở nhà với cô … (tên của người giữ trẻ) ngoan ngoãn. Thật khó khăn khi phải nói lời tạm biệt, nhưng hãy tự tin lên! Nếu con biết bạn cảm thấy ổn khi để bé ở lại với người trông trẻ thì bé sẽ vượt qua khoảng thời gian xa bạn dễ dàng hơn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ 1 TUỔI
6 p | 363 | 114
-
Tìm hiểu về Khớp cắn cơ bản (Occlusion): Phần 1
35 p | 262 | 63
-
phát triển của trẻ em - SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ 1 TUỔI
6 p | 195 | 58
-
TÀI LIỆU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ 1 TUỔI
7 p | 152 | 18
-
Khám phá sự phát triển của thai nhi
5 p | 135 | 17
-
Sự phát triển cảm xúc của bé theo tháng tuổi
3 p | 126 | 11
-
Bài giảng Sự thụ thai, làm tổ và phát triển của trứng
5 p | 137 | 6
-
Tìm hiểu sự phát triển của con - Tháng thứ hai
8 p | 58 | 6
-
Sự phát triển của trẻ sơ sinh trong 20 tháng đầu: Phần 1
191 p | 20 | 4
-
Tìm hiểu sự phát triển của con – Tháng thứ năm
6 p | 75 | 4
-
Tìm hiểu sự phát triển của con - Tháng thứ sáu
6 p | 68 | 4
-
Tìm hiểu sự phát triển của con – Tháng thứ tám
5 p | 66 | 4
-
Sự phát triển của trẻ sơ sinh trong 20 tháng đầu: Phần 2
299 p | 14 | 4
-
Tìm hiểu sự phát triển của con - Tháng mười một
8 p | 47 | 4
-
Tìm hiểu sự phát triển của con - Tháng thứ ba
5 p | 57 | 3
-
Tìm hiểu sự phát triển của con - Tháng thứ chín
6 p | 58 | 3
-
Nghiên cứu sự phát triển chiều cao của học sinh trường tiểu học Ngự Bình thành phố Huế khoá 1998 - 2003
6 p | 68 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn