Xác định thông số địa chất thủy văn theo tài liệu hút nước thí nghiệm từ giếng trong đới ven sông Hồng khi mực nước sông thay đổi
lượt xem 2
download
Nghiên cứu "Xác định thông số địa chất thủy văn theo tài liệu hút nước thí nghiệm từ giếng trong đới ven sông Hồng khi mực nước sông thay đổi" nhằm xác định các thông số địa chất thủy văn của tầng chứa nước Pleistocen tại khu vực Sen Chiểu huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội theo tài liệu hút nước thí nghiệm từ giếng trong đới ven sông Hồng đã được tiến hành. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xác định thông số địa chất thủy văn theo tài liệu hút nước thí nghiệm từ giếng trong đới ven sông Hồng khi mực nước sông thay đổi
- HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ TÀI NGUYÊN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (ERSD 2022) Xác định thông số địa chất thủy văn theo tài liệu hút nước thí nghiệm từ giếng trong đới ven sông Hồng khi mực nước sông thay đổi Triệu Đức Huy1,*, Tống Ngọc Thanh1, Nguyễn Văn Lâm2, Đặng Đình Phúc3, Phạm Bá Quyền1, Hoàng Đại Phúc1 1 Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia 2 Trường Đại học Mỏ - Địa chất 3 Hội Địa chất thủy văn Việt Nam TÓM TẮT Trong đới ven sông Hồng, giữa nước dưới đất và nước sông thường có quan hệ thủy lực với nhau. Mức độ quan hệ phụ thuộc vào cấu trúc địa chất, mức độ cắt sâu của sông vào tầng chứa nước cũng như vào chiều rộng của đới bị cắt, chiều dày và tính thấm của lớp trầm tích đáy lòng sông. Để đánh giá mức độ quan hệ thủy lực giữa nước sông Hồng và nước dưới đất, thông số sức cản trầm tích lòng sông là giá trị cần được xác định. Do đó việc xác định thông số địa chất thủy văn theo tài liệu hút nước thí nghiệm từ giếng trong đới ven sông khi mực nước sông thay đổi có ý nghĩa khoa học. Nghiên cứu xác định các thông số địa chất thủy văn của tầng chứa nước Pleistocen tại khu vực Sen Chiểu huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội theo tài liệu hút nước thí nghiệm từ giếng trong đới ven sông Hồng đã được tiến hành. Kết quả chỉnh lý và tính toán thông số địa chất thủy văn theo tài liệu hút nước thí nghiệm chùm trong các trường hợp khác nhau cho thấy tại đây tầng chứa nước Pleistocen có hệ số dẫn nước tương đối cao, tới 850 m2/ngày nên tầng chứa nước có khả năng dẫn nước rất tốt, đặc biệt là chuyển tải lượng nước của sông Hồng cung cấp cho các công trình khai thác gần sông Hồng. Sức cản trầm tích lòng sông đối với tầng chứa nước Pleistocen được tính toán trong các trường hợp khác nhau cho kết quả khá tin cậy với giá trị trung bình đạt 49,25m. Từ khóa: Địa chất thủy văn, nước dưới đất, sức cản trầm tích lòng sông, biên mực nước thay đổi. 1. Đặt vấn đề Xác định thông số địa chất thủy văn theo tài liệu hút nước thí nghiệm là công tác tương đối phức tạp, đặc biệt là đối với các tầng chứa nước được hút nước thí nghiệm trong đới ven sông khi mà thí nghiệm hút nước được thực hiện trong điều kiện mực nước sông không ổn định. Đối với tầng chứa nước có quan hệ thủy lực với nước sông, việc xác định chính xác các thông số địa chất thủy văn cho phép đánh giá và xác định chính xác lưu lượng do nước sông cung cấp cho tầng chứa nước phục vụ khai thác nước dưới đất một cách bền vững. Trong khi đó, các nghiên cứu trước đây thường xác định thông số địa chất thủy văn theo tài liệu quan trắc mực nước (Nguyễn Thế Chuyên, 2012; Triệu Đức Huy, 2008; Nguyễn Minh Lân và nnk, 2014) và theo tài liệu hút nước thí nghiệm chùm trong đới ven sông khi mực nước sông ổn định (Đào Duy Nhiên và nnk, 2005; Trần Minh và nnk, 1984). Tuy nhiên, ở khu vực Hà Nội mực nước sông Hồng luôn luôn thay đổi, ảnh hưởng trực tiếp đến dao động mực nước dưới đất tại các lỗ khoan trong quá trình hút nước thí nghiệm. Vì vậy việc xác định giá trị các thông số địa chất thủy văn theo tài liệu hút nước chùm phải được chỉnh lý và xác định chính xác trong các điều kiện cụ thể. Ở khu vực thành phố Hà Nội, sông Hồng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước cho các tầng chứa nước (Triệu Đức Huy và nnk, 2020). Trong điều kiện hiện nay, việc khai thác nước dưới đất mạnh mẽ đã làm cho mực nước dưới đất bị giảm sâu và thấp hơn mực nước sông Hồng. Đặc biệt do việc khai thác cát trên sông Hồng trong những năm gần đây đã làm thay đổi đáng kể mức độ quan hệ thủy lực giữa sông Hồng với nước dưới đất. Vì vậy việc xác định chính xác các thông số địa chất thủy văn của tầng chứa nước Pleistocen (qp) có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. 2. Cơ sở lý thuyết Khi hút nước thí nghiệm với lưu lượng không đổi trong tầng chứa nước có áp ở đới ven sông mà hình phễu hạ thấp mực nước dưới đất chưa lan đến sông thì hạ thấp mực nước dưới đất tuân theo quy luật hạ * Tác giả liên hệ Email: trieuduchuy@gmail.com 233
- thấp mực nước trong tầng chứa nước có áp có diện phân bố vô hạn. Khi đó trị số hạ thấp mực nước do hút nước từ lỗ khoan được xác định theo phương pháp Jacob như sau (Jacob Bear, 1972): Q 2,25at (1) S= Ln( 2 ) 4T r Trong đó: S là trị số hạ thấp mực nước tại điểm bất kỳ xung quanh lỗ khoan hút nước (m); Q là lưu lượng hút nước (m3/ngày); T là hệ số dẫn nước (m2/ngày); a là hệ số truyền áp (m2/ngày); t là thời gian từ khi bắt đầu bơm (ngày); r là khoảng cách tính từ lỗ khoan hút nước đến điểm tính toán (m); Ln là Logarit tự nhiên. Khi hút nước thí nghiệm mà hình phễu hạ thấp mực nước bắt đầu lan đến sông (biên có mực nước không đổi), việc tính toán bằng phương pháp giải tích được tiến hành bằng phương pháp cộng dòng có sử dụng các lỗ khoan ảo (lưu lượng của lỗ khoan ảo bằng lưu lượng của lỗ khoan thực, nhưng có dấu ngược lại đối với biên có mực nước không đổi) như đối với trường hợp tầng chứa nước phân bố vô Hình 1. Sơ đồ tính toán đối với trường hợp lỗ khoan trong hạn (xem hình 1). tầng chứa nước bán giới hạn: Biên có mực nước không đổi Trong trường hợp mực nước sông không đổi, khi hút nước thí nghiệm, mực nước hạ thấp lan đến sông và đạt trạng thái ổn định thì mực nước hạ thấp tại lỗ khoan quan sát được xác định theo phương pháp Jacob như sau (Jacob Bear, 1972): Q 2,25at Q 2,25at Q (2) S= Ln( 2 ) − Ln( 2 ) = Ln 4T r 4T 2T r Trong đó: S là trị số hạ thấp mực nước tại lỗ khoan quan sát (m); Q là lưu lượng hút nước (m 3/ngày); T là hệ số dẫn nước (m2/ngày); a là hệ số truyền áp (m2/ngày); t là thời gian từ khi bắt đầu bơm (ngày); r là khoảng cách tính từ lỗ khoan hút nước đến lỗ khoan quan sát (m); ρ là khoảng cách từ lỗ khoan ảo đến lỗ khoan quan sát (m); Ln là Logarit tự nhiên. Khi có 2 lỗ khoan quan sát mực nước dưới đất nằm trên tia vuông góc với sông (xem hình 1) ta có hệ phương trình mực nước hạ thấp trong hai lỗ khoan quan sát như sau: Q 2( L + L) − r1 S1 = 2T Ln r1 (3) S = Q 2( L + L) − r2 Ln 2 2T r2 Chia hai vế của hệ phương trình (3) cho nhau ta có: 2( L + L) − r1 Ln S1 r1 (4) = S2 2( L + L) − r2 Ln r2 Trong đó: S1 và S2 lần lượt là mực nước hạ thấp tại lỗ khoan quan sát 1 và 2; Q là lưu lượng bơm thí nghiệm (m3/ngày); T là hệ số dẫn nước (m2/ngày); r1 và r2 lần lượt là khoảng cách từ lỗ khoan quan sát 1 và 2 đến lỗ khoan hút nước (m); L là khoảng cách từ lỗ khoan hút nước tới sông (m); ΔL là sức cản trầm tích lòng sông (m); Ln là Logarit tự nhiên. Phương trình (4) là không tường minh, vì vậy được giải bằng phương pháp lặp để xác định giá trị sức cản trầm tích lòng sông. Trong trường hợp có dao động mực nước sông dẫn đến dao động mực nước dưới đất của tầng chứa nước, ta cần đưa vào đại lượng thay đổi mực nước dưới đất do dao động mực nước sông gây ra và khi đó phải hiệu chỉnh lưu lượng của lỗ khoan ảo theo độ dâng cao hoặc hạ thấp của mực nước sông. Gọi trị số mực nước hạ thấp trong lỗ khoan ảo (khi hình phễu hạ thấp lan tới sông) bằng trị số hạ thấp mực nước trong lỗ khoan thực là S0 và coi thời điểm này là thời điểm ban đầu (t=0) và ΔSs là biến thiên mực nước sông, thì trị số hạ thấp mực nước trong lỗ khoan ảo do sự thay đổi mực nước sông là S o + ΔSs. Khi mực nước sông tăng lên, lưu lượng lỗ khoan ảo cũng tăng theo. Sự tăng lên của mực nước sông có tác dụng như là đưa vào một lỗ khoan ảo mới với lưu lượng được xác định theo công thức sau (Jacob Bear, 1972): 234
- S s (i ) Q(i ) = Q (5) S0 Trong đó: ΔQ(i) là lưu lượng của lỗ khoan ảo ở thời điểm i (m 3/ngày); Q là lưu lượng của lỗ khoan hút nước thực (m3/ngày); S0 là trị số hạ thấp mực nước trong lỗ khoan thực khi hình phễu hạ thấp mực nước bắt đầu lan tới sông (m); ΔSsi là biến thiên mực nước sông trong khoảng thời gian từ i-1 đến i (m) và được xác định theo công thức sau (Jacob Bear, 1972): S s (i ) = S s (i ) − S s (i −1) (6) Trong đó: Ss(i) là mực nước sông tại thời điểm i (m); Ss(i-1) là mực nước sông tại thời điểm i-1 (m). Áp dụng phương pháp cộng dòng cho lỗ khoan có lưu lượng thay đổi theo thời gian ta có tổng biến thiên độ hạ thấp mực nước tại thời điểm t được xác định theo công thức sau: n S t = S(i ) (7) i =1 Với: ΔQ(i) 2,25a(t(i) − t (i0) ) ΔS(i) = Ln (8) 4πT ρ2 Trong các công thức (7) và (8): ΔSt là tổng biến thiên độ hạ thấp mực nước dưới đất tại lỗ khoan quan sát ở thời điểm t tính toán (m); t là thời điểm tính toán (ngày); t(i0) là thời điểm mực nước sông thứ i bắt đầu thay đổi tính từ khi hình phễu hạ thấp bắt đầu lan tới sông (ngày), (khi hình phễu bắt đầu lan tới sông thì t(i0)=0); ΔS(i) là biến thiên độ hạ thấp mực nước tại lỗ khoan quan sát do biến thiên mực nước sông gây ra trong khoảng thời gian từ i-1 đến i (m); ΔQ(i) là lưu lượng của lỗ khoan ảo ở thời điểm i (m3/ngày); T là hệ số dẫn nước (m2/ngày); a là hệ số truyền áp (m2/ngày); ρ là khoảng cách từ lỗ khoan ảo đến lỗ khoan quan sát (m); Ln là Logarit tự nhiên. Khi biết hệ số dẫn (T), hệ số truyền áp (a) trên cơ sở tài liệu hút nước khi hình phễu hạ thấp chưa lan tới sông, thay các giá trị trên vào phương trình (8) ta xác định được khoảng cách từ lỗ khoan quan sát tới lỗ khoan ảo (ρ) và từ đó xác định được sức cản trầm tích lòng sông (ΔL). Ngoài ra, trong trường hợp khoảng thời gian giữa các lần đo mực nước sông và mực nước dưới đất nhỏ, mực nước hạ thấp tiếp tục biến thiên ở cấp biến đổi mực nước sông trước đó và bước thời gian kế tiếp nhỏ có thể bỏ qua thì biến thiên mực nước hạ thấp tại lỗ khoan quan sát được tính theo công thức sau (Jacob Bear, 1972): Q(i ) 2,25at S (i ) = Ln (9) 4T 2 Khi đó để xác định các thông số hệ số dẫn nước (T), hệ số truyền áp (a) và sức cản trầm tích lòng sông (ΔL), chúng ta có thể sử dụng phương pháp đồ thị. Nội dung của phương pháp đồ thị như sau: Thay giá trị các thông số hệ số dẫn (T), hệ số truyền áp (a) trên cơ sở tài liệu hút nước khi hình phễu hạ thấp chưa lan tới sông, đồng thời gán giá trị khoảng cách từ lỗ khoan quan sát tới lỗ khoan ảo (ρ) nào đó vào phương trình (8) chúng ta xác định được giá trị ΔS(i). Thay giá trị ΔS(i) vào công thức (7) chúng ta xác định được tổng biến thiên độ hạ thấp mực nước dưới đất tại lỗ khoan quan sát ở thời điểm tính toán (ΔS t). Khi biết giá trị mực nước hạ thấp thực đo trong lỗ khoan quan sát tại thời điểm t, chúng ta xác định được biến thiên mực nước hạ thấp thực đo tại thời điểm t theo công thức sau: ΔStd(t) = Sqs(t) − Sqs0 (10) Trong đó: ΔStd(t) là biến thiên mực nước hạ thấp thực đo trong lỗ khoan quan sát tại thời điểm t (m); S qs(t) là mực nước hạ thấp thực đo trong lỗ khoan quan sát tại thời điểm t (m); Sqs0 là mực hạ thấp trong lỗ khoan quan sát tại thời điểm mực nước hạ thấp bắt đầu chịu ảnh hưởng bởi dao động của nước sông (m). Khi có giá trị biến thiên mực nước hạ thấp thực đo theo thời gian (ΔStd(t)) và giá trị biến thiên mực nước hạ thấp tính toán theo thời gian (ΔSt). Chúng ta xây dựng đồ thị ΔStd(t)) trên cùng hệ trục tọa độ với ΔSt theo giời gian, thay đổi giá trị các tham số hệ số dẫn nước (T), hệ số truyến áp (a) và khoảng cách từ lỗ khoan ảo tới lỗ khoan quan sát (ρ) đến khi đồ thị gia tăng mực nước hạ thấp tính toán và thực đo gần trùng nhau. Khi đó các giá trị của các tham số được lựa chọn chính là giá trị cần xác định của các tham số này. 3. Kết quả và thảo luận Trong quá trình thực hiện đề án “Bảo vệ nước dưới đất ở các đô thị lớn” (Triệu Đức Huy và nnk, 2018) đã tiến hành thí nghiệm hút nước chùm CHN1 tại xã Sen Chiểu huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội. Sơ đồ thí nghiệm chùm CHN1 được mô tả ở hình 2, trong đó: Lỗ khoan hút nước CHN1 (nghiên cứu tầng chứa 235
- nước qp), nằm cách sông Hồng 24,6m, lưu lượng hút nước là 9,37l/s=809 m 3/ngày, thời gian hút nước là 1,71ngày; Lỗ khoan quan sát CHN1-1B trong tầng chứa nước qp, nằm cách lỗ khoan trung tâm 8,7m (cách sông Hồng 15,9m) và lỗ khoan quan sát CHN1-2B trong tầng chứa nước qp, cách lỗ khoan trung tâm 21,1m (cách sông Hồng 3,5m). Chiều dày tầng chứa nước qp tại khu vực thí nghiệm là 27m, trong đó tầng chứa nước Pleitocen trên (qp2) là 7,4m và Pleistocen dưới (qp1) là 19,6m, và không có lớp thấm nước yếu phân chia giữa 2 tầng chứa nước qp1 và qp2. Trong quá trình hút nước thí nghiệm đã tiến hành đo mực nước trong tất cả các lỗ khoan quan sát trong suốt thời gian hút nước và hồi phục mực nước. Thời gian tiến hành hút nước từ 15h50’ngày 10/12/2015 đến 9h00’ ngày 12/12/2015. Hình 2. Mặt cắt địa chất thủy văn tại chùm CHN1 Xét trường hợp hút nước thí nghiệm chùm CHN1 khi phễu hạ thấp mực nước lan tới sông và đạt trạng thái ổn định. Từ tài liệu quan sát mực nước khi hút nước thí nghiệm, lựa chọn thời điểm tính toán là t=160 phút, tại thời điểm này mực nước hạ thấp tại lỗ khoan CHN1-1B là S1=0,28m và tại lỗ khoan CHN1-2B là S2=0,18m, khoảng cách từ lỗ khoan hút nước tới lỗ khoan CHN1-1B là 8,7m, từ lỗ khoan hút nước tới lỗ khoan CHN1-2B là 21,1m. Thay các giá trị trên vào công thức (4) chúng ta xác định được sức cản trầm tích lòng sông ΔL=48m. 2( L + L) − r1 2(24,6 + L) − 8,7 Ln Ln S1 r1 0,28 8,7 = = S2 2( L + L) − r2 0,18 Ln 2(24,6 + L) − 21,4 Ln r2 21,4 L = 48m Xét trường hợp có dao động mực nước sông dẫn đến dao động mực nước dưới đất của tầng chứa nước. Mực nước sông Hồng tại trạm thuỷ văn Sơn Tây được đo với tần suất 6 giờ một lần và thể hiện trên hình 3 trong suốt thời gian thí nghiệm. Theo tài liệu đo mực nước tại các lỗ khoan trong chùm CHN1 và mực nước sông Hồng, ta có đồ thị dâng cao mực nước sông Hồng và mực nước dưới đất tại các lỗ khoan trong quá trình hút nước chùm CHN1 được thể hiện trong hình 4. Áp dụng công thức (7) và (10) xác định được các thông số địa chất thủy văn và sự biến thiên mực nước hạ thấp theo tài liệu dao động mực nước sông và trình bày chi tiết trong bảng 1. Từ bảng 1 xác định được hệ số dẫn nước của tầng chứa nước qp là 850 m2/ngày, hệ số truyền áp là 2.000.000 m2/ngày, khoảng cách từ lỗ khoan quan sát CHN1-2B tới lỗ khoan hút nước ảo bằng 80m, sức cản trầm tích lòng sông bằng 50,5m. Hình 3. Đồ thị dao động mực nước sông Hồng trước Hình 4. Đồ thị dâng cao mực nước sông Hồng và và trong thời gian thí nghiệm mực nước dưới đất trong quá trình hút nước thí nghiệm chùm CHN1 236
- Đồ thị biểu diễn biến thiên mực nước hạ thấp thực đo và tính toán tại lỗ khoan CHN1-2B và mức độ tương quan mực nước thực đo và tính toán tại lỗ khoan quan sát CHN1-2B được thể hiện trong hình 5 và hình 6. Hình 5. Đồ thị biến thiên mực nước hạ thấp thực Hình 6. Đồ thị tương quan mực nước thực đo và đo và tính toán tại lỗ khoan CHN1-2B tính toán tại lỗ khoan CHN1-2B Bảng 1. Tính toán biến thiên mực nước hạ thấp theo tài liệu dao động mực nước sông Hồng Khoảng Tổng Hạ Biến Hạ Hạ Biến cách từ hạ thấp thấp thiên Thời thấp thấp thiên lưu Hệ số Hệ số giếng mực mực mực gian giếng giếng lượng dẫn truyền áp quan nước nước nước (phút) CHN1 CHN1- giếng ảo (m2/ngày) (m2/ngày) sát tới tính thực sông (m) 2B (m) (m3/ngày) giếng toán đo (m) ảo (m) (m) (m) 0 0 0,8 0 0 850 2.000.000 80 0 0 360 0,11 0,8 0,08 125 850 2.000.000 80 0,062 0,08 720 0,25 0,8 0,16 159 850 2.000.000 80 0,144 0,16 1080 0,36 0,8 0,24 125 850 2.000.000 80 0,229 0,24 1440 0,46 0,8 0,31 113 850 2.000.000 80 0,31 0,31 1800 0,46 0,8 0,31 0 850 2.000.000 80 0,321 0,31 Như vậy, với kết quả tính toán nêu trên đối với lỗ khoan quan sát CHN1-2B trong chùm thí nghiệm CHN1 cho thấy mức độ tương quan mực nước thực đo và mực nước tính toán ở lỗ khoan quan sát CHN1- 2B khá cao (hệ số tương quan R2 đạt trên 0,9), phản ánh mức độ tin cậy của phương pháp và kết quả tính toán. Hệ số sức cản trầm tích lòng sông đối với tầng chứa nước qp tương đối phù hợp và gần bằng nhau (sai số tuyệt đối trung bình của ΔL giữa 2 trường hợp khoảng 1,25% là có thể chấp nhận được). Hệ số sức cản trầm tích lòng sông đối với tầng chứa nước qp được xác định là giá trị trung bình của kết quả tính toán trong các trường hợp và giá trị xác định được là 49,25m. 4. Kết luận Kết quả tính toán xác định thông số địa chất thủy văn khu vực Sen Chiểu huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội theo tài liệu hút nước thí nghiệm từ lỗ khoan trong đới ven sông Hồng cho thấy tại đây tầng chứa nước qp có hệ số dẫn nước tương đối cao, tới 850 m2/ngày nên tầng chứa nước có khả năng dẫn nước rất tốt, đặc biệt là chuyển tải lượng nước của sông Hồng cung cấp cho các công trình khai thác gần sông Hồng. Tại đây sức cản trầm tích lòng sông đối với tầng chứa nước Pleistocen được tính toán trong các trường hợp cho kết quả khá tin cậy với giá trị trung bình đạt 49,25m. Trong khi đó, các nghiên cứu trước đây về sức cản trầm tích lòng sông Hồng đối với tầng chứa nước qp ở thành phố Hà Nội cho kết quả rất khác biệt. Cụ thể, sức cản trầm tích lòng sông Hồng tại khu vực Thượng Cát là 218m (Đào Duy Nhiên, 2004), tại khu vực Cáo Đỉnh là 391,78m (Trần Minh, 2004), tại khu vực Nam Dư là 984m (Đào Duy Nhiên, 2005). Điều này cho thấy rất cần thiết thực hiện nghiên cứu về sức cản trầm tích lòng sông đối với tầng chứa nước Pleistocen. Việc nghiên cứu này góp phần đánh giá chính xác trữ lượng nước dưới đất khu vực Hà Nội, khi mà giá trị điều kiện biên của sông Hồng đối với tầng chứa nước Pleistocen thay đổi mạnh mẽ theo không gian. Tài liệu tham khảo Nguyễn Thế Chuyên, 2012. Xác định giá trị bổ cập từ sông Hồng vào nhà máy nước Nam Dư do khai thác nước gây ra. Luận văn thạc sĩ kỹ thuật, Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội. Triệu Đức Huy, 2008. Xây dựng mô hình dòng chảy nghiên cứu mối quan hệ thủy lực giữa nước mặt và nước dưới đất vùng Đan Phượng - Hà Tây. Luận văn thạc sĩ khoa học Địa chất thủy văn, Trường Đại học Mỏ-Địa chất, Hà Nội. 237
- Triệu Đức Huy và nnk, 2020. Vai trò của biên sông Hồng đối với lượng bổ cập cho nước dưới đất trong trầm tích Đệ tứ khu vực Hà Nội. Hội nghị toàn quốc khoa học trái đất và tài nguyên với phát triển bền vững (ERSD 2020). Triệu Đức Huy và nnk, 2018. Bảo vệ nước dưới đất ở các đô thị lớn. Lưu trữ Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia. Nguyễn Minh Lân và nnk, 2014. Đề tài KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu mối quan hệ giữa nước sông và nước dưới đất, đề xuất hệ phương pháp xác định trữ lượng khai thác nước dưới đất vùng ven sông Hồng từ thị xã Sơn Tây đến Hưng Yên”, mã số: TNMT.02.33. Lưu trữ Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền bắc. Đào Duy Nhiên và nnk, 2004. Báo cáo kết quả thăm dò nước dưới đất dự án Đầu tư xây dựng nhà máy nước ngầm Thượng Cát công suất 60000 m3/ngày. Lưu trữ Cục Quản lý tài nguyên nước. Đào Duy Nhiên và nnk, 2005. Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất dự án nâng công suất nhà máy nước Nam Dư lên 60.000 m3/ngày. Lưu trữ Cục Quản lý tài nguyên nước. Trần Minh và nnk, 2004. Báo cáo kết quả thăm dò bãi giếng Cáo Đỉnh - giai đoạn II. Lưu trữ Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền bắc. Trần Minh và nnk, 1984. Báo cáo thăm dò tỷ mỷ nước dưới đất vùng Hà Nội. Lưu trữ Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền bắc. Jacob Bear, 1972. Dynamics of Fluids in Porous Media. American Elsevier Publishing Company, Inc. ABSTRACT Determination of hydrogeological parameters by using pumping test data of wells in the Red River riparian zone when the river water level is changing simultaneously Trieu Duc Huy1, Tong Ngoc Thanh1, Nguyen Van Lam2, Dang Dinh Phuc3, Pham Ba Quyen1, Hoang Dai Phuc1 1 National Center for Water Resources Planning and Investigation 2 Hanoi University of Mining and Geology 3 Vietnam Association of Hydrogeology The hydraulic connection between groundwater and surface water occures in almost everywhere in the Red River riparian zone. The degree of the interaction depends on the geological structure, the degree of penetration of the river into the aquifer as well as on the width of the shear zone, the thickness and permeability of the riverbed sediments. In order to estimate the hydraulic connection between groundwater and surface water of the Red River, the resistance parameter of the river bed sediments has to be determined. Therefore, the determination of hydrogeological parameters according to the pumping test data from wells in the riparian zone when the river water level is changing simultaneously has a scientific significance. The research on determining the hydrogeological parameters of the Pleistocene aquifer in the Sen Chieu area, Phuc Tho district, Hanoi city by using the pumping test data from wells in the Red River riparian zone was conducted. The results of analyses and estimations of hydrogeological parameters by using the pumping test data with observation wells in different cases show that the Pleistocene aquifer here has a relatively high transmissivity with up to 850 m2/day, so it has very good permeability, especially it is good for conveying the volume of the Red River water supplying to the exploitation wells near the Red River bank. The calculated resistance of riverbed sediment in the Pleistocene aquifer gives quite reliable results in different cases with an average value of 49.25m. Keywords: Hydrogeology, groundwater, river bed sediment resistance, head variation boundary. 238
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bản đồ và mặt cắt địa hình_phần3
22 p | 497 | 111
-
Giáo trình tham khảo môn xác suất thống kê
229 p | 207 | 55
-
Xác định thông số địa chất thủy văn bằng phương pháp thực nghiệm bơm hút nước dưới đất (pumping test) tại khu công nghiệp Trà Nóc - thành phố Cần Thơ: Kết quả sơ bộ
8 p | 115 | 7
-
Nghiên cứu thực trạng đăng ký đất đai lần đầu, cấp giấy chứng nhận đối với đất ở cho hộ gia đình, cá nhân tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
8 p | 58 | 7
-
Nghiên cứu xác định độ lỗ rỗng hữu hiệu và độ phân tán tầng chứa nước Pleistocen khu vực Mộ Lao, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
15 p | 72 | 6
-
Nghiên cứu ứng dụng số liệu trọng lực đo trực tiếp và từ đo cao vệ tinh để hợp nhất kết nối hệ thống đứt gãy trên đất liền và biển khu vực đới bờ Đông Bắc Việt Nam
9 p | 41 | 4
-
Một số đặc điểm địa chất pliocen - đệ tứ, địa chất công trình khu vực miền Trung và Đông Nam thềm lục địa Việt Nam
10 p | 42 | 3
-
Nghiên cứu xác định địa hình và các đặc trưng dòng chảy tại phân lưu sông Hồng - sông Đuống sử dụng thiết bị đo sóng âm
3 p | 17 | 3
-
Xác định sắt và terbi trong mẫu địa chất bằng phương pháp trùng phùng gamma – gamma
8 p | 11 | 3
-
Cơ sở khoa học để xác định hệ thống nội dung bản đồ môi trường đất cấp tỉnh
9 p | 41 | 3
-
Xác định các hệ số mô hình dự báo lún Asadi phù hợp đặc điểm khai thác vỉa dốc tại bể than Quảng Ninh
10 p | 53 | 3
-
Xác định thông số địa chất thủy văn tầng chứa nước thấm xuyên Pleistocene khu vực Phố Nối theo tài liệu hút nước thí nghiệm
8 p | 92 | 3
-
Cơ sở khoa học của việc xác định các giá trị dị thường RTM ở các khu vực rừng núi Việt Nam
14 p | 46 | 2
-
Phương pháp xác định tọa độ trạm CORS theo khung tham chiếu mặt đất quốc tế - ITRF bằng Bernese 5.0
7 p | 24 | 2
-
Nghiên cứu, xác định mức độ đập vỡ đất đá hợp lý bằng nổ mìn cho điều kiện thực tế của mỏ than Đèo Nai
7 p | 37 | 2
-
Xây dựng hàm số đường cong mẫu cho bể than Quảng Ninh từ các số liệu quan trắc thực địa
7 p | 29 | 2
-
Xác định tốc độ ngấm trong đới không bão hòa của các thành tạo bở rời phục vụ nghiên cứu một số thông số dịch chuyển kim loại nặng vào tầng chứa nước
10 p | 3 | 2
-
Thách thức và tiếp cận mô hình ba chiều điều kiện địa chất công trình khu vực Hà Nội
9 p | 61 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn