intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trang trí trong kiến trúc truyền thống

Chia sẻ: Nguyễn Hồ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

115
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lưỡng long triều nhật (lưỡng long chầu nguyệt) ( sử dụng và phát triển từ thời Nguyễn về sau) Rồng chầu hoa cúc, hoa hướng dương đều là các dạng của lưỡng long triều nhật ý nghĩa cầu trời mưa, hình tròn có ngọn lửa tượng trưng cho sấm sét, nguồn nước, mang đến mùa màng tươi tốt..

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trang trí trong kiến trúc truyền thống

  1. Trang trí trong kiến trúc truyền thống Lưỡng long triều nhật (lưỡng long chầu nguyệt) ( sử dụng và phát triển từ thời Nguyễn về sau) Rồng chầu hoa cúc, hoa hướng dương đều là các dạng của lưỡng long triều nhật ý nghĩa cầu trời mưa, hình tròn có ngọn lửa tượng trưng cho sấm sét, nguồn nước, mang đến mùa màng tươi tốt.. Hoa cúc và hoa hướng dương cũng được sử dụng tượng trưng cho mặt trời. H21. Mô típ lưỡng long triều Nhật trên bờ nóc Cá hoá rồng: thường gặp thời Nho học thịnh đạt, thời Nguyễn Gợi nhớ đến sự đỗ đạt trong các kỳ thi và được Vua phong chức tước. Ðây là một minh chứng cho việc ảnh hưởng sâu sắc của trang trí đề tài Nho học vào Phật giáo.
  2. H22. Cá hoá long bằng gốm thường gặp ở đình chùa miền Nam Rồng hoá lá, rồng hoá cây... Rồng thường thấy trong mô típ trang trí này là rồng hoá lá, rồng hoá cây hoặc cây hoá rồng, dây lá hoá rồng.
  3. H23. Mô típ rồng hoá cây Ngư long hí thuỷ Rồng và cá chép vờn nhau trong sóng nước Mô típ trang trí khá phổ biến trong trang trí đình chùa Bắc Bộ
  4. H24. Trang trí trên cốn Phúc khánh, Phúc thọ, Ngũ phúc Hình con dơi ngậm chiếng khánh có tua có nghĩa là hạnh phúc và sung sướng. Hình con dơi kết hợp với chữ thọ biểu tượng cho sự hạnh phúc và trường thọ. Năm con dơi trên mộtbức chạm, tượng trưng cho sự chúc tụng đầy đủ nhất.
  5. H25. Trang trí ngũ phúc trên cánh cửa Bát bảo Gồm bầu, tháp bút, quạt vả, ống tiêu, giỏ hoa, cây kiếm, khánh, phất trần. Là các trang trí mang tính chất Ðạo giáo, đôi lúc được sử dụng trong trang trí một số công trình chùa chịu ảnh hưởng nhiều từ Trung Quốc như chùa Hoa, chùa người gốc Hoa xây dựng...
  6. H26. Kiếm và quạt trong trang trí chùa ông Bổn Bát quả gồm đào, lựu, mận, lê, phật thủ, nho, bầu bí. H27. Trang trí trên lan can chùa Vạn Niên - Tây Hồ - Hà Nội Tứ quý gồm mai lan cúc trúc. Thường gặp kết hợp mai điểu, mai hạc, lan điệp, cúc điệp, trúc tước, trúc yến hoặc trúc hổ.
  7. H28. Trang trí cúc điệp trên cánh cửa Tứ thời gồm mai, sen, cúc, tùng. Ðồ án trang trí là mai điểu, liên áp, cúc điệp, tùng lộc hay tùnghạc. Trong trang trí chạm khắc các chi tiết kiến trúc như cửa võng, cánh cửa...
  8. H29. Trang trí tùng hạc trên cánh cửa Hoa sen kết hợp với hoa cúc: Thường gặp ở thời Lý Tượng trưng cho âm dương giao hoà. Thường gặp ở trang trí diềm bia, chạm khắc trang trí trên tháp cổ.
  9. H30. Trang trí hoa văn tháp Phổ Minh Mây trời, sóng nước : Thời Lý, Trần thường gặp ở trang trí hoa văn tháp cổ, bệ tượng Phật thời Lý. H31. Sóng nước trên chân bệ tượng chùa Phật Tích
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2