intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng môn Tương tác người - máy

Chia sẻ: Liểu Ngọc Tùng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:515

181
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng nắm kiến thức trong bài giảng môn Tương tác người - máy thông qua tìm hiểu nội dung các chương học sau: chương 1 giới thiệu chung, chương 2 tổ chức tương tác, chương 3 thiết kế tương tác người - máy, chương 4 mô hình hệ thống, chương 5 đánh giá hệ thống, chương 6 thiết kế giao diện người dùng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng môn Tương tác người - máy

  1. BÀI GIẢNG MÔN: TƯƠNG TÁC NGƯỜI - MÁY Chương 1 – GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Tương tác người – máy là gì 1.2. Đặc điểm tâm sinh lý con người trong quá trình giao tiếp 1.3. Phương tiện giao tiếp của máy tính GIẢNG VIÊN: THS.NGUYỄN HỒNG HOA www.ptit.edu.vn 1 BỘ MÔN KTĐT – KHOA KTĐT1
  2. BÀI GIẢNG MÔN: TƯƠNG TÁC NGƯỜI - MÁY Chương 1 – GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Tương tác người – máy là gì Khái niệm chung Những chuyên ngành liên quan đến HCI Mục đích của việc thiết kế giao diện người dùng tốt Tính tiện dụng của một hệ thống Đối tượng môn học GIẢNG VIÊN: THS.NGUYỄN HỒNG HOA www.ptit.edu.vn 2 BỘ MÔN KTĐT – KHOA KTĐT1
  3. BÀI GIẢNG MÔN: TƯƠNG TÁC NGƯỜI - MÁY Khái niệm chung • Tương tác người – máy (Human Computer Interaction – HCI): là việc nghiên cứu con người (người dùng), công nghệ máy tính và tác động qua lại giữa các đối tượng đó. • Mục đích của việc nghiên cứu HCI: phát triển hay cải thiện tính an toàn, tính tiện dụng, tính hiệu quả của hệ thống; tạo ra hệ thống dùng được và an toàn. • Các thành phần mà HCI nghiên cứu: - Hình thức: các hình thức giao tiếp giữa người và máy. - Chức năng: các chức năng mới trong giao tiếp giữa người và máy. - Cài đặt: cài đặt các giao diện trên thiết bị. GIẢNG VIÊN: THS.NGUYỄN HỒNG HOA www.ptit.edu.vn 3 BỘ MÔN KTĐT – KHOA KTĐT1
  4. BÀI GIẢNG MÔN: TƯƠNG TÁC NGƯỜI - MÁY Những chuyên ngành liên quan đến HCI - Tâm lý học, xã hội học, triết học: hiểu được sự cảm nhận thông tin, quá trình nhận thức, kỹ năng giải quyết vấn đề. - Sinh lý học, công thái học: hiểu được khả năng vật lý của con người. - Khoa học máy tính và công nghệ phần mềm: xây dựng các phần mềm cần thiết. - Thiết kế đồ họa, thiết kế âm thanh, hình ảnh: thiết kế các giao diện một cách hiệu quả. - … GIẢNG VIÊN: THS.NGUYỄN HỒNG HOA www.ptit.edu.vn 4 BỘ MÔN KTĐT – KHOA KTĐT1
  5. BÀI GIẢNG MÔN: TƯƠNG TÁC NGƯỜI - MÁY Mục đích của việc thiết kế giao diện người dùng tốt (1) * Về mặt lập trình: Thiết kế giao diện tốt sẽ cho phép giảm thời gian lập trình cho sản phẩm. Nếu thiết kế giao diện sai sẽ phải mất thời gian thiết kế lại. Nếu thiết kế giao diện không tốt, cũng phải thiết kế lại. Nếu không sửa chữa được, người sử dụng sẽ phải dùng giao diện không tốt. GIẢNG VIÊN: THS.NGUYỄN HỒNG HOA www.ptit.edu.vn 5 BỘ MÔN KTĐT – KHOA KTĐT1
  6. BÀI GIẢNG MÔN: TƯƠNG TÁC NGƯỜI - MÁY Mục đích của việc thiết kế giao diện người dùng tốt (2) * Về mặt kinh tế: Giảm chi phí đào tạo Giảm những lỗi người dùng Tăng năng suất lao động Tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao Tăng khả năng bán được của sản phẩm GIẢNG VIÊN: THS.NGUYỄN HỒNG HOA www.ptit.edu.vn 6 BỘ MÔN KTĐT – KHOA KTĐT1
  7. BÀI GIẢNG MÔN: TƯƠNG TÁC NGƯỜI - MÁY Mục đích của việc thiết kế giao diện người dùng tốt (3) * Về mặt an toàn: Giảm những bệnh nghề nghiệp Giảm những lỗi nguy hiểm đến tính mạng GIẢNG VIÊN: THS.NGUYỄN HỒNG HOA www.ptit.edu.vn 7 BỘ MÔN KTĐT – KHOA KTĐT1
  8. BÀI GIẢNG MÔN: TƯƠNG TÁC NGƯỜI - MÁY Tính tiện dụng của một hệ thống – 5 tiêu chí của Nielson (1) * Tính dễ học: Các hệ thống tương tác phải dễ học. Thể hiện qua thời gian và công sức bỏ ra để đạt được một trình độ sử dụng nhất định. * Tính hiệu quả: Một hệ thống tương tác tốt phải có tính hiệu quả. Được đánh giá thông qua: mức hiệu suất công việc đạt được; thời gian hoàn thành công việc ở mức cao nhất; tần suất lỗi. GIẢNG VIÊN: THS.NGUYỄN HỒNG HOA www.ptit.edu.vn 8 BỘ MÔN KTĐT – KHOA KTĐT1
  9. BÀI GIẢNG MÔN: TƯƠNG TÁC NGƯỜI - MÁY Tính tiện dụng của một hệ thống – 5 tiêu chí của Nielson (2) * Tính dễ nhớ: Thể hiện qua giao diện thiết kế hợp lý, thân thiện với người sử dụng. Hệ thống tương tác được thiết kế có tính dễ nhớ sẽ khiến người sử dụng dễ học, dễ dàng sử dụng. * Tính dự đoán lỗi: Người dùng thường dự đoán kết quả của một sự tương tác dựa vào những kiến thức mà họ thu được từ những lần tương tác trước. Hệ thống nên hỗ trợ các suy luận hay dự đoán này bằng cách luôn luôn đưa ra những thông tin phản hồi nhất quán. GIẢNG VIÊN: THS.NGUYỄN HỒNG HOA www.ptit.edu.vn 9 BỘ MÔN KTĐT – KHOA KTĐT1
  10. BÀI GIẢNG MÔN: TƯƠNG TÁC NGƯỜI - MÁY Tính tiện dụng của một hệ thống – 5 tiêu chí của Nielson (3) * Đáp ứng tính chủ quan: Là khả năng đáp ứng của một hệ thống đối với những người dùng khác nhau trong những trường hợp khác nhau. Đánh giá đáp ứng tính chủ quan thông qua hiệu suất và số lỗi tạo ra trong các tình huống khác nhau. GIẢNG VIÊN: THS.NGUYỄN HỒNG HOA www.ptit.edu.vn 10 BỘ MÔN KTĐT – KHOA KTĐT1
  11. BÀI GIẢNG MÔN: TƯƠNG TÁC NGƯỜI - MÁY Đối tượng môn học Con người: nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý của con người trong quá trình giao tiếp. Máy tính: nghiên cứu các phương tiện giao tiếp của máy tính. Mô hình tương tác và các dạng tương tác: các kỹ thuật giao tiếp từ truyền thống đến hiện đại. Thiết kế tương tác người – máy: quy trình thiết kế, các chuẩn trong thiết kế, các mô hình người dùng,… Mô hình hệ thống: các phương pháp biểu diễn đối thoại và ứng dụng; các kỹ thuật phân tích nhiệm vụ. Đánh giá hệ thống: các kỹ thuật đánh giá giao tiếp người dùng, đánh giá sản phẩm. GIẢNG VIÊN: THS.NGUYỄN HỒNG HOA www.ptit.edu.vn 11 BỘ MÔN KTĐT – KHOA KTĐT1
  12. BÀI GIẢNG MÔN: TƯƠNG TÁC NGƯỜI - MÁY Chương 1 – GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Tương tác người – máy là gì 1.2. Đặc điểm tâm sinh lý con người trong quá trình giao tiếp 1.3. Phương tiện giao tiếp của máy tính GIẢNG VIÊN: THS.NGUYỄN HỒNG HOA www.ptit.edu.vn 12 BỘ MÔN KTĐT – KHOA KTĐT1
  13. BÀI GIẢNG MÔN: TƯƠNG TÁC NGƯỜI - MÁY Chương 1 – GIỚI THIỆU CHUNG 1.2. Đặc điểm tâm sinh lý con người trong quá trình giao tiếp 1.2.1. Mô hình đơn giản về bộ xử lý của con người 1.2.2. Các kênh vào – ra thông tin của con người 1.2.3. Trí nhớ con người và ảnh hưởng tới quá trình giao tiếp 1.2.4. Suy diễn và giải quyết vấn đề GIẢNG VIÊN: THS.NGUYỄN HỒNG HOA www.ptit.edu.vn 13 BỘ MÔN KTĐT – KHOA KTĐT1
  14. BÀI GIẢNG MÔN: TƯƠNG TÁC NGƯỜI - MÁY 1.2.1. Mô hình đơn giản về bộ xử lý của con người Bộ nhớ dài hạn Mô hình của Card, Moral Bộ nhớ làm việc Lưu trữ hình Lưu trữ âm và Newell (1983): ảnh thanh Hệ thống cảm nhận (Perceptual System) Bộ xử lý Bộ xử lý nhận thức tiếp nhận Hệ thống nhận thức Bộ xử lý vận động (Cognitive System) Hệ thống xử lý (Motor System) GIẢNG VIÊN: THS.NGUYỄN HỒNG HOA www.ptit.edu.vn 14 BỘ MÔN KTĐT – KHOA KTĐT1
  15. BÀI GIẢNG MÔN: TƯƠNG TÁC NGƯỜI - MÁY 1.2.2. Các kênh vào – ra thông tin của con người Đầu vào của con người chủ yếu xuất hiện thông qua các giác quan. Đầu ra xuất hiện thông qua sự điều khiển vận động của các cơ quan phản ứng kích thích. Có 5 giác quan chính: thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác và khứu giác. Các cơ quan phản ứng kích thích có rất nhiều, bao gồm: chân, tay, các ngón tay, mắt, đầu và hệ thống phát âm. GIẢNG VIÊN: THS.NGUYỄN HỒNG HOA www.ptit.edu.vn 15 BỘ MÔN KTĐT – KHOA KTĐT1
  16. BÀI GIẢNG MÔN: TƯƠNG TÁC NGƯỜI - MÁY 1.2.2.1. Thị giác (1) Đối với một người bình thường, quan sát bằng mắt là nguồn tiếp nhận thông tin chủ yếu. Quá trình tiếp nhận bằng thị giác có thể được chia thành 2 giai đoạn: + Giai đoạn cảm nhận: nhận các kích thích vật lý từ thế giới bên ngoài. + Giai đoạn xử lý, giải nghĩa các kích thích: các tính chất vật lý của các kích thích mắt người nhận được sẽ được phân tích theo kích thước, màu sắc, độ sáng, độ tương phản. GIẢNG VIÊN: THS.NGUYỄN HỒNG HOA www.ptit.edu.vn 16 BỘ MÔN KTĐT – KHOA KTĐT1
  17. BÀI GIẢNG MÔN: TƯƠNG TÁC NGƯỜI - MÁY 1.2.2.1. Thị giác (2) – Cấu tạo mắt người Mắt tiếp nhận ánh sáng và biến Võng đổi thành năng lượng điện, chuyển Mống Dịch mắt mạc tới não. nước Con Thuỷ Dịch Hố Giác mạc và thủy tinh thể ở phía Giác ngươi tinh mạc thể thuỷ mắt trước mắt hội tụ ánh sáng thành tinh thể Dây Điểm một hình ảnh sắc nét nằm ở phía mù chằng đuôi mắt, võng mạc. Võng mạc rất nhạy sáng và nó chứa hai loại tế bào tiếp nhận ánh sáng: tế bào hình que và tế bào hình nón. GIẢNG VIÊN: THS.NGUYỄN HỒNG HOA www.ptit.edu.vn 17 BỘ MÔN KTĐT – KHOA KTĐT1
  18. BÀI GIẢNG MÔN: TƯƠNG TÁC NGƯỜI - MÁY 1.2.2.1. Thị giác (3) – Cấu tạo mắt người Tế bào hình que là tế bào cực kỳ nhạy sáng. Mỗi mắt có khoảng 120 triệu tế Võng bào hình que chủ yếu nằm ở các viền Mống mạc Dịch nước mắt của võng mạc. Con Thuỷ Dịch Các tế bào hình nón không nhạy sáng Giác Hốc ngươi tinh thuỷ mắt bằng các tế bào hình que. Có 3 loại tế mạc thể tinh thể bào hình nón, mỗi loại nhạy cảm với Điểm Dây mù một bước sóng ánh sáng khác nhau: chằng màu đỏ, màu lục và màu lam. Mắt có khoảng 6 triệu tế bào hình nón, chủ yếu tập trung ở hốc mắt. Điểm mù: nơi nối các dây thần kinh thị giác với mắt. Điểm mù không có tế bào hình nón hoặc tế bào hình que. GIẢNG VIÊN: THS.NGUYỄN HỒNG HOA www.ptit.edu.vn 18 BỘ MÔN KTĐT – KHOA KTĐT1
  19. BÀI GIẢNG MÔN: TƯƠNG TÁC NGƯỜI - MÁY 1.2.2.1. Thị giác (4) – Thu nhận bằng thị giác * Cảm nhận về kích thước, khoảng cách: Sự cảm nhận chính xác phụ thuộc vào kích thước đối tượng và khoảng cách từ đối tượng đến mắt. Ánh sáng được phản chiếu từ đối tượng tạo ra một ảnh ảo ngược chiều trên võng mạc. Kích thước của hình ảnh đó được đặc trưng bởi góc nhìn. Góc nhìn là góc giới hạn bởi hai đường thẳng từ đỉnh và từ chân đối tượng đi qua tâm nhìn. GIẢNG VIÊN: THS.NGUYỄN HỒNG HOA www.ptit.edu.vn 19 BỘ MÔN KTĐT – KHOA KTĐT1
  20. BÀI GIẢNG MÔN: TƯƠNG TÁC NGƯỜI - MÁY 1.2.2.1. Thị giác (5) – Thu nhận bằng thị giác Góc nhìn xác định phạm vi quan sát được của đối tượng là bao nhiêu. Góc nhìn thường được đo bằng độ, phút hoặc giây. Góc nhìn phụ thuộc vào kích thước đối tượng và khoảng cách từ đối tượng đến mắt. Ảnh hưởng của góc nhìn đến sự cảm nhận của con người về kích thước: + Nếu góc nhìn quá nhỏ: không cảm nhận được đối tượng. + Sự cảm nhận về kích thước đối tượng là một hằng số, ngay cả khi góc nhìn thay đổi (quy tắc kích thước không đổi). GIẢNG VIÊN: THS.NGUYỄN HỒNG HOA www.ptit.edu.vn 20 BỘ MÔN KTĐT – KHOA KTĐT1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2