intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Địa chính - Chuyên đề 9: Kỹ năng, nghiệp vụ trong công tác quản lý đất đai ở phường, thị trấn

Chia sẻ: Năm Tháng Tĩnh Lặng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:83

203
lượt xem
51
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chuyên đề 9 giới thiệu về các kỹ năng, nghiệp vụ trong công tác quản lý đất đai ở phường, thị trấn. Các kỹ năng gồm có: Kỹ năng quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất và bồi thường hỗ trợ tái định cư; kỹ năng về đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất, thống kê, kiểm kê đất đai; kỹ năng sử dụng một số phần mềm xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Địa chính - Chuyên đề 9: Kỹ năng, nghiệp vụ trong công tác quản lý đất đai ở phường, thị trấn

  1. Chuyên đề 9: KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Ở PHƯỜNG, THỊ TRẤN 1. Kỹ năng quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; Thu hồi đất và bồi thường hỗ trợ tái định cư. 1.1. Xây dựng báo cáo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của UBND phường, thị trấn 1.1.1. Trách nhiệm báo cáo hàng năm về kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn phường, thị trấn - UBND phường, thị trấn có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn phường, thị trấn trong phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định xét duyệt (Khoản 1, Điều 49 - Luật Đất đai 2013). - UBND phường, thị trấn có trách nhiệm quản lý đất chưa sử dụng (Điều 58 - Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ). + Đất chưa sử dụng gồm đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây. + Hàng năm, UBND phường, thị trấn có trách nhiệm báo cáo UBND cấp huyện về tình hình quản lý, khai thác quỹ đất chưa sử dụng tại địa phương. - UBND phường, thị trấn có trách nhiệm tổ chức thực hiện, theo dõi việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của phường, thị trấn; phát hiện, ngăn chặn các hành vi sử dụng đất trái với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố tại phường, thị trấn. - UBND phường, thị trấn có trách nhiệm báo cáo hàng năm về kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn phường, thị trấn được quy định tại (Điểm a, Khoản 1, Điều 50 - Luật Đất đai 2013). 1.1.2. Viết báo cáo về việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm (mẫu 08 phần phụ lục) Báo cáo về việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm của phường, thị trấn có thể được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 08 - Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi tắt là Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT) . UBND phường, thị trấn phải có trách nhiệm báo cáo đầy đủ, chi tiết về tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm trên địa bàn phường, thị trấn quản lý tính đến ngày 31 tháng 12 năm...và tập trung chủ yếu vào các nội dung quy định tại các mục 2, mục 3 và mục 4 của Phụ lục số 08 - Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT. Ủy ban nhân dân phường, thị trấn phải báo cáo đầy đủ, chi tiết về tình hình 347
  2. thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm tính đến ngày 31 tháng 12 năm....tại các mục 2, mục 3 và mục 4. Mục 2. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất (theo các chỉ tiêu kế hoạch đã được phê duyệt, đặc biệt đối với chỉ tiêu đất trồng lúa, đất chuyên trồng lúa nước, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ): 2.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất (bảng 1 - phần phụ lục). Từ Bảng diện tích hiện trạng sử dụng đất năm trước.......của phường, thị trấn. UBND phường, thị trấn tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm được giao tại địa bàn. Cần phân tích, đánh giá, làm rõ một số nội dung: - Những chỉ tiêu sử dụng đất nào đã thực hiện tốt. - Những chỉ tiêu nào thực hiện còn chậm, nguyên nhân. - Những chỉ tiêu nào chưa hoặc không thực hiện được, chỉ ra nguyên nhân. 2.2. Kết quả thực hiện kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất (bảng 2 - phần phụ lục) Ủy ban nhân dân phường, thị trấn có trách nhiệm báo cáo cụ thể kết quả kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất (Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp và Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp) trên địa bàn phường, thị trấn cụ thể theo bảng 2 – phần phụ lục. Cần phân tích, đánh giá, làm rõ một số nội dung: - Những chỉ tiêu sử dụng đất nào đã thực hiện tốt. - Những chỉ tiêu nào thực hiện còn chậm, nguyên nhân. - Những chỉ tiêu nào chưa hoặc không thực hiện được, chỉ ra nguyên nhân, hướng đề xuất giải quyết. 2.3. Kết quả thực hiện kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng (bảng 3 - phần phụ lục) UBND phường, thị trấn có trách nhiệm báo cáo cụ thể kết quả kế hoạch cải tạo đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng trong kế hoạch sử dụng hàng năm cho mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp năm... trên địa bàn phường, thị trấn cụ thể theo bảng bảng 3 - phần phụ lục Cần phân tích, đánh giá, làm rõ một số nội dung: - Những chỉ tiêu sử dụng đất nào đã thực hiện tốt. - Những chỉ tiêu nào thực hiện còn chậm, nguyên nhân. - Những chỉ tiêu nào chưa hoặc không thực hiện được, chỉ ra nguyên nhân, hướng đề xuất giải quyết. 2.4. Kết quả thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các công trình, dự án (có danh mục công trình, dự án kèm theo bảng 4 348
  3. và bảng 5 - phần phụ lục) UBND phường, thị trấn báo cáo kết quả thu hồi đất giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các công trình, dự án năm... trên địa bàn phường, thị trấn theo bảng 4 và bảng 5 phần phụ lục. - Kết quả thu hồi đất để thực hiện các công trình, dự án trên địa bàn phường, thị trấn: + Nhóm đất nông nghiệp. + Nhóm đất phi nông nghiệp. - Kết quả giao đất đất để thực hiện các công trình, dự án trên địa bàn phường, thị trấn: + Nhóm đất nông nghiệp. + Nhóm đất phi nông nghiệp. - Kết quả cho thuê đất để thực hiện các công trình, dự án trên địa bàn phường, thị trấn: + Nhóm đất nông nghiệp. + Nhóm đất phi nông nghiệp. - Kết quả cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các công trình, dự án trên địa bàn phường, thị trấn: + Nhóm đất nông nghiệp. + Nhóm đất phi nông nghiệp. Cần phân tích, đánh giá, làm rõ một số nội dung: - Những chỉ tiêu sử dụng đất nào đã thực hiện tốt. - Những chỉ tiêu nào thực hiện còn chậm, nguyên nhân. - Những chỉ tiêu nào chưa hoặc không thực hiện được, chỉ ra nguyên nhân, hướng đề xuất giải quyết. Mục 3. Đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân trong việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất. - Những kết quả đạt được. - Những tồn tại. - Nguyên nhân. Mục 4. Kết luận, kiến nghị - Kết luận. - Kiến nghị. 1.2. Một số kỹ năng nghiệp vụ trong công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất tại phường, thị trấn 349
  4. 1.2.1. Trong công tác giao đất, cho thuê đất * Lập Hồ sơ giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp thuộc thẩm quyền giao đất, cho thuê đất của Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh - Tại Điều 4 - Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi tắt là Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT) quy định: “ 1. Người xin giao đất, thuê đất nộp 01 bộ hồ sơ các giấy tờ quy định tại Điểm a và Điểm d Khoản 1 Điều 3 của Thông tư 30/2014/TT-BTNMT; 2. Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện) quyết định giao đất, cho thuê đất do Phòng Tài nguyên và Môi trường lập gồm: a. Các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 4 - Thông tư 30/2014/TT- BTNMT; b. Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất; thẩm định điều kiện giao đất, cho thuê đất quy định tại Khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai và Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP); c. Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định giao đất (Mẫu số 02) hoặc dự thảo quyết định cho thuê đất (Mẫu số 03) ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT- BTNMT”. - Công chức địa chính hướng dẫn người sử dụng đất viết đầy đủ và chính xác các thông tin trong đơn xin giao đất hoặc đơn xin thuê đất theo đúng mẫu số 01 và chuẩn bị các tài liệu có liên quan đến trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất. Hướng dẫn cho người sử dụng đất có nhu cầu xin giao đất, thuê đất lập bộ Hồ sơ xin giao đất, xin thuê đất đúng theo mẫu quy định tại Điểm a và Điểm d Khoản 1 Điều 3 của Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, bao gồm: + Đơn xin giao đất, cho thuê đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT; + Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất. Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm cung cấp trích lục bản đồ địa chính thửa đất đối với những nơi đã có bản đồ địa chính hoặc thực hiện trích đo địa chính thửa đất theo yêu cầu của người xin giao đất, thuê đất. - Hướng dẫn người xin giao đất, cho thuê đất nộp hồ sơ tại cơ quan tài nguyên và môi trường. - Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có nhu cầu nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân phường, thị trấn thì Ủy ban nhân dân phường, thị trấn nơi có đất tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. - Kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải trả cho hộ gia đình, cá nhân và 350
  5. cộng đồng dân cư trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả gải quyết, trừ trường hợp quy định tại Điểm b, Khoản 5 - Điều 60, Nghị định 43/2014/NĐ-CP. - Trường hợp hồ sơ của hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư không đủ điều kiện giải quyết thì Ủy ban nhân dân phương, thị trấn có trách nhiệm trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do không đủ điều kiện giải quyết cho của hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư theo quy định tại Điểm c, Khoản 5 - Điều 60, Nghị định 43/2014/NĐ-CP. - Thông báo về thời gian thực hiện thủ tục hành chính về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư theo quy định tại Điều 61, Nghị định 43/2014/NĐ-CP: Thời gian thực hiện thủ tục giao đất, thuê đất là không quá 20 ngày không kể thời gian giải phóng mặt bằng. - Ủy ban nhân dân phường, thị trấn thực hiện việc lập hồ sơ cho thuê đất theo mẫu số 03 và 04 (Theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT) - Cùng tham gia bàn giao đất và giấy chứng nhận trên thực địa. - Hồ sơ giao đất trên thực địa gồm: + Biên bản giao đất trên thực địa theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư 30; + Biên bản giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (nếu có). * Mẫu biểu đi kèm (mục 2 - phần phụ lục). 1.2.3. Trong công tác chuyển mục đích sử dụng đất * Lập Hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại Điều 6 - TT 30/2014/TT- BTNMT Tại Điều 6 - Thông tư 30/2014/BTNMT quy định Hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất: - Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hồ sơ gồm: + Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất gồm: + Các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này; + Biên bản xác minh thực địa; + Bản sao bản thuyết minh dự án đầu tư đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, dự án không phải cấp giấy chứng nhận 351
  6. đầu tư; bản sao báo cáo kinh tế - kỹ thuật của tổ chức sử dụng đất đối với trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình; văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất; thẩm định điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai và Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đã lập khi cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc thẩm định dự án đầu tư hoặc xét duyệt dự án đối với dự án phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, phải cấp giấy chứng nhận đầu tư; + Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất, thẩm định điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai và Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư và trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải bổ sung văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 59 của Luật Đất đai 2013; đ) Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất; Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này” - Tương tự người sử dụng đất lập và nộp 01 bộ hồ sơ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hồ sơ gồm: + Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này; + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Hướng dẫn người xin chuyển mục đích sử dụng đất nộp hồ sơ tại cơ quan tài nguyên và môi trường. - Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có nhu cầu nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân phường, thị trấn thì Ủy ban nhân dân phường, thị trấn nơi có đất tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. - Kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải trả cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả gải quyết, trừ trường hợp quy định tại Điểm b, Khoản 5 - Điều 60, Nghị định 43/2014/NĐ-CP. - Trường hợp hồ sơ của hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư không đủ điều kiện giải quyết thì Ủy ban nhân dân phương, thị trấn có trách nhiệm trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do không đủ điều kiện giải quyết cho của hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư theo quy định tại Điểm c, Khoản 5 - Điều 60, Nghị định 43/2014/NĐ-CP. 352
  7. - Thông báo về thời gian thực hiện thủ tục hành chính về chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư theo quy định tại Điều 61, Nghị định 43/2014/NĐ-CP: Thời gian thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất là không quá 15 ngày. - Ủy ban nhân dân phường, thị trấn thực hiện việc lập hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất theo mấu số 01 và 05 (Theo Thông tư 30/2014/TT- BTNMT). * Mẫu đi kèm - mục 3. phần phụ lục. 1.3. Một số kỹ năng nghiệp vụ trong công tác thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 1.3.1. Trong công tác thu hồi đất 1.3.1.1. Hồ sơ trình ban hành thông báo thu hồi đất Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ban hành thông báo thu hồi đất gồm: - Tờ trình kèm theo dự thảo thông báo thu hồi đất để thực hiện dự án theo Mẫu số 07 (mục 4 - phần phụ lục). - Bản vẽ vị trí, ranh giới, diện tích khu đất thu hồi để thực hiện dự án (đã có trong kế hoạch sử dụng đất hang năm của cấp huyện). - Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với các thửa đất nằm trong ranh giới khu đất thu hồi để thực hiện dự án. 1.3.1.2. Hồ sơ trình ban hành quyết định kiểm đến bắt buộc, quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đến bắt buộc - Hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành kiểm đến bắt buộc do Phòng Tài nguyên và Môi trường lập: + Thông báo thu hồi đất + Văn bản đề nghị kiểm đến bắt buộc của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng + Báo cáo của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi về quá trình vận động, thuyết phục người sử dụng đất theo quy định để thực hiện điều tra, khảo sát, kiểm đến + Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất (đã có khi lập hồ sơ trình ban hành thông báo thu hồi đất) + Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định kiểm đến bắt buộc theo Mẫu số 08 (mục 4 - phần phụ lục) - Hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đến bắt buộc do Phòng Tài nguyên và Môi trường lập: + Quyết định kiểm đến bắt buộc 353
  8. + Văn bản đề nghị cưỡng chế kiểm đến bắt buộc của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng + Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đến bắt buộc theo Mẫu số 09 (mục 4 - phần phụ lục). 1.3.1.3. Hồ sơ trình ban hành quyết định thu hồi đất, quyết định cưỡng chế thu hồi đất - Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi đất gồm: + Thông báo thu hồi đất + Dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được thẩm định và bản tổng hợp ý kiến đóng góp của người có đất bị thu hồi + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở + Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất (đã có khi lập hồ sơ trình ban hành thông báo thu hồi đất) + Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định thu hồi đất Mẫu số 10 (mục 4 - phần phụ lục). - Hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất do Phòng Tài nguyên và Môi trường lập gồm: + Quyết định thu hồi đất + Văn bản đề nghị cưỡng chế thu hồi đất của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng + Báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã nới có đất thu hồi về quá trình vận động, thuyết phục người có đất thu hồi theo quyết định nhưng không chấp hành việc bàn giao đất cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng + Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định cưỡng chế thu hồi đất theo mẫu số 11 (mục 4 - phần phụ lục). 1.3.2. Trong công tác bồi thường và hỗ trợ, tái định cư - Phối hợp với Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện xác nhận đất đai, tài sản của người bị thu hồi; - Xác nhận vào biên bản niêm yết công khai giá trị bồi thường, giải phóng mặt bằng (theo mẫu trong mục 5 - phần phụ lục) - Xác nhận vào biên bản kết thúc công khai giá trị bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng. 2. Kỹ năng về đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất; Thống kê, kiểm kê đất đai 2.1. Đăng ký đất đai lần đầu, tài sản gắn liền với đất và lập hồ sơ địa chính 354
  9. 2.1.1. Thủ tục đăng ký đất đai lần đầu và tài sản gắn liền với đất 2.1.1.1. Trình tự, thủ tục đăng ký đất đai lần đầu và tài sản gắn liền với đất Thủ tục đăng ký đất đai lần đầu và tài sản gắn liền với đất được thực hiện thông qua các bước sau: Bước 1: Người sử dụng đất làm hồ sơ đăng ký Bước 2: Người sử dụng đất nộp hồ sơ - UBND phường, thị trấn - Văn phòng đăng ký đất đai + Trường hợp địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì hồ sơ tại nộp Văn phòng đăng ký đất đai cấp tỉnh hoặc chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai + Trường hợp địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì hồ sơ được nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh hoặc cấp huyện Bước 3: Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền - Trách nhiệm của UBND phường, thị trấn (trình bày cụ thể ở mục 1.2.2.1 phần chuyên để đăng ký, thống kê đất đai, cở sở dữ liệu đất đai ) - Trách nhiệm của Văn phòng đăng ký đất đai - Trách nhiệm của cơ quan tài nguyên môi trường - Trách nhiệm của UBND cấp huyện, tỉnh 2.1.1.2. Các loại giấy tờ được lập trong quá trình đăng ký đất đai lần đầu và tài sản gắn liền với đất. Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Mẫu số 04a/ĐK quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Danh sách người sử dụng chung thửa đất, chủ sở hữu Mẫu số 04b/ĐK chung tài sản gắn liền với đất Danh sách các thửa đất nông nghiệp của cùng một người Mẫu số 04c/ĐK sử dụng, người được giao quản lý đất Mẫu số 04d/ĐK Danh sách tài sản gắn liền với đất trên cùng một thửa đất Phiếu lấy ý kiến của khu dân cư về nguồn gốc và thời Mẫu số 05/ĐK điểm sử dụng đất Danh sách công khai kết quả kiểm tra hồ sơ đăng ký, cấp Mẫu số 06/ĐK giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Phiếu lấy ý kiến về việc chứng nhận quyền sở hữu tài sản Mẫu số 07/ĐK gắn liền với đất Báo cáo kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất của tổ Mẫu số 08a/ĐK chức, cơ sở tôn giáo Thống kê các thửa đất (kèm theo Báo cáo rà soát hiện Mẫu số 08b/ĐK trạng quản lý, sử dụng đất) 355
  10. Chú ý: Các loại giấy tờ trên được thể hiện phần phụ biểu 2.1.2. Lập hồ sơ địa chính 2.1.2.1. Lập sổ mục kê đất đai * Khái niệm, mục đích lập sổ. - Khái niệm: Sổ mục kê đất đai là sổ ghi các thửa đất và các đối tượng chiếm đất nhưng không có ranh giới khép kín trên bản đồ. - Mục đích lập sổ: Lập sổ mục kê đất để quản lý thửa đất, tra cứu thông tin thửa đất, thống kê và kiểm kê đất đai. * Nguyên tắc lập sổ - Lập chung cho các tờ bản đồ địa chính thuộc từng phường, thị trấn. - Thứ tự vào sổ theo thứ tự số hiệu của tờ bản đồ đã đo vẽ. - Mỗi tờ bản đồ vào theo thứ tự số hiệu thửa đất; ghi hết các thửa đất thì để cách số trang =1/3 số trang đã ghi cho tờ đó, tiếp theo ghi các đối tượng theo tuyến; sau đó mới vào sổ cho tờ bản đồ địa chính tiếp theo. * Cách ghi sổ mục kê đất đai * Cách ghi trang nội dung sổ mục kê đất đai - Dòng Số thứ tự tờ bản đồ: ghi số thứ tự của tờ bản đồ địa chính trong phạm vi mỗi phường, thị trấn theo quy định tại Quy phạm thành lập bản đồ địa chính do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. - Cột 1: Số thứ tự thửa đất: ghi số thứ tự thửa đất từ số 01 đến số cuối cùng trên mỗi tờ bản đồ địa chính. - Cột 2: Tên người sử dụng, quản lý: ghi "Ông (hoặc Bà)", sau đó ghi họ và tên người đối với cá nhân (trong nước) sử dụng đất, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở; ghi “Hộ ông (hoặc Hộ bà)”, sau đó ghi họ và tên người đại diện đối với hộ gia đình sử dụng đất (chủ hộ) ; ghi tên tổ chức (trong nước) theo quyết định thành lập hoặc giấy phép kinh doanh đối với tổ chức sử dụng đất; ghi tên của tổ chức thực hiện dự án đầu tư theo giấy phép đầu tư được cấp đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài là nhà đầu tư; ghi tên tổ chức được giao đất để quản lý và ghi “Giao QL” vào cột Ghi chú; ghi tên tổ chức có chức năng ngoại giao theo điều ước quốc tế hoặc thoả thuận ngoại giao đối với trường hợp tổ chức có chức năng ngoại giao sử dụng đất; ghi tên thường gọi của cơ sở tôn giáo sử dụng đất; ghi tên thường gọi của cộng đồng dân cư sử dụng đất hoặc được giao đất rừng để quản lý, trường hợp được giao đất rừng để quản lý thì ghi “Giao QL” vào cột Ghi chú; ghi "UBND phường, thị trấn" đối với đất giao cho Uỷ ban nhân dân để sử dụng hoặc để quản lý, đối với đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích thì ghi "Đất NN công ích" vào cột Ghi chú, đối với đất đã xác định mục đích sử dụng nhưng chưa giao, chưa cho thuê thì ghi "Chưa G- CT" vào cột Ghi chú, đối với đất sử dụng vào mục đích công cộng giao cho Uỷ ban nhân dân quản lý thì ghi "Giao QL" vào cột Ghi chú. Trường hợp thửa đất 356
  11. có nhiều người sử dụng chung (kể cả trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của cả vợ và chồng, không kể trường hợp đất xây dựng nhà chung cư) thì ghi tên của tất cả mọi người sử dụng chung thửa đất vào các dòng dưới kế tiếp và ghi “Đồng sử dụng đất” vào cột Ghi chú; ghi "Nhà chung cư" và ghi “Đồng sử dụng đất” vào cột Ghi chú đối với thửa đất xây dựng nhà chung cư đã bán căn hộ. - Cột 3: Đối tượng sử dụng, quản lý: ghi đối tượng sử dụng đất bằng mã (ký hiệu) là "GDC" đối với hộ gia đình, cá nhân; "UBS" đối với Ủy ban nhân dân cấp xã; "TKT" đối với tổ chức kinh tế trong nước; “TCN” đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vọi sự nghiệp của Nhà nước; "TKH" đối với tổ chức khác trong nước (bao gồm cả cơ sở tôn giáo); "TLD" đối với doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài; "TVN" đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; "TNG" đối với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; "CDS" đối với cộng đồng dân cư và ghi đối tượng được Nhà nước giao đất để quản lý bằng ký hiệu là "UBQ" đối với Ủy ban nhân dân cấp xã; "TPQ" đối với Tổ chức phát triển quỹ đất; "TKQ" đối với tổ chức khác; "CDQ" đối với cộng đồng dân cư. - Cột 4: Diện tích: ghi diện tích của thửa đất theo đơn vị mét vuông (m2) làm tròn đến một (01) chữ số thập phân; trường hợp thửa đất do nhiều người sử dụng nhưng xác định được diện tích sử dụng riêng của mỗi người thì ghi diện tích sử dụng riêng đó vào dòng tương ứng với tên người sử dụng đất đã ghi ở cột Tên người sử dụng, quản lý. Đối với đất ở có vườn, ao mà diện tích đất ở được công nhận có diện tích nhỏ hơn diện tích thửa đất thì ghi diện tích vào dòng dưới kế tiếp theo từng mục đích sử dụng và ghi mục đích sử dụng tương ứng vào cột Mục đích sử dụng; trường hợp nhiều người sử dụng chung thửa đất đó thì ghi diện tích theo từng mục đích ứng với từng người sử dụng ghi ở cột Tên người sử dụng, quản lý. - Cột: Mục đích sử dụng gồm bốn cột Cấp GCN, Quy hoạch, Kiểm kê, Chi tiết; + Cột 5: ghi mục đích sử dụng đất theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp + Cột 6: ghi mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt + Cột 7: ghi mục đích sử dụng đất theo hiện trạng lúc lập sổ và lúc kiểm kê đất đai thống nhất với hệ thống chỉ tiêu kiểm kê đất đai + Cột 8: ghi mục đích sử dụng đất chi tiết (Cà phê, Chè, Xoài, Tôm,...) theo yêu cầu của từng địa phương vào cột. Mục đích sử dụng đất tại cột Cấp GCN, Quy hoạch, Kiểm kê được ghi bằng mã quy định tại Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Mục đích sử dụng đất ghi vào cột Cấp GCN, cột Kiểm kê được ghi bằng mã (ký hiệu) như trong bảng dưới đây. Thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn được 357
  12. đánh thêm dấu sao "*" vào góc trên bên phải của ký hiệu mục đích sử dụng đất tại cột Cấp GCN. Trường hợp thửa đất được sử dụng vào nhiều mục đích thì ghi mục đích sử dụng chính vào dòng ghi số thứ tự thửa đất, ghi các mục đích sử dụng phụ kết hợp vào các dòng dưới kế tiếp. Quy định mục đích sử dụng ghi trên cột Cấp GCN, Quy hoạch, Kiểm kê được thể hiện ở phần phụ biểu: - Cột 10: Ghi chú ; ghi chú thích trong các trường hợp quy định tại cột 2; ghi loại bản đồ, sơ đồ hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa đo vẽ bản đồ địa chính; ghi số thứ tự của các thửa đất mới đối với trường hợp tách thửa hoặc hợp thửa; ghi loại thông tin đã thay đổi; trường hợp thay đổi mục đích sử dụng đất thì ghi thêm ký hiệu “KKE-“ đối với mục đích sử dụng theo kiểm kê, “GCN-“ đối với mục đích sử dụng theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, “QHO-" đối với mục đích sử dụng theo quy hoạch, sau đó ghi nội dung thông tin thay đổi trong trường hợp có biến động về sử dụng đất mà không tạo thành thửa đất mới. Nội dung tại cột Ghi chú về loại đối tượng sử dụng, quản lý, mục đích sử dụng của thửa đất và nội dung ghi chú về thửa đất được ghi bằng mã (ký hiệu) quy định tại các cột 2, 3, 5, 6 và cột 7. Nội dung ghi chú được ghi liên tục từ dòng đầu trong cột Ghi chú theo thứ tự biến động của thửa đất trong cùng trang sổ mục kê đất đai; trường hợp hết chỗ ghi chú trong cột Ghi chú thì ghi vào cột Ghi chú của trang trống đầu tiên thuộc phần các trang sổ dành cho tờ bản đồ đó; cuối cột ghi chú của trang đã hết chỗ ghi “Chuyển tiếp trang số... (ghi số thứ tự trang chuyển đến)”, đầu cột Ghi chú của trang chuyển đến ghi “Tiếp theo trang số...(ghi số thứ tự của trang đã hết chỗ)”. * Ghi đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi, các công trình khác theo tuyến mà có sử dụng đất hoặc có hành lang bảo vệ an toàn; sông, ngòi, kênh, rạch, suối và các đối tượng thủy văn khác theo tuyến; các khu vực đất chưa sử dụng mà không có ranh giới khép kín trên tờ bản đồ vào sổ mục kê đất đai theo quy định sau: - Ghi số thứ tự từ số 01 trở đi đối với từng loại đối tượng như: đường giao thông; hệ thống thủy lợi; sông, ngòi, kênh, rạch, suối và các đối tượng thuỷ văn khác theo tuyến; đất chưa sử dụng vào cột 1. - Ghi tên tổ chức được giao quản lý đối với từng đối tượng là đường giao thông; hệ thống thuỷ lợi (dẫn nước phục vụ cấp nước, thoát nước, tưới nước, tiêu nước, đê, đập); công trình khác theo tuyến; sông, ngòi, kênh, rạch, suối và đối tượng thủy văn khác theo tuyến; khu vực đất chưa sử dụng không có ranh giới khép kín thuộc mỗi tờ bản đồ địa chính (trường hợp chưa giao cho tổ chức quản lý thì ghi "UBND phường"); ghi loại đối tượng được giao quản lý vào cột Đối tượng sử dụng, quản lý vào cột 2; ghi tên từng đối tượng (nếu có) vào cột Ghi chú. - Ghi diện tích của phần đường giao thông, phần hệ thống thuỷ lợi, phần công trình khác theo tuyến, phần sông, ngòi, kênh, rạch, suối và đối tượng thủy văn khác theo tuyến, phần khu vực đất chưa sử dụng không có ranh giới khép kín trên phạm vi tờ bản đồ địa chính vảo cột 4. 358
  13. - Cột Mục đích sử dụng: ghi bằng ký hiệu quy ước đối với từng loại đối tượng như hướng dẫn ghi ở các cột : 5, 6, 7 và 8 2.1.2.3. Lập sổ địa chính 2.1.2.3.1. Sổ địa chính điện tử * Nguyên tắc chung - Sổ được lập theo từng phường, thị trấn; thể hiện kết quả đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất theo từng thửa đất và từng đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất (sau đây gọi chung là thửa đất); thông tin của mỗi thửa đất được thể hiện vào 01 trang sổ riêng. - Thửa đất có nhà chung cư thì ngoài việc thể hiện thông tin về thửa đất và nhà chung cư theo quy định tại điểm 1 mục này; còn phải thể hiện kết quả đăng ký theo từng căn hộ, từng văn phòng làm việc, cơ sở thương mại, dịch vụ (sau đây gọi chung là căn hộ chung cư) trong từng nhà chung cư; mỗi căn hộ chung cư được thể hiện vào 01 trang riêng. - Việc chỉnh lý biến động trên sổ địa chính chỉ được thực hiện đối với các trường hợp đã hoàn thành thủ tục đăng ký biến động và có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đất đai. - Trường hợp đăng ký biến động mà có thay đổi một trong các thông tin đã đăng ký trên sổ địa chính nhưng không hình thành thửa đất mới hoặc căn hộ mới thì cập nhật thông tin mới thay đổi vào trang đăng ký của thửa đất, căn hộ chung cư đó để thay thế thông tin cũ đã thay đổi; thông tin cũ trước khi biến động sẽ được chuyển thành thông tin lịch sử để tra cứu khi cần thiết. Trường hợp đăng ký biến động mà hình thành thửa đất mới thì lập trang sổ địa chính mới để đăng ký cho thửa đất mới tách và thể hiện thông tin lịch sử hình thành thửa đất trên trang đăng ký của thửa mới đó. - Sau khi cập nhật, chỉnh lý sổ địa chính cho mỗi trường hợp đăng ký, Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nơi chưa thành lập văn phòng đăng ký đất đai (sau đây gọi là cơ quan đăng ký đất đai) thực hiện việc ký (điện tử) vào góc trên bên phải của trang sổ địa chính theo thẩm quyền. * Đăng ký thửa đất Thửa đất: để thể hiện thông tin cơ bản của thửa đất bao gồm: - Số thửa: thể hiện như quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 13; Điểm a Khoản 2 Điều 14 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 2/6/2014 của Bộ tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi tắt là Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ). - Số tờ bản đồ: thể hiện như quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 13 và Điểm b Khoản 2 Điều 14 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT. - Địa chỉ thửa đất: thể hiện như quy định tại Khoản 2 Điều 13 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT. 359
  14. - Diện tích: thể hiện như quy định tại Khoản 4 Điều 13 và Khoản 4 Điều 14 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT. -. Tài liệu đo đạc sử dụng: thể hiện như quy định tại Khoản 5 Điều 13 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT. * Người sử dụng đất/Người quản lý đất: Lựa chọn loại đối tượng đăng ký để thể hiện, nếu là người sử dụng đất đăng ký thì thể hiện “Người sử dụng đất”; nếu là người quản lý đất thì thể hiện “Người quản lý đất”. - Người thứ nhất: Nội dung thông tin lần lượt thể hiện tên, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân và địa chỉ của người đó theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 15 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT. - Người thứ hai: được ghi đối với trường hợp thửa đất có nhiều người cùng sử dụng chung thửa đất với người sử dụng đất thứ nhất. + Nội dung thể hiện lần lượt từng người sử dụng đất (“Người thứ hai:”; “Người thứ ba:”;…) và các thông tin về từng người như quy định đối Với người sử dụng đất thứ nhất + Trường hợp thửa đất có nhiều người cùng sử dụng đất mà chưa xác định được hết tên người cùng sử dụng thì thể hiện thông tin của những người đã xác định và tại cuối của điểm này thể hiện: “Còn một số người cùng sử dụng đất chưa xác định “. * Quyền sử dụng đất/quyền quản lý đất: - Lựa chọn một trong hai loại quyền để thể hiện tương ứng với loại đối tượng đăng ký tại Mục 2; nếu đăng ký cho người sử dụng đất thì thể hiện “Quyền sử dụng đất”, nếu đăng ký cho người được Nhà nước giao quản lý đất thì thể hiện “Quyền quản lý đất”. - Hình thức sử dụng Hình thức sử dụng đất được thể hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT. Ví dụ: Trường hợp thửa đất có 100m2, trong đó có 40m2 thuộc quyền sử dụng chung của ông A và bà B; có 30m2 thuộc quyền sử dụng chung của ông A và bà C; có 30m2 thuộc quyền sử dụng riêng của ông A thì ghi: “40m2 sử dụng chung của ông A và bà B; 30m2 sử dụng chung của ông A và bà C; 30m2 sử dụng riêng của ông A”. - Loại đất : + Loại đất được thể hiện bằng tên theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 16 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT. Ví dụ: Đất chuyên trồng lúa nước. + Trường hợp thửa đất sử dụng đồng thời vào nhiều mục đích khác nhau (không phân biệt ranh giới sử dụng giữa các mục đích) thì thể hiện lần lượt các 360
  15. mục đích sử dụng đó. Ví dụ: Đất chuyên trồng lúa nước; Đất nuôi trồng thủy sản. + Trường hợp thửa đất sử dụng đồng thời vào nhiều mục đích mà trong đó có mục đích chính, mục đích phụ theo quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hoặc theo đăng ký của người sử dụng đất thì phải ghi chú thêm “là chính” hoặc “là phụ)” trong ngoặc đơn ( ) sau từng mục đích. Ví dụ: Đất chuyên trồng lúa nước (là chính); Đất nuôi trồng thủy sản (là phụ). + Trường hợp thửa đất có nhiều mục đích sử dụng khác nhau mà xác định được diện tích theo từng mục đích sử dụng thì thể hiện từng mục đích sử dụng và diện tích kèm theo. Ví dụ: Đất ở đô thị 200m2; Đất trồng cây lâu năm 300m2. - Thời hạn sử dụng/quản lý: Nội dung thông tin thể hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 16 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT. - Nguồn gốc sử dụng: Nguồn gốc sử dụng đất được thể hiện bằng tên gọi và mã (ký hiệu) đối Với từng loại nguồn gốc trong các trường hợp như quy định tại Khoản 4 Điều 16 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT. - Nghĩa vụ tài chính: Nội dung thông tin về tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai thể hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 16 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT. Ví dụ: + Trường hợp đã thực hiện một phần nghĩa vụ tài chính thì thể hiện: Tiền sử dụng đất phải nộp 350.000.000 đồng, đã nộp 200.000.000 đồng ngày 25/5/2010; + Trường hợp được miễn nghĩa vụ tài chính thì thể hiện: Tiền sử dụng đất được miễn nộp theo Quyết định số 250/QĐ-UBND ngày 15/10/2011 của UBND tỉnh; + Trường hợp không phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thì thể hiện: Tiền sử dụng đất không phải nộp theo quy định tại Khoản 1 Điều 100 của Luật Đất đai 2013; + Trường hợp được giảm nghĩa vụ tài chính thì thể hiện: Tiền sử dụng đất là 300.000.000 đồng, được giảm 50% theo Quyết định số 250/QĐ-UBND ngày 15/10/2011 của UBND tỉnh, đã nộp 100.000.000 đồng ngày 15/10/2012, số tiền còn phải nộp: 50.000.000 đồng; + Trường hợp được nợ nghĩa vụ tài chính thì thể hiện: Nợ tiền sử dụng đất 200.000.000 đồng theo Thông báo số 156/TB-CCT ngày 23/5/2015 của Chi cục thuế quận Bắc Từ Liêm. 361
  16. + Trường hợp được xoá nợ thì thể hiện: Đã được xoá nợ tiền sử dụng đất theo Quyết định số 299/QĐ-UBND ngày 15/10/2012 của UBND tỉnh Lào Cai; + Trường hợp đã nộp đủ số tiền sử dụng đất ghi nợ thì thể hiện: Đã nộp xong tiền sử dụng đất theo Giấy nộp tiền số 006523 ngày 23/5/2013; trường hợp ghi nợ nhưng chưa xác định số tiền nợ thì khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính thể hiện: Đã nộp xong tiền sử dụng đất số tiền nộp: 200.000.000 đồng (Hai trăm triệu đồng), theo Giấy nộp tiền số 006523 ngày 23/5/1998. - Hạn chế sử dụng: + Nội dung thông tin về hạn chế quyền sử dụng đất thể hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 16 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT. Ví dụ: Trường hợp trong giấy tờ về nhận thừa kế quyền sử dụng đất có nội dung hạn chế về việc không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Thửa đất chỉ được sử dụng mà không được chuyển nhượng theo văn bản thừa kế ngày 15 tháng 5 năm 2013. + Trường hợp toàn bộ thửa đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn Quốc lộ 1A: Thửa đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình Quốc lộ 1A. - Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề: Nội dung quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề thể hiện theo quy định tại Khoản 7 Điều 16 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT. * Tài sản gắn liền với đất * Tài sản thứ nhất - Tên loại tài sản + Trường hợp nhà ở thì thể hiện loại nhà: Nhà ở riêng lẻ; Nhà chung cư; + Trường hợp công trình xây dựng thì thể hiện tên công trình theo quyết định giao đất hoặc quy hoạch xây dựng chi tiết hoặc dự án đầu tư hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy phép xây dựng của cấp có thẩm quyền; Trường hợp công trình có nhiều hạng mục khác nhau thì lần lượt thể hiện tên từng hạng mục chính của công trình theo quyết định giao đất hoặc quyết định phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết hoặc dự án đầu tư được duyệt. Ví dụ: Nhà làm việc A1; Nhà xưởng chế biến gỗ. + Trường hợp rừng sản xuất là rừng trồng thì thể hiện “Rừng sản xuất là rừng trồng” + Trường hợp tài sản là cây lâu năm thì thể hiện tên loại “Cây lâu năm”. - Đặc điểm của tài sản Đặc điểm của tài sản thể hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT. 362
  17. - Chủ sở hữu tài sản thứ nhất: + Nội dung thông tin chủ sở hữu tài sản lần lượt thể hiện tên, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân và địa chỉ của người đó theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 15 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT. + Trường hợp chủ sở hữu tài sản đồng thời là người sử dụng đất thì thể hiện thêm: “Đồng thời là người sử dụng đất”. + Trường hợp nhà chung cư để bán hoặc bán kết hợp cho thuê thì khi đăng ký bán căn hộ đầu tiên phải thể hiện thêm: “Của các chủ sở hữu căn hộ chung cư được thể hiện chi tiết tại phần đăng ký căn hộ chung cư”. + Hình thức sở hữu thể hiện thông tin theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT. + Thời hạn được sở hữu thể hiện thông tin theo quy định tại Khoản 4 Điều 17 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT. - Chủ sở hữu tài sản thứ hai + Chỉ thể hiện đối với trường hợp tài sản tại điểm 4.1 của bản Hướng dẫn lập sổ địa chính điện tử (phụ biểu kèm thông tư 24/2014/TT-BTNMT). + Trường hợp tài sản có nhiều chủ cùng sở hữu tài mà chưa xác định được hết tên người cùng sở hữu thì thể hiện thông tin của những người đã xác định được; tại điểm cuối cùng của điểm 4.1 thể hiện: “Còn một số người khác cùng sở hữu tài sản nhưng chưa xác định được”. * Tài sản thứ hai - Thể hiện đối với trường hợp có nhiều tài sản và các thông tin được thể hiện như tài sản thứ nhất tại điểm 4.1của bản Hướng dẫn lập sổ địa chính điện tử (phụ biểu kèm thông tư 24/2014/TT-BTNMT) - Trường hợp tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận mà thửa đất không có tài sản gắn liền với đất hoặc có tài sản gắn liền với đất nhưng người sử dụng đất (đồng thời là chủ sở hữu tài sản) chưa có nhu cầu chứng nhận quyền sở hữu tài sản hoặc có đề nghị chứng nhận quyền sở hữu tài sản nhưng không đủ điều kiện chứng nhận thì tại điểm ghi về tài sản gắn liền với đất trên được thể hiện bằng dấu “-/-” . Ví dụ: “Tài sản thứ 1: -/-”. * Tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền Với đất - Thời điểm nhận hồ sơ đăng ký lần đầu: thể hiện ngày tháng năm cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu hợp lệ; - Thời điểm đăng ký vào sổ địa chính: thể hiện ngày tháng năm cơ quan đăng ký nhập thông tin đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất vào sổ địa chính; - Giấy tờ về nguồn gốc sử dụng, sở hữu: thể hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT. 363
  18. Các loại giấy tờ pháp lý thể hiện phải được liên kết (có đường dẫn) với hồ sơ quét. - Giấy chứng nhận: thể hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT. Số seri phát hành của Giấy chứng nhận phải được liên kết (có đường dẫn) với bản lưu Giấy chứng nhận (bản quét). - Hồ sơ thủ tục đăng ký số: thể hiện số thứ tự của hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 30 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT. Số hồ sơ đăng ký phải được liên kết (có đường dẫn) với hồ sơ quét quy định tại Khoản 4 Điều 23 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT. * Đăng ký căn hộ, văn phòng làm việc, cơ sở thương mại, dịch vụ trong nhà chung cư - Tên tài sản: Thể hiện các thông tin như quy định tại Điểm a Khoản 6 Điều 17 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT. - Thuộc nhà chung cư (nhà hỗn hợp): Thể hiện các thông tin như quy định tại Điểm b Khoản 6 Điều 17 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT. - Chủ sở hữu: Thể hiện các thông tin như quy định tại Tiết 4.1 Mục IV của Hướng dẫn này. - Diện tích sàn căn hộ: Thể hiện như quy định tại Điểm d Khoản 6 Điều 17 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT. - Hình thức sở hữu căn hộ: Thể hiện như quy định tại Điểm đ Khoản 6 Điều 17 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT. - Hạng mục được sở hữu chung ngoài căn hộ: Thể hiện như quy định tại Điểm e Khoản 6 Điều 17 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT. Ví dụ: Hành lang tầng 12; lối đi tầng 1; Phòng họp cộng đồng số 203 (100 m2), cầu thang máy và các hạng mục khác theo quy định của Luật Nhà ở - Thời hạn sở hữu: Thể hiện như quy định tại Điểm g Khoản 6 Điều 17 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT. * Quyền sử dụng đất chung: - Số thửa: thể hiện số hiệu của thửa đất có tòa nhà chung cư. - Số tờ bản đồ: thể hiện số hiệu tờ bản đồ địa chính nơi có thửa đất làm nhà chung cư; - Diện tích đất sử dụng chung: Thể hiện diện tích phần đất thuộc quyền sử dụng chung của các chủ sở hữu căn hộ theo quy định của pháp luật và được ghi trong hợp đồng mua bán nhà ở; đơn vị thể hiện là mét vuông (m2) làm tròn số đến một (01) chữ số thập phân. 364
  19. * Tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền Với đất: Thể hiện các thông tin như hướng dẫn tại Khoản 5 Mục II của Hướng dẫn này. * Cập nhật, chỉnh lý biến động sổ địa chính được thực hiện như quy định đối Với trường hợp thay đổi về quyền sử dụng đất tại Khoản 6 Mục II của Hướng dẫn này. 2.1.2.3.2. Sổ địa chính dạng giấy * Khái niệm, mục lập sổ - Khái niệm: Sổ địa chính là sổ ghi về người sử dụng đất và thông tin về thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người đó. - Mục đích lập sổ: Lập sổ địa chính để cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai. * Cách ghi sổ địa chính Sổ địa chính dạng giấy được lập theo Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngayf 2/8/2007 của Bộ tài nguyên và Môi trường và được bổ sung theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT như sau: - Trường hợp thửa đất có nhiều người cùng sử dụng đất, nhiều chủ cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất trên 1 thửa đất thì từng người sử dụng đất, từng chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được đăng ký vào một trang sổ riêng. Trong đó, trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất thì phải ghi “Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất:”, sau đó mới ghi tên và địa chỉ của chủ sở hữu tài sản tại Mục 1- Người sử dụng đất. Sau khi ghi tên và địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, tại dòng cuối Mục 1- Người sử dụng đất ghi thông tin: “Cùng sử dụng đất (hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) Với… người khác đăng ký tại trang…, quyển số…” . - Loại đất ghi vào sổ địa chính tại cột Mục đích sử dụng đất thể hiện các loại đất theo quy định tại điểm các Điểm b và c Khoản 2 Điều 16 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT và ghi bằng mã đối với từng loại đất theo quy định về bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường. - Nguồn gốc sử dụng đất ghi vào cột Nguồn gốc sử dụng đất thể hiện bằng mã đối với từng loại nguồn gốc theo quy định tại Khoản 4 Điều 16 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT. - Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận ghi vào cột Số vào sổ cấp GCN ghi bằng chữ số Ả Rập gồm 5 chữ số theo số thứ tự vào sổ cấp Giấy chứng nhận ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT và trước số thứ tự đó được ghi thêm chữ “CH” đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp GCN của Uỷ ban nhân dân cấp huyện; ghi thêm chữ “CT” đối với trường hợp cấp GCN thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; ghi thêm chữ “CS” đối với trường hợp Sở Tài 365
  20. nguyên và Môi trường cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. - Việc ghi tài sản gắn liền với đất được ghi vào Mục III - Những thay đổi trong quá trình sử dụng đất và ghi chú theo quy định như sau: + Thông tin về tài sản gắn liền với đất được ghi vào trang đăng ký của người sử dụng thửa đất có tài sản đó, được ghi theo quy định tại Điều 17 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT. Trường hợp có nhiều tài sản thì lần lượt ghi từng tài sản theo quy định. Ví dụ: Nhà ở riêng lẻ, diện tích xây dựng: 50m2; diện tích sàn: 250m2; kết cấu: khung, sàn, trần bê tông, tường gạch; tổng số tầng: 5 tầng; cấp hạng: cấp II; chủ sở hữu: là người sử dụng đất; hình thức sở hữu: riêng; thời hạn được sở hữu: -/-; thuộc thửa đất số 35; tờ bản đồ số 15. + Trường hợp người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì ghi thông tin về chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất và tài sản của người đó vào Mục III - Những thay đổi trong quá trình sử dụng đất và ghi chú thuộc trang đăng ký của người sử dụng thửa đất có tài sản đó theo quy định tại Điều 15 và Điều 17 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT; tiếp theo ghi hình thức thuê hoặc mượn đất để tạo lập tài sản. Ví dụ: Nhà ở riêng lẻ, diện tích xây dựng: 50m2; diện tích sàn: 250m2; kết cấu: khung, sàn, trần bê tông, tường gạch; tổng số tầng: 5 tầng; cấp hạng: cấp II; thuộc quyền sở hữu của: ông Nguyễn Văn B, CMND số: 012345678999, địa chỉ thường trú: thôn Đoài, xã Hồng Lĩnh, huyện Duyên Hải, tỉnh Quảng Ninh; hình thức sở hữu: riêng; thời hạn được sở hữu: -/-; sở hữu tài sản trên thửa đất số 35, tờ bản đồ số 15, thuê của người sử dụng đất. - Trường hợp đăng ký đất được Nhà nước giao quản lý thì ghi thông tin về người được Nhà nước giao quản lý đất; thông tin về số thứ tự thửa đất, số thứ tự bản đồ, diện tích thửa đất, loại đất, nguồn gốc theo quy định tại các Điều 13, 14, 15 và 16 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT. - Trường hợp người sử dụng đất đăng ký mà không có nhu cầu cấp GCN thì ghi nội dung thông tin theo quy định tại các Điều 13, 14, 15 và 16 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT; trong đó thời hạn sử dụng đất ghi “Chưa xác định”; nguồn gốc sử dụng đất ghi thời điểm bắt đầu sử dụng và lý do có đất sử dụng đất; số vào sổ cấp GCN ghi “Không đề nghị cấp GCN”; ghi “Nghĩa vụ tài chính: chưa xác định” vào Mục III - Những thay đổi trong quá trình sử dụng đất và ghi chú. - Trường hợp đăng ký đất mà không đủ điều kiện cấp GCN thì ghi nội dung thông tin theo quy định tại các Điều 13, 14, 15 và 16 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT; trong đó thời hạn sử dụng đất ghi “Tạm sử dụng”; nguồn gốc sử dụng đất ghi thời điểm bắt đầu sử dụng và lý do có đất sử dụng đất; số vào sổ cấp GCN ghi “Không đủ điều kiện cấp GCN”. 366
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2