TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 13, 2002<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG ĐẾN <br />
MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÍ VÀ SẢN LƯỢNG CỦA LÚA IR19474<br />
Phạm Thị Ngọc Lan, Trương Văn Lung<br />
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế<br />
<br />
<br />
Phân bón là một trong những khâu mấu chốt để nâng cao sản lượng cây trồng. <br />
Nhưng với một nền phân đại lượng đầy đủ thì sản lượng cây trồng cũng chỉ tăng <br />
đến đến một mức độ nhất định. Phân vi lượng một phần nào góp phần cùng với <br />
phân đại lượng sẽ nâng cao sản lượng thu hoạch. Để có cơ sở sử dụng hợp lí nguồn <br />
phân vi lượng cần có các thử nghiệm để đánh giá hiệu lực của các nguyên tố vi <br />
lượng đến các chỉ tiêu sinh lý và sản lượng của cây trồng ở trên từng vùng đất. <br />
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nguyên tố vi lượng đến một số chỉ tiêu sinh lý và <br />
sản lượng của giống lúa IR 19474 là trong hướng nghiên cứu này. <br />
<br />
1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1.1. Đối tượng nghiên cứu: Giống lúa IR 19474 (13/2) của trung tâm lúa giống <br />
tỉnh Thừa Thiên Huế.<br />
1.2. Phương pháp nghiên cứu:<br />
+ Các dung dịch vi lượng sử dụng là: CuSO 4 0.02%, MnSO4 0.05%, ZnSO4 <br />
0.01%, (NH4)2M0O4 0.05% và hỗn hợp (CuSO4 : MnSO4 : ZnSO4 : (NH4)2M0O4 = 1 :1 :1 <br />
:1) phun với liều lượng 1lít/ 10 m2.<br />
+ Cường độ quang hợp được xác định bằng phương pháp Tiurin [1].<br />
+ Hàm lượng sắc tố đuợc xác định bằng phương pháp Westein [2].<br />
+ Trọng lượng tươi và khô xác định bằng phương pháp cân, chiều dài cây được <br />
xác định bằng phương pháp đo [2].<br />
+ Sản lượng lí thuyết được tính dựa trên các yếu tố cấu thành sản lượng: số <br />
bông, số hạt của bông, tỉ lệ hạt chắc, trọng lượng 1000 hạt.<br />
+ Thí nghiệm được bố trí trên nền đất ruộng ướt ở hợp tác xã nông nghiệp <br />
Xuân Phú thành phố Huế, mỗi lô 10m2, thí nghiệm được lặp lại 3 lần. <br />
<br />
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
<br />
57<br />
2.1. Ảnh hưởng của một số nguyên tố vi lượng đến trọng lượng của lúa <br />
13/2<br />
Vào thời kì lúa sắp trổ bông, thu mẫu để phân tích. Kết quả được trình bày ở <br />
bảng 1<br />
Bảng 1: Ảnh hưởng của một số nguyên tố vi lượng đến trọng lượng của lúa 13/2<br />
<br />
Trọng lượng tươi Trọng lượng khô tuyệt đối<br />
Lô thí nghiệm<br />
g/cây % so đối chứng g/cây % so đối <br />
chứng<br />
Đối chứng 10.79 0.47 100.00 2.02 0.15 100.00<br />
Cu 10.94 0.46 101.39 1.97 0.07 97.52<br />
Mn 10.10 0.43 93.61 1.93 0.09 90.59<br />
Zn 11.29 0.53 104.63 2.07 0.01 102.47<br />
Mo 11.97 0.37 110.94 2.36 0.07 116.83<br />
Hỗn hợp 9.69 0.53 89.81 1.96 0.11 97.03<br />
<br />
Qua bảng 1 cho thấy vào giai đoạn lúa sắp trổ bông, các dung dịch vi lượng <br />
như Cu, Mn và hỗn hợp không có hiệu quả tác động thậm chí còn làm giảm trọng <br />
lượng tươi và khô so với đối chứng. Nguyên tố Zn ít có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu <br />
này (trọng lượng tươi chỉ tăng 4.63%, trọng lượng khô tăng 2.47%). Riêng nguyên tố <br />
Mo là có ảnh hưởng đáng kể, trọng lượng tươi tăng 10.94% và trọng lượng khô tăng <br />
16.83% so với đối chứng.<br />
So sánh với các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Từ ở giống lúa IR38 khi có <br />
bón hỗn hợp vi lượng Cu, Mo và giberellin ở các lô thí nghiệm khác nhau trọng lượng <br />
tươi tăng từ 4.99 10.57% và trọng lượng khô tăng 3.46 9.6%, thì thấy vai trò của <br />
Mo đối với sự tăng trọng của lúa 13/2 là đáng quan tâm [4].<br />
2.2. Ảnh hưởng của một số nguyên tố vi lượng đến chiều cao, khả năng <br />
đẻ nhánh của lúa 13/2<br />
Vào giai đoạn lúa chuẩn bị trổ bông, tiến hành đo chiều cao cây và đếm số <br />
nhánh của từng khóm. Kết quả được trình bày ở bảng 2.<br />
Bảng 2: Ảnh hưởng của một số nguyên tố vi lượng đến chiều cao,<br />
khả năng đẻ nhánh của lúa 13/2<br />
<br />
Chiều cao cây Số nhánh/ m2<br />
Lô thí nghiệm<br />
cm % so đối Số nhánh % so đối <br />
chứng chứng<br />
Đối chứng 66.18 0.67 100.00 504.72 40.20 100.00<br />
Cu 73.18 0.60 110.58 597.84 30.90 118.45<br />
Mn 69.19 0.88 104.55 573.36 43.61 113.60<br />
Zn 71.46 0.68 107.98 632.10 41.16 125.24<br />
58<br />
Mo 71.96 0.61 108.73 583.13 44.10 115.54<br />
Hỗn hợp 74.26 0.60 112.21 592.94 35.28 117.48<br />
Qua kết quả cho thấy:<br />
Đối với chỉ tiêu chiều cao cây khi phun các dung dịch vi lượng đều có tác <br />
dụng tăng chiều cao so với đối chứng, từ 4.55 12.21%. Trong các loại nguyên tố vi <br />
lượng riêng lẽ sử dụng để thí nghiệm thì Cu đạt hiệu quả cao nhất (tăng 10.58%), <br />
còn hỗn hợp các nguyên tố vi lượng có ảnh hưởng khá tốt, chiều cao cây tăng 12.21% <br />
so với đối chứng. Các nghiên cứu của Nguyễn Từ ở giống lúa IR38 với tác động của <br />
hỗn hợp Cu, Mo và giberellin chiều cao cây chỉ tăng 2.09 6.92% so với đối chứng <br />
[4].<br />
Đối với khả năng đẻ nhánh: tất cả các dung dịch vi lượng khi phun cho lúa <br />
đều có tác dụng tăng khả năng đẻ nhánh, từ 13.60 25.24% so với đối chứng, mạnh <br />
nhất là ở lô thí nghiệm có phun dung dịch ZnSO 4 0.01%, đạt 632 nhánh/m2, tăng <br />
25.24% so với đối chứng. Nhưng khả năng đẻ nhánh của lúa ở một mức độ nào đó <br />
mới có ảnh hưởng tốt đến sản lượng thu hoạch nếu như số nhánh hữu hiệu và khả <br />
năng tạo bông có hiệu quả.<br />
2.3. Ảnh hưởng của một số nguyên tố vi lượng đến hàm lượng sắc tố của <br />
lúa 13/2<br />
Để đánh giá ảnh hưởng của các nguyên tố vi lượng đến hàm lượng sắc tố tạo <br />
thành trong cây, tiến hành thu mẫu lá ở các giai đoạn đẻ nhánh và sắp trổ bông để <br />
xác định hàm lượng diệp lục và carotenoit. Kết quả phân tích được trình bày ở bảng <br />
3.<br />
Bảng 3: Aính hưởng của chế phẩm vi khuẩn đến hàm lượng sắc tố của giống lúa <br />
13/2<br />
Diệp lục a Diệp lục b Carotenoit<br />
Giai Lô thí <br />
mg/g lá % so mg/g lá % so mg/g lá tươi % so <br />
đoạn nghiệm<br />
tươi ĐC tươi ĐC ĐC<br />
ĐC 3.64 100.00 1.88 0.08 100.00 0.98 0.01 100.00<br />
Cu 0.04 111.26 2.15 0.03 114.36 1.09 0.09 111.22<br />
Mn 4.05 0.07 110.44 2.05 0.02 109.04 1.04 0.03 106.12<br />
Đẻ Zn 98.08<br />
nhánh<br />
4.02 0.02 1.99 0.07 100.53 1.11 0.05 103.06<br />
Mo 3.57 0.06 114.84 109.04 114.29<br />
2.05 0.05 1.12 0.08<br />
Hỗn 109.62 102.13 110.20<br />
4.18 0.09 1.92 0.09 1.08 0.02<br />
hợp<br />
3.99 0.01<br />
ĐC 3.45 0.08 100.00 1.43 0.07 100.00 0.71 0.01 100.00<br />
Cu 3.21 0.01 93.04 1.33 0.01 93.01 0.67 0.00 94.77<br />
Mn 3.55 0.03 102.90 1.53 0.15 106.99 0.55 0.03 77.46<br />
Làm <br />
Zn 3.08 0.02 89.28 1.38 0.04 96.50 0.67 0.01 94.77<br />
đòng<br />
Mo 84.93 81.82 92.96<br />
2.93 0.03 1.17 0.05 0.66 0.01<br />
Hỗn 93.33 81.12 101.41<br />
3.22 0.01 1.16 0.22 0.72 0.01<br />
hợp<br />
<br />
<br />
59<br />
Qua kết quả ở bảng 3 thấy rằng, ở giai đoạn đẻ nhánh các nguyên tố vi <br />
lượng đều có ảnh hưởng đến sự tích lũy sắc tố của lá lúa ngoại trừ Zn. Diệp lục a <br />
tăng 9.62 14.84%, diệp lục b tăng 2.13 14.36, carotenoit tăng 3.06 14.29 % so với <br />
đối chứng. Trong các nguyên tố vi lượng sử dụng thì Mo là hiệu quả hơn hẵn, hàm <br />
lượng diệp lục a, b và carotenoit là cao hơn so với các lô thí nghiệm khác.<br />
Ở giai đoạn làm đòng (lúc lúa sắp trổ bông), hàm lượng sắc tố của lúa trong <br />
các lô thí nghiệm và cả lô đối chứng đều giảm so với giai đoạn đẻ nhánh. Trong đó, <br />
ở các lô thí nghiệm hàm lượng sắc tố giảm nhiều hơn so với đối chứng. Riêng đối <br />
với lô thí nghiệm có bón Mn thì hàm lượng diệp lục a và b hầu như chưa giảm <br />
nhưng carotenoit thì đã giảm mạnh so với đối chứng.<br />
Thí nghiệm của chúng tôi cũng khá phù hợp với một số kết quả nghiên cứu về <br />
ảnh hưởng của các chế phẩm vi sinh vật đến hàm lượng sắc tố trong cây lúa ở các <br />
giai đoạn sinh trưởng khác nhau. Thông thường, tác động tích cực của các tác nhân <br />
thường kích thích lúa vào đòng và trổ bông sớm hơn do đó hàm lượng sắc tố ở giai <br />
đoạn lúa sắp trổ bông cũng giảm mạnh hơn so với đối chứng. Kết quả thí nghiệm <br />
này cũng phù hợp với quy luật "ba xanh ba vàng" ở ngoài đồng ruộng [5].<br />
2.4. Ảnh hưởng của các nguyên tố vi lượng đến khả năng tích luỹ cacbon <br />
của lúa<br />
Kết quả phân tích hàm lượng cacbon tích luỹ trong cây được trình bày ở bảng <br />
4.<br />
Bảng 4 : Ảnh hưởng của một số nguyên tố vi lượng đến khả năng tích lũy cacbon của lúa <br />
13/2<br />
<br />
Lô thí nghiệm mg cacbon /dm2 lá % so đối chứng<br />
Đối chứng 15.51 0.60 100.00<br />
Cu 17.05 0.47 109.92<br />
Mn 16.67 0.73 107.48<br />
Zn 16.41 0.81 105.80<br />
Mo 16.79 0.54 108.25<br />
Hỗn hợp 16.03 0.99 103.35<br />
Như vậy, với các dung dịch vi lượng thí nghiệm đều có tác dụng tăng cường <br />
tích luỹ cacbon trong cây từ 3.35 9.92% so với đối chứng, nhưng hiệu quả của các <br />
dung dịch này đối với sự tích luỹ cacbon là không cao. Có thể do sự thiếu hụt của các <br />
nguyên tố này trong đất là không nhiều nên khi phun cho cây ít có tác dụng đối với <br />
quá trình tích luỹ cacbon.<br />
2. 5. Ảnh hưởng của các nguyên tố vi lượng đến sản lượng lúa 13/2<br />
Chúng tôi tiến hành đánh giá tác động của các dung dịch vi lượng đến sản <br />
lượng lí thuyết của giống lúa 13/2 dựa theo công thức:<br />
Sản lượng lý thuyết = (Số bông/m2 x số hạt/bông x % hạt chắc x P 1000 <br />
hạt )/1000<br />
<br />
<br />
60<br />
Sản lượng thực tế được tính dựa vào kết quả thu hoạch ở ruộng trên các lô thí <br />
nghiệm 10 m2. Kết quả được trình bày ở bảng 5.<br />
Bảng 5 : Ảnh hưởng của các nguyên tố vi lượng đến sản lượng lúa 13/2<br />
<br />
Sản lượng thực tế Sản lượng lí thuyết<br />
Lô thí nghiệm <br />
kg/m 2<br />
% so ĐC kg/m2 % so ĐC<br />
ĐC 5.20 ± 0.07 100.00 1.23 ± 0.04 100.00<br />
Cu 5.45 ± 0.05 104.81 1.32 ± 0.06 107.31<br />
Mn 5.12 ± 0.10 98.46 1.22 ± 0.07 99.19<br />
Zn 5.10 ± 0.09 98.08 1.26 ± 0.03 102.44<br />
Mo 5.25 ± 0.05 101.12 1.27 ± 0.07 103.25<br />
Hỗn hợp 5.60 ± 0.05 107.69 1.36 ± 0.05 109.93<br />
<br />
Qua thực nghiệm trên đồng ruộng cho thấy: ảnh hưởng của các dung dịch vi <br />
lượng nghiên cứu đến sản lượng lúa là không đồng nhất. Đối với dung dịch Cu và <br />
hỗn hợp có tác dụng tăng sản nhưng hiệu quả không cao lắm, sản lượng thực tế chỉ <br />
tăng 4.81 7.69% so với đối chứng, sản lượng lí thuyết tăng từ 7.31 9.93%. Còn các <br />
nguyên tố Mn, Zn và Mo hầu như không có tác dụng tăng sản lượng. Nghiên cứu của <br />
trần Mạnh Hùng, Phạm Đình Thái cho thấy đối với lúa IR203 ở mức lân 180/ha hiệu <br />
lực của phân Zn có thể tăng năng suất lúa trong chậu vại đến 17.0% so với đối chứng <br />
[3].<br />
Qua đây cũng cho thấy việc bón phân vi lượng cho cấy trồng cần thiết phải <br />
tiến hành "hỏi cây", "hỏi đất" thì mới bón đúng thành phần và tỉ lệ mà đất thiếu do <br />
đó hiệu quả mới cao.<br />
III. KẾT LUẬN<br />
Qua các kết quả thí nghiệm chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:<br />
1. Các nguyên tố vi lượng Cu, Mn và hỗn hợp không có tác dụng tăng trọng <br />
lượng tươi và khô của lúa, Zn có ảnh hưởng không đáng kể, ở các lô có bón <br />
Mo trọng lượng tươi và khô tăng khá mạnh.<br />
2. Các nguyên tố vi lượng ảnh hưởng khá rõ đến chiều cao (tăng 4.55 12.21%) <br />
và khả năng đẻ nhánh (tăng 13.60 25.24%).<br />
3. Tác động của các nguyên tố vi lượng đến sự tích luỹ cacbon của lúa là không <br />
đáng kể, tăng 3.3 9,92%.<br />
4. Các dung dịch Cu, Mn, Mo và hỗn hợp có tác dụng tăng tích luỹ sắc tố ở giai <br />
đoạn đẻ nhánh và giảm mạnh lúc lúa sắp trổ bông (ngoại trừ Mn).<br />
5. Bón Cu và hỗn hợp tăng sản lượng thực tế 4.81 7.69% so với đối chứng. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
61<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Đoàn Văn Cung và nhóm biên soạn. Sổ tay phân tích đất, nước, phân bón, cây <br />
trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, (1998).<br />
2. Grodzinxki A. M., Grodzinxki Đ. M. Sách tra cứu tóm tắt Sinh lí thực vật. Nguyễn <br />
Ngọc Tân và Nguyễn Đình Huyên dịch năm 1981, NXB KH&KT, Hà Nội, (1973).<br />
3. Trần Mạnh Hùng. Aính hưởng của Zn đối với năng suất và hàm lượng nitơ trong <br />
hạt gạo của lúa CR 203 khi bón các mức lân khác nhau. Tạp chí Sinh học, Hà Nội, <br />
12(2): 12 15, (1990).<br />
4. Nguyễn Từ. Thăm dò ảnh hưởng sự phối hợp chất điều hoà sinh trưởng và vi <br />
lượng Cu, Mo đến một số chỉ tiêu sinh trưởng phát triển sinh lí sinh hoá năng suất <br />
và phẩm chất của cây lúa IR38. Luận án thạc sĩ. Khoa Sinh học Trường Đại học <br />
Sư phạm Huế, (1997). <br />
5. Đào Thế Tuấn, Sinh lí ruộng lúa năng suất cao. NXB KH & KT. Hà Nội, (1970).<br />
<br />
EFFECT OF SOME MIROELEMENTS <br />
ON SOME CHARACTERISTICS AND YIELD OF RICE IR19474<br />
Pham Thi Ngoc Lan, Truong Van <br />
Lung <br />
College of Sciences, Hue University <br />
SUMMARY<br />
Rice IR 19474 was ejected by microelement solutions of CuSO 4 0.02%, MnSO4 0.05%, <br />
ZnSO4 0.01%, (NH4)2MO4 0.05% and mixture of microelement CuSO4 : MnSO4 : ZnSO4 : <br />
(NH4)2MO4 (rate 1 :1 :1 :1). Some characteristics of rice have been changed. The height and <br />
branches of rice increased considerably but the weight of rice (except Mo), carbon <br />
accumulation and rice yield did not change considerably.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
62<br />