intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Triển vọng phát triển hệ thống logistics quốc gia và vùng KTTĐMT trong hội nhập quốc tế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

14
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Triển vọng phát triển hệ thống logistics quốc gia và vùng KTTĐMT trong hội nhập quốc tế" dự báo tương đối chính xác rằng, các loại hình dịch vụ logistics trong tương lai ở Việt Nam sẽ phát triển rất mạnh mẽ, nhằm phục vụ cho sự phát triển của các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Triển vọng phát triển hệ thống logistics quốc gia và vùng KTTĐMT trong hội nhập quốc tế

  1. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS QUỐC GIA VÀ VÙNG KTTĐMT TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ TS. Phan Thanh Hoàn Trường ĐH Kinh tế - Đại học Huế TS. Đặng Thị Thúy Hà Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 đặt mục tiêu "phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước bình quân 7 - 8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010. GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 - 3.200 USD". Với mục tiêu như vậy, dựa trên cơ sở phát triển của 10 năm trước 2001 - 2010, Việt Nam phải phát triển cơ sở hạ tầng "cứng và mềm" nhằm phục vụ mục tiêu phát triển nói trên. Ngoài ra, chiến lược phát triển các ngành thủy sản, dệt may, sản xuất ô tô, xe máy, dầu thô,... cũng đề ra mục tiêu rất cao cho tới năm 2020. Tất cả các yếu tố này đảm bảo cho một dự báo tương đối chính xác rằng, các loại hình dịch vụ logistics trong tương lai ở Việt Nam sẽ phát triển rất mạnh mẽ, nhằm phục vụ cho sự phát triển của các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Chiến lược phát triển thị trường logistics Việt Nam đến năm 2020 xác định các chương trình trọng tâm là: (1) Phát triển khu công nghiệp logistics (logistics park) miền Bắc với quy mô, địa điểm phù hợp nhằm phục vụ nhu cầu trung chuyển hàng hóa cũng như phục vụ các khu công nghiệp sản xuất chế biến xuất khẩu; (2) Phát triển các khu công nghiệp logistics miền Nam (phục vụ vận tải container quốc tế thông qua cảng biển container quốc tế và cảng hàng không quốc tế); (3) Phát triển khu logistics cùng với việc cải tạo cửa khẩu Lào Cai thúc đẩy trao đổi thương mại với Trung Quốc (tiếp theo là Lạng Sơn, Mộc Bài, Lao Bảo,… cho giai đoạn 2030); và (4) Phát triển đa dạng các trung tâm phân phối (distribution center) tại các thành phố, đô thị lớn trên cả nước nhằm phục vụ thị trường bán lẻ, các trung tâm logistics (logistics center) gần các khu công nghiệp sản xuất, chế biến xuất khẩu. Bên cạnh đó, nếu xét trên khía cạnh phương thức vận tải khả năng mở rộng và phát triển của vận tải biển ở nước ta là rất khả quan. Cục Hàng hải Việt Nam đánh giá vận tải biển là lĩnh vực quan trọng nhất trong ngành logistics nước ta. Cho đến nay, vận tải đường biển vẫn là phương thức vận chuyển phổ biến nhất trong hoạt động xuất nhập khẩu (90% hàng hóa xuất nhập khẩu sử dụng đường biển). Ngoài ra, việc Nhà nước đầu tư xây dựng hệ thống cảng biển trong những năm gần đây cũng là một cú hích, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành vận tải biển phát triển mạnh mẽ. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ phải chú trọng phát triển các dịch vụ đa dạng với giá trị gia tăng cao trong chuỗi logistics hiện đại mà các công ty logistics lớn đang cung cấp cho khách hàng của mình như: Dịch vụ giao tận nhà/Door to Door; Gom hàng nhanh tại kho/Consolidation Docking; Quản lý đơn hàng/PO Management; Dịch vụ kho bãi trị giá gia tăng/Value Added Warehousing; Gom hàng từ nhiều quốc gia đến một cảng trung chuyển, v.v…Sau đây là những triển vọng phát triển logistics Việt Nam trong hội nhập quốc tế. 1. Triển vọng phát triển các doanh nghiệp logistics Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang diễn ra hiện nay, trao đổi thương mại giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới diễn ra mạnh mẽ. Theo đó nhu cầu về vận tải, kho bãi, các dịch vụ phụ trợ,… sẽ ngày càng quan trọng, cần thiết và phát triển. Logistics đang 252
  2. được coi là xương sống phát triển kinh tế toàn cầu trong tương lai. Trong xu thế đó, là một nền kinh tế mở với kim ngạch xuất nhập khẩu tương đương 200% GDP, tăng trưởng thương mại được xem là có mức tăng nhanh nhất trong khu vực với tốc độ hai con số và kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 500 tỷ USD năm 2019, thị trường logistics Việt Nam có triển vọng tăng trưởng rất mạnh mẽ trong thời gian tới. Hiện tại trên thị trường logistics Việt Nam, số lượng doanh nghiệp logistics tham gia kinh doanh chưa nhiều và có 25 trên tổng số 30 tập đoàn giao nhận hàng đầu thế giới đã có mặt tại thị trường nước ta dưới những hình thức đầu tư khác nhau và cung cấp dịch vụ logistics toàn cầu như các tập đoàn Maersk logistics, Schenker logistics, NYK logistics…. Chính sự hấp dẫn này khiến thị trường logistics Việt Nam đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Thực hiện các cam kết hội nhập, các hàng rào bảo hộ dần dần được dỡ bỏ, thị trường giao nhận vận tải nói riêng và logistics nói chung mở cửa và ngày càng cạnh tranh gay gắt hơn. Đối với doanh nghiệp trong nước, giai đoạn tới triển vọng phát triển phụ thuộc chủ yếu vào nội lực của mỗi doanh nghiệp, vào khả năng thích nghi, nâng cao năng lực cạnh tranh của từng đơn vị. Các chính sách của Nhà nước và hoạt động của Hiệp hội cũng chỉ có thể hỗ trợ tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch để doanh nghiệp cùng phát triển. - Về xu hướng phát triển doanh nghiệp trong nước thời gian tới, tùy vào tình hình cụ thể của từng tổng công ty/công ty, có thể phát triển logistics trong một công ty con/bộ phận đang hoạt động trong ngành giao nhận, phân phối hoặc thành lập một công ty con/bộ phận mới hoạt động logistics. Với tiềm lực kinh tế sẵn có, các doanh nghiệp cần đầu tư để tổ chức hiệu quả hoạt động logistics. Một xu hướng mà các doanh nghiệp logistics Việt Nam có thể thực hiện trong thời gian tới là phát triển các hình thức liên doanh, liên kết trong hoạt động logistics, chuyên môn hoá theo mặt mạnh của từng doanh nghiệp,phấn đấu vươn lên để có các doanh nghiệp logistics đầu đàn ở nước ta và vùng KTTĐMT. Mỗi doanh nghiệp đầu tư phát triển, củng cố thế mạnh của mình để cung cấp một chuỗi logistics hoàn chỉnh. Việc liên kết sẽ giúp các doanh nghiệp giao nhận vừa và nhỏ Việt Nam tăng cường sức mạnh, chia sẻ nguồn lực, hưởng lợi thế nhờ quy mô. Xu hướng tiếp theo với doanh nghiệp Việt Nam đó là liên doanh, liên kết với các công ty logistics nước ngoài để chuyển giao công nghệ, tích lũy kinh nghiệm, tích lũy vốn thông qua việc tập trung đầu tư, kinh doanh vào trong các trung tâm logistics thay vì kinh doanh phân tán, mạnh ai nấy làm… - Về triển vọng thị trường đối với doanh nghiệp trong nước, trước mắt, doanh nghiệp Việt Nam vẫn chỉ có khả năng thực hiện một hoặc một vài công đoạn trong dịch vụ logistics, chủ yếu thực hiện thủ tục hải quan, cho thuê phương tiện vận tải, kho bãi,… Doanh nghiệp trong nước từng bước có thể phát triển các dịch vụ đa dạng bổ sung trong chuỗi logistics hiện đại như giao tận nhà, kiểm soát chất lượng hàng hóa, container treo dành cho hàng may mặc, quản lý dữ liệu và cung cấp dữ liệu đầu cuối cho khách hàng, quét và in mã vạch, theo dõi kiểm hàng thông qua mạng… - Về triển vọng khách hàng, với hình thức xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là xuất hàng theo điều kiện FOB, doanh nghiệp logistics Việt Nam khó có thể tiếp cận đối tượng khách hàng này. Tuy nhiên, nhập khẩu sẽ là một cơ hội cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam khi áp dụng hình thức mua hàng theo điều kiện FOB. Trước mắt, doanh nghiệp logistics có khả năng khai thác khách hàng nhập khẩu là các doanh nghiệp trong nước. 2. Triển vọng mở rộng hệ thống logistics Với việc thực hiện cam kết WTO, cam kết song phương, đa phươn và nhất là lộ trình hội 253
  3. nhập dịch vụ logistics trong khu vực ASEAN đã và đang thực hiện cho thấy triển vọng sang sủa phát triển thị trường logistics phạm vi khu vực ASEAN trong thời gian tới. Mục tiêu đẩy nhanh tự do hóa và thuận lợi hóa các phân ngành và trong dài hạn sẽ biến ASEAN thành trung tâm dịch vụ logistics của Châu Á Thái Bình Dương. ASEAN đã xây dựng lộ trình hội nhập nhanh dịch vụ logistics gồm 4 bước: Tự do hóa thương mại, dỡ bỏ rào cản thuế và phi thuế cho hàng hóa lưu chuyển thuận lợi; tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics; nâng cao năng lực quản lý logistics và phát triển nguồn nhân lực. Phần lớn các nước ASEAN đã cho phép các doanh nghiệp ASEAN được tự do đầu tư trong các phân ngành dịch vụ vận tải hàng hóa và hoàn thành lộ trình tự do hóa về thương mại và đầu tư. ASEAN đã ký kết hiệp định đa biên ASEAN về tự do hóa hoàn toàn vận tải hàng hóa hàng không và thiết lập thị trường hàng không ASEAN thống nhất ; xây dựng một môi trường vận tải thông thoáng, khuyến khích các khoản đầu tư giữa các thành viên ASEAN trong lĩnh vực vận tải biển. Nổi bật nhất trong việc nâng cao năng lực quản lý lĩnh vực logistics là hợp tác hải quan. Có thể thấy, các nước ASEAN đã triển khai rất tích cực, hiệu quả trong việc tăng cường kết nối “mềm”, loại bỏ mạnh mẽ các rào cản về quy tắc, luật lệ trong nước nhằm hội nhập thị trường logistics khu vực ASEAN, biến ASEAN thành trung tâm dịch vụ logistics của Châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, mục tiêu và khả năng xây dựng được một hệ thống logistics trong khu vực ASEAN còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức khi mà sự phát triển về cơ sở hạ tầng liên quan đến hệ thống giao thông, vận tải trong khu vực còn chưa đồng nhất. Sự khác biệt về tiêu chuẩn kỹ thuật, khung khổ pháp lý, công nghệ, năng lực chuyên môn và cả sự chênh lệch về trình độ phát triển của ASEAN sẽ còn là những thách thức không nhỏ mà ASEAN phải xử lý trong giai đoạn tới .(Đặng Đình Đào 2019) Ngay đối với Việt Nam, mặc dù được đánh giá là nước có năng lực logistics hàng trung bình - khá, xếp hạng 39/160 nền kinh tế và đứng hàng đầu các nước có thu nhập thấp, song khả năng xây dựng một hệ thống logistics hiện đại ,đồng bộ phạm vi quốc gia và vùng KTTĐMT còn nhiều khó khăn. Bên cạnh những thách thức chung của khu vực, ngành dịch vụ logistics trong nước còn phải đối mặt nhiều hạn chế. Điều kiện hạ tầng phần cứng còn nghèo nàn,thiếu đồng bộ và kết nối, chưa có những cảng nước sâu, cảng trung chuyển quốc tế để thu hút tàu biển có trọng tải lớn và hàng hóa trung chuyển giữa các quốc gia vào cảng Việt Nam, chưa phát triển vận tải hàng hóa bằng đường hàng không; hạ tầng đường bộ chưa hoàn chỉnh; hệ thống đường sắt chưa kết nối được nhiều với các cảng biển, các khu kinh tế, khu công nghiệp... Chính vì vậy mà việc kết nối khai thác vận tải đa phương thức trong chuỗi dịch vụ logistics tại nước ta còn rất hạn chế. Thêm vào đó, hạ tầng phần mềm về sử dụng công nghệ thông tin trong quản trị điều hành, cung cấp thông tin, giao dịch điện tử quản lý hoạt động logistics cũng chưa đáp ứng được. Do vậy, trong dài hạn, để hình thành hệ thống logistics phạm vi quốc gia và vùng KTTĐMT cần sớm từng bước khắc phục những hạn chế còn tồn tại và hiện đang là rào cản trong phát triển logistics. 3. Triển vọng tăng cường và nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về logistics Trong thời gian tới, tiếp tục thực hiện các cam kết ASEAN về hội nhập logistics và đặc biệt triển khai thực hiện nhiều Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, hệ thống văn bản pháp luật và quản lý Nhà nước về hoạt động logistics Việt Nam sẽ có nhiều bổ sung và hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn trong nước và hội nhập thế giới. Về văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động logistics: nhiều văn bản pháp luật sẽ được ban hành, song hành triển khai theo 4 bước của lộ trình hội nhập nhanh dịch vụ logictics . Bên cạnh việc dỡ bỏ những hàng rào thuế quan và phi thuế quan, những chính sách hải quan cũng sẽ có những thay đổi quan trọng, hỗ trợ tích cực cho việc nâng cao năng lực logistics Việt Nam . 254
  4. Về quản lý Nhà nước: Nghị định số 163/2017/NĐ-CP thay thế Nghị định 140/2007/NĐ- CP còn để lại khoảng trống về quản lý nhà nước đối với ngành logistics. Tuy nhiên, với đặc điểm là ngành kinh tế-kỹ thuật, tổng hợp và mang tính liên ngành, nội dung của quản lý nhà nước logistics cần được xác định rõ ràng. Các Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công thương,Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Thông tin và Truyền thông… trong phạm vi quyền hạn của mình cần có trách nhiệm kiểm tra giám sát các hoạt động logistics liên quan, bao gồm tổ chức kiểm tra, giám sát việc bảo đảm các yêu cầu kinh doanh và tuân thủ pháp luật của thương nhân kinh doanh logistics. Tuy nhiên, vẫn có sự chồng chéo, không phân định rõ ràng trách nhiệm và giới hạn quản lý giữa các cơ quan này trong điều chỉnh, quản lý hoạt động logistics. Đặc biệt là sự chồng chéo giữa Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Công thương… trong điều chỉnh ,quản lý nhà nước về logistics. Trong thời gian tới, để phát triển hệ thống logistics, đi đôi với hệ thống văn bản pháp luật, về mặt quản lý nhà nước cũng cần có sự điều chỉnh theo hướng tập trung, thống nhất một cơ quan quản lý ,điều hành Quốc gia về logistics - Uỷ ban Nhà nước về logistics và cấp vùng cũng cần có một cơ quan quản lý điều tiết vấn đề này. 4. Khả năng nâng cao chất lượng và giảm chi phí logistics Theo đánh giá của các doanh nghiệp nước ngoài có sử dụng dịch vụ logistics ở Việt Nam, hiện chi phí logistics của Việt Nam quá cao, kém cạnh tranh so với các nước trong khu vực39. Chi phí dịch vụ này của Việt Nam cao hơn cả Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia..., chỉ thấp hơn so với Lào và Campuchia. Ngoài ra, các dịch vụ logistics khác ngoài vận tải biển ở Việt Nam cũng đắt đỏ (kẹt đường, kẹt cầu, mãi lộ, thời gian vận chuyển đường bộ cao và chi phí vận chuyển cũng cao), đã làm chi phí logistics của Việt Nam cao so với nhiều nước, trở thành gánh nặng cho các doanh nghiệp và giao thương hàng hóa. Khả năng nâng cao chất lượng và giảm chi phí dịch vụ logistics của Việt Nam trong thời gian tới phụ thuộc rất lớn vào kết quả xây dựng và phát triển hệ thống logistics quốc gia, kết nối cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistics, kết quả cải cách thủ tục hành chính, chính sách thuế quan,lệ phí…Bên cạnh đó, năng lực về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động logistics cũng sẽ góp phần rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả, giảm chi phí logistics của nước ta thời gian tới. Hiện nay, cùng với đầu tư của các nhà cung cấp logistics chuyên nghiệp, cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin trong lĩnh vực logistics cũng ngày càng hoàn thiện, từng bước theo kịp nhu cầu phát triển của ngành logistics. Có thể thấy, xu hướng phát triển ngày càng cao về công nghệ thông tin ứng dụng vào lĩnh vực logistics (Robot trong kho hàng, trung tâm soạn hàng tự động, sản xuất tự động và bán hàng trực tuyến, giao hàng bằng máy bay không người lái và robot droid…) sẽ kéo theo nâng cao năng lực, giảm chi phí logistics là tất yếu (Đặng Đình Đào và Cộng Sự 2018,2019 ) 5. Triển vọng phát triển thị trường dịch vụ logistics Thị trường logistics toàn cầu dự báo tăng trưởng trung bình 6,54% trong giai đoạn năm 2017-2020 và đạt 15,5 nghìn tỷ USD vào năm 2024, gần gấp đôi so với mức 8,2 nghìn tỷ USD và năm 2016.Lĩnh vực logistics toàn cầu sẽ chuyển dịch trọng tâm về thị trường đang phát triển tại châu Á cùng với sự chuyển dịch các tập đoàn sản xuất và sự phát triển sôi động của các thị trường bán lẻ tại châu Á. Vì vậy, Việt Nam có nhiều cơ hội và triển vọng phát triển logistics trong xu hướng chung đó. Xét về mức độ phát triển, các doanh nghiệp logistics Việt Nam về cơ bản có thể được chia thành các cấp độ: (1) Các đại lý giao nhận truyền thống - thuần túy cung cấp các dịch vụ 39 Ở các nước phát triển, chi phí về Logistics rất thấp, như ở Mỹ chi phí Logistics bằng 7,7% GDP, Singapore là 8%, Nhật là 11%, Indonesia và Malaysia là 13%, Trung Quốc 18%, trong khi Việt Nam lên tới 25% GDP. 255
  5. do khách hàng yêu cầu như vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, thay mặt chủ hàng làm thủ tục hải quan, lưu kho bãi; (2) Các đại lý giao nhận đóng vai trò người gom hàng và cấp vận đơn; (3) Các đại lý giao nhận đóng vai trò là nhà vận tải đa phương thức (Multimodal Transport Organizations); và (4) Các đại lý giao nhận trở thành nhà cung cấp dịch vụ logistics - chủ yếu là liên doanh giữa các tập đoàn logistics quốc tế với đối tác ở Việt Nam… Ngoài ra, để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, cụ thể là vận chuyển hàng hóa tới tận kho bãi, chân công trình..., việc các doanh nghiệp nâng cấp và phát triển dịch vụ vận tải đa phương thức là xu hướng tất yếu và ngày càng phổ biến hơn. Tuy vậy, vai trò của các doanh nghiệp logistics hoạt động ở cấp độ 1 vẫn sẽ còn phổ biến do những đặc thù của Việt Nam, như quy mô doanh nghiệp nhỏ (đến tháng 9/2018: 74% doanh nghiệp Việt Nam quy mô siêu nhỏ, thậm chí có xu hướng nhỏ dần), sự chênh lệch phát triển giữa thành thị và nông thôn, miền núi, sự yếu kém về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực... Các yếu tố của thị trường logistics nước ta đang trong quá trình hình thành và phát triển, nhất là thị trường 3PL. Với những dự báo sáng sủa về kinh tế, thương mại trong nước và quốc tế những năm tới, triển vọng phát triển thị trường logistics Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 là rất lớn. Tóm lại: Từ những yêu cầu và khả năng đối với sự phát triển hệ thống logistics của Việt Nam nói chung và đối với vùng KTTĐMT nói riêng cần phải phát huy tiềm năng và lợi thế trong phát triển hệ thống logistics. Đồng thời đó cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp logistics vùng KTTĐMT vươn lên trong cạnh tranh và đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh trong hội nhập quốc tế. Chỉ có hệ thống logistics phát triển mạnh trong vùng KTTĐMT thì mới tạo môi trường và điều kiện cho phát triển kinh tế nhanh và bền vững tại khu vực này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GS. TS Đặng Đình Đào và Cộng sự (2019) Những vấn đề cơ bản về phát triển nguồn nhân lực logistics ở Việt Nam – NXB Lao động Xã hội 2. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế - Đại học Quy Nhơn (2019) “Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống logistics Quốc gia và vùng KTTĐMT ” - NXB Lao động -Xã hội. 256
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2