intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh ” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2021 – 2022 MÔN: CÔNG NGHỆ – KHỐI 7 MÃ ĐỀ: CN702 Ngày thi:…../…../2021 Thời gian: 45 phút Hãy ghi vào bài làm một chữ cái đứng trước câu trả lời em cho là đúng nhất. Câu 1: Loại phân nào sau đây không phải là phân hóa học? A. Phân vi lượng. B. Phân vi sinh. C. Phân đa nguyên tố. D. Phân kali. Câu 2: Bộ phận cây trồng bị thối không phải do nguyên nhân nào? A. Vi khuẩn. B. Vi rút. C. Nấm. D. Nhiệt độ cao. Câu 3: Nhóm phân nào sau đây dùng để bón lót? A. Phân rác, phân xanh, phân bắc. B. Phân vô cơ, phân xanh, phân đạm. C. Than bùn, phân kali, phân NPK. D. Phân DAP, phân lân, phân vi sinh. Câu 4: Tiêu chuẩn nào sau đây được đánh giá là một giống tốt? A. Sinh trưởng tốt, năng suất cao và ổn định, chất lượng tốt, chống chịu được sâu bệnh. B. Năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh kém. C. Sinh trưởng tốt, năng suất thấp và ổn định, chất lượng tốt, chống chịu được sâu bệnh. D. Có năng suất cao và ổn định, chất lượng thấp, chống chịu được sâu bệnh tốt. Câu 5: Phân chuồng không bảo quản bằng cách nào? A. Đựng trong chum, vại. B. Ủ thành đống. C. Lấy bùn ao trát bên ngoài. D. Bảo quản tại chuồng nuôi. Câu 6: Trên cây cam, lá xuất hiện bị đốm đen, nâu nguyên nhân là do: A. sâu ăn. B. bệnh cây. C. bị ong đốt. D. bị vẽ lên. Câu 7: Sử dụng các tác nhân vật lý hoặc chất hóa học để xử lí các bộ phận của cây gây ra đột biến, chọn những dòng có lợi để làm giống là phương pháp chọn tạo giống cây trồng gì? A. Phương pháp gây đột biến. B. Phương pháp chọn lọc. C. Phương pháp lai. D. Phương pháp nuôi cấy mô. Câu 8: Lấy phấn hoa của cây bố thụ phấn cho nhụy của cây mẹ, lấy hạt của cây mẹ gieo trồng, chọn các cây có đặc tính tốt làm giống là phương pháp chọn tạo giống cây trồng gì? A. Phương pháp gây đột biến. B. Phương pháp nuôi cấy mô. C. Phương pháp lai. D. Phương pháp chọn lọc. Câu 9: Biện pháp canh tác cần làm những công việc nào sau đây? A. Dùng vợt, bẫy đèn, bả độc để diệt sâu hại. B. Dùng sinh vật để diệt sâu hại. C. Sử dụng thuốc hóa học để diệt sâu, bệnh. D. Làm đất, vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng. Câu 10: Đâu không phải là tiêu chí để đánh giá một giống tốt? A. Có năng suất cao. B. Có giá thành giống phải cao. C. Chống, chịu được sâu bệnh. D. Có chất lượng tốt. Câu 11: Biện pháp nào được coi là biện pháp cơ sở để phòng và trừ sâu, bệnh hại? A. Biện pháp canh tác. B. Biện pháp thủ công. C. Biện pháp hóa học. D. Biện pháp sinh học. Câu 12: Đâu là vai trò của giống cây trồng? A. Thay đổi cơ cấu cây trồng. B. Tăng vụ, giảm năng suất cây trồng. C. Giữ vững cơ cấu cây trồng. D. Làm giảm chất lượng nông sản. Câu 13: Điều kiện sống bất lợi sẽ làm: A. cây vẫn bình thường . B. cây phát triển tốt. C. cây bị bệnh. D. chất lượng nông sản tăng. Câu 14: Sử dụng hệ thống các biện pháp kiểm tra, xử lí những sản phẩm nông, lâm nghiệp khi xuất nhập khẩu hoặc vận chuyển từ vùng này sang vùng khác nhằm ngăn chặn sự lây lan của sâu, bệnh hại nguy hiểm là nội dung của biện pháp nào? A. Biện pháp hóa học. B. Biện pháp sinh học. C. Biện pháp kiểm dịch thực vật. D. Biện pháp canh tác. 1/CN702
  2. Câu 15: Phân đa nguyên tố được bảo quản bằng cách nào? A. Đậy kín, để nơi khô ráo thoáng mát. B. Để nơi khô ráo. C. Phơi ngoài nắng thường xuyên. D. Đậy kín, để đâu cũng được. Câu 16: Biện pháp nào sau đây phòng trừ sâu bệnh hại có hiệu quả cao và không gây ô nhiễm môi trường? A. Biện pháp sinh học. B. Biện pháp hóa học. C. Biện pháp thủ công. D. Biện pháp canh tác. Câu 17: Phân bón được chia thành các loại: A. phân chuồng, phân hóa học, phân xanh. B. phân đạm, phân lân, phân kali. C. phân hữu cơ, phân hóa học, phân vi sinh. D. phân xanh, phân đạm, vi lượng. Câu 18: Côn trùng gây hại có kiểu biến thái không hoàn toàn, ở giai đoạn nào chúng phá hại mạnh nhất? A. Sâu trưởng thành. B. Sâu non. C. Nhộng. D. Trứng. Câu 19: Khi bị sâu, bệnh, cây trồng có biểu hiện thế nào? A. Chất lượng nông sản không thay đổi. B. Tốc độ sinh trưởng tăng. C. Tăng năng suất cây trồng. D. Sinh trưởng và phát triển giảm. Câu 20: Nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại không có? A. Phòng là chính. B. Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ. C. Để có nhiều sâu hại rồi mới phòng trừ. D. Trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để. Câu 21: Bệnh cây là trạng thái không bình thường của cây do nguyên nhân nào? A. Điều kiện sống bất lợi. B. Vi sinh vật gây hại, điều kiện sống bất lợi. C. Vi sinh vật gây hại. D. Vi sinh vật có lợi, điều kiện sống thuận lợi. Câu 22: Sâu bệnh có ảnh hưởng thế nào đến đời sống cây trồng? A. Không ảnh hưởng gì. B. Cực kì có lợi cho cây trồng. C. Ảnh hưởng tốt. D. Ảnh hưởng xấu. Câu 23: Thay giống cũ bằng giống mới năng suất cao có tác dụng gì? A. Làm thay đổi cơ cấu cây trồng. B. Tăng vụ thu hoạch trong năm. C. Tăng chất lượng nông sản. D. Tăng năng suất cây trồng. Câu 24: Chọn cây có đặc tính tốt thu lấy hạt so sánh với giống ban đầu sau đó đem nhân giống sản xuất đại trà là phương pháp chọn tạo giống cây trồng gì? A. Phương pháp lai. B. Phương pháp chọn lọc. C. Phương pháp gây đột biến. D. Phương pháp hóa học. Câu 25: Phân bón có tác dụng nào sau đây? A. Diệt trừ cỏ dại. B. Giảm chất lượng nông sản. C. Tăng năng suất cây trồng. D. Giảm độ phì nhiêu của đất. Câu 26: Theo em, đâu là biện pháp bảo quản phân hóa học? A. Để nơi khô ráo, nhất là dưới ánh sáng mặt trời. B. Không để trong chum, vại. C. Không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau. D. Để ngoài trời ủ kín. Câu 27: Vòng đời của côn trùng có kiểu biến thái hoàn toàn phải trải qua mấy giai đoạn? A. 5 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 28: Trong các hình thái của biến thái không hoàn toàn không có hình thái nào dưới đây? A. Sâu non. B. Nhộng. C. Sâu trưởng thành. D. Trứng. Câu 29: Bón phân cho cây ngô thường sử dụng hình thức bón nào? A. Bón theo hốc. B. Phun lên lá. C. Bón vãi. D. Bón theo hàng. 2/CN702
  3. Câu 30: Cách bón phân nào sau đây không đúng? A. Kết hợp nhiều loại phân, bón càng nhiều càng tốt. B. Bón quá liều lượng, sai chủng loại, không cân đối giữa các loại phân. C. Không bón quá liều lượng, chỉ cần bón một loại phân. D. Bón đủ liều lượng, kết hợp nhiều chủng loại, cân đối giữa các loại phân. Câu 31: Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại nào sau đây là sai? A. Phơi đất ải. B. Dùng thuốc hóa học phun liên tục. C. Sử dụng giống chống sâu bệnh. D. Gieo trồng đúng thời vụ. Câu 32: Trong trồng trọt thì giống cây trồng có ảnh hưởng như thế nào đến năng suất cây trồng? A. Quyết định đến năng suất cây trồng. B. Làm thay đổi cơ cấu cây trồng. C. Làm tăng vụ gieo trồng. D. Làm tăng chất lượng nông sản. Câu 33: Nhóm phân nào sau đây dùng để bón thúc? A. Phân hữu cơ, phân kali. B. Phân đạm, kali và phân hỗn hợp. C. Phân lân, phân chuồng, phân đạm. D. Phân hỗn hợp, khô dầu. Câu 34: Nhóm phân nào sau đây thuộc nhóm phân hữu cơ? A. Phân lân, phân kali. B. Phân vi sinh, phân đạm. C. Phân bắc, phân rác, khô dầu. D. Đạm, kali, phân xanh. Câu 35: Nitragin (chứa sinh vật chuyển hóa đạm) thuộc nhóm phân nào? A. Phân hóa học. B. Phân đạm. C. Phân hữu cơ. D. Phân vi sinh. Câu 36: Dấu hiệu nào không phải là dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hoại? A. Cành bị gãy. B. Cây, củ bị thối. C. Quả bị chảy nhựa. D. Quả to hơn. Câu 37: Phân bón là gì? A. Phân bón là "phân bón" do con người bổ sung cho cây trồng. B. Phân bón là "thức ăn" do con người cung cấp cho cây trồng. C. Phân bón là "thức ăn" do con người bổ sung cho cây trồng. D. Phân bón là "phân bón" do con người cung cấp cho cây trồng. Câu 38: Sử dụng giống mới ngắn ngày có tác dụng gì đến các vụ gieo trồng trong năm? A. Làm thay đổi cơ cấu cây trồng. B. Tăng vụ thu hoạch trong năm. C. Làm tăng chất lượng nông sản. D. Giảm vụ thu hoạch trong năm. Câu 39: Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất là: A. biện pháp sinh học. B. biện pháp thủ công. C. biện pháp hóa học. D. biện pháp canh tác. Câu 40: Khi trồng giống mới ngắn ngày, một năm có mấy vụ gieo trồng? A. 4 B. 2 C. 5 D. 3 ----------- HẾT ---------- 3/CN702
  4. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM NĂM HỌC: 2021 - 2022 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÃ ĐỀ: CN702 MÔN: CÔNG NGHỆ - KHỐI 7 Thời gian: 45 phút Mỗi câu chọn đúng được 0,25 điểm. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 B D A A A B A C D B 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A A C C A A C A D C 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 B D D B C C D B D B 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 B A B C D D C B C D Ban Giám Hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Đỗ Thị Minh Xuân 4/CN702
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2