Xử trí với bệnh của trẻ nhỏ
lượt xem 20
download
Xử trí với bệnh của trẻ nhỏ Xử trí đúng khi trẻ nhỏ chảy nước mũi Chảy nước mũi là hiện tượng thường gặp, nguyên nhân có thể do thời tiết, hóa chất, viêm nhiễm, dị vật mũi hoặc các khối u vùng mũi. Chảy nước mũi có thể tự hết nhưng cũng có thể để lại những di chứng. Mối phiền hà khi bị chảy nước mũi Bình thường hốc mũi được lót bởi một lớp niêm mạc thuộc đường hô hấp, đó là biểu mô trụ, có lông chuyển, có các tuyến chế tiết liên tục với niêm mạc của xoang...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xử trí với bệnh của trẻ nhỏ
- Xử trí với bệnh của trẻ nhỏ Xử trí đúng khi trẻ nhỏ chảy nước mũi Chảy nước mũi là hiện tượng thường gặp, nguyên nhân có thể do thời tiết, hóa chất, viêm nhiễm, dị vật mũi hoặc các khối u vùng mũi. Chảy nước mũi có thể tự hết nhưng cũng có thể để lại những di chứng. Mối phiền hà khi bị chảy nước mũi
- Bình thường hốc mũi được lót bởi một lớp niêm mạc thuộc đường hô hấp, đó là biểu mô trụ, có lông chuyển, có các tuyến chế tiết liên tục với niêm mạc của xoang và tai giữa. Trên bề mặt lớp biểu mô này được bao phủ lớp thảm nhầy để đảm bảo chức năng bảo vệ nhờ tác dụng giữ bụi bẩn, vi khuẩn rồi vận chuyển ra phía sau và xuống họng. Khi lớp biểu mô trong hốc mũi bị kích thích bởi thời tiết, hóa chất, viêm nhiễm, dị vật, các khối u lành hoặc ác tính… làm cho các tuyến chế tiết nằm trong lớp biểu mô tăng sản xuất dịch tiết nhiều hơn mức độ bình thường, từ đó gây ra hiện tượng chảy nước mũi mà ta vẫn thường gặp. Chảy nước mũi là biểu hiện mà bất cứ ai trong cuộc đời mình đều đã gặp, đã biết. Chảy nước mũi làm cho người bệnh khó chịu do làm giảm lượng không khí lưu thông trong mũi, bệnh nhân không tự tin khi giao tiếp vì cứ phải xì mũi hoặc khịt khạc thường xuyên. Hiện tượng chảy nước mũi có thể tự hết nhưng cũng có thể để lại những biến chứng do không điều trị kịp thời như viêm xoang, viêm tắc vòi tai, viêm họng, viêm thanh khí phế quản… thậm chí để lại di chứng cho trẻ như bộ mặt V.A (biểu hiện qua các dấu hiện như da xanh, miệng há, môi trên bị kéo xếch lên để lộ răng cửa vẩu, răng hay mọc lệch, môi dưới dài, thõng, đôi mắt mở to, trẻ có vẻ ngây ngô). Xử trí ban đầu tại nhà khi bị chảy nước mũi Vậy chảy nước mũi như thế nào thì cần phải điều trị và xử trí ban đầu tại nhà làm sao cho đúng? Chảy nước mũi có thể đi theo hai đường là chảy ngay ra cửa mũi
- trước (có thể nhìn thấy dễ dàng nên thường được điều trị sớm) và đường chảy ra cửa mũi sau, xuống thẳng họng miệng (ít khi được chú ý đến, nhất là nếu xuất hiện ở trẻ em, bố mẹ rất khó phát hiện và dễ gây các biến chứng như viêm tai giữa, viêm họng, viêm thanh- khí- phế quản). Nếu nước mũi chảy ra trước có màu trắng trong, bạn chỉ cần nhỏ nước muối 0,9% ngày 4-5 lần, mỗi bên mũi 3-4 giọt. Khi nước mũi đã chuyển sang màu vàng xanh, lúc này bệnh nhân cần phải được thăm khám bởi thầy thuốc tai mũi họng để xác định chính xác mức độ, nguyên nhân gây bệnh giúp cho việc dùng thuốc an toàn và hợp lý. Nếu dịch mũi chảy xuống họng, bạn có thể xác định qua cảm giác vướng vướng trong hốc mũi, tắc ở đoạn giữa mũi và họng đồng thời với việc hay phải khịt xuống để khạc đờm ra ngoài, một số bệnh nhân phàn nàn họ hay cảm giác buồn nôn, nôn khan khi đánh răng hoặc nuốt vướng. Ở trẻ nhỏ, chưa biết nói, bạn phát hiện bằng cách quan sát trẻ khi ngủ sẽ thấy tiếng thở to hơn bình thường, ho húng hắng, bú không được dài hơi như trước… Lúc này bạn nên đưa trẻ đi khám sớm, việc điều trị kịp thời sẽ tránh được tần suất phải sử dụng kháng sinh cho trẻ. Nếu dịch mũi chảy ra có lẫn máu lờ lờ như máu cá và có mùi hôi thối ở một bên, nên cảnh giác có dị vật tồn tại lâu ngày trong mũi hoặc các khối u trong hốc mũi đã hoại tử… Việc này không tự xác định được mà phải được thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa nhằm phát hiện sớm để giải quyết kịp thời. Dịch mũi cũng là một yếu tố đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh. Nếu thường xuyên bị hắt hơi, chảy nước mũi sẽ đồng nghĩa với việc lượng không khí
- đưa oxy cho cơ thể giảm dẫn đến hậu quả là làm việc chóng mệt, hay cáu gắt…, sức đề kháng của cơ thể cũng không còn tốt. Một số lưu ý khi bị chảy nước mũi Giai đoạn nước mũi chảy nhiều, nên hạn chế việc thường xuyên xì mũi bởi nếu không được nhỏ thuốc làm loãng dịch và xì mũi không đúng cách, dịch mũi sẽ vào tai giữa và xoang. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra biến chứng viêm tai giữa hoặc viêm xoang cấp. Vậy phải xì mũi thế nào cũng là một việc bạn nên biết và phải hướng dẫn cho trẻ. Phải nhỏ thuốc làm cho hốc mũi thông thoáng (các thuốc co mạch) rồi bịt từng bên mũi để xì. Nếu khi xì thấy ù tai, đau tai phải dừng lại, bịt chặt mũi, ngậm mồm rồi nuốt khí liên tục đến khi hết ù. Ở trẻ nhỏ, viêm mũi luôn khởi nguồn cho các bệnh nặng khác như viêm phổi, phế quản phế viêm… thậm chí có thể có những biến chứng toàn thân như viêm cầu thận, thấp tim, viêm khớp do liên cầu b tan huyết nhóm A trong dịch mũi gây bệnh. Vì vậy, bố mẹ phải xác định chữa ngay cho con khi bắt đầu có nước mũi là rất cần thiết. Xử trí khi trẻ bị vật nhọn xuyên vào mắt Chấn thương xuyên do vật sắc nhọn vào mắt (có thể là dao, kéo, mảnh kính vỡ, que nhọn, đầu ngòi bút…) là một trong những chấn thương thường gặp ở trẻ em.
- Hoàn cảnh xảy ra tai nạn có thể là trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, trẻ nghịch dao kéo tự chọc vào mắt hay chơi đùa chọc vào mắt nhau, hoặc đánh nhau. Một số trường hợp, sau chấn thương có thể bị bỏ quên do trẻ chỉ thấy đau thoáng qua, rồi lại chơi đùa bình thường, không thấy chói, chảy nước mắt. Sau một thời gian, hoặc mắt bị viêm âm ỉ, nhiễm trùng, gia đình mới phát hiện ra và đưa trẻ đi bệnh viện. Những trường hợp muộn thường gây khó khăn cho quá trình điều trị để lấy lại được thị lực cho trẻ. Tổn thương nguy hiểm Mỗi vật gây nên chấn thương có thể dẫn đến những tổn thương khác nhau về hình dạng hay nguy cơ gây nhiễm trùng. Vì vậy khi trẻ đến khám cần được hỏi kỹ hoàn cảnh xảy ra chấn thương để có cơ sở và giúp cho quá trình điều trị. Chấn thương xuyên do vật sắc nhọn có thể xuyên qua mi vào bên trong nhãn cầu hoặc xuyên trực tiếp vào nhãn cầu. Tổn thương trên nhãn cầu có thể ở giác mạc hoặc củng mạc. Khi tác nhân vào sâu bên trong nhãn cầu sẽ gây các tổn thương như rách, kẹt mống mắt, chảy máu, đục vỡ thể thủy tinh, xuyên vào dịch kính… Ảnh hưởng của chấn thương xuyên do vật sắc nhọn đến thị lực của trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: - Lứa tuổi của trẻ khi xảy ra chấn thương. Trẻ nhỏ bị chấn thương dễ xảy ra nhược thị hơn người lớn.
- - Độ lớn của vật gây ra chấn thương, vật gây ra chấn thương càng lớn, càng xuyên vào sâu làm tổn thương nhiều đến nhãn cầu càng để lại nhiều ảnh hưởng. - Vị trí của tổn thương, ở trung tâm giác mạc ảnh hưởng nhiều đến thị lực hơn là các vùng khác. - Mức độ xuyên và các tổn thương của mống mắt, thể thủy tinh làm ảnh hưởng thêm đến thị lực. - Thời gian được sơ cứu và xử trí thực thụ. - Sau chấn thương có bị nhiễm trùng hay không. Xử trí và phòng ngừa Khi trẻ gặp chấn thương xuyên nhãn cầu do vật sắc nhọn cần chuyển đến trung tâm nhãn khoa càng sớm càng tốt. Sau chấn thương mắt nên được băng để tránh đè ép có thể gây phòi tổ chức nội nhãn và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Tốt nhất là băng bằng miếng plastic băng mắt. Có thể tra thuốc kháng sinh dạng nước vào mắt nhưng tuyệt đối không sử dụng thuốc mỡ. Dùng thuốc giảm đau và an thần cho trẻ để tránh kích thích và đau đớn. Phòng ngừa: - Giáo dục trẻ sử dụng những vật an toàn.
- - Tập cho trẻ có thói quen sử dụng kính bảo hộ trong lao động… - Đối với những trẻ ở trong lứa tuổi đi nhà trẻ, mẫu giáo tránh không cho trẻ chơi với những đồ chơi sắc nhọn. Giáo dục cho trẻ tránh những hành vi bạo lực… Xử trí khi trẻ bị chốc nhọt, rôm sảy Thời tiết oi bức mùa hè thường khiến bé dễ bị rôm sảy, chốc, nhọt. Nếu cha mẹ không biết cách xử trí kịp thời hoặc đề phòng cho trẻ, bệnh tiến triển nặng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Rôm sảy Rôm sảy là bệnh thường gặp vào mùa nóng ở những trẻ hay bị ra mồ hôi nhiều. Bệnh xảy ra khi tuyến mồ hôi bị chèn ép, bít kín lại làm mồ hôi bị tắc nghẽn, không thoát ra ngoài da được. Khi mắc bệnh, da bé nổi nhiều nốt đỏ, nhỏ, cứng ở trán, ngực, lưng làm da sần sùi, ngứa ngáy, đau châm chích, nhất là lúc nóng nực, ra mồ hôi. Tiến triển bệnh tùy vào nhiệt độ môi trường, nếu rôm sảy kèm theo nhiễm khuẩn sẽ gây chốc, nhọt. Xử trí khi bé bị rôm sảy: - Cần tránh môi trường nóng nực, giữ da bé thoáng mát. - Tắm rửa với sữa tắm Lactacyd BB hoặc thuốc tím pha loãng màu hồng lợt hoặc nước nấu khổ qua. - Thoa bột Talc vào những vùng da hay ra mồ hôi. - Cho bé uống nhiều nước, hạn chế ăn ngọt.
- - Chữa trị nhiễm khuẩn da đi kèm. Bệnh chốc, nhọt * Chốc Đây cũng là bệnh nhiễm trùng da thường gặp ở trẻ em vào mùa nóng. Bệnh thường do tụ cầu gây ra, đôi khi do nhiễm liên cầu. Bệnh bắt đầu bằng vết phỏng nước nhỏ, hình tròn chung quanh có quầng viêm đỏ. Dịch bóng nước lúc đầu trong, sau đục dần, thành mủ. Phỏng mủ mau vỡ để lại vết trợt đỏ, nông, khi khô đóng lại thành mài màu vàng như mật ong. Nếu tổn thương nông thì lúc lành không để lại sẹo. Đôi khi chốc da đầu bắt đầu hình thành từ mụn nước hoặc mụn mủ. Trẻ bị chốc ở da đầu có thể gây sốt viêm hạch ở vùng sau tai, vùng cổ, nặng hơn là bị nhiễm trùng máu. Chốc cũng có thể lan rộng to hơn, sâu hơn gọi là chốc loét, khi lành sẽ để lại sẹo thâm. * Nhọt Nguyên nhân do độc lực của vi trùng mạnh làm viêm tổ chức chung quanh gây hoại tử cả một vùng. Đầu tiên chỉ là một cục cứng, đỏ, đường kính 1-2cm, đau, từ từ cục mềm dần trong khoảng 7-10 ngày. Sau đó mềm nhũn, vỡ ra và chảy mủ đặc, trắng vàng, chảy hết mủ thì nhọt hình thành sẹo.
- Lúc mới nổi nhọt có thể gây đau, sốt, nổi hạch ở vùng kế cận. Một số ít trường hợp tụ cầu vàng có thể vào máu gây nhiễm trùng máu, tắc nghẽn xoang hang ở sau não, gây viêm màng não, rất nguy hiểm. Nếu thấy trẻ bị chốc, nhọt, việc nên làm là: - Vệ sinh da bé sạch sẽ, giữ da thoáng mát. - Tắm thuốc tím pha loãng giúp hạn chế nhiễm trùng da. - Bôi thuốc chống nhiễm trùng như Eosine, Milian, Fucidin, Bactroban. - Dùng kháng sinh toàn thân khi cần thiết và phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Lưu ý khi trẻ có biểu hiện nặng Da trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất mỏng manh và nhạy cảm, nên dù chỉ một vết trầy xước nhỏ hay tình trạng vệ sinh không tốt đều có thể gây viêm nhiễm. Do đó, ngoài việc giữ vệ sinh da hàng ngày, chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dưỡng chất, cha mẹ cần lưu ý: - Đối với trẻ sơ sinh: (dưới 4 tuần tuổi), dù là một mẩn đỏ rất nhỏ trên da, cần luôn giữ vệ sinh, tránh sự lây nhiễm thêm, theo dõi nếu nổi nhiều mẩn đỏ nữa hay lan rộng ra kèm sốt, quấy khóc, mất ngủ, bỏ bú, thở nhanh hay bất kỳ dấu hiệu bất thường nào…, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ chẩn đoán và có chỉ định điều trị cụ thể, thích hợp. - Trẻ lớn hơn, khi bị các bệnh trên mà những phương pháp xử trí đã nêu không cải thiện, bệnh nặng thêm kèm sốt và các biểu hiện bất thường cũng nên đưa trẻ đi bác sĩ ngay để được chẩn đoán chính xác, điều trị kịp thời, chế độ chăm sóc tốt hơn, tránh các biến chứng nặng xảy ra như: bội nhiễm gây nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm màng não… nếu trễ sẽ có khả năng tử vong.
- Các bậc cha mẹ cũng đừng quá lạm dụng việc tự điều trị theo cách dân gian, tự mua thuốc ở các tiệm thuốc tây, thuốc bắc… vì dù là bệnh da nhẹ nhưng đôi khi có thể gây bội nhiễm, dị ứng thuốc làm bệnh tiến triển nặng thêm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Viêm ruột thừa ở trẻ em
5 p | 244 | 32
-
Cảnh giác với bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em trong mùa lạnh
5 p | 165 | 20
-
Xử trí đúng khi trẻ nhỏ chảy nước mũi
5 p | 187 | 11
-
Viêm thanh quản cúm ở trẻ nhỏ
5 p | 156 | 9
-
Bỏng ở trẻ nhỏ - Vấn đề cần được quan tâm
9 p | 100 | 8
-
Giảm béo cho trẻ: Khó mà dễ
7 p | 90 | 7
-
Xử trí với bé nôn, trớ
5 p | 72 | 7
-
Thuốc nhỏ mũi - Cẩn thận với trẻ dưới 7 tuổi
6 p | 89 | 6
-
Trẻ bị chó cắn: Xử trí và phòng ngừa
4 p | 72 | 6
-
Muôn thuở chuyện biếng ăn của trẻ
4 p | 74 | 5
-
Kinh nghiệm xử trí viêm đường hô hấp trẻ nhỏ.
7 p | 75 | 4
-
Cách bảo vệ làn da non nớt của trẻ sơ sinh
4 p | 112 | 4
-
5 yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư da trẻ nhỏ
5 p | 75 | 4
-
Khi con trẻ tè dầm
5 p | 63 | 4
-
5 điều không nên làm đối với giấc ngủ của trẻ
4 p | 139 | 3
-
Đề phòng sốt cao ở trẻ
4 p | 84 | 2
-
Thực trạng thực hành xử trí ban đầu của bố mẹ trong chăm sóc trẻ sốt trước khi nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn năm 2022
5 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn