intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kỹ thuật điện dân dụng - Nguyễn Mạnh Hà

Chia sẻ: Ganuongmuoimatong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:217

60
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Kỹ thuật điện dân dụng do Nguyễn Mạnh Hà biên soạn, cung cấp cho người học những kiến thức như: Hệ thống điện trong công trình xây dựng; Chống sét cho công trình xây dựng; Chiếu sáng nhân tạo bên trong công trình xây dựng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kỹ thuật điện dân dụng - Nguyễn Mạnh Hà

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG Nguyễn Mạnh Hà BÀI GIẢNG KỸ THUẬT ĐIỆN DÂN DỤNG / Đà Nẵng 14-8-2016
  2. Bài giảng Kỹ thuật điện dân dụng CHƯƠNG 1 HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN 1.1. Khái quát về hệ thống cung cấp điện 1.1.1. Hệ thống điện: Hệ thống điện là tập hợp gồm nguồn điện, mạng lưới cung cấp điện và các phụ tải tiêu thụ điện năng. Hệ thống điện Việt Nam là hệ thống điện xoay chiều hình sin tần số 50Hz. - Nguồn điện : Là nơi phát ra điện năng. Nguồn điện có nhiệm vụ chuyển hóa các dạng năng lượng khác thành điện năng để dễ truyền tải đi xa. - Mạng lưới cung cấp điện : có nhiệm vụ truyền tải và phân phối điện năng, bao gồm đường dây dẫn điện, máy biến áp,... - Phụ tải: Là các thiết bị tiêu thụ điện năng như đèn, quạt. Trong mạng điện người ta coi các nhà máy, xí nghiệp, nhà ở, cơ quan,… cũng là các phụ tải điện. Hệ thống điện Việt Nam có nhiều cấp khác nhau phù hợp với bán kính cấp điện và khả năng truyền tải 500; 220; 110; 66; 35; 22; 15; 6; 0,4 kV. Cấp điện áp 500, 220kV gọi là cấp truyền tải vì nhiệm vụ chủ yếu của nó là dẫn năng lượng từ nơi sản xuất điện năng đến nơi tiêu thụ điện năng. Ở cấp này không có thiết bị tiêu thụ điện trực tiếp. Cơ quan quản lý hệ thống truyền tải là Tổng công ty truyền tải điện quốc gia, bao gồm 4 công ty truyền tải điện trực thuộc tương ứng với 4 vùng của cả nước. Cấp điện áp truyền tải mang tính độc quyền tự nhiên do Nhà nước quản lý. Cấp điện áp từ 110kV trở xuống gọi là cấp điện áp phân phối vì nhiệm vụ của nó là cung cấp điện năng trực tiếp cho các thiết bị tiêu thụ điện hoặc các phụ tải điện. Cấp điện áp này do các công ty điện lực quản lý vận hành. Cấp điện áp phân phối có thể được tư nhân hoá hoặc có nhiều đơn vị tham gia bán điện cạnh tranh nhau. Theo lộ trình phát triển ngành điện Việt Nam, dự kiến sau năm 2014 sẽ tiến hành thí điểm cạnh tranh bán lẻ điện. 1.1.2. Hệ thống cấp điện công trình công trình xây dựng: Hệ thống cấp điện công trình là thành phần không thể tách rời của bất kỳ công trình xây dựng nào và có những đặc điểm riêng sau: - Là hệ thống cung cấp điện trực tiếp đến phụ tải tiêu thụ điện với cấp điện áp
  3. Bài giảng Kỹ thuật điện dân dụng 1.1.3. Yêu cầu đối với hệ thống cấp điện công trình : - Chất lượng cung cấp điện: Sai lệch điện áp là Uđm±5%Uđm, sai lệch tần số là 50Hz±0,2Hz. - An toàn cung cấp điện: người + thiết bị - Tin cậy: cấp điện liên tục → phụ tải ưu tiên, không ưu tiên,… - Kinh tế: Chi phí đầu tư ít nhất. - Mỹ quan: phù hợp với đặc điểm cụ thể của mỗi công trình. 1.2. Các khái niệm cơ bản: 1.2.1. Cấu trúc mạng cung cấp điện trong công trình xây dựng Mạng cung cấp điện cho công trình xây dựng có nhiều loại như mạng điện 3 pha, mạng điện 1 pha, mạng điện có dây bảo vệ,.... Việc chọn loại nào tùy thuộc vào quy mô, tầm quan trọng và yêu cầu an toàn của công trình. Dù là mạng điện 1 pha hay 3 pha, nhìn chung đều có những thành phần sau: - Dây pha (ký hiệu A, B, C hoặc L1, L2, L3) là dây dẫn dòng điện từ nguồn đến phụ tải. - Dây trung tính là dây dẫn dòng điện từ phụ tải trở về nguồn sau khi đi qua phụ tải, ký hiệu O hoặc N - Dây nối vỏ an toàn (dây bảo vệ, dây PE) để nối vỏ các thiết bị điện, chống bị điện giật. Dây pha A Ud=380V Ud=380V B Dây pha Ud=380V Dây pha C Up=220V Trung tính N/O Nối vỏ PE Đầu cực nối dây Thiết bị điện Thiết bị điện Thiết bị điện 3 pha 1 pha 1 pha Sơ đồ mạng điện 3 pha Trong mạng điện 3 pha thì điện áp đo giữa 2 pha khác nhau gọi là điện áp dây của lưới điện, ký hiệu Ud. Điện áp đo giữa dây pha với dây trung tính (hoặc dây pha với đất) gọi là điện áp pha của lưới điện, ký hiệu Up. Mối quan hệ giữa điện áp dây và điện áp pha: Ud = 3 .Up Nguyễn Mạnh Hà Trang 2
  4. Bài giảng Kỹ thuật điện dân dụng Trong công trình xây dựng thường dùng điện áp 3 pha có Ud=380V, Up=220V Các thiết bị 3 pha có 3 đầu cực để nối dây gồm 3 cực nối dây pha và 1 cực để nối dây trung tính. Ngoài ra có thể có dây nối vỏ. Các thiết bị 1 pha có 2 đầu cực để nối dây gồm 1 cực nối dây pha và 1 cực để nối dây trung tính. Ngoài ra có thể có dây nối vỏ. Dây pha C Up=220V Trung tính N/O Nối vỏ PE Đầu cực nối dây Thiết bị điện Thiết bị điện Thiết bị điện 1 pha 1 pha 1 pha Sơ đồ mạng điện 1 pha Các dây pha và dây trung tính thường được chế tạo trong cùng một sợi cáp khi tiết diện ruột cáp nhỏ, ngược lại nếu tiết diện ruột cáp to thì người ta chế tạo cáp một pha chỉ có một ruột dẫn. Riêng dây bảo vệ theo quy định phải được lắp đặt bằng một sợi cáp riêng. 1.2.2. Điện trở và điện kháng của dây dẫn điện: a) Điện trở R của dây dẫn điện: Điện trở R là phần tử tiêu tán điện năng thành nhiệt năng toả vào môi trường xung quanh một cách vô ích. Vật liệu làm dây dẫn thường là đồng và nhôm, trong đó đồng dẫn điện tốt hơn nhôm. Điện trở R trên đường dây gây ra tác hại lớn là: làm dây dẫn điện nóng lên, làm tổn thất năng lượng và tổn thất điện áp của mạng điện. Trên sơ đồ điện, điện trở R được ký hiệu bằng hình chữ nhật và ký hiệu bằng chữ R. Đơn vị đo điện trở là Ω. R (Ω) b) Điện kháng X của dây dẫn điện: Dây dẫn điện khi có dòng điện chạy qua, cho dù dây thẳng hoặc uốn cong, thì luôn luôn có từ trường xung quanh nó. Từ trường này liên tục tích năng lượng rồi lại phóng năng lượng Nguyễn Mạnh Hà Trang 3
  5. Bài giảng Kỹ thuật điện dân dụng trả vào lưới điện nên có tác dụng cản trở dòng điện giống như điện trở R. Do đó để đặc trưng cho hiện tượng này người ta dùng thông số điện kháng X của đường dây. Điện kháng X bản thân nó không gây tổn thất năng lượng nhưng gây ra tổn thất điện áp dọc dây dẫn, làm điện áp ở thiết bị điện giảm thấp hơn so với điện áp của nguồn điện. Trên sơ đồ điện, điện kháng X ký hiệu như cuộn dây và kèm theo ký hiệu bằng chữ X. Đơn vị đo điện kháng cũng là Ω. X I I Từ trường sinh ra dọc dây dẫn khi có dòng điện chạy qua c) Tham số tính toán của dây dẫn điện: Khi tính toán mạng điện có dòng điện chạy qua, dây dẫn được thay thế đồng thời bằng các tham số R, X như sau: R X Để thuận lợi cho việc tính toán, các nhà sản xuất cáp điện lập sẵn bảng tra thông số điện trở r0 và điện kháng x0 trên mỗi đơn vị chiều dài km ứng với mỗi tiết diện ruột đồng dẫn điện. Như vậy khi biết chiều dài và tiết diện sợi cáp thì có thể xác định điện trở và điện kháng theo công thức: R = r0 .l X = x0 .l Trong đó: R, X là điện trở và điện kháng của cáp, tính bằng Ω. l là chiều dài của sợi cáp, tính bằng km. r0, x0 là điện trở và điện kháng trên mỗi km, tính bằng Ω/km và tra theo bảng bên dưới. Ví dụ: Hai sợi cáp điện 1 pha, mỗi sợi dài 350m, cấp điện áp 400V, tiết diện 95mm2. Hai sợi cáp này được lắp chung trong cùng một máng cáp. Hãy xác định điện trở và điện kháng của mỗi sợi cáp. Đáp số: X= 0,021Ω; R = 0,07Ω Nguyễn Mạnh Hà Trang 4
  6. Bài giảng Kỹ thuật điện dân dụng Bảng tra r0 và x0 của cáp điện ruột đồng có điện áp dưới 1000V x0 (Ω/km) của sợi cáp x0 (Ω/km) của cáp đồng 1-2 ruột Tiết Mã dây r0 (Ω/km) có 3-4 ruột (tham khảo hãng ALCATEL) diện cáp đồng (mm2) cáp đồng (tham khảo hãng Một sợi cáp Lắp chung ≥ 2 sợi FURUKAWA) lắp độc lập cáp gần nhau M-1,5 1,5 13,35 - - 0,1 M-2,5 2,5 8 - - 0,09 M-4 4 5 0,095 0,33 0,09 M-6 6 3,33 0,09 0,32 0,09 M-10 10 1,84 0,073 0,31 0,07 M-16 16 1,2 0,0675 0,29 0,07 M-25 25 0,74 0,0662 0,2699 0,0701 M-35 35 0,54 0,0637 0,2601 0,06 M-50 50 0,39 0,0625 0,2501 0,06 M-70 70 0,28 0,0612 0,24 0,06 M-95 95 0,2 0,0602 0,23 0,06 M-120 120 0,158 0,0602 0,2199 0,06 M-150 150 0,123 0,0596 0,2099 0,06 M-185 185 0,103 0,0596 0,2099 0,06 M-240 240 0,078 0,0587 0,2001 0,06 1.2.3. Điện áp (U): Điện thế ϕ tại một điểm của mạch điện là giá trị đo bằng V giữa điểm đo và điểm được chọn làm chuẩn (điểm đất). Độ lớn của điện thế phụ thuộc vào điểm được chọn làm chuẩn, do đó với các mặt chuẩn khác nhau thì điện thế của cùng một điểm trên mạch điện vẫn có những giá trị khác nhau. Điện áp giữa 2 điểm là hiệu điện thế giữa 2 điểm đó: UAB=ϕA-ϕB. Độ lớn của điện thế không phụ thuộc vào việc chọn điểm đất nên điện áp được sử dụng trong tính toán. Đơn vị đo điện áp là V hoặc kV. Chiều của điện áp quy ước từ nơi có điện thế cao đến nơi có điện thế thấp. ϕA L1 ϕA ϕB ϕB L2 ϕC ϕA L3 Đất 1.2.4. Nguồn điện áp (Unguồn): Nguồn điện áp là đại lượng đặc trưng cho khả năng tạo ra và duy trì một giá trị điện áp, không phụ thuộc vào sự biến động của phụ tải. Khả năng tạo ra tức là khả năng sinh ra điện áp của nguồn điện. Khả năng duy trì là khả năng đáp ứng công suất của nguồn điện cho phụ tải tiêu thụ điện. Khái niệm nguồn điện áp thường liên quan đến nguồn cung cấp điện như: máy biến áp, máy phát điện,... Nguyễn Mạnh Hà Trang 5
  7. Bài giảng Kỹ thuật điện dân dụng Nếu máy biến áp, máy phát điện có công suất bé hơn tổng phụ tải tiêu thụ thì nó không phải là nguồn điện vì không có khả năng duy trì nguồn cung cấp. 1.2.5. Điện áp định mức của mạng điện: Với một mạng điện thực tế, giá trị điện áp đo được tại bất kỳ điểm nào đó không phải là một hằng số. Ví dụ trong ngôi nhà đang ở, hôm nay đo được 221V nhưng có thể ngày mai đo được 219V. Tuy nhiên mọi người đều nói điện áp của mạng điện là 220V - đây chính là giá trị điện áp định mức của mạng điện. Điện áp định mức là giá trị điện áp định danh cho một mạng điện, được Nhà nước quy định và là thông số dùng để thiết kế, kiểm tra, lựa chọn thiết bị trong mạng điện. Ký hiệu điện áp định mức Uđm. Với mạng điện 3 pha Uđm là điện áp dây, với mạng điện 1 pha Uđm là điện áp pha. Mạng cung cấp điện trong công trình xây dựng có Uđm=220V (mạng một pha) hoặc Uđm=380V (3 pha). 1.2.6. Công suất: Các thiết bị điện khi hoạt động sẽ tiêu thụ năng lượng điện để sinh công hữu ích như cơ năng của động cơ, quang năng của đèn điện, nhiệt năng trong bếp điện,... Đối với các động cơ điện như quạt, bơm nước,... ngoài việc tiêu thụ công suất hữu ích nó còn tiêu thụ công suất phản kháng từ lưới điện để tạo ra từ trường của dây quấn trong cuộn dây. Đa số các thiết bị điện đều sử dụng động cơ như máy giặt, tủ lạnh,...nên nhìn tổng thể, các thiết bị điện có tới 3 loại công suất khác nhau: - Công suất tác dụng (ký hiệu P ): là công suất mà thiết bị điện tiêu thụ từ lưới điện để chuyển thành công suất hữu ích. Công suất hữu ích có thể ở dạng nhiệt (bếp điện), ở dạng cơ năng (quạt, bơm nước,...). ở dạng quang năng (đèn điện) và nhiều dạng năng lượng khác. Đơn vị đo công suất tác dụng là W, kW. Pcơ Lò vi sóng kiêm lò nướng Động cơ điện - Công suất phản kháng (ký hiệu Q): là công suất mà thiết bị điện tiêu thụ từ lưới điện để tạo ra từ trường trong cuộn dây của các thiết bị điện. Công suất này không sinh ra công hữu ích nên còn gọi là công suất vô công. Về mặt vật lý, công suất Q chỉ là những luồng công suất nạp/phóng qua thiết bị điện có cuộn dây như các động cơ điện, còn với các thiết bị không có cuộn dây như bếp điện, đèn điện thì Q=0. Đơn vị đo công suất phản kháng là VAR, kVAR. Nguyễn Mạnh Hà Trang 6
  8. Bài giảng Kỹ thuật điện dân dụng A N P Q P Các công suất P, Q cấp cho động cơ Dây quấn trong động cơ điện - Công suất biểu kiến (ký hiệu S): Thực tế thiết bị điện tiêu thụ 2 loại công suất P và Q, trong đó P là công suất hữu ích (người dùng phải trả tiền) còn Q là công suất vô công (người dùng không phải trả tiền). Công suất Q là công suất vô công nhưng nó lại nạp và phóng liên tục trên dây dẫn điện nên khi tính toán mạng điện, ngoài trị số P còn phải kể đến sự ảnh hưởng của Q thông qua một thông số chung gồm cả P và Q gọi là công suất biểu kiến. Trong kỹ thuật điện người ta chứng minh được rằng công suất biểu kiến tính bằng công thức S = P 2 + Q 2 . Đây là công suất dùng để tính toán thiết kế mạng điện, từ khâu chọn lựa dây dẫn, xác định dòng điện, tổn thất điện áp,... Công suất biểu kiến còn gọi là công suất toàn phần. Đơn vị đo công suất biểu kiến là VA, kVA. 1.2.7. Dòng điện (I): Dòng điện là dòng chuyển dịch có hướng của các điện tích. Các dây dẫn điện đều làm bằng kim loại (đồng, nhôm) nên các điện tích dịch chuyển bên trong dây dẫn là các electron mang điện tích âm . Có thể hình dung một đoạn dây dẫn kim loại là một ống chứa đầy các electron, khi có nguồn điện tác động vào thì các electron này chuyển động tạo thành dòng điện. Đơn vị đo dòng điện là A, kA. Khi thiết bị điện làm việc nó tiêu thụ một lượng công suất biểu kiến từ lưới điện là S3p (thiết bị 3 pha) hoặc S1p (thiết bị 1 pha) thì trên dây dẫn điện cung cấp có dòng điện chạy qua được xác định theo các công thức: A B C N A N S3 p I3 p = I3p 3.U d I1p S1 p I1 p = Up S3p S1p Nguyễn Mạnh Hà Trang 7
  9. Bài giảng Kỹ thuật điện dân dụng Trong hai công thức trên thì I1p và I3p tính bằng A, S1p và S3p tính bằng kVA, Up và Ud tính bằng kV 1.2.8. Hệ số công suất cosϕ: Công thức tính công suất biểu kiến S = P 2 + Q 2 cho ta thấy 3 đại lượng P, Q, S lập thành một tam giác vuông gọi là tam giác công suất với cạnh thẳng đứng đứng là Q, cạnh nằm ngang là P và cạnh huyền là S, góc kẹp giữa S và P là ϕ và trị số cosϕ được gọi là hệ số công suất  S Q ϕ P Do P là công suất hữu ích không thay đổi được còn Q là công suất vô công, do đó nếu Q bé thì có nghĩa là lượng công suất nạp/phóng trên dây dẫn điện ít đi, dẫn đến dòng điện sẽ giảm xuống nên có thể chọn dây dẫn và các thiết bị bé hơn. Mà khi Q bé có nghĩa là cosϕ lớn nên có thể nói cosϕ là một chỉ số nói lên hiệu quả sử dụng điện. Thực tế người ta mong muốn giảm Q càng nhỏ càng tốt nhưng không thể triệt tiêu hoàn toàn vì nhiệm vụ của nó rất quan trọng là tạo môi trường từ hóa để truyền năng lượng từ phần đứng yên sang phần quay của động cơ. Căn cứ vào tam giác công suất ta có các biểu thức: S = P 2 + Q2 Q = P.tgϕ P = S.cosϕ Q = S.sinϕ Công suất tiêu thụ của mỗi thiết bị điện được đặc trưng bằng một tam giác công suất (P,Q,S). Nếu có n thiết bị điện nối chung tại một điểm thì tại điểm đó công suất tiêu thụ cũng là một tam giác công suất (P,Q,S) được tính như sau:: P = P1 + P2 +…+ Pn Q = Q1 + Q2 +…+ Qn Q S = P2 + Q2 tg ϕ = P P, Q, S P2,Q2,S2 P1,Q1,S1 S2 S Q2 Q S1 ϕ2 ϕ ϕ1 Q1 P P1 P2 Nguyễn Mạnh Hà Trang 8
  10. Bài giảng Kỹ thuật điện dân dụng 1.2.9. Điện năng (A): Là năng lượng hữu ích sinh ra trong một khoảng thời gian ∆t bởi một thiết bị điện tiêu thụ công suất tác dụng ổn định P được tính theo công thức: A = P.∆t Thực tế P không phải là hằng số mà biến đổi theo thời gian nên điện năng phải tính theo công thức tích phân: t1 A = ∫ P(t ).dt t0 Điện năng được đo bằng Wh, kWh. Trong hóa đơn tiền điện hàng tháng, nhân dân hay gọi là số điện chính là số kWh. Thiết bị dùng để đo điện năng gọi là công tơ. Số cuối cùng trên dãy số của công tơ có đơn vị 1/10kWh. Với mạng điện 3 pha người ta dùng công tơ 3 pha, với mạng điện 1 pha người ta dùng công tơ 1 pha. 1.2.10. Ngắn mạch: Là hiện tượng dòng điện tăng rất cao (gấp hàng chục, hàng trăm thậm chí hàng ngàn lần so với bình thường) do dây dẫn chạm đất, do chạm chập giữa các pha,… Khi xảy ra ngắn mạch thì điện trở tại điểm đó gần bằng 0 nên dòng điện tăng lên rất cao. Ngắn mạch là tình trạng sự cố nghiêm trọng của lưới điện, xảy ra trong thời gian rất ngắn (vài ms), gây hậu quả lớn như cháy, nổ, hư hỏng thiết bị. Ngắn mạch xảy ra ở nhiều dạng khác nhau: chạm đất một pha qua điện trở nhỏ, chạm đất hai pha, chập các dây pha, dây lửa và dây nguội chạm nhau,… In>> In>> In>> Đất có R nhỏ In>> Nguyễn Mạnh Hà Trang 9
  11. Bài giảng Kỹ thuật điện dân dụng Để loại trừ nhanh mạch điện bị sự cố ngắn mạch người ta dùng các thiết bị bảo vệ tự động như aptomat, cầu chì lắp ở đầu điểm đấu nối của dây dẫn điện. Mạng điện công trình hay xảy ra hiện tượng ngắn mạch do các nguyên nhân sau: - Lớp vỏ cách điện bị bong gây chạm vào các điểm đất như vỏ tủ điện, kết cấu thép,… - Chuột, côn trùng cắn đứt vỏ bảo vệ dây cáp điện trong tủ điện - Các điểm nối dây không chắc chắn nên bị bung ra chạm vào vỏ thiết bị. - Các mối nối sau khi thi công, quấn băng keo cách điện không tốt nên bị bong. 1.2.11. Quá tải Là hiện tượng dòng điện tăng lên vượt quá giá trị định mức (1,1÷1,8Iđm) của thiết bị điện nhưng vẫn chưa có khả năng gây nguy hiểm cho thiết bị. Nếu dòng điện này vẫn nằm trong giới hạn cho phép thì thiết bị vẫn làm việc bình thường, nếu nó vượt quá giá trị cho phép nó trở thành sự cố cần phải loại trừ. Cầu chì Rơle nhiệt 3 pha Nguyên nhân gây ra quá tải là thiết bị điện làm việc quá công suất của chúng, ví dụ động cơ trong máy giặt phải giặt với khối lượng lớn hơn quy định, … Tác hại của hiện tượng quá tải: làm cho thiết bị điện bị lão hóa, nhanh hư hỏng, phát nóng mạnh. Để bảo vệ các thiết bị khỏi hiện tượng quá tải người ta dùng thiết bị bảo vệ quá tải là rơle nhiệt hoặc cầu chì. Khi dòng điện vượt quá giá trị định mức của thiết bị thì bộ bảo vệ vẫn cho thiết bị làm việc thêm một thời gian đặt trước rồi mới cắt nguồn điện. Nguyễn Mạnh Hà Trang 10
  12. Bài giảng Kỹ thuật điện dân dụng 1.2.12. Hiện tượng rò điện: Rò điện là hiện tượng dây dẫn bị chạm ra vỏ thiết bị hoặc chạm xuống đất nhưng dòng điện rất bé (từ vài mA đến vài chục mA hoặc vài trăm mA). Khi có rò điện thì thiết bị vẫn hoạt động bình thường nên con người không nhận biết được hiện tượng này. Nguyên nhân gây rò điện là do lớp vỏ cách điện bị bong tróc và ruột dẫn điện chạm ra vỏ thiết bị với điện trở lớn. Ir
  13. Bài giảng Kỹ thuật điện dân dụng II. TÍNH TOÁN PHỤ TẢI ĐIỆN CÔNG TRÌNH Phụ tải điện là nơi tiêu thụ điện năng. Khái niệm phụ tải điện là khái niệm rất rộng, có thể là các thiết bị dùng điện, các phòng ở, phòng làm việc, các hộ gia đình, tòa nhà,.... Việc xác định độ lớn phụ tải điện có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế - kỹ thuật. Thật vậy, nếu xác định phụ tải thiếu thì hệ thống đường dây điện không đủ cung cấp do bị quá tải. Ngược lại nếu xác định phụ tải thừa dẫn đến lãng phí do dây dẫn to hơn, thiết bị phân phối điện lớn hơn mức cần thiết. Từ những nhận định trên ta thấy việc xác định độ lớn phụ tải điện rất quan trọng. Tuy nhiên việc xác định rất phức tạp vì thiết bị điện rất đa dạng, thời gian hoạt động của từng thiết bị lại khác nhau và có tính ngẫu nhiên, khó dự báo quy luật hoạt động,… Để thuận lợi cho việc tính toán, TCVN 9206:2012 - “Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng - Tiêu chuẩn thiết kế” phân công trình xây dựng thành 2 nhóm: - Nhóm nhà ở bao gồm: biệt thự, nhà riêng lẻ, nhà liền kề, chung cư, ký túc xá, khách sạn, nhà khách, nhà trọ và các loại nhà để ở khác. - Nhóm công trình công cộng bao gồm: Thư viện, bảo tàng, nhà hát, đài phát thanh, đài truyền hình, trường học, bệnh viện, trạm y tế, phòng khám chữa bệnh, siêu thị, trung tâm thương mại, chợ, nhà làm việc cơ quan, trụ sở cơ quan, văn phòng làm việc, nhà ga, bưu điện,… Với cách phân nhóm cụ thể ở phạm vi hẹp như vậy, TCVN 9206:2012 xác định phương pháp tính phụ tải điện cho từng loại công trình cụ thể đảm bảo độ tin cậy. 2.1. Phân loại phụ tải điện công trình 2.1.1. Phân loại theo quy mô sử dụng - Phụ tải nhỏ: là phụ tải có công suất tác dụng P < 80kW. Công trình có quy mô phụ tải nhỏ chủ yếu là hộ gia đình bình thường, các doanh nghiệp nhỏ,….Nguồn điện cung cấp là các đường dây điện hạ áp ba pha 380V/220V của lưới điện công cộng do ngành điện đầu tư. - Phụ tải lớn: là phụ tải có công suất tác dụng P ≥ 80kW. Công trình có quy mô phụ tải lớn là các cơ quan, công sở, trung tâm thương mại, chung cư,…Nguồn điện cung cấp cấp là các trạm biến áp hạ áp 22/0,4kV, 35/0,4kV,... do chủ đầu tư công trình bỏ vốn xây dựng và được tính vào giá thành đầu tư xây dựng toàn bộ công trình chính. 2.1.2. Phân loại theo chức năng sử dụng điện a) Phụ tải điện chiếu sáng: Đây là loại phụ tải điện đặc trưng mà bất kỳ công trình xây dựng nào cũng bắt buộc phải có. Đặc điểm của phụ tải này là khá thuần nhất, không đa dạng về chủng loại nên dễ tính toán công suất. Thực tế trong công trình xây dựng sử dụng các bóng đèn huỳnh quang cho chiếu sáng thông thường và các bóng đèn sợi đốt cho chiếu sáng sự cố. Mạch điện cung cấp cho hệ thống chiếu sáng là một mạch điện độc lập với các mạch khác và được phân thành các mạch nhỏ hơn theo phạm vi quản lý: - Mạch chiếu sáng chung của công trình: hành lang, cầu thang, đường nội bộ, phòng quản lý,… đấu nối nguồn điện tại bảng điện phân phối đầu vào của công trình. - Mạch chiếu sáng riêng của từng căn hộ, từng phòng làm việc,… đấu nối nguồn điện tại bảng điện đầu vào của căn hộ hoặc phòng làm việc. Nguyễn Mạnh Hà Trang 12
  14. Bài giảng Kỹ thuật điện dân dụng b) Phụ tải điện sinh hoạt: Đây là loại phụ tải tiêu thụ điện chủ yếu trong công trình xây dựng. Loại phụ tải này phục vụ cho con người trong quá trình làm việc và sinh hoạt hằng ngày như: điều hoà, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, máy tính, quạt điện,… Đặc điểm của phụ tải là công suất nhỏ nhưng lại rất đa dạng về chủng loại cũng như quy luật làm việc do đó tính toán độ lớn của nó chính xác là việc rất khó khăn. Thực tế loại phụ tải này thường bao gồm: - Các động cơ không đồng bộ loại nhỏ (trong máy giặt, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ,…) - Các thiết bị điện tử (máy tính, máy in,…) - Các thiết bị nhiệt (lò vi sóng, máy sấy tóc, bàn là, nồi cơm điện,…) - Các ổ cắm điện: phục vụ cho các thiết bị không xác định trước, thiết bị di động. Thiết bị điện lắp trong phòng làm việc trong công sở, nhà ở dân cư, phòng ở khách sạn,… có những loại trên đều là những phụ tải điện sinh hoạt. Mạch điện cung cấp cho phụ tải điện sinh hoạt là một mạch điện độc lập với các mạch khác và được đấu nối nguồn điện tại bảng điện đầu vào của căn hộ hoặc phòng làm việc. c) Phụ tải điện của các thiết bị dùng chung: Đây là loại phụ tải chuyên dụng thường thấy trong các công trình lớn như công trình công cộng (trường đại học, siêu thị,…) hoặc nhà ở loại lớn (như khách sạn, chung cư,…) Đặc điểm loại phụ tải này là sử dụng các loại động cơ không đồng bộ cỡ lớn (>5kW) và dải công suất biến đổi từ vài kW đến vài chục kW nên một số phụ tải yêu cầu cấp điện bằng nguồn điện 3 pha. Xác định độ lớn của phụ tải loại này phải căn cứ vào catologue của từng loại thiết bị cụ thể mới đảm bảo độ chính xác. Thực tế ở các công trình xây dựng phụ tải này gồm các loại sau: - Thang máy, bơm nước, điều hòa trung tâm, thông gió, bơm nước cứu hỏa - Thiết bị thí nghiệm đặc chủng. - Thiết bị chẩn đoán ở bệnh viện. Mạch điện cung cấp cho phụ tải này là một mạch điện độc lập với các mạch khác và được đấu nối nguồn điện tại bảng điện đầu vào của công trình. 2.2. Các đại lượng dùng để xác định nhu cầu phụ tải điện: 2.2.1. Công suất định mức của thiết bị (Pđm) Pđm là công suất hữu ích ở đầu ra của thiết bị (chưa kể đến tổn hao). Giá trị này được ghi trên nhãn máy hoặc ghi trong lý lịch kèm theo thiết bị. Pđm có thể dưới các dạng sau: - Dạng cơ năng (động cơ điện): Pđm chính là công suất trên trục cơ. - Dạng nhiệt năng (lò vi sóng, nồi cơm điện,… ): Pđm là công suất tỏa nhiệt trên điện trở. Đơn vị của Pđm là W, kW hoặc HP (sức ngựa). Theo quy định của Nhà nước về hệ thống đơn vị đo lường Việt Nam, 1HP = 745,7W. 2.2.2. Công suất đặt (Pđ): Công suất đặt là lượng công suất tác dụng mà mạng điện phải cung cấp cho thiết bị điện để nó hoạt động. Đây là loại công suất phải xác định trong quá trình tính toán phụ tải điện của các công trình xây dựng. Nguyễn Mạnh Hà Trang 13
  15. Bài giảng Kỹ thuật điện dân dụng Đối với từng thiết bị điện cụ thể thì Pđ bao gồm công suất định mức của thiết bị Pđm và tổn hao công suất bên trong thiết bị. Công thức tính Pđ của thiết bị khi biết dòng điện, điện áp và hệ số công suất: - Thiết bị điện 1 pha: Pñ = U p .I p .cosϕ - Thiết bị điện 3 pha: Pñ = 3U d .I d .cosϕ Trong đó: Up, Ud là điện áp pha, điện áp dây của mạng điện. Ip là dòng điện chạy trong dây dẫn 1 pha Id là dòng điện chạy trong dây dẫn của mạng điện 3 pha. cosϕ là hệ số công suất của thiết bị điện. Công suất đặt của thiết bị cũng có thể tính toán thông qua công suất định mức Pđm và hiệu suất η của thiết bị: Pñm Pñ = η Công suất đặt của một nhóm thiết bị điện (lắp đặt trong một bộ phận, một khu vực hoặc toàn bộ công trình) bằng tổng công suất đặt của toàn bộ thiết bị có trong nhóm đó: n PñΣ = ∑ Pñi = Pñ1 + Pñ2 + ... + Pñn i =1 Trong đó: PđΣ là công suất đặt của nhóm Pđi là công suất đặt của thiết bị thứ i trong nhóm n là số thiết bị có trong nhóm Khi thiết kế, nếu không có số liệu công suất chính xác của thiết bị thì có thể tham khảo bảng sau: Tên thiết bị điện Công suất Tên thiết bị điện Công suất đặt (W) đặt (W) Bóng đèn sợi đốt 100 Bình đun nước sôi 2000 Đèn tuyp + chấn lưu sắt từ 44 Máy làm nóng lạnh nước uống 600 Đèn tuyp + chấn lưu điện tử 40 Quạt cây, quạt trần, thông gió 200 Đèn tuyp tiết kiệm điện 36 Điều hòa dân dụng 0,293W/BTU×số BTU Đèn compact, đèn bàn 18 Máy hút bụi 600 Nguyễn Mạnh Hà Trang 14
  16. Bài giảng Kỹ thuật điện dân dụng Ti vi CRT 300 Bơm nước gia đình (1/3 HP) 700 Ti vi LCD 140 Bình tắm nóng lạnh 5000 Đầu đĩa 30 Máy in laser 200 Tủ lạnh 800 Laptop 100 Tủ đông 500 Máy tính để bàn 300 Nồi cơm điện 800 Máy sấy tóc 1000 Lò vi sóng 900 Máy giặt 400 Lò nướng 1000 Thang máy mini gia đình 3000 2.2.3. Công suất tính toán (Ptt): Lý thuyết và thực tế đã chứng minh rằng, trong một nhóm thiết bị điện thì tổng công suất đặt của tất cả các thiết bị điện PđΣ thường lớn hơn công suất tiêu thụ thực tế của nhóm đó. Tùy vào quy mô công trình, tùy vào tính chất của phụ tải mà sự chênh lệch này lớn hay bé. Nguyên nhân của hiện tượng này là do các thiết bị có lượng thời gian làm việc khác nhau, quy luật làm việc khác nhau, thời điểm bắt đầu làm việc cũng khác nhau và có tính ngẫu nhiên. Như vậy khi tính toán công suất điện cấp cho nhóm chỉ cần tính giá trị công suất tương đương mà nhóm đó tiêu thụ gọi là công suất tính toán (còn gọi là phụ tải tính toán) Ptt. Công suất tính toán không phải là một giá trị cố định mà là một giá trị có tính xác suất thống kê. Ví dụ khi tính toán thì công suất của mọi căn hộ đều giống nhau, tuy nhiên thực tế sử dụng điện thì mỗi căn hộ có một giá trị khác nhau. Việc xác định Ptt là bài toán cơ bản trong tính toán phụ tải điện. Tuy nhiên khi tính toán kỹ thuật mạng điện (chọn dây dẫn, chọn thiết bị,…) cần phải xác định thêm công suất phản kháng Qtt và công suất biểu kiến Stt của nhóm đó theo các công thức sau: Qtt = Ptt .tgϕ Stt = Ptt2 + Qtt2 Trong đó tgϕ là hệ số xác định từ cosϕ qua tam giác công suất, còn cosϕ được chọn trong phạm vi 0,80÷0,85. 2.2.4. Suất phụ tải điện (P0): Suất phụ tải điện P0 là đại lượng thống kê dùng để xác định lượng công suất tác dụng phân bố trên một đơn vị sản phẩm, đơn vị diện tích,… của công trình. Như vậy đơn vị của P0 có thể là W/m2, W/sản phẩm, W/giường bệnh, W/chỗ ngồi,… Tính toán phụ tải điện của công trình thông qua P0 được áp dụng trong giai đoạn thiết kế cơ sở, ở giai đoạn này chưa có thiết kế chi tiết bố trí thiết bị điện trong công trình. Với các công trình công cộng lớn (như trường học, bệnh viện,…) đều phải qua giai đoạn thiết kế cơ sở nên sử dụng phương pháp tính theo suất phụ tải điện. Với các công trình nhỏ như nhà ở riêng lẻ, biệt thự,… chỉ thiết kế một giai đoạn (thiết kế chi tiết) nên phải tính số lượng và công suất cụ thể của các thiết bị điện dự kiến lắp đặt. P0 thường cho trong tiêu chuẩn hoặc các sổ tay thiết kế. Số liệu P0 chỉ cho phép tính công suất toàn bộ công trình, không thể áp dụng được cho một khu vực nhỏ của công trình (ví dụ: không áp dụng để tính công suất điện của một phòng làm việc). Giá trị P0 cho một số công trình công cộng có thể tham khảo bảng sau: Nguyễn Mạnh Hà Trang 15
  17. Bài giảng Kỹ thuật điện dân dụng TT Loại công trình Chỉ tiêu P0 Văn phòng, trụ sở làm việc, cơ quan hành chính: 1 - Không có điều hòa nhiệt độ 45W/m2 sàn - Có điều hòa nhiệt độ 85W/m2 sàn Trường học (nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học, trung học, đại học,…): 2 - Không có điều hòa nhiệt độ 25W/m2 sàn - Có điều hòa nhiệt độ 65W/m2 sàn Cửa hàng, siêu thị, chợ, trung tâm thương mại, công trình dịch vụ: 3 - Không có điều hòa nhiệt độ 35W/m2 sàn - Có điều hòa nhiệt độ 90W/m2 sàn Nhà nghỉ, khách sạn: - Hạng 1 sao 2kW/ giường 4 - Hạng 2-3 sao 2,5kW/ giường - Hạng 4-5 sao 3,5kW/ giường Công trình y tế: - Bệnh viện cấp quốc gia 2,5kW/ giường bệnh 5 - Bệnh viện cấp tỉnh, thành phố trung tương 2kW/ giường bệnh - Bệnh viện cấp quận, huyện 1,5kW/ giường bệnh 6 Rạp hát, rạp chiếu phim, rạp xiếc (có điều hòa nhiệt độ) 125W/m2 sàn Khi biết suất phụ tải thì việc xác định phụ tải điện công trình trở nên đơn giản rất nhiều: Ptt = P0.S Ptt = P0.Số sản phẩm Ptt = P0.Số giường bệnh,… 2.3. Công suất tính toán của nhóm phụ tải chiếu sáng: Phụ tải chiếu sáng là nhóm thiết bị tiêu thụ điện đặc trưng và không thể thiếu với bất kỳ công trình xây dựng nào. Trong công trình xây dựng chủ yếu sử dụng 2 loại đèn là ống huỳnh quang và đèn sợi đốt. Đèn huỳnh quang thường dùng loại dài 1,2m, công suất từ 40W trở xuống cho chiếu sáng làm việc. Đèn sợi đốt dùng cho chiếu sáng sự cố. Trong tập bài giảng này có một chương riêng về việc tính toán, xác định số lượng đèn lắp đặt vào công trình nên trong chương này chỉ đề cập đến việc xác định công suất điện của toàn bộ nhóm chiếu sáng trong công trình. Đối với nhà tập thể, chung cư, nhà trọ, khách sạn và các công trình công cộng thì hệ thống chiếu sáng được tách ra thành chiếu sáng chung và chiếu sáng riêng cấp điện từ các mạch điện riêng biệt nhau: - Chiếu sáng chung gồm: hành lang, cầu thang, tầng hầm, nhà để xe, phòng quản lý điều hành, phòng kỹ thuật, phòng máy bơm, phòng động cơ thang máy, phòng máy tính và các khu vực buồng phòng dùng chung khác của công trình. - Chiếu sáng riêng: là chiếu sáng bên trong căn hộ, phòng nghỉ khách sạn, bên trong phòng làm việc,… của công trình. Đối với nhà ở riêng lẻ, biệt thự, căn hộ thì khi tính toán công suất của hệ thống chiếu sáng không phân biệt chiếu sáng chung và chiếu sáng riêng mà chỉ xem xét với tư cách là một hệ thống chiếu sáng. Nguyễn Mạnh Hà Trang 16
  18. Bài giảng Kỹ thuật điện dân dụng Công suất tính toán của một hệ thống chiếu sáng được xác định theo số lượng và công suất của các bộ đèn theo công thức: n Pcs = knc .∑ Pñi = knc ( Pñ1 + Pñ 2 + ... + Pñn ) i =1 Trong đó: n là số bộ đèn của hệ thống chiếu sáng Pđi là công suất của bộ đèn thứ i Knc là hệ số nhu cầu lấy theo bảng sau: Loại công trình Công suất hệ thống chiếu sáng Knc Phần 3000W đầu tiên 1,00 Nhà ở riêng biệt, nhà tập thể, nhà chung cư Phần từ 3001W đến 120.000W 0,35 Phần trên 120.000W 0,25 Phần 50.000W đầu tiên 0,40 Công trình y tế Phần trên 50.000W 020 Phần 20.000W đầu tiên 0,50 Khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, nhà cho đối tượng Phần từ 20.001W đến 100.000W 0,40 đặc biệt (làng SOS, chăm sóc thương binh,…) Phần trên 100.000W 0,30 Phần 12.500W đầu tiên 1,00 Nhà kho Phần trên 12.500W 0,50 Các công trình khác Công suất bất kỳ 1,00 Lưu ý khi tính Pđi : nếu bộ đèn sử dụng tăng phô điện tử thì Pđi lấy bằng công suất của bóng đèn, nếu bộ đèn sử dụng tăng phô sắt từ thì Pđi lấy bằng 1,1 lần công suất bộ đèn. Ví dụ: Xác định công suất tính toán của hệ thống chiếu sáng của một nhà biệt thự có tổng công suất của tất cả các đèn là 4,25kW. Đáp số: 3,44kW 2.4. Công suất tính toán ổ cắm điện Ổ cắm điện cũng là một loại thiết bị điện không thế thiếu đối với bất kỳ công trình xây dựng nào nhưng nó không phải là một thiết bị tiêu thụ điện thực thụ mà chỉ phục vụ cho các thiết bị điện di động (sạc pin, máy hút bụi, máy sấy tóc, bàn là,…) hoặc thiết bị điện lấy nguồn điện thông qua ổ cắm (ti vi, đầu đĩa, nồi cơm điện, bình đun nước,…). Với mức sống của người dân ngày càng cao, số lượng ổ cắm bố trí trong công trình cũng tăng lên do sử dụng nhiều thiết bị di động. Các thiết bị dùng điện từ ổ cắm điện thuộc nhóm phụ tải sinh hoạt nhưng do tính đặc thù của nó nên được tách ra tính toán riêng theo chỉ dẫn sau: a) Nếu ổ cắm dùng để cấp điện cho thiết bị điện cố định, đã xác định được chủng loại, công suất và vị trí lắp đặt (như ti vi, tủ lạnh, máy giặt,…) thì công suất tính toán lấy bằng công suất của thiết bị đó và không xem ổ cắm là thiết bị tiêu thụ điện. Khi tính toán chỉ liệt kê công suất của thiết bị theo nhóm phụ tải sinh hoạt. b) Với các ổ cắm chưa xác định được thiết bị tiêu thụ điện thì phải tính riêng công suất ổ cắm theo công thức sau: Poc = kñt .n.180 Trong đó: Nguyễn Mạnh Hà Trang 17
  19. Bài giảng Kỹ thuật điện dân dụng Poc là công suất tính toán của các ổ cắm tính bằng W. n là số đơn vị ổ cắm trong khu vực tính toán (phòng làm việc, nhà ở,…) kđt là hệ số đồng thời của ổ cắm, chọn giá trị kđt trong khoảng 0,5÷0,8 Lưu ý: Trong trường hợp dùng ổ cắm đôi, ổ cắm 3, ổ cắm 4 phích cắm trên một đế ổ cắm thì tính tương ứng 2, 3, 4 đơn vị ổ cắm. 2.5. Phụ tải tính toán của nhà ở riêng lẻ, căn hộ trong nhà tập thể, căn hộ trong nhà chung cư: Trong loại nhà này chỉ có các phụ tải sinh hoạt, trong đó có thể tách ra thành các nhóm: hệ thống chiếu sáng Pcs, các ổ cắm Poc và các thiết bị điện đã xác định được chủng loại và vị trí lắp đặt. Đặc điểm phụ tải này là số thiết bị sử dụng điện thay đổi theo mức sống của từng gia đình nên khó xác định trước vị trí cũng như chủng loại thiết bị điện. Vì lý do này nên phải bố trí nhiều ổ cắm trong phòng. Xác định phụ tải tính toán theo theo công thức:  n  Ptt = kñt  Pcs + Poc + ∑ Pñi  = kñt  Pcs + Poc + ( Pñ1 + Pñ 2 + ... + Pñn )   i =1  Trong đó: kđt là hệ số đồng thời, chọn giá trị kđt trong khoảng 0,5÷0,65 Pcs là công suất chiếu sáng tính theo mục 2.3 Poc là công suất các ổ cắm chưa xác định được thiết bị cụ thể, tính theo mục 2.4 n là số thiết bị trong nhà ở, căn hộ. Pđi là công suất đặt của thiết bị thứ i trong nhà ở, căn hộ (thiết bị đã xác định cụ thể). Hiện nay một số gia đình kinh tế khá giả có trang bị hệ thống thang máy mini thì thang máy cũng được coi là một thiết bị điện sinh hoạt cụ thể (tham khảo công suất ở mục 2.2.2). Sau khi có Ptt thì xác định được các công suất phản kháng Qtt và công suất biểu kiến Stt biểu kiến như sau (xem mục 2.2.3): Qtt = Ptt .tgϕ Stt = Ptt2 + Qtt2 Ví dụ: Một nhà ở riêng lẻ có các số liệu về công suất của các thiết bị điện như sau: - Đèn tuyp dùng chấn lưu sắt từ: 50 bộ đèn, mỗi bộ 2 bóng. - Ổ cắm điện đơn: 50 cái - Ổ cắm điện đôi: 27 cái - Máy giặt: 01 cái, tủ lạnh: 01 cái, tivi LCD: 04 cái (được cấp nguồn qua ổ cắm) Xác định công suất mà lưới điện cần cung cấp cho căn nhà này biết hệ số đồng thời của ổ cắm là 0,8 và hệ số đồng thời của toàn bộ nhà là 0,6. Đáp số: 12,1kW Nguyễn Mạnh Hà Trang 18
  20. Bài giảng Kỹ thuật điện dân dụng 2.6. Phụ tải tính toán của công trình nhà ở tập thể, nhà chung cư, nhà trọ: Đây là loại công trình mà phụ tải điện bao gồm phụ tải trong các phòng ở (phụ tải sinh hoạt), phụ tải chiếu sáng chung (hành lang, cầu thang, nhà để xe, phòng bơm,…) và phụ tải động lực dùng chung (thang máy, bơm nước, thông gió, điều hòa trung tâm, cứu hỏa,…). Xác định phụ tải tính toán theo theo công thức: n Ptt = kñt ∑ Pchi + Pcsc + 0,9 ( PTM + PBT + PÑH ) i =1 Ptt = kñt (Pch1 + Ph 2 + ... + Pchn ) + Pcsc + 0,9 ( PTM + PBT + PÑH ) Trong đó: n là số căn hộ trong công trình. Pcsc là công suất tính toán chiếu sáng chung của toàn bộ công trình, tính như mục 2.3. PTM là công suất tính toán hệ thống thang máy (nếu có) trong công trình. PBT là công suất tính toán hệ thống bơm nước, thông gió, cứu hỏa chung. PĐH là công suất tính toán của điều hòa trung tâm hoặc bán trung tâm (nếu có). Thông số PĐH tham khảo catologue của nhà sản xuất. Pchi là công suất tính toán của căn hộ thứ i và được tính theo mục 2.5. Kđt là hệ số đồng thời của các căn hộ lấy theo bảng sau: Số căn hộ Kđt Số căn hộ Kđt Số căn hộ Kđt 2 đến 4 1 20 đến 24 0,49 40 đến 49 0,41 5 đến 9 0,78 25 đến 29 0,46 Từ 50 trở lên 0,4 10 đến 14 0,63 30 đến 34 0,44 15 đến 19 0,53 35 đến 39 0,42 Lưu ý trong công trình có thể có nhà bảo vệ, nhà làm việc của Ban quản lý chung cư,… có bố trí một số ổ cắm phục vụ thiết bị di động, thậm chí còn trang bị thiết bị cố định như tivi, máy tính, bình nước uống nóng lạnh, máy sạc bộ đàm,… phục vụ cho nhân viên quản lý tòa nhà. Về mặt tiêu thụ điện thì các phụ tải này là phụ tải sinh hoạt, do đó khi tính toán, toàn bộ các thiết bị này được tính là một nhóm và cộng thêm vào Ptt. 2.6.1. Công suất tính toán hệ thống thang máy PTM xác định như sau: n PTM = knc ∑ PTMi = knc ( PTM 1 + PTM 2 + ... + PTMn ) i =1 Trong đó: n là số thang máy trong công trình PTMi là công suất của thang máy thứ i Knc là hệ số nhu cầu của các thang máy lấy theo bảng sau: Nguyễn Mạnh Hà Trang 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2