TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG<br />
2014<br />
<br />
BÀI GIẢNG MÔN HỌC<br />
<br />
KỸ THUẬT ĐIỆN<br />
KHOA KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ<br />
ThS. Phạm Văn Anh<br />
Thời lượng: 30 tiết<br />
Bậc học: Đại học<br />
<br />
Quảng Ngãi, tháng 12 năm 2014<br />
<br />
BÀI GIẢNG KỸ THUẬT ĐIỆN<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
Ở nước ta hiện nay, công nghiệp hóa – hiện đại hóa đang bước vào giai đoạn<br />
phát triển mạnh mẽ. Trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là cơ khí – tự động hóa có nhiều<br />
bước phát triển vượt bậc, góp phần củng cố và xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng cho<br />
nền kinh tế.<br />
Góp phần vào những nỗ lực này, các cán bộ, giảng viên và toàn thể các sinh<br />
viên của đại học Phạm Văn Đồng cũng đang từng bước đổi mới, nâng cao trình độ<br />
chuyên môn, nhằm tạo ra những bước chuyển lớn trong đào tạo và nâng cao chất<br />
lượng tạo.<br />
Từ những yêu cầu trên, tác giả đã biên soạn bài cuốn bài giảng này nhằm làm<br />
tài liệu học tập cho các lớp chuyên ngành Kỹ thuật cơ khí tại Đại học Phạm Văn<br />
Đồng. Tài liệu này được sử dụng cho sinh viên các lớp đại học tín chỉ với thời lượng<br />
30 tiết. Tôi hy vọng đây sẽ là tài liệu thiết thực cho các bạn sinh viên.<br />
Trong quá trình biên soạn, chắc chắn tài liệu không tránh khỏi có những sai sót.<br />
Mọi góp ý xin gửi về địa chỉ Phạm Văn Anh - Khoa Kỹ Thuật Công Nghệ - Trường<br />
Đai học Phạm Văn Đồng hoặc thư điện tử: pvanh@pdu.edu.vn. Xin chân thành cảm<br />
ơn.<br />
Tác giả<br />
<br />
Trang 1<br />
<br />
BÀI GIẢNG KỸ THUẬT ĐIỆN<br />
<br />
CHƯƠNG 1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MẠCH ĐIỆN<br />
Mục tiêu<br />
Mục tiêu của chương này giúp sinh viên nắm được các khái niệm cơ bản về<br />
mạch điện, kết cấu hình học của một mạch điện, các thông số cơ bản khi xem xét một<br />
mạch điện. Phần cuối của chương giúp sinh viên nắm được hai định luật Kirchoff,<br />
đây là những định luật cơ bản và là công cụ để giải các bài toán về mạch điện ở các<br />
chương tiếp theo.<br />
1.1. Những khái niệm cơ bản về mạch điện<br />
1.1.1. Mạch điện: là tập hợp các thiết bị điện nối với nhau bằng các dây dẫn (phần tử<br />
dẫn) tạo thành những vòng kín trong đó dòng điện có thể chạy qua. Mạch điện thường<br />
gồm các loại phần tử sau: nguồn điện, phụ tải (tải), dây dẫn. Ví dụ một mạch điện<br />
trong hình 1.1. Mạch điện bao gồm một nguồn điện AC, một bóng đèn, một động cơ<br />
điện và dây dẫn.<br />
1<br />
<br />
3<br />
<br />
A<br />
<br />
Dây dẫn<br />
2<br />
Nguồn điện<br />
<br />
Động cơ điện<br />
<br />
Bóng đèn<br />
M<br />
<br />
AC<br />
a<br />
<br />
b<br />
<br />
c<br />
B<br />
<br />
Hình 1.1<br />
1.1.2. Nguồn điện: Nguồn điện là thiết bị phát ra điện năng. Về nguyên lý, nguồn<br />
điện là thiết bị biến đổi các dạng năng lượng như cơ năng, hóa năng, nhiệt năng thành<br />
điện năng.<br />
1.1.3. Tải: Tải là các thiết bị tiêu thụ điện năng và biến đổi điện năng thành các dạng<br />
năng lượng khác như cơ năng, nhiệt năng, quang năng v…<br />
<br />
Trang 2<br />
<br />
BÀI GIẢNG KỸ THUẬT ĐIỆN<br />
<br />
1.1.4. Dây dẫn: Dây dẫn làm bằng kim loại (đồng, nhôm ) dùng để truyền tải điện<br />
năng từ nguồn đến tải.<br />
1.2. Kết cấu hình học của mạch điện<br />
1.2.1. Nhánh: Nhánh là một đoạn mạch gồm các phần tử ghép nối tiếp nhau, trong<br />
đó có cùng một dòng điện chạy từ đầu này đến đầu kia.<br />
1.2.2. Nút: Nút là điểm gặp nhau của từ ba nhánh trở lên.<br />
1.2.3. Vòng: Vòng là lối đi khép kín qua các nhánh.<br />
1.2.4. Mắt lưới: Vòng mà bên trong không có vòng nào khác<br />
Ví dụ: Mạch điện trên hình 1.1 có 3 nhánh, 2 nútA, B và 3 vòng a, b, c.<br />
1.3 Các đại lượng đặc trưng trong mạch điện<br />
1.3.1. Dòng điện<br />
Dòng điện i về trị số bằng tốc độ biến thiên của lượng điện tích q qua tiết diện<br />
ngang một vật dẫn: i = dq/dt<br />
Chiều dòng điện quy ước là chiều chuyển động của điện tích dương trong điện<br />
trường.<br />
1.3.2. Điện áp<br />
Hiệu điện thế (hiệu thế) giữa hai điểm gọi là điện áp. Điện áp giữa hai điểm A<br />
và B là:<br />
<br />
u AB t u A t u B t <br />
<br />
(1.1)<br />
<br />
Chiều điện áp quy ước là chiều từ điểm có điện thế cao đến điểm có điện thế<br />
thấp.<br />
1.3.3. Chiều dương dòng điện và điện áp<br />
Khi giải mạch điện, ta tùy ý vẽ chiều dòng điện và điện áp trong các nhánh gọi<br />
là chiều dương. Kết quả tính toán nếu có trị số dương, chiều dòng điện (điện áp) trong<br />
<br />
Trang 3<br />
<br />
BÀI GIẢNG KỸ THUẬT ĐIỆN<br />
<br />
nhánh ấy trùng với chiều đã vẽ, ngược lại, nếu dòng điện (điện áp) có trị số âm, chiều<br />
của chúng ngược với chiều đã vẽ.<br />
1.3.4. Nguồn điện áp và nguồn dòng điện<br />
Nguồn điện áp đặc trưng cho khả năng tạo nên và duy trì một điện áp trên hai<br />
cực của nguồn. Nguồn điện áp được ký hiệu như trong hình .12a. Nguồn điện áp còn<br />
được đặc trương bởi một suất điện động e(t) (hình 1.2b).<br />
Chiều e (t) từ điểm điện thế thấp đến điểm điện thế cao. Chiều điện áp theo<br />
quy ước từ điểm có điện thế cao đến điểm điện thế thấp.<br />
u t e t <br />
<br />
(1.2)<br />
<br />
Trong (1.2) dấu “-” thể hiện sự trái dấu giữa u và e.<br />
<br />
u(t)<br />
a<br />
<br />
e(t)<br />
<br />
i(t)<br />
b<br />
<br />
c<br />
<br />
Hình 1.2<br />
Nguồn dòng điện i (t) đặc trưng cho khả năng của nguồn điện tạo nên và duy<br />
trì một dòng điện cung cấp cho mạch ngoài. Ký hiệu nguồn dòng được thể hiện ở<br />
hình 1.2c.<br />
1.3.5. Điện trở<br />
`<br />
<br />
Điện trở R đặc trưng cho quá trình tiêu thụ điện năng và biến đổi điện năng sang<br />
<br />
dạng năng lượng khác như nhiệt năng, quang năng, cơ năng v…Đơn vị của điện trở<br />
là Ω (ôm).<br />
i(t)<br />
<br />
R<br />
uR(t)<br />
<br />
Hình 1.3<br />
<br />
Trang 4<br />
<br />