TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THÉP VIỆT NAM
lượt xem 289
download
Ngành thép Việt Nam bắt đầu được xây dựng từ đầu những năm 1960. Khu liên hợp gang thép Thái Nguyên do Trung Quốc giúp ta xây dựng, cho ra mẻ gang đầu tiên vào năm 1963. Song do chiến tranh và khó khăn nhiều mặt, 15 năm sau, Khu Liên hợp Gang Thép Thái Nguyên mới có sản phẩm Thép cán. Năm 1975, Nhà máy luyện cán Thép Gia Sàng do Đức (trước đây) giúp đã đi vào sản xuất. Công suất thiết kế lúc đó của cả khu lien hợp Gang Thép Thái Nguyên là 100 ngàn tấn/năm....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THÉP VIỆT NAM
- TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THÉP VIỆT NAM 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Quá trình hình thành: Ngành thép Việt Nam bắt đầu được xây dựng từ đầu những năm 1960. Khu liên hợp gang thép Thái Nguyên do Trung Quốc giúp ta xây dựng, cho ra mẻ gang đầu tiên vào năm 1963. Song do chiến tranh và khó khăn nhiều mặt, 15 năm sau, Khu Liên hợp Gang Thép Thái Nguyên mới có sản phẩm Thép cán. Năm 1975, Nhà máy luyện cán Thép Gia Sàng do Đức (trước đây) giúp đã đi vào sản xuất. Công suất thiết kế lúc đó của cả khu lien hợp Gang Thép Thái Nguyên là 100 ngàn tấn/năm. Phía Nam: Các nhà máy do chế độ cũ xây dựng phục vụ kinh tế thời hậu chiến (VICASA, VIKIMCO…) Năm 1976, Công ty luyện kim đen Miền Nam được thành lập trên cơ sở tiếp quản các nhà máy luyện, cán Thép mini của chế độ cũ để lại ở Tp HCM và Biên Hòa, với tổng công suất khoảng 80.000 tấn thép/năm. Quá trình phát triển: Giai đoạn từ 1976 đến 1989: Ngành thép gặp rất nhiều khó khăn do kinh tế đất nước lâm vào khủng hoảng, ngành thép không phát triển được và chỉ duy trì mức sản lượng từ 40 ngàn đến 85 ngàn tấn thép/năm. Giai đoạn từ 1989 đến 1995: Thực hiện chủ trương đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước, ngành thép bắt đầu có tăng trưởng, năm 1990, sản lượng Thép trong nước đã vượt mức trên 100 ngàn tấn/năm. Năm 1990, Tổng Công ty Thép Việt Nam được thành lập, thống nhất quản lý ngành sản xuất Thép quốc doanh trong cả nước. Đây là thời kỳ phát triển sôi động, nhiều dự án đầu tư chiều sâu và lien doanh với nước ngoài được thực hiện. Các ngành cơ khí, xây dựng, quốc phòng và các thành phần Kinh tế khác đua nhau làm Thép mini. Sản lượng Thép cán năm 1995 đã tăng gấp 04 lần so với năm 1990, đạt mức 450.000 tấn/năm, bằng với mức Liên Xô cung cấp cho nước ta hàng năm trước 1990. Năm 1992 bắt đầu có liên doanh sản xuất Thép sau khi nguồn cung cấp chủ yếu từ các nước Đông Âu không còn nữa. Tháng 04 năm 1995, Tổng Công ty Thép Việt Nam được thành lập theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước (Tổng Công ty 91) trên cơ sở hợp nhất Tổng Công ty Thép Việt Nam và Tổng Công ty Kim khí thuộc Bộ Thương mại. Tổng quan ngành thépViệt Nam 1/6
- Thời kỳ 1996 - 2000: Ngành thép có mức độ tăng trưởng tốt, tiếp tục được đầu tư mạnh (phát triển mạnh sang khu vực tư nhân): đã đưa vào hoạt động 13 liên doanh, trong đó có 12 liên doanh cán thép và gia công, chế biến sau cán. Sản lượng thép cán của cả nước đã đạt 1,57 triệu tấn vào năm 2000, gấp 3 lần so với năm 1995 và gấp 14 lần so với năm 1990. Đây là giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Hiện nay, thành phần tham gia sản xuất và gia công, chế biến thép ở trong nước rất đa dạng, bao gồm nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia. Ngoài Tổng công ty Thép Việt Nam và các cơ sở quốc doanh thuộc địa phương và các ngành, còn có các liên doanh, các công ty cổ phần, công ty 100% vốn nước ngoài và các công ty tư nhân. Sau 2000, tỉ trọng về sản lượng của Tổng Công ty Thép Việt Nam giảm chỉ còn 40% so với 100% trước đó. Và đến thời điểm hiện nay thì chỉ còn khoảng < 30%. Tính đến năm 2002, Việt Nam có khoảng 50 doanh nghiệp sản xuất Thép xây dựng (chỉ tính các cơ sở có công suất lớn hơn 5.000 tấn/năm), trong đó có 12 dây chuyền cán, công suất từ 100 ngàn đến 300 ngàn tấn/năm. Năm 2007, theo thống kê sơ bộ, toàn thế giới tiêu thụ 1400 triệu tấn Thép. Trong đó, Việt Nam tiêu thụ < 10 triệu tấn
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát huy nội lực và tranh thủ tận dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ nước ngoài (trước hết về thiết bị và công nghệ). Kết hợp hài hoà giữa yêu cầu giữ vững độc lập tự chủ về kinh tế với xu thế hội nhập, toàn cầu hoá; tự chủ nhưng không bỏ qua các cơ hội hợp tác và phân công lao động quốc tế để đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành thép. Đa dạng hoá vốn đầu tư cho ngành thép. Vốn đầu tư của nhà nước chủ yếu dành cho phát triển các nguồn quặng trong nước và các công trình sản xuất thép tấm, thép lá; Về công nghệ: Trong giai đoạn đến 2020 vẫn sử dụng công nghệ truyền thống là sản xuất lò cao luyện thép. Đồng thời tích cực nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại để phát triển ngành thép. Đối với khu liên hợp luyện kim khép kín có vốn đầu tư lớn và thời gian xây dựng kéo dài, có thể triển khai trước khâu sản xuất cán kéo. Sau sẽ phát triển tiếp khâu sản xuất phôi cán từ quặng. Nhà nước có chính sách hỗ trợ tích cực cho ngành thép trong khuôn khổ cho phép của các cam kết thương mại và hội nhập quốc tế. Tham gia AFTA đồng nghĩa với việc xoá bỏ hàng rào thuế quan, ngành thép phải củng cố mở rộng từ khâu sản xuất đến lưu thông phân phối với các ngành kinh tế khác để mở rộng thị trường và cạnh tranh được ở thị trường trong nước và trên thế giới. Đi đôi với việc đầu tư xây dựng các nhà máy hiện đại, phải hết sức coi trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, hiện đại hoá các cơ sở hiện có lên ngang bằng tiên tiến trong nước và khu vực. Quan tâm công tác đào tạo nhân lực và phát triển khoa học công nghệ phục vụ phát triển ngành. Mục tiêu phát triển ngành thép đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020: Mục tiêu tổng quát: Phát triển ngành thép Việt Nam nhanh chóng trở thành một ngành phát triển hoàn chỉnh theo công nghệ truyền thống, sử dụng tối đa nguồn quặng sẵn có trong nước, trên cơ sở xây dựng khu liên hợp luyện kim công suất 4-5 triệu tấn thép /năm, sử dụng tối đa và có hiệu quả nguồn nguyên liệu khoáng trong nước, áp dụng các công nghệ mới hiện đại đang được sử dụng trên thế giới, cố gắng thoả mãn tối đa nhu cầu trong nước về thép cán (cả về số lượng, chủng loại, quy cách và chất lượng sản phẩm). Từ thay thế nhập khẩu tiến tới xuất khẩu sản phẩm thép. Phấn đấu đến 2020 sẽ có một ngành thép phát triển bền vững với tốc độ tăng trưởng cao, bảo đảm tốt về chất lượng, đầy đủ về số lượng và chủng loại sản phẩm thép, đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Như vậy nhu cầu thép vào năm 2010 là 10 triệu tấn; năm 2015 là 16 triệu tấn và năm 2020 là 20 triệu tấn. Trong đó sản xuất trong nước theo mốc năm tương ứng chỉ đạt 51%; 61%; 62% và 70% vào năm 2020. Tổng quan ngành thépViệt Nam 3/6
- 2. THÉP: Quy trình sản xuất thép: Sản phẩm Thép gia công để trở thành thành phẩm, được phân biệt: Thép cán dài: Thép xây dựng, các loại Thép hình (I, H, U, V…) Thép cán dẹt: Thép tấm (thông thường là cán nóng), Thép lá (thông thường là cán nguội). Việt Nam hiện có nhà máy cán nguội PFS ở Phú Mỹ. Quy trình sản xuất Thép: QUẶNG THÉP + THAN CỐC SL sản xuất SL Chế biến LÒ CAO LÒ THỔI LÒ LUYỆN BILLET CÁN THÀNH SLAB PHẨM PHẾ LIỆU + GANG LÒ NẤU / LUYỆN BILLET 0 > 1600 C Đặc tính kỹ thuật: Nga GOST Anh BS Mỹ ASTM Nhật JIS Việt Nam TCVN Kiểm tra chất lượng của thép dựa theo 02 yếu tố chủ yếu: Giới hạn chảy và Gới hạn đứt (tiến hành kéo thép) Khối lượng riêng của sắt (Fe) : 7,85. nhôm (Al) < Fe < Chì < Vàng (Au) Nhiệt độ nóng chảy của sắt : 1550 0C Sử dụng thép trong đời sống: Xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, Sản xuất máy móc, trang thiết bị Phục vụ nghành công ngiệp tiêu dùng : sảm xuất tivi, tủ lạnh, máy giặt, … Tổng quan ngành thépViệt Nam 4/6
- Các quốc gia sản xuất thép lớn: Năm 2006 thế giới tiêu thụ 1.200 triệu tấn, trong đó Việt nam tiêu thụ 7 triệu tấn. Năm 2007 được đánh giá tăng trưởng 5,2% ( Singgapore 10 triệu tấn/ năm, Thái lan 20 triệu tấn /năm) Mỹ, Đức, Nhật, Nga, Trung quốc, Ấn Độ, Brazil. Từ năm 2002, Trung quốc trở thành cường quốc xuất khẩu Thép trên thế giới. Trung quốc năm 2003 chiếm 1/3 sản lượng thế giới ( 300 triệu tấn). Hiện nay là nước sản xuất mạnh nhất trên thế giới, trên > 50%. Năm 2007 là 462 triệu tấn. ( Hiện nay, Nhu cầu đầu tư tăng cao nhưng tình hình đầu tư vào TQ thì đang gặp khó khăn Đây là cơ hội cũng như thách thức lớn cho Việt Nam, cơ hội trở thành một “Tiểu Công xưởng” của Việt Nam). Mỹ xuất khẩu thép chủ yếu là thép chất lượng cao, nhập khẩu thép chất lượng thấp. Tổng quan ngành thépViệt Nam 5/6
- Mô hình ngành thép Việt Nam: Poscovina 250 TỔNG LIÊN DOANH Vinausteel 200 CÔNG TY Nasteel 120 (ngàn tấn) Vinakyoei 300 Tây đô 100 THÉP MIỀN NAM MIỀN BẮC: GANG THÉP THÁI NGUYÊN 500.000T BIÊN HOÀ – THỦ ĐỨC – NHÀ BÈ – PHÚ MỸ - PFS (150) (150) (200) (400) (400) NĂNG LỰC SX: 0.9 TRIỆU TẤN GIA CÔNG CÁN NGUỘI PHÂN PHỐI THÉP Kim khí HN Kim khí Miền trung Kim khí Hải phòng Kim khí TP.HCM Hoạt động phân phối: Phía Bắc: Hoà Phát, Thái Hưng (rất mạnh ở KV Miền Bắc) từng thao túng hoạt động của Công ty Gang Thép Thái Nguyên và Nhà máy Thép Việt Ý. Phía Nam: Thép Việt - Chiếm 70% thị phần phía Nam (thương mại). Năm 2003 xây dựng Nhà máy Thép Pomina tham gia vào sản xuất Thép. Công suầt hiện nay Thép Việt: 400.000 tấn phôi và 600.000 tấn thành phẩm. Tổng quan ngành thépViệt Nam 6/6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn