intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Dược lý học: Thuốc giảm đau

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:61

90
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng trình bày những nội dung chính như: Đại cương về đau và thuốc giảm đau, phân loại thuốc giảm đau, thuốc giảm đau loại opiat: Morphin, tương tác thuốc, các thuốc có tác dụng đối lập (Antagonist) với opiat, vấn đề quen thuốc - nghiện thuốc - hội chứng cai thuốc, thuốc giảm đau trung ương thứ yếu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Dược lý học: Thuốc giảm đau

  1. Thuốc Giảm đau I. Đại cương : 1.1. Đau : là một cảm giác đặc biệt, đau thường liên quan đến sự tổn thương thực thể và làm tăng sự tiến triển của quá trình bệnh lý. * Nguyên nhân gây đau là do các ngọn dây thần kinh cảm giác bị kích thích quá độ bởi các tác nhân vật lý hay hoá học ( nhiệt, cơ, điện, acid, base ).
  2. Dưới ảnh hưởng của các kích thích đau, trong cơ thể sẽ giải phóng ra một hoặc nhiều chất gây đau như Histamin, chất p ( Pain ), các Kinin huyết tương ( Bradykinin, Kallidin ). Một trong các tác dụng của các chất này là gây đau. * Thuốc giảm đau là gì ? Thuốc giảm đau là những thuốc làm giảm cảm giác đau, nhưng không làm rối loạn ý thức, không làm các cảm giác khác thay đổi.
  3. 1.2. Phân loại thuốc giảm đau. 1.2.1. Thuốc giảm đau trung ương : Thuốc giảm đau rất mạnh, tác dụng với mọi chứng đau . Đặc điểm : gây ngủ và đặc biệt gây nghiện. Gồm có : - Thuốc phiện và dẫn chất Morphin ( Opiat ) … - Thuốc tổng hợp tương tự Morphin ( Opioid )
  4. 1.2.2. Thuốc giảm đau ngoại biên : - Giảm đau trung bình, không gây nghiện. Các thuốc giảm đau - hạ nhiệt chống viêm ( chống viêm không Steroid ). Thuốc giảm đau đơn thuần : Idarac, Floctafenin, Stakan, Pravadol, Antrafenin, Cometacine, Glafenin ( Glifanan, hiện không dùng do độc tính cao )
  5. 1.2.3. Thuốc giảm đau do chống viêm : điều trị đau do viêm. - Thuốc kháng viêm Steroid : các loại Corticoid - Thuốc kháng viêm không Steroid : Diflunisal, Diclofenac, Indomethacin, Sulindac, Phenylbutazon, Piroxicam, Naproxen, các Fenamat…
  6. 1.2.4. Thuốc giảm đau do chống co thắt : giảm đau do làm giãn cơ trơn. - Loại chống tiết Cholin : Atropiin, BuscoPan, Cinidium, Tiemonium… - Loại giãn cơ trơn : Papaverin, Drotaverin, Alvirin, Spamaverin, Nospa…
  7. 1.2.5. Thuốc giảm đau tâm thần : Được dùng như thuốc bổ trợ trong điều trị lo âu và trầm cảm dính liền với sự đau mãn tính ( ung thư ). * Loại chống co giật : Carbamazepin, Phenytoin…
  8. * Loại chống trầm cảm 3 vòng : Amitriptilin, Imipramin, Clomipramin * Loại an thần : Diazepam. Hydroxyzin…
  9. 1.2.6. Thuốc trị đau thắt ngực : Trinitroglycerin, Isosorbusdinitrat 1.2.7. Thuốc trị đau nữa đầu ( Migraine ) Ergotamin, Dihydroegotamin. 1.2.8. Thuốc giảm đau Vitamin ( antalgiques vitaminiques ) : Làm giảm đau do viêm thần kinh, đau cơ . Các Vitamin hướng thần kinh : B1+ B6 + B12
  10. 1.3. Các thuốc giảm đau có thể có các cơ chế sau : + Làm giảm nhận cảm với kích thích đau : chườm lạnh, xoa. + Làm giảm dẫn truyền cảm giác đau : Thuốc tê + Làm giảm hoặc đối lập với các chất trung gian hoá học của đau : Các thuốc giảm đau, chống viêm.
  11. + Tác động lên các receptor đặc hiệu của đau : Các Opiat. + Kích thích giải phóng Morphin nội sinh Endorphin : châm cứu.
  12. Về mặt điều trị, mỗi receptor được coi như có chức phận riêng; Receptor muy : giảm đau, giảm hô hấp, co đồng tử, thay đổi cảm xúc, ảo thị. Receptor kappa : giảm đau, xúc cảm , an thần. Receptor delta : gắn chọn lọc với Enkephalin và cũng có thể có tham gia vào tác dụng giảm đau của Opioid.
  13. Receptor sigma : còn biết ít liên quan đến điều trị. Có quan hệ gián tiếp đến nhận thức và tâm thần vận động. Tác dụng giảm đau của Opioid là tác dụng kích thích trên receptor muy và kappa. Trong bài này chỉ đề cập đến thuốc giảm đau loại Opiat ( hoặc Opioid )
  14. II. Thuốc giảm đau loại opiat: Morphin Thuốc giảm đau loại Morphin còn gọi là thuốc giảm đau gây ngủ ( Narcotic analgesics ) đều có chung một đặc tính là gây nghiện, và vì vậy đều thuộc thuốc độc bảng A gây nghiện. Không kê đơn quá 7 ngày.
  15. Ngoài ra còn cần phân biệt 2 từ : Opioat : là các dẫn xuất của thuốc phiện ( opium ), có tính chất giống như Morphin ( Morphine - like, Opium - like ). Opioid : là các chất có thể là tổng hợp, bán tổng hợp, có tác dụng giống Morphin hoặc gắn được vào các receptor của Morphin.
  16. 2.1. Tác dụng giảm đau trên thần kinh trung ương : Morphin tác dụng chọn lọc và trực tiếp với tế bào thần kinh trung ương, nhất là vỏ não. Nhiều trung tâm ức chế ( trung tâm đau, trung tâm hô hấp, trung tâm gây ho). Nhưng có những trung tâm bị kích thích, gây ra : nôn, co đồng tử, chậm nhịp tim.
  17. 2.1.1. Tác dụng giảm đau : Morphin ức chế vỏ não và những trung tâm ở gian não, ức chế cảm giác đau rất đặc hiệu. Tác dụng giảm đau này được tăng cường bởi thuốc an thần kinh. Morphin làm tăng tác dụng của thuốc tê.
  18. 2.1.2. Tác dụng gây ngủ : Morphin còn gây ngủ và làm giảm hoạt động tinh thần. Liều cao có thể gây mê, làm mất tri giác. Đặc biệt, liều thấp có thể gây hưng phấn : 1 - 3 mg làm cho mất ngủ, nôn, phản xạ tuỷ tăng, ý nghĩ đến nhanh, nhưng lộn xộn.
  19. 2.1.3. Tác dụng gây sảng khoái : Với liều điều trị, làm tăng trí tưởng tượng. Mất hết các cảm giác âm tính : mất buồn rầu, mất sợ hãi, lo âu, bi quan, mất cảm giác đói … Tăng cường cảm giác dương tính : trạng thái lạc quan, nhìn màu sắc thấy đẹp, nghe tiếng động thấy dễ chịu.
  20. 2.1.4. Tác dụng trên hô hấp : Liều thấp kích thích hô hấp, liều cao hơn thì ức chế trung tâm này. Ngay với liều điều trị, trung tâm hô hấp cũng đã giảm nhạy cảm với CO2. Trong trạng thái khó thở nhanh, nông, thì Morphin ( do ức chế trung tâm hô hấp ) làm nhịp thở chậm và sâu hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1