2. Tác hại của suy thoái tài nguyên rừng
- Biến đổi khí hậu, suy giảm tầng ozone.
- Suy giảm đa dạng sinh học.
- Suy thoái đất canh tác.
- Thiên tai, lũ lụt, hạn hán gia tăng.
3. Một số nguyên nhân chủ yếu gây suy thoái tài nguyên rừng
Suy thoái rừng là sự suy giảm về hệ sinh thái rừng, làm giảm chức năng của rừng.
(1) Khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ
(2) Phá rừng để lấy đất sản xuất nông nghiệp
(3) Phá rừng để trồng cây công nghiệp và cây đặc sản
(4) Cháy rừng
(5) Chăn thả gia súc
Chăn thả gia súc làm suy thoái tài nguyên rừng do mở rộng diện tích đồng cỏ cho hoạt động
chăn thả gia súc trên đất rừng. Bên cạnh đó, chăn thả gia súc tự do vào trong các hệ sinh thái
rừng làm ảnh hưởng nặng nề đối với lớp cây tái sinh, đến cấu trúc đất, hoạt động của hệ vi sinh
vật đất, đến sinh trưởng của quần thể thực vật rừng.
(6) Phát triển cơ sở hạ tầng và khai khoáng
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác gây suy thoái tài nguyên rừng như: chính sách về di cư,
định cư; chính sách quản lí rừng; chính sách về đất đai;...
4. Giải pháp khắc phục suy thoái tài nguyên rừng
Để khắc phục tình trạng suy thoái tài nguyên rừng, cần thực hiện một số giải pháp sau:
(1) Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng: Nhằm đánh giá được hiện trạng rừng,
có biện pháp ngăn chặn kịp thời những tác động tiêu cực vào rừng.
(2) Hoàn thành việc giao đất, giao rừng, cho thuê và thu hồi rừng, đất rừng: Đảm bảo tất cả
diện tích rừng và đất rừng đều có chủ và sử dụng đúng mục đích.
(3) Kiểm soát, quản lí, bảo vệ và phát triển mỗi loại rừng theo quy chế quản li riêng: Cần tuân
thủ nghiêm ngặt theo quy chế quản lí của từng loại rừng do mỗi loại có chức năng, mục đích sử
dụng khác nhau.
(4) Kiểm soát suy thoái thực vật, động vật rừng: Kiểm soát được tình trạng suy giảm số lượng
và chất lượng loài thực vật, động vật rừng và bảo vệ môi trường sống tự nhiên của chúng.
(5) Kiện toàn, củng cố tổ chức, bộ máy quản lí nhà nước về lâm nghiệp từ Trung ương tới địa
phương: Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lí nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.
(6) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quản lí và bảo vệ rừng: Đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục bằng nhiều hình thức, nhiều kênh thông tin.
III. NỘI DUNG 3: ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP
1. Hoạt động cơ bản của lâm nghiệp
(1) Quản lí rừng
- Nguyên tắc tổ chức quản lí rừng của nước ta là: nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, tổ chức
quản lí, bảo vệ rừng, đảm bảo mọi diện tích rừng đều có chủ; chủ rừng phải thực hiện quản lí
rừng bền vững; có trách nhiệm quản lí, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng theo quy chế quản lí rừng.
- Các chủ rừng gồm: ban quản lí rừng đặc dụng; ban quản lí rừng phòng hộ; tổ chức kinh tế lực
lượng vũ trang; tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục; hộ gia đình, cá nhân trong
nước; cộng đồng dân cư; doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
(2) Bảo vệ rừng
Bảo vệ rừng tập trung vào một số hoạt động chính:
- Ngăn chặn những tác động tiêu cực của con người đến rừng.
- Phòng chống sâu hại, bệnh hại rừng.
- Phòng cháy, chữa cháy .
(3) Phát triển rừng
Phát triển rừng nhằm tăng diện tích rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp
lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng. Hoạt động phát triển rừng gồm: