Bài giảng Kháng sinh, kháng khuẩn
lượt xem 5
download
Bài giảng "Kháng sinh, kháng khuẩn" trình bày các nhóm thuốc kháng sinh sau: kháng sinh beta lactam; kháng sinh aminoglycosid; kháng sinh tetracyclin; cloramphenicol; kháng sinh macrolid; các lincomycin; kháng sinh polypeptid; các kháng sinh khác. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kháng sinh, kháng khuẩn
- KHÁNG SINH KHÁNG KHUẨN wr
- ĐẠI CƯƠNG Định nghĩa: Kháng sinh là những chất được tạo ra bởi vi sinh vật, ở nồng độ thấp, có thể ức chế sự phát triển hoặc thậm chí có thể tiêu diệt các vi sinh vật khác. Hiện nay, các hợp chất có tác dụng ức chế tương tự có nguồn gốc từ thực vật, sinh vật biển, tổng hợp hoặc bán tổng hợp cũng được gọi là kháng sinh. Phân loại: Có một số cách phân loại kháng sinh như dựa và phổ kháng khuẩn (phổ rộng, phổ hẹp); đường dùng (tiêm; uống); theo hoạt tính (kìm khuẩn; diệt khuẩn); tuy nhiên thuận lợi nhất là phân loại theo cấu tạo hoá học. Theo cấu tạo hoá học phân ra:
- NỘI DUNG Trong chương này sẽ trình bày các nhóm thuốc kháng sinh sau: 18.1. Kháng sinh beta lactam 18.2. Kháng sinh aminoglycosid. 18.3. Kháng sinh tetracyclin. 18.4. Cloramphenicol 18.5. Kháng sinh macrolid. 18.6. Các lincomycin. 18.6. Kháng sinh polypeptid. 18.7. Các kháng sinh khác
- 18.1. KHÁNG SINH BETA - LACTAM 1. Cấu tạo và phân loại: 2. Cơ chế tác dụng: 3. Cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn 4. Tác dụng không mong muốn
- 1. CẤU TẠO VÀ PHÂN LOẠI Tất cả đều chứa vòng - lactam: N O Vßng lactam 1.1. Vòng – lactam gắn vòng thiazolidin có tên là vòng penam và là khung chung của nhóm kháng sinh: PENICILLIN S N O Vßng penam
- 1. CẤU TẠO VÀ PHÂN LOẠI 1.2. Vòng - lactam ghép vòng dihydrothiazin có tên gọi là cephem (3-cephem) và là khung chung của nhóm kháng sinh: CEPHALOSPORIN S S N N O O Cephem Cepham 1.3.Từ khung penam, thay S bằng C và thêm dây nối đôi như khung cephem tạo khung carbapenem. Kháng sinh có khung này có tên gọi là carbapenem (Meropenem; Ertapenem; Faropenem; Panipenem)
- 1. CẤU TẠO VÀ PHÂN LOẠI N O Khung carbapenem 1.4.Từ nhân penam, thay S bằng O hoặc SO2 ta được khung chung: CÁC THUỐC ỨC CHẾ -LACTAMASE O O O S N N O O (Acid clavulanic) (Sulbactam; Tazobactam) 1.5. Trong cấu trúc chỉ có nhân – lactam, nhóm kháng sinh này có tên gọi các monobactam (aztreonam).
- 2. CƠ CHẾ TÁC DỤNG Ức chế tổng hợp lớp peptidoglycan của thành tế bào vi khuẩn, lớp này có tác dụng giữ nguyên vẹn cấu trúc thành tế bào, chống lại sự phân huỷ bởi áp suất thẩm thấu của các vi khuẩn gram dương và gram âm, song đặc biệt là đối với vi khuẩn gram dương vì chúng chỉ có 1lớp pep- tidoglycan này ở ngoài màng tế bào, rất dày. Trong điều kiện bình thường, các chất tiền thân tạo pepti- doglycan gây hoạt hoá để tự động thuỷ phân thành tế bào, tạo lớp mới. Khi bị ức chế, sự tồn đọng các chất tiền thân này sẽ gây ra sự tự thuỷ phân thành tế bào và vi khuẩn bị tiêu diệt. Vì vậy, kháng sinh – lactam là thuốc diệt khuẩn.
- 2. CƠ CHẾ TÁC DỤNG Peptidoglycan là một polymer gồm 1 khung polysaccharid gồm 2 đường sắp xếp luân phiên là NAG (N-acetylglucosamin) và NAM (acid N-acetylmuramic); 1 tetrapeptid gồm L-Ala, D-glu, Lys hoặc DAP và D-ala gắn vào NAM. Bước cuối cùng là các tetrapeptid này nối với nhau qua cầu chéo giữa nhóm - COOH của D-alanin trong tetrapeptid này với –NH2 của L-lysin trong tetrapeptid bên cạnh. Quá trình liên kết chéo này được thực hiện nhờ xúc tác của enzym transpeptidase còn gọi là PBPs (penicillin binding proteins). Nhân – lactam liên kết bất thuận nghịch vào vị trí hoạt động của PBPs nên nó mất hoạt tính và sự liên kết giữa các tetrapeptid không xảy ra, phá huỷ quá trình tổng hợp thành tế bào. Sự tồn đọng các chất tiền thân gây hoạt hoá các enzym tự huỷ thành tế bào để tạo thành mới, song thành mới không tổng hợp được do kháng sinh nên vi khuẩn bị tiêu diệt.
- CẤU TẠO THÀNH TẾ BÀO VI KHUẨN Thành tế bào vk gram dương Peptidoglycan Thành tế bào vk gram âm Màng ngoài Peptidogl can y Màng trong
- 2. CƠ CHẾ TÁC DỤNG N-acetylglucosamin Acid N-acetylmuramic Cấu tạo peptido- glycan
- 3. CƠ CHẾ KHÁNG THUỐC CỦA VI KHUẨN Vi khuẩn phát triển sự kháng lại kháng sinh β – lactam bằng một số cơ chế sau: 3.1. Sản sinh ra các enzym β – lactamase: Đây là cơ chếphổ biến nhất. Vi khuẩn gram âm tiết ra β- lactamase vào giữa màng trong và màng ngoài tế bào; vi khuẩn gram dương tiết vào môi trường xung quanh. Các enzym này có ái lực kết hợp với kháng sinh mạnh hơn ái lực lực kết hợp của kháng sinh với PBPs và sau khi kết hợp với kháng sinh, vòng β-lactam bị thuỷ phân, kháng sinh mất hoạt tính.
- 3. CƠ CHẾ KHÁNG THUỐC CỦA VI KHUẨN 3.2. Làm thay đổi cấu trúc PBPs để làm giảm mạnh ái lực kết hợp của PBPs với kháng sinh bằng cách đột biến các gen sẵn có để tạo gen PBP mới (như sự kháng methicillin của tụ cầu) hoặc tạo ra một số gen PBP mới (trường hợp liên cầu, lậu cầu, màng não cầu kháng penicillin. 3.3. Đối với vi khuẩn gram âm còn kháng kháng sinh β – lactam bằng cách đồng thời giảm tính thấm của màng ngoài và tăng tốc đào thải kháng sinh khỏi periplasm ra ngoài. Sự đột biến các gen để mã hoá các protein (còn gọi là các porin) ở màng ngoài sẽ làm giảm lượng kháng sinh β – lactam đi vào trong tế bào; việc bổ sung các protein để tạo ra các kênh, chúng hoá bơm β – lactam khỏi tế bào. Đó là cơ chế kháng của vi khuẩn đường ruột đối với các cephalosporin và Pseudomonas spp đói với các cephalospo- rin cũng như các ureidopenicillin.
- 4. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN • Phản ứng dị ứng: Phản ứng dị ứng xảy ra đến 10% bệnh nhân dùng thuốc. - Sốc phản vệ là nguy hiểm nhất , xảy ra với khoảng 0,01% bệnh nhân. Vì vậy, phải thử “test” trước khi dùng. - Các phản ứng dị ứng khác như nổi mày đay, phù mạch, thiếu máu tan huyết, viêm thận kẽ, giảm tiểu cầu.... - Do có sự nhạy cảm chéo giữa các kháng sinh beta lactam nên chống chỉ định dùng bất kỳ kháng sinh beta lactam nào khi bệnh nhân có tiền sử dị ứng nặng với 1 kháng sinh nhóm này. • Phản ứng phụ khác: Các phản ứng không mong muốn hay gặp nhất là ỉa chảy (5- 10%), buồn nôn, phát ban, bội nhiễm và đau chỗ tiêm.
- 18.1. CÁC PENICILLIN 1. Cấu trúc và danh pháp 2. Nguồn gốc và các phương pháp điều chế 3. Tính chất và ứng dụng các tính chất đó 4. Phân loại và một số chất điển hình
- 1. CẤU TRÚC HOÁ HỌC VÀ DANH PHÁP • Cấu tạo chung các penicillin như sau: (khung penam) H S R CO NH CH 3 N CH 3 O COOH H Các penicillin khác nhau ở gốc R. • Danh pháp: Có 3 cách đặt tên cho kháng sinh nhóm này: - Dựa vào khung “acid penicillanic”: H X S 1 6 5 CH 3 2 7 CH 3 N4 3 O COOH H Acid penicillanic
- 1. CẤU TRÚC HOÁ HỌC VÀ DANH PHÁP Theo đó, các kháng sinh đều là dẫn chất của acid 6-acylamino. -Khung penicillin:Phần acid 6-carbonylamino-penicilla- -nic gọi là penicillin: H R CO NH S CH 3 N CH 3 O COOH H R penicillin Đây là cách gọi thường dùng nhất trong y học như benzylpenicilin; phenoxymethylpenicillin... Theo hệ thống (IUPAC): Acid penicillanic gọi là: (2S,5R) -3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3,2,0]heptan-2- carboxylic và đánh số 1 vào N.
- 1. CẤU TRÚC HOÁ HỌC VÀ DANH PHÁP H X S 4 6 5 3 7 N1 2 O COOH H Ngoài ra, còn có thể gọi các penicillin theo vòng penam:
- 2. NGUỒN GỐC VÀ ĐIỀU CHẾ Nguồn gốc: Do nấm Penicillium notatum hoăc. P. chrysogenum sản sinh ra – đó là các penicillin nguồn gốc tự nhiên. Fleming phát hiện ra loại kháng sinh này vào năm 1928. Để điều chế, nuôi cấy các loại nấm trên trong môi trường thích hợp. Để tạo các gốc R khác nhau, thêm vào môi trường nuôi cấy các chất tiền thân khác nhau (trên 30 ks được tạo ra từ các môi trường nuôi cấy các chủng này.) Tổng hợp hoá học: Đã được thực hiện, song giá thành cao do qua nhiều giai đoạn. Bán tổng hợp: Phân lập acid 6-aminopenicillanic từ mt nuôi cấy P.chrysogenum rồi acyl hoá hoặc biến benzylpe- nicillin thành dẫn xuất acyl hoá rồi thay R bằng R khác.
- 2. NGUỒN GỐC VÀ ĐIỀU CHẾ H C6H 5CH 2 CO NH S S CH 3 H 2N CH CH 3 N CH 3 CH 3 N O COOK H 3C O2C H COOCH 3 H Benzylpenicillin S S R CONH CH 3 RCONH CH CH 3 CH 3 N CH 3 N HOOC COOCH 3 O COOCH 3 H
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng kháng sinh part 2
5 p | 425 | 152
-
Bài giảng kháng sinh part 1
5 p | 478 | 143
-
Bài giảng Kháng sinh và cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn
59 p | 614 | 128
-
Thuốc kháng sinh kháng khuẩn (Kỳ 2)
7 p | 329 | 114
-
Thuốc kháng sinh kháng khuẩn (Kỳ 1)
5 p | 312 | 113
-
Thuốc kháng sinh kháng khuẩn (Kỳ 4)
5 p | 235 | 83
-
Thuốc kháng sinh kháng khuẩn (Kỳ 7)
5 p | 247 | 77
-
Thuốc kháng sinh kháng khuẩn (Kỳ 13)
5 p | 208 | 71
-
Bài giảng kháng sinh part 4
5 p | 202 | 69
-
Thuốc kháng sinh kháng khuẩn (Kỳ 5)
5 p | 207 | 68
-
Thuốc kháng sinh kháng khuẩn (Kỳ 9)
5 p | 254 | 62
-
Bài giảng: Kháng sinh
23 p | 201 | 32
-
Bài giảng Kháng sinh lincosamid
14 p | 127 | 14
-
Bài giảng Kháng sinh Beta-lactam
45 p | 75 | 9
-
Bài giảng Kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn phẫu thuật: Góc nhìn của chương trình quản lý sử dụng kháng sinh
43 p | 43 | 6
-
Bài giảng Kháng sinh - Trường ĐH Y dược Cần Thơ
163 p | 7 | 4
-
Bài giảng Kháng sinh dùng trong hồi sức tích cực
12 p | 25 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn