intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

An toàn và hợp lý trong sử dụng thuốc đông dược

Chia sẻ: Dfsfds Fsdfdsf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

97
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

An toàn và hợp lý trong sử dụng thuốc đông dược .Vấn đề này có liên quan đến nhiều khâu: từ đất gieo trồng dược liệu, đến thu hái, chế biến, bảo quản, đến nhiều người, nhiều ngành, nhưng chẩn đoán, lựa chọn vị thuốc để dùng, cách dùng thế nào lại phụ thuộc vào thầy thuốc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: An toàn và hợp lý trong sử dụng thuốc đông dược

  1. An toàn và hợp lý trong sử dụng thuốc đông dược
  2. Vấn đề này có liên quan đến nhiều khâu: từ đất gieo trồng dược liệu, đến thu hái, chế biến, bảo quản, đến nhiều người, nhiều ngành, nhưng chẩn đoán, lựa chọn vị thuốc để dùng, cách dùng thế nào lại phụ thuộc vào thầy thuốc. YHCT có hệ thống lý luận rất phong phú và chặt chẽ và cũng thật khó Đông dược có nguồn gốc từ động vật, khoáng vật và thực vật đã được cổ nhân phát hiện và sử dụng hàng ngàn năm để phục vụ cho sức khoẻ con người.
  3. Qua thực tiễn, người ta đã biết vận dụng lý luận của học thuyết Âm dương - Ngũ hành, tính biến đổi của kinh dịch, xây dựng nên y lý YHCT. Theo học thuyết Âm dương thì bệnh hàn phải dùng thuốc ôn nhiệt. Bệnh nhiệt tuỳ mức độ mà dùng thuốc hàn, lương. Khi dùng sai các kinh văn đã chỉ ra: “Hàn ngộ hàn tắc tử Nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng” Lại có Tứ khí ngũ vị và quy kinh để chỉ rõ tác dụng vị thuốc với tạng phủ: vị mặn vào thận, vị đắng vào tâm, vị cay vào phế, vị ngọt vào tỳ. Muốn cho thuốc vào đúng chỗ, thì cần sao tẩm, dùng tá dược như dấm, muối, đường mật hay rượu để chế thuốc. Cách bào chế sẽ thay đổi tính vị của thuốc. Thuốc còn tác dụng theo kiểu thăng, giáng, phù, trầm, khi chữa lại cần chẩn đoán bệnh ở biểu hay lý, thượng tiêu, trung tiêu hay hạ tiêu, để chọn loại thuốc tác dụng ở biểu hay lý, ở tâm hay tỳ, trên hay dưới cho phù hợp.
  4. Những điều trình bày trên chính là y lý của YHCT. Muốn sử dụng an toàn và hiệu quả, còn cần lưu tâm đến tính tương tác của các vị thuốc với nhau, các vị thuốc với thức ăn. Khi phối hợp, các vị thuốc có thể làm tăng tác dụng chính, làm giảm tác dụng phụ nhưng cũng có thể làm mất hay giảm tác dụng chính. Đó là nội dung người viết muốn giới thiệu ở đây. Agiao- Gelatin, Gelatinum Asini Tính vị: vị ngọt, bình tính vào 3 kinh phế, can, thận. Tác dụng: tư âm dưỡng huyết, cầm máu an thai. Không dùng cho người tỳ vị hư, chán ăn chậm tiêu dễ và lỏng. Ba đậu, Croton Tiglium L Họ Thầu đầu (Euphorbiaceae). Dầu Ba đậu độc với da và mắt. Là thuốc xổ mạnh . Độc bảng A. Thận trọng cho tất cả mọi người. Ba kích, Morinda Officinalis- Họ Cà phê (Rubiaceae)
  5. Tính vị: Cay, ngọt, ấm, vào kinh thận. Tác dụng: Bổ thận, ích tinh, điều huyết mạch bổ trùng tiêu. Không dùng cho người âm hư, hoả vượng. Ba kích dễ mốc mọt, có thể sấy hơi lưu huỳnh để bảo quản. Bá tử nhân, Thujae Orientalis Semen- Họ Trắc bá (Cupressacenere). Tính vị: ngọt bình tính vào 2 kinh tâm tỳ. Tác dụng: bổ tâm tỳ, nhạn huyết. Không dùng cho người có đờm, dễ ỉa lỏng. Bạc hà, Mentha Arvensis L- Họ Hoa môi (Labiatea). Tính vị quý kinh: cay, mát, vào phế, can. Tác dụng: tán phong nhiệt, phát hàn giải biểu. Không dùng Bạc hà dại
  6. Bạch chỉ, Angelica Dahurica Benth et Hook- Họ Hoa tán Tính vị qui kinh: cay,ấm, vào kinh phế, đại tràng. Tác dụng: Phát biểu giải cơ, tán phong táo thấp, hoạt huyết. Sao qua để chữa lâm lậu. Sao cháy chữa rỉ máu. Chú ý phân biệt với Độc hoạt và Bạch chỉ nam. Độc hoạt là thuốc chữa phong thấp. Bạch chỉ nam chữa lở ngứa (theo kinh nghiệm dân gian) Bách hợp: Lilium Browni FE Brown var colehosleri Wilson- Họ Hành tỏi Liliaceae Tính vị qui kinh: đắng hơi lạnh vào kinh tâm phế. Tác dụng: nhuận phế định tâm an thần Không dùng cho người trúng hàn
  7. Cần phân biệt với thứ vẩy của Tỏi voi là loại hoa loa kèn đỏ, có tên amryllis beiladoca swell thuộc họ Thuỷ tiên. Loại này vẩy to không nhớt. Tỏi voi có thể gây nôn, ngứa Cũng cần phân biệt với Hải thông, Họ Hành tỏi: loại vẩy này nhỏ hơn vẩy Bách hợp, có vị cay, khi dùng dễ bị say thuốc. Còn Bách hợp đúng có màu trắng ngà, trong sáng, tép khô dày, không đen, không mốc, nhiều chất nhớt Bạch mao căn, Rễ cỏ tranh- Imperatae Rhizoma, họ Lúa Poaceae (Graeineae) Tính vị qui kinh: vị ngọt lạnh vào 3 kinh: tâm, tỳ, vị. Tác dụng: chữa lậu nhiệt, lậu mủ, đái ra máu, nôn ra máu, chảy máu mũi. Không dùng cho người không có thực nhiệt, người hư lao
  8. Chỉ xin nêu một số vị trong vần A-B-C đã thấy được một phần trong tính đặc thù của sử dụng thuốc y học cổ truyền. Chuyện an toàn có liên quan đến nhiều khâu: từ đất gieo trồng dược liệu, đến thu hái, chế biến, bảo quản. Đó là vấn đề liên quan đến nhiều người, nhiều ngành. Nhưng sử dụng từng vị thuốc cụ thể lại phụ thuộc vào thầy thuốc. Thầy thuốc chẩn đoán theo bát cương, theo tạng phủ... để chọn vị thuốc. Vị thuốc nào đúng chỉ định, vị nào không dùng được, vị nào dùng thận trọng đối với loại bệnh nào. Đó là chưa đề cập tới khi sắc thuốc uống phải sắc thế nào, người bệnh không được ăn chất gì, chú ý những gì.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
34=>1