10 cách bảo vệ dữ liệu trong các doanh nghiệp
lượt xem 7
download
Nhiều tổ chức tập trung vào việc bảo vệ chống lại các tấn công bên ngoài nhưng lại bỏ qua những hiểm họa thậm chí còn nguy hiểm hơn nhiều: mất cắp dữ liệu bởi ai đó bên trong công ty. Đây là một góc nhìn quan trọng cần phải đề cập đến trong vấn đề bảo mật. Các hacker tấn công "bắn hạ" mạng thường nhận được rất nhiều sự quan tâm, vì vậy các công ty cũng thường quan tâm đến việc bảo vệ chống lại những mối đe dọa này. Tuy nhiên nếu tổ chức của bạn...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 10 cách bảo vệ dữ liệu trong các doanh nghiệp
- 10 cách bảo vệ dữ liệu trong doanh nghiệp Nhiều tổ chức tập trung vào việc bảo vệ chống lại các tấn công bên ngoài nhưng lại bỏ qua những hiểm họa thậm chí còn nguy hiểm hơn nhiều: mất cắp dữ liệu bởi ai đó bên trong công ty. Đây là một góc nhìn quan trọng cần phải đề cập đến trong vấn đề bảo mật. Các hacker tấn công "bắn hạ" mạng thường nhận được rất nhiều sự quan tâm, vì vậy các công ty cũng thường quan tâm đến việc bảo vệ chống lại những mối đe dọa này. Tuy nhiên nếu tổ chức của bạn chỉ tập trung vào kiểu bảo mật này, việc đó tương tự với kiểu đặt tất cả cố gắng vào việc ngăn chặn một kẻ mang bom tấn công vào công ty nhưng lại quên đi sự quan tâm đến kẻ trộm lẩn trốn ở cửa sau và “đánh cắp” đi tất cả những tài sản quý giá. Một cách đáng tiếc, những đề phòng bảo mật dùng để ngăn chặn các tấn công DoS, virus, worm, và các tấn công khác lại dường như không thể giải quyết được đến vấn đề sảo quyệt hơn: trộm dữ liệu công ty cho mục đích gián điệp hoặc các mục đích khác. Sự phơi bày các bí mật thương mại trước một đối
- thủ cạnh tranh hoặc phóng thích các thông tin riêng tư của công ty cho giới truyền thông, trong một số trường hợp, có thể gây ra mất mát rất nhiều so với thời gian ngừng hoạt động của máy móc. Trong bài này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn những gì cần phải thực hiện để bảo mật dữ liệu cho công ty bạn. 1. Thực hiện nguyên tắc đặc quyền tối thiểu và thiết lập các chính sách cho việc ghi chép Có hai triết lý đối ngược nhau mà từ đó bạn có thể thiết lập các chính sách truy cập mạng. Đầu tiên, chính sách “mở tất cả”, giả thiết rằng tất cả dữ liệu có sẵn đối với mọi người trừ khi bạn cần phải hạn chế sự truy cập. Thứ hai, chính sách “đặc quyền tối thiểu”, hoạt động trên giả định rằng tất cả dữ liệu đều được hạn chế ở mức tối đa trước mỗi người dùng trừ khi họ được trao quyền truy cập. Sau đó giống như chính sách “cần biết” của các trung tâm tình báo chính phủ: Trừ khi người dùng có nhu cầu cấp thiết cần phải truy cập vào một file cụ thể, bằng không họ sẽ không thể truy cập được nó. Cần phải làm rõ một điều rằng, các nhân viên không được copy các thông tin quan trọng hay mang nó về nhà, hoặc email ra ngoài mạng nội bộ mà
- không có sự cho phép. Mặc dù vậy, trừ khi đặt ra các chính sách như vậy trong các văn bản giấy tờ và có chữ ký của nhân viên để xác nhận, bằng không khó có thể bắt người dùng của bạn thực thi tốt các chính sách đó. Các nguyên tắc không được viết ra sẽ rất khó có hiệu lực. Các chính sách cũng cần phải cụ thể và có ví dụ cho những gì bị cấm. Các nhân viên có thể không hiểu nếu họ không được giải thích một cách tường tận, chẳng hạn như việc email một tài liệu công ty dưới danh nghĩa đính kèm đến ai đó bên ngoài mạng (hoặc thậm chí đến chính tài khoản của họ ở nhà) sẽ vi phạm chính sách copy tài liệu đó vào USB và nói chuyện về nó bên ngoài công ty của mình. Thêm vào đó, việc diễn đạt chính sách cần phải rõ ràng để thể hiện sự cấm đoán không chỉ có các ví dụ mà bạn đưa ra. 2. Thiết lập các đặc quyền hạn chế và thẩm định truy cập Không thể chỉ phụ thuộc vào các chính sách để bảo vệ dữ liệu của mình. Hãy nói với các nhân viên những gì họ không nên thực hiện, cách thức này sẽ tránh được việc ai đó trong số họ thực hiện những sai trái do cẩu thả. Sự thi hành các chính sách mang tính kỹ thuật sẽ tước bỏ lựa chọn về việc có tuân
- theo hay không của họ. Do đó bước đầu tiên trong việc bảo vệ dữ liệu là thiết lập các đặc quyền thích hợp cho file và thư mục. Cũng cần phải nói thêm rằng, dữ liệu trên các mạng Windows nên được lưu dưới các ổ đĩa có định dạng NTFS để có thể sử dụng các đặc quyền NTFS cùng với đặc quyền chia sẻ. Định dạng NTFS của ổ đĩa sẽ có nhiều chi tiết hơn đặc quyền chia sẻ và áp dụng cho người dùng truy cập dữ liệu trên máy tính nội bộ cũng như qua mạng. Trong khi thực thi nguyên tắc đặc quyền tối thiểu, cần cho phép người dùng mức đặc quyền thấp nhất có thể để họ có thể thực hiện các công việc của mình. Cho ví dụ, cấp đặc quyền “Read Only” để tránh người dùng có thể thay đổi các file dữ liệu quan trọng. Ngoài ra bạn cũng có thể thiết lập hành động thẩm định file hoặc thư mục có chứa dữ liệu nhạy cảm để có thể biết ai đã truy cập vào nó và truy cập khi nào. Về vấn đề này bạn có thể tìm hiểu thêm về cơ chế thẩm định truy cập đối tượng trên Windows Server tại đây. Ngoài ra còn có rất nhiều giải pháp thẩm định của các bên thứ ba mà bạn có thể sử dụng để thẩm định truy cập file trong các site lưu trữ:
- NTP Software File Auditor Blue Lance LT Auditor + isdecisions FileAudit for Windows 3. Sử dụng mã hóa Một thuận lợi khác cho việc lưu trữ dữ liệu trên các thiết bị có định dạng NTFS là khả năng sử dụng mã hóa Encrypting File System (EFS). EFS được hỗ trợ trong Windows 2000 và các hệ điều hành gần đây, nó có thể chặn người dùng mở các file dữ liệu thậm chí có các đặc quyền NTFS. Trong Windows XP/2003 và các hệ điều hành gần đây, các thư mục mã hóa có thể được chia sẻ với người dùng khác bằng cách gán cho họ các đặc quyền nào đó thông qua hộp thoại mã hóa. Tuy nhiên vẫn có một con đường mà ở đó dữ liệu có thể bị mất cắp là mất toàn bộ máy tính, đặc biệt nếu nó là các máy tính laptop. Trong các phiên bản Vista và Windows 7 Enterprise, Ultimate, bạn có thể sử dụng chức năng mã hóa toàn bộ ổ đĩa để bảo vệ dữ liệu trong trường hợp bị mất máy tính. Ngoài các tính năng đi kèm các hệ điều hành của Microsoft, bạn có thể lựa chọn các phần mềm thay thế khác từ các hãng thứ ba như:
- PGP Whole Disk Encryption Check Point Full Disk Encryption Software Blade 4. Thực thi quản lý quyền Một số hành vi trộm cắp dữ liệu có thể được ngăn ngừa bằng cách sử dụng các phương pháp trên để giữ cho những người không cần thiết không truy cập vào dữ liệu đó. Tuy nhiên điều gì sẽ xảy ra nếu hành vi trộm cắp đến từ những người mà bạn cần trao quyền truy cập? Bạn có thể sử dụng tính năng Windows Rights Management Services (RMS) và Information Rights Management (IRM) trong nhiều phiên bản Office 2003 và Office 2007 để ngăn chặn người dùng chuyển tiếp, copy hay sử dụng sai các thư tín điện tử và tài liệu Office (các file Word, Excel và PowerPoint) mà bạn gửi đến họ. 5. Hạn chế sử dụng thiết bị lưu trữ ngoài Một trong những cách phổ biến nhất để mang các thông tin dữ liệu ra khỏi tổ chức là copy nó vào các thiết bị lưu trữ ngoài. Các ổ USB ngày nay có giá thành rất rẻ và cũng rất dễ che dấu, dung lượng lưu trữ ngày càng cao. Ngoài ra người dùng cũng có thể copy file dữ liệu sang các thiết bị iPod hoặc MP3 player, hoặc vào các đĩa CD, DVD bằng cách sử dụng ổ ghi. Để tránh tình
- trạng mất dữ liệu kiểu này, bạn cần hạn chế vĩnh viễn sự cài đặt các thiết bị USB bằng cách gỡ bỏ tất cả các cổng vật lý hoặc bịt chúng bằng một hợp chất nào đó. Ngoài biện pháp vật lý nói trên, bạn có thể sử dụng các phần mềm để vô hiệu hóa việc sử dụng các thiết bị ngoài trên các máy tính cá nhân hoặc trong toàn bộ mạng. Trong Vista, bạn có thể hạn chế sử dụng thiết bị ngoài (như USB hoặc CD/DVD burner) thông qua Group Policy. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm các sản phẩm của các hãng thứ ba, chẳng hạn như Portable Storage Control (PSC) của GFI là một ví dụ. 6. Kiểm soát tốt các laptop Một cách nữa mà người dùng có thể lấy đi các file dữ liệu quan trọng trong tổ chức bạn là kết nối với mạng nội bộ bằng laptop hoặc thiết bị cầm tay, copy các file vào ổ cứng của nó, sau đó mang máy tính đi nơi khác. Để tránh tình trạng này, bạn cần duy trì sự kiểm soát chặt chẽ về việc sử dụng máy tính kết nối với LAN, không chỉ từ xa mà còn cắm trực tiếp vào hub hoặc switch trong mạng của bạn. Có thể sử dụng Ipsec để ngăn chặn các máy tính không phải là thành viên
- miền có thể kết nối với máy chủ file và các máy tính khác trong mạng LAN. 7. Thiết lập các nguyên tắc cho nội dung gửi đi Tường lửa có thể thực hiện khóa chặn lưu lượng và không cho gửi vào, ra khỏi mạng. Chúng cũng có thể cho phép một số lưu lượng nào đó có thể rời mạng. Dữ liệu của bạn có thể được gửi ra bên ngoài hoặc nó có thể được gửi ra một cửa ảo thông qua email, tính năng chia sẻ file ngang hàng,… Bạn có thể thiết lập tường lửa để khóa một số kiểu giao thức gửi ra, chẳng hạn như những giao thức được sử dụng bởi phần mềm P2P. Có thể thiết lập máy chủ mail sao cho nó khóa chặn việc gửi các đính kèm gửi đi. Ngoài ra bạn có thể khóa nội dung gửi đi bởi các từ khóa bằng các thiết bị, phần mềm hoặc dịch vụ lọc nội dung như: Microsoft ForeFront technologies McAfee’s MX Logic GFI Mail Security Google’s Postini 8. Kiểm soát truyền thông không dây
- Dù có thể khóa việc gửi đi một số dữ liệu nào đó bằng tường lửa hoặc các hệ thống lọc, nhưng vẫn có người có thể kết nối laptop trong công ty đến một mạng không dây khác. Hoặc vẫn có người có thể truy cập Internet qua cách sử dụng điện thoại di động làm modem. Để phòng tránh những lỗ hổng này, bạn cần phải kiểm soát chặt chẽ các mạng không dây gần đó, và nếu có thể, cần phải thực thi biện pháp khóa tín hiệu của chúng một cách hợp lý. 9. Kiểm soát sự truy cập từ xa Người dùng có thể không nhất thiết phải ở trong công ty mới có thể lấy được dữ liệu công ty của bạn. Với sự phổ biến của việc liên lạc từ xa và làm việc trên đường, họ hoàn toàn có thể truy cập mạng công ty thông qua nhiều kỹ thuật truy cập từ xa. 10. Cần biết các phương pháp đánh cắp dữ liệu mới nhất Cần phải nhớ rằng dữ liệu của bạn có thể bị lấy đi dưới nhiều dạng khác nhau. Người dùng có thể in ra một tài liệu và mang nó ra khỏi công ty, hoặc kẻ trộm có thể đánh cắp các tài liệu đã được in ấn từ các thùng rác nếu chúng chưa được xén nát. Thậm chí nếu có thực thi công nghệ như quản lý quyền để ngăn chặn hành động copy và in ấn tài liệu thì vẫn có người có thể sử dụng
- kỹ thuật chụp ảnh màn hình hoặc thậm chí ngồi và copy các thông tin một cách thủ công. Cần biết tất cả các cách có thể lấy đi những dữ liệu quan trọng của bạn, từ đó bạn mới đưa ra các bước bảo vệ chống lại chúng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bảo vệ laptop trong môi trường Wifi
15 p | 184 | 70
-
10 cách đơn giản để bảo vệ Vista
9 p | 158 | 49
-
10 cách phát hiện và tận diệt virus máy tính
9 p | 132 | 17
-
Giáo án an toàn bảo mật -10
10 p | 110 | 17
-
Chương 10: Cơ sở dữ liệu, SQL, và ADO .NET
69 p | 143 | 15
-
Truy Xuất Dữ Liệu Với .NET part 10
2 p | 91 | 15
-
Bài giảng Chương 10: Hỗ trợ và quản trị mạng
58 p | 85 | 7
-
.Bảo quản và sử dụng thẻ nhớ đúng cách
5 p | 72 | 6
-
Tính năng mới trong phiên bản mới Google Chrome
3 p | 78 | 6
-
10 cách bảo vệ bạn trên mạng
4 p | 82 | 5
-
Top 10 plug in Chrome dành cho doanh nghiệp
3 p | 66 | 5
-
Giáo trình Đào tạo thường xuyên (Nghề: Em sử dụng máy tính khoa học) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
126 p | 10 | 5
-
10 cách đơn giản bảo vệ Vista
8 p | 73 | 5
-
10 thiết lập IE giúp bạn lướt web an toàn hơn
8 p | 79 | 4
-
Cách tạo Service trong Snow Leopard – P.1
5 p | 49 | 3
-
Nghiên cứu cải tiến phương pháp XSM trong dự đoán chi phí hoàn thành dự án phần mềm
4 p | 9 | 3
-
Tự bảo vệ mình trước lỗ hổng VML mới của Internet Explorer
5 p | 56 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn