YOMEDIA
ADSENSE
Tự học Photoshop CS6
1.119
lượt xem 485
download
lượt xem 485
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
"Tự học Photoshop CS6" trình bày nội dung gồm các bài sau: bài 1 các tính năng cơ bản Photoshop CS6, bài 2 đưa vào các file ảnh, bài 3 tinh chỉnh các vùng sáng và tối, bài 4 tùy chỉnh màu sắc, bài 5 hoà trộn các lớp màu với nhau, bài 6 vùng chọn trên ảnh, bài 7 kết hợp ảnh với các lớp, bài 8 tinh chỉnh ảnh và tạo hiệu ứng.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tự học Photoshop CS6
- TỰ HỌC PHOTOSHOP CS6 (Sưu tầm và biên soạn)
- Mục lục Bài 1 Các tính năng cơ bản Photoshop CS6 1. Giao diện làm việc Trong bài này không trình bày chi tiết tất cả các menu, Palette, và công cụ Photoshop CS6 mà chỉ nêu một số khái niệm hoạt động cơ bản. Tuy nhiên, bạn đừng lo, bạn có thể tìm hiểu cách sử dụng các lệnh và các công cụ nhất định trong suốt cuốn sách này,
- trong các bài phù hợp nhất với chúng. Trong bài này, bạn sẽ khám phá như cách nhận biết các lệnh menu nào có các hộp thoại, tam giác nhỏ nằm ở một góc của Palette có chức năng gì, và những công cụ nào không sử dụng thanh Options. Bạn cũng sẽ tìm hiểu cách tạo tuỳ biến môi trường Photoshop để làm việc nhanh hơn và hiệu quả hơn. Kế tiếp, bạn sẽ học cách cài đặt Preferences và Color Settings của Photoshop. Mục cuối của bài – đây có lẽ là mục quan trọng nhất trong toàn bộ cuốn sách này giải thích những gì cần thực hiện Photoshop có vẻ hoạt động không đúng cách. a. Các Palette
- Photoshop (và các chương trình khác trong bộ Adobe Creative Suite) sử dụng các Palette di động. Các Palette này luôn xuất hiện ở phần trên cùng của cửa sổ ảnh. Một số chúng nằm dọc theo mép phải của màn hình. Cửa sổ ảnh sẽ không bao giờ che giấu các Palette. (Tuy nhiên, các Palette có thể che dấu các Palette khác). Thanh Options (nằm ngang qua đỉnh của vùng làm việc) và Toolbox (hay thanh công cụ) nằm dọc theo mép trái của màn hình cùng các Palette. Các Palette có các tính năng Photoshop mà bạn có thể cần truy cập thường xuyên. Không phải lúc nào bạn cũng cần có các Palette hiển thị. Trong Photoshop, nhấn phím Tab để che giấu tất cả các Palette hoặc nhấn Shift+Tab để che dấu cả ngoại trừ Toolbox và thanh Options. Với ít Palette hiển thị hơn, Palette bạn có thể tạo nhiều chỗ hơn cho ảnh của bạn. Bạn có thể che giấu và hiển thị các Palette một cách có chọn lọc thông qua menu Windows.
- Như bạn thấy ở hình trên nhiều Palette có thể được xếp lồng (được nhóm lại với nhau). Để đưa một Palette ra phía trước, hãy nhấp vào tab của nó. Bạn cũng có thể rê tab của một Palette để di chuyển nó khỏi một nhóm đến một vị trí bất kỳ trên màn hình hoặc vào một nhóm khác. Ngoài ra, ở cuối bên phải của thanh Options là Palette Well. Theo mặc định Palette Well này chứa các Palette Brushes, Tool Presets, và Layer Comp. Hãy rê tab của một Palette vào Palette Well để đưa nó ra theo cách của bạn nhưng vẫn giữ cho nó dễ truy cập. Nếu nhiều Palette của Photoshop có thể được định lại kích cỡ. Giống như một cửa sổ ảnh, bạn rê góc phía dưới bên phải của Palette để mở rộng hay thu hẹp nó. Bạn cũng có nhiều nút để điều khiển tính hiển thị và kích cỡ của Palette hay nhóm Palette. Hãy xem hình minh họa phía dưới, những người dùng Macintosh có ba nút ở góc trên bên trái của Palette, và những người dùng Windows có một cặp nút nằm ở phía trên bên phải. Nhấp nút phải để che giấu Palette (hay nhóm Palette) Nhấp nút trái để tối ưu hoá. Hầu như tất cả Palette Photoshop đều có một menu Palette. Bạn có thể chọn nhiều tuỳ chọn khác nhau trong nenu này. (Toolbox và thanh Options không có các menu). Bạn mở menu Palette bằng cách nhấp vào tam giác nhỏ nằm ở góc trên bên phải của Palette. Menu Palette chứa những tuỳ chọn như kích cỡ thumbnail (chẳng hạn các Palette Layers, Channels, và Paths), cách hiển thị các mục trong Palette (Swatches, Styles, và Brushes trong số các mục khác), hoặc kích cỡ và nội dung của Palette (info và Histogram). Khi
- Palette được nêu cố định trọng Palette Well, tam giác vốn có tác dụng mở menu sẽ xuất hiện trong tab của Palette. Nội dung của một số Palette thay đổi tự động khi bạn làm việc với ảnh của bạn. Hãy thêm vào một lớp và Palette Layer sẽ hiển thị một lớp mới. Nếu bạn lưu một vùng chọn, Palette Channel sẽ hiển thị một kênh alpha mới. Khi bạn rê một cộng cụ xếp, Palette Layer nhận một lớp mới và Palette Path hiển thị mặt nạ vector của lớp đó. Bạn điều khiển một số Palette khác bằng cách tải (và xoá) nội dung thông qua các menu Palette hoặc bằng lệnh Edit | Preset Manager. Hãy sử dụng Preset Manager để lưu các tập hợp tuỳ biến của bạn cũng như để tải và xoá các mục ra khỏi các Palette. Ngoài nội dung của các Palette Brushes, Swatches, Styles, và Tool Presets, bạn sử dụng Preset Manager với một số picker (b ộ ch ọn). Các picker là một loại miniPalette, chỉ có sẵn với các công cụ và tính năng nhất định. Các picker Gradient và Custom Shape được truy cập thông qua thanh Options khi các công cụ đó đang được sử dụng. Picker Pattern được tìm thấy trong hộp thoại Fill, hộp thoại
- Layer Style, và (với một số công cụ) trong thanh Options. Picker Contour được sử dụng với 6 hiệu ứng trong hộp thoại Layer Style. Photoshop CS6 giới thiệu một số sự thay đổi quan trọng đối với Palette Layers, như minh họa ở hình dưới đây: Các tập hợp lớp không còn nữa. Cột Link cũng biến mất. Thay vào đó, Photoshop CS6 cung cấp cho bạn tính năng để chọn nhiều lớp bằng cách nhấn Shift+nhấp và Ctrl+nhấp. Bạn có thể biến đổi nhiều lớp, nhưng bạn không thể thêm nội dung vào nhiều lớp cùng lúc – giả sử, lắp đầu một vùng chọn trên hay hay ba lớp bạn cũng không thể áp dụng một style lớp cho nhiều lớp đồng thời. Bạn có thể liên kết và tạo các nhóm lớp (tương đương chức năng của các tập hợp lớp) từ các lớp được chọn thông qua menu Layers. b. Các công cụ Bạn điều khiển sự hoạt động của các công cụ Photoshop thông qua thanh Options. Ngoại trừ một vài công cụ liên quan đến đường dẫn (Direct Selection, Add Anchor Point, Delete Anchor Point, và convert Point), mọi công cụ trong Photoshop đều có các tuỳ chọn. Thanh Options thay đổi khi bạn chuyển đổi các công
- cụ. Và trong một số trường hợp, thanh Options thay đổi trong khi bạn làm việc với công cụ. Trong trường hợp của công cụ Crop, như hình minh họa dưới đây: Bạn có một tập hợp tuỳ chọn trước khi bạn rê công cụ và một tập hợp khác sau khi thiết lập hộp biên. Cách hoạt động của một số công cụ thay đổi khi bạn thêm một hay nhiều phím chỉnh sửa (Ctrl, Shift, và Alt). Chẳng hạn, các phím chỉnh sửa có thể tác động đến sự hoạt động của công cụ. Chúng ta sẽ xem xét các công cụ Rectangular Marquee và Elliptical Marquee. Nhấn giữ phím Shift trong khi rê: Thông thường các công cụ chọn marquee là có dạng tự do bạn rê theo bất kỳ cách nào bạn thích. Mặt khác, khi bạn nhấn giữ phím Shift lúc bạn đang rê bạn ép buộc các tỉ lệ của vùng chọn theo một hình vuông hay hình tròn (thay vì một hình chữ nhật hay êlip) Nhấn giữ phím Atl trong khi rê: Khi bạn nhấn giữ phím Option/Alt trong khi đang rê một công cụ chọn marquee, vùng chọn sẽ được đặt ngay chính giữa điểm mà bạn đã nhấp lần đầu tiên. Thay vì là một góc của vùng chọn, điểm bắt đầu đó là tâm của vùng chọn. Nhấn giữ các phím Shift và Alt trong khi rê: Bạn có thể chọn
- từ tâm trong khi ép buộc các tỉ lệ bằng cách sử dụng các phím Shift và Alt kết hợp với nhau. Sử dụng phím Shift để thêm vào một vùng chọn hiện có: Nếu bạn đã có một vùng chọn hoạt động trong ảnh, việc nhấn Shift+rê một cộng cụ chọn sẽ thêm vào vùng đó. (Nhấn Shift trước khi bạn nhấp và rê) Sử dụng phím Alt để loại bớt khỏi một vùng chọn hiện có: Khi bạn có một vùng chọn và bạn nhấn giữ phím Alt, bạn có thể rê để loại bớt khỏi vùng chọn đó. Lưu ý trong hình dưới đây, con trỏ của công cụ chọn hiển thị một dấu trừ nhỏ khi loại bớt kh ỏi một vùng chọn. “Ép buộc” với phím Shift hoặc Alt: Bạn thậm chí có thể ép buộc các tỉ lệ hay chọn từ tâm và thêm hoặc loại bớt khỏi một vùng chọn. Nhấn phím Shift (để thêm vào một vùng chọn hiện có) hoặc phím Alt (để loại bớt khỏi vùng chọn hiện có). Nhấp và bắt đầu rê công cụ chọn marquee. Trong khi tiếp tục nhấn giữ nút chuột, hãy thả phím bổ xung và nhấn giữ Shift (để ép buộc các tỉ lệ) hay Alt (để canh giữ vùng chọn) hoặc cả hai; sau đó tiếp tục rê công cụ chọn của bạn. Bạn có thể muốn sử dụng kỹ thuật này khi tạo một vùng chọn có hình dạng donut. Hãy rê vùng chọn hình tròn ban đầu, sau đó loại bớt một vùng chọn hình tròn nhỏ hơn ra khỏi tâm của hình tròn ban đầu. Hãy thử làm việc với các phím bổ xung trong khi đang làm với các công cụ. Bạn luôn luôn có lệnh Undo (Ctrl+Z) để undo các thao tác mà bạn đã thực hiện. 2. Tuỳ biến Photoshop CS6 Việc tạo tuỳ biến Photoshop không chỉ giúp bạn làm việc nhanh hơn và hiệu quả hơn, mà còn giúp bạn làm việc chính xác hơn và tránh bớt các lỗi có thể xảy ra. Chúng ta sẽ xem xét việc sử dụng một Preset của công cụ Crop để tạo một tấm ảnh 5x7 ở 300 pixel trên mỗi inch (ppi). Một Preset như vậy sẽ luôn tạo ra các kích thước đó một cách chính xác. Việc cài đặt công cụ Crop mỗi lần bạn cần một tấm ảnh cỡ 5x7 ở 300 ppi không chỉ phí thời gian
- mà còn “mở cửa” cho các lỗi khác xâm nhập vào. a. Tuỳ biến vùng làm việc Một trong những cách dễ nhất để làm việc hiệu quả hơn là thấy ảnh của bạn rõ hơn. Nói chung càng lớn thì càng tốt, vì vậy bạn có càng nhiều chỗ để hiển thị artwork của bạn trên monitor thì bạn có thể phóng lớn và thực hiện công việc càng chính xác. Cách dễ nhất để gia tăng vùng làm việc (workspace)? Hãy nhẫn phím Tab để che giấu các Palette của Photoshop. Việc nhấn Shift+tab sẽ che giấu tất cả các Palette ngoại trừ thanh Options và Toolbox. Bạn cũng có thể rê các Palette mà bạn cần dùng thường xuyên đến Palette Well và che dấu các Palette khác. Đừng quên rằng các Palette chính có được phím tắt được gán để hiển thị và che giấu. Mặc dù các phím tắt có thể được tạo tuỳ biến, nhưng sau đây là các phím F được gán của các Palette chính (các phím chức năng nằm ở đầu bàn phím). Actions: Alt+F9 Brushes: F5 Color:F6 Info: F8 Layers: F7 Cách hiệu quả nhất để tuỳ biến vùng làm việc là tạo các vùng làm việc (Workspace) chuyên biệt. Sắp xếp các Palette đúng như ý bạn cần cho một công việc cụ thể mà mà bạn thường thực hiện, chọn Windows | Workspace | New Workspace, và đặt tên Workspace cho loại công việc đó.
- Sau đó, bạn có thể tạo một vùng Workspace chuyên biệt cho mỗi loại công việc mà bạn thực hiện. Chẳng hạn, khi bạn thực hiện việc chỉnh sửa màu, bạn cần nhìn thấy Palette Histogram (trong khung xem mở rộng), Palette Info, và Palette Channels. Hãy sắp xếp các Palette đó theo cách bạn cần chúng và sau đó che dấu các Palette còn lại, lưu workspace với tên Color Correction. Hoặc, khi bạn tạo các ảnh minh họa trong Photoshop, bạn cần nhìn thấy đồng thời hai Palette Layers và Paths. Rê một Palette ra khỏi nhóm để tách biệt nó, đặt cả hai Palette ở một nơi tiện lợi. Để truy cập một workspace đã lưu, hãy đến menu Windows | Workspace và chọn nó từ danh sách ở cuối menu, như minh họa ở hình dưới đây:
- Bạn sẽ thấy một số workspace tuỳ biến đã được xác lập sẵn trong menu. Để tuỳ biến các menu của Photoshop, bạn chọn lệnh Edit | Menus. (Bạn cũng có thể mở Edit | Keyboard Shortcuts… và nhấp tab Menu).
- Bạn sẽ tìm thấy mọi lệnh menu được liệt kê. Bạn cũng có tuỳ chọn ở đây là che giấu một lệnh hoặc gán một màu tuỳ biến để dễ dàng nhận biết nó trong menu. Chẳng hạn, bạn có thể che giấu các bộ lọc nghệ thuật mà bạn chưa bao giờ sử dụng, và tạo mã màu cho các bộ lọc khác theo cách bạn thích hoặc cách bạn sử dụng chúng.
- Ngoài các lệnh menu trình ứng dụng (từ các menu nằm ở đầu màn hình), bạn có thể chuyển đổi pop – up Menus For sang các menu Palette và tạo tùy biến các menu đó. Nhớ lưu cách sắp xếp menu tuỳ biến của bạn với nút nằm ngay bên phải của pop – up Settigs. Tập hợp menu mà bạn đã lưu sẽ xuất hiện trong popup Settings để bạn dễ dàng truy cập. b. Gán các phím tắt Các phím tắt của Photoshop có thể giúp bạn tiết kiệm khá nhiều thời gian. Thay vì di chuyển chuột tới Toolbox để chọn công cụ Brush, bạn chỉ cần nhấn B trên bàn phím. Để mỏ hộp thoại Levels, bạn nhấn Ctrl+L thay vì di chuyển chuột đến Image, xuống menu con Adjustments, sau đó di chuyển qua và xuống đến Levels. Photoshop CS6 có các tổ hợp phím tắt mà bạn có thể tạo tuỳ biến. Bởi vì tập hợp phím tắt mặc định này khá chuẩn – không chỉ trong bộ Adobe Creative Suite mà còn với các chương trình lớn khác –nên bạn có lẽ sẽ được phục vụ tốt nhất nếu chỉ thực
- hiện vài thai đổi. Hãy sử dụng lệnh Edit | Keyboard Shortcuts…, như minh họa hình dưới đây, để tạo các phần gắn phím tắt này: Sử dụng Ctrl+P để truy cập Print with Preview: Khi bạn sử dụng Print with Preview, bạn sẽ có nhiều sự điều kiển hơn khi bạn sử dụng lệnh Print đơn giản. Do đó sẽ ý nghĩa hơn nếu bạn sử dụng phím tắt đơn giản hơn và phổ biến hơn cho lệnh đó. Hãy định vị trí lệnh Print with Preview trong hộp thoại (bên dưới menu File) và nhấp phím tắt hiện hành. Gõ phím tắt mới. Lưu ý rằng Photoshop cảnh báo bạn về việc phím tắt đã được sử dụng. Chỉ cần thay đổi lệnh Print sang Ctrl+Alt+P để giải quyết sự xung đột. Thay đổi Ctrl+Z để sử dụng Step Backward: Trong phần lớn các chương trình, việc Ctrl+Z sẽ liên tục undo đảo ngược qua một chuỗi các hành động trước đây trong chương trình. Tuy nhiên, trong Photoshop, tổ hợp phím tắt đó chuyển đổi một chức năng Undo/Redo; nghĩa là nhấn một lần để undo, và nhấn lần thứ hai để đảo ngược lệnh undo. Hãy làm cho Photoshop tuân theo
- thao tác undo phổ biến đối với các chương trình khác. Trong Keyboard Shortcuts, dưới Edit, thay đổi Ctrl +Z sang Step Backward và sau đó sử dụng Ctrl+Alt+Z để chuyển đổi giữa Undo và Redo. Gán các phím tắt cho các lệnh thường dùng: Smart Blur (hoặc Gaussian Blur) có thể được gán Ctrl+G/Ctrl+Shift+Alt+G. Smart Sharpen (hay Unsharp Mask) có thể được gán Ctrl+Shift+Alt+U. Hãy sử dụng Ctrl+Shift+R cho lệnh Image Size. Khi bạn làm việc với Photosho, hãy chú ý đến các lệnh menu khác mà bạn thường truy cập và ghi nhớ các phím tắt của chúng hoặc gán các phím tuỳ biến. c. Tạo các tool preset Một trong những chìa khoá để giúp bạn làm việc chính xác và hiệu quả trọng Photoshop là sử dụng công cụ phù hợp với công việc. Chẳng hạn, công cụ Patch sao chép chỉ mẫu kết cấu (texture). Nếu bạn cần che phủ một vùng trên khuôn mặt của một khách hàng, bạn cần công cụ Clone Stamp thay vì công cụ Patch. Bạn có thể bảo đảm rằng bạn đang sử dụng không chỉ đúng công cụ mà còn sử dụng đúng các xác lập cho côngcụ đó bằng cách tạo các tool preset (các xác lập sẵn của công cụ). Các tool preset này chứa các xác lập của bạn từ thanh Options. Bạn chọn công cụ đã xác lập sẵn (và dĩ nhiên đó là nơi bắt nguồn của tên này) từ Palette Tool Presets hoặc từ cuối bên trái của thanh Options, như minh họa ở hình dưới đây:
- Mặc dù hầu như bất kỳ công cụ nào cũng là một đơn cử tốt cho các tool preset, nhưng một số chỉ đơn thuần là dạng tự nhiên. Chúng ta sẽ xem xét công cụ Type. Khi bạn xem xét tất cả các tuỳ chọn cho công tụ Type không chỉ trong thanh Options mà còng thong các Palette Character và Paragraph, hoàn toàn có nhiều thứ để chọn và theo dõi. Để đảm bảo nội dung nhất quán giữa các dự án, bạn nên tạo các tool preset cho mỗi dự án, bao gồm cả dòng tiêu đề và nội dung chính, các hiệu ứng đặc biệt à type trọng tậm, và thậm chí cả thông tin bản quyền. Một đơn cử lôgíc khác cho các tool preset là công cụ Crop. Như sẽ được trình bày ở bài tiếp theo, một bức ảnh chụp từ một máy ảnh kỹ thuật số cấp cao có một tỉ số hướng (mối quan hệ giữa chiều rộng và chiều cao của ảnh) là 2:3, các tỉ số hướng của các tấm ảnh in và khung ảnh là 4:5 (đối với các tấm ảnh in cỡ 8 x 10), 5:7, và 13:19 (đối với các tấm ảnh in cỡ lớn). (Một số máy ảnh giá thấp hơn chụp với các tỉ số hướng khác nhau). Bạn sẽ nhận thấy mình thường cần xén một ảnh đến một kích cỡ nhất định để đáp ứng các yêu cầu in ấn. Và đừng quên độ phân giải. Việc in với kích cỡ chính xác nhưng ở độ phân giải sai sẽ làm bạn hao phí giấy và mực! Hãy cài đặt nhiều preset cho công cụ Crop với các kích cỡ in tiêu biểu để bảo đảm rằng bạn luôn xén chính xác. 3. Các xác lập của Photoshop
- Preferences ở cấp chương trình và Color Settings luôn giúp bạn trong mọi việc bạn thực hiện trong Photoshop. Các tuỳ chọn mà bạn chọn trong Preferences của Photoshop (hay g ọi đơn giản là Prefs) điều khiển nhiều khía cạnh hoạt động cơ bản của chương trình. Các mục được chọn trong hộp thoại Color Settings xác định diện mạo của tác phẩm, cả trên màn hình và trong bản in. a. Xác lập Preferences File Preferences của Photoshop chứa nhiều thông tin về cách bạn sử dụng chương trình. Dù bạn thích đo đơn vị inch hay pixel, bạn muốn lưới và các đường dẫn hướng dẫn được hiển thị như thế nào, bạn thích các thumbnail ở kích cỡ nào trong Palette, bạn đã sử dụng font nào cuối cùng tất cả các loại dữ liệu đều được lưu giữ trong Prefs. Nhiều thông tin trong preferences được chọn tự động khi bạn làm việc (chẳng hạn như kích cỡ và chế độ màu của tài liệu mới mà bạn vừa tạo, Palette Character có hiển thị hay không khi lần cuối bạn tắt chương trình, và các tuỳ chọn công cụ nào đã được chọn thanh Options), nhưng bạn phải chủ động trong việc chọn số các tuỳ chọn trong hộp thoại Preferences của Photoshop như minh họa ở hình dưới đây:
- Bạn mở Prefs bằng tổ hợp phím tắt Ctrl+K, và menu con Preferences nằm bên dưới menu Edit. Các xác lập mặc định hoàn toàn có thể chấp nhận được, nhưng sau đây là một số hộp thoại Preferences mà bạn tìm thấy chúng trong các mục đó. b. Preferences | General Nếu bạn sẽ thực hiện nhiều thao tác định lại kích cỡ và tỉ lệ trong Photoshop, hãy xem xét việc thay đổi phương pháp Image Interpolation. Hãy sử dụng Bicubic Smoother nếu bạn thường xuyên tăng các kích thước pixel; chọn Bicubic Sharper khi giảm kích cỡ. Nếu bạn làm việc trên một monitor được xác lập sang độ phân giải 1024x768 pixel, hãy xem xét việc thay đổi UI (user interface) Font Size sang Small. Tuỳ chọn này sẽ thu hẹp các Palette và tạo nhiều chỗ hơn để bạn làm việc. Nếu bạn thường xuyên sử dụng Adobe Bridge, hãy đánh dấu hộp kiểm để khởi động chương trình tự động. Và xem xét việc lưu tự động history log với mỗi file, trong một file text, hay hoàn toàn không lưu. (History log theo dõi mọi sự thay đổi mà bạn thực
- hiện cho một file; tuy nhiên ở dạng metadata, nó sẽ làm tăng kích cỡ file. Hãy đọc một metadata history log bằng cách sử dụng lện File | File info). c. Preferences | File Handling Các khung xem trước ảnh sẽ làm tang kích cỡ file, nhưng trong phần lớn trường hợp, bạn muốn đưa vào khung xem trước. Trên các máy Macs, bạn có tuỳ chọn để đưa vào hoặc không đưa vào một phần mở rộng file (hoặc nhò Photoshop hỏi bạn vào mỗic lần). Ngay cả khi bạn không dự định chia xẻ các file với một mày Windows, bạn cũng nên luôn đưa vào phần mở rộng file trong tên file bằng cách chọn tuỳ chọn Always. Tương tự, bạn nên luôn tăng tối đa tính tương thích file PSD và PSB. Điều này bảo đảm rằng các file Photoshop CS6 của bạn có thể được mở (với càng nhiều tính năng được giữ lại càng tốt) trong các phiên bản trước
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn