intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Nguyên lý thống kê - Chương 2: Điều tra thống kê

Chia sẻ: HidetoshiDekisugi HidetoshiDekisugi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

35
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Nguyên lý thống kê - Chương 2: Điều tra thống kê. Chương này cung cấp cho học viên những kiến thức về: khái niệm, ý nghĩa và yêu cầu của điều tra thống kê; phân loại điều tra thống kê; phương pháp thu thập thông tin trong điều tra thống kê; hình thức tổ chức điều tra thống kê; xây dựng phương án điều tra thống kê; xây dựng bảng hỏi trong điều tra thống kê; sai số trong điều tra thống kê;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Nguyên lý thống kê - Chương 2: Điều tra thống kê

  1. CHƯƠNG 2: ĐIỀU TRA THỐNG KÊ Bộ môn: Thống kê – Phân tích Khoa: Kế toán – Kiểm toán
  2. 2.1 Khái niệm, ý nghĩa và yêu cầu của điều tra thống kê 2.2 Phân loại điều tra thống kê 2.3 Phương pháp thu thập thông tin trong điều tra thống kê 2.4 Hình thức tổ chức điều tra thống kê 2.5 Xây dựng phương án điều tra thống kê 2.6 Xây dựng bảng hỏi trong điều tra thông kê 2.7 Sai số trong điều tra thống kê
  3. 2.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ YÊU CẦU CỦA ĐIỀU TRA THỐNG KÊ 2.1.1 Khái niệm điều tra thống kê Là giai đoạn đầu tiên của quá trình nghiên cứu thống kê, nhằm tổ chức một cách khoa học và theo một kế hoạch thống nhất việc thu thập số liệu ban đầu về hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể. Điều 3 Luật Thống kê 2003 định nghĩa “Điều tra thống kê là hình thức thu thập thông tin thống kê theo phương án điều tra”
  4. 2.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ YÊU CẦU CỦA ĐIỀU TRA THỐNG KÊ 2.1.2. Ý nghĩa của điều tra thống kê - Tài liệu qua điều tra là cơ sở ban đầu để đánh giá về tình hình phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội - Tài liệu điều tra cũng là căn cứ quan trọng để xây dựng kế hoạch, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội và là cơ sở để xây dựng các chính sách kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. - Đối với quá trình nghiên cứu thống kê, tài liệu điều tra là cơ sở để tiến hành các giai đoạn tiếp theo của quá trình nghiên cứu thống kê
  5. 2.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ YÊU CẦU CỦA ĐIỀU TRA THỐNG KÊ 2.1.3. Những yêu cầu cơ bản của điều tra thống kê  Chính xác: phản ánh đúng, trung thực thực tình hình thực tế của hiện tượng nghiên cứu  Kịp thời: nhạy bén với sự biến đổi của hiện tượng và đúng thời gian quy định trong phương án điều tra  Đầy đủ: đầy đủ nội dung điều tra, số đơn vị cần điều tra
  6. 2.2. PHÂN LOẠI ĐIỀU TRA THỐNG KÊ ĐTTK Căn cứ vào t/c liên tục Căn cứ vào phạm vi của điều tra điều tra Điều tra Điều tra không Điều tra Điều tra không thường xuyên thường xuyên toàn bộ toàn bộ Đ/t Đ/t Đ/t trọng chuyên chọn điểm đề mẫu 31
  7. 2.2. PHÂN LOẠI ĐIỀU TRA THỐNG KÊ 2.2.1. Điều tra thường xuyên và không thường xuyên a, Điều tra thường xuyên: là tiến hành ghi chép, thu thập tài liệu ban đầu của hiện tượng một cách liên tục, có hệ thống và thường là theo sát quá trình phát sinh và phát triển của hiện tượng. b. Điều tra không thường xuyên: là tiến hành ghi chép, thu thập tài liệu ban đầu của hiện tượng một cách không liên tục mà vào một thời điểm nào đó không gắn liền với quá trình phát triển của hiện tượng. (chỉ khi có yêu cầu nghiên cứu hiện tượng).
  8. 2.2. PHÂN LOẠI ĐIỀU TRA THỐNG KÊ 2.2.2. Điều tra toàn bộ và điều tra không toàn bộ Điều tra toàn bộ: Là tiến hành thu thập tài liệu ban đầu trên toàn bộ các đơn vị thuộc đối tượng điều tra, không loại trừ bất kỳ đơn vị nào Điều tra không toàn bộ: Là tiến hành thu thập tài liệu ban đầu trên một số đơn vị được chọn ra trong toàn bộ các đơn vị của tổng thể chung. Những đơn vị được chọn phải có đầy đủ một số điều kiện nhất
  9. 2.3 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN TRONG ĐIỀU TRA THỐNG KÊ 2.3.1. Phương pháp đăng ký trực tiếp  Theo phương pháp này nhân viên điều tra phải trực tiếp tiếp xúc với đối tượng điều tra, trực tiếp tiến hành hoặc giám sát việc cân đong, đo, đếm và sau đó ghi chép những thông tin thu được vào phiếu điều tra.  Phương pháp đăng ký trực tiếp thường được thực hiện gắn liền với quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng.Tài liệu ghi chép ban đầu được đăng ký trực tiếp có độ chính xác cao nhưng lại đòi hỏi nhiều nhân lực và thời gian. Mặt khác trong thực tế nhiều hiện tượng không cho phép quan sát, đo, đếm trực tiếp quá trình phát sinh, phát triển của chúng. Vì vậy phạm vi áp dụng của phương pháp này có nhiều hạn chế.
  10. 2.3.2. Phương pháp phỏng vấn: Là phương pháp thu thập thông tin theo đó ghi chép thu nhập tài liệu được thực hiện thông qua quá trình hỏi – đáp giữa người điều tra viên và người cung cấp thông tin. Phỏng vấn trực tiếp Phỏng vấn gián tiếp Đều là phương pháp thu thập thông tin thông qua quá trình hỏi - đáp Đặc điểm: Điều tra viên trực tiếp Đối tượng điều tra tự ghi câu trả hỏi và ghi câu trả lời (trực tiếp lời và gủi lại cho điều tra viên gặp mặt, gọi điện thoại) (gửi lại phiếu điều tra hoặc gửi thư đến) Ưu điểm: Thông tin đảm bảo độ Dễ tổ chức, tiết kiệm chi phí chính xác cao Nhược điểm: Tốn thời gian, chi Khó kiểm tra, đánh giá độ chính phí, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị xác của thông tin, nội dung điều kỹ càng tra bị hạn chế; đòi hỏi đối tượng điều tra có trình độ văn hoá
  11. 2.4. HÌNH THỨC TỔ CHỨC ĐIỀU TRA THỐNG KÊ CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC ĐIỀU TRA BÁO CÁO ĐIỀU TRA THỐNG KÊ CHUYÊN MÔN ĐỊNH KỲ BÁO CÁO BÁO CÁO THỐNG KÊ CƠ THỐNG KÊ SỞ TỔNG HỢP
  12. 2.4 HÌNH THỨC TỔ CHỨC ĐIỀU TRA THỐNG KÊ 2.4.1. Báo cáo thống kê định kỳ - Là hình thức thu thập số liệu dựa vào các biểu mẫu báo cáo được lập sẵn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Mang tính chất hành chính bắt buộc, phạm vi áp dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp nhà nước và cơ quan nhà nước. - Đặc điểm: Nội dung thường bao gồm các chỉ tiêu có liên quan đến quản lý vĩ mô, nội dung thường ổn định trong thời gian tương đối dài, chỉ thay đổi khi thay đổi chế độ báo cáo, mang tính chất bắt buộc với các đơn vị
  13. 2.4 HÌNH THỨC TỔ CHỨC ĐIỀU TRA THỐNG KÊ 2.4.2. Điều tra chuyên môn - Là hình thức tổ chức điều tra không thường xuyên, tiến hành theo một kế hoạch và phương pháp quy định riêng cho mỗi lần điều tra. - Đặc điểm: Nội dung thay đổi sau mỗi lần điều tra, đối tượng áp dụng rộng rãi, linh hoạt với tất cả các thành phần. - Áp dụng cho ĐT ko TX, ĐT trực tiếp, gián tiếp, ĐT có thể toàn bộ, ko toàn bộ - Lưu ý: sử dụng điều tra chuyên môn để kiểm tra báo cáo thống kê định kỳ
  14. 2.5. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA THỐNG KÊ 2.5.1 Xác định mục đích điều tra 2.5.2 Xác định đối tượng và đơn vị điều tra 2.5.3 Xác định nội dung điều tra và thiết lập phiếu điều tra 2.5.4 Chọn thời điểm, thời kỳ và quyết định thời hạn điều tra 2.5.5 Các danh mục và bảng phân loại. 2.5.6 Loại điều tra và phương pháp thu thập thông tin 2.5.7 Lập kế hoạch tổ chức và tiến hành điều tra
  15. 2.6. XÂY DỰNG BẢNG HỎI TRONG ĐIỀU TRA THỐNG KÊ  2.6.1. Bảng hỏi và yêu cầu của việc xây dựng bảng hỏi trong điều tra thống kê  2.6.2. Các loại câu hỏi và kỹ thuật đặt các loại câu hỏi
  16. 2.7. SAI SỐ TRONG ĐIỀU TRA THỐNG KÊ 2.7.1. Khái niệm và các loại sai số Khái niệm: Sai số trong điều tra thống kê là chênh lệch giữa kết quả điều tra với thực tế của hiện tượng nghiên cứu Phân loại:  Sai số do đăng ký: có thể xảy ra ở tất cả các loại điều tra, phát sinh trong quá trình ghi chép (bao gồm sai số ngẫu nhiên và sai số có hệ thống), do cả chủ quan và khách quan.  Sai số do tính chất đại biểu: xảy ra trong điều tra chọn mẫu, phát sinh do việc suy rộng từ những đơn vị không đảm bảo tính đại diện
  17. 2.7.2 Biện pháp hạn chế sai số  Làm tốt công tác chuẩn bị điều tra: Công tác lập phương án; công tác tuyền truyền; lựa chọn, tập huấn cán bộ điều tra  Kế hoạch điều tra khoa học, có tính khả thi, phù hợp mục tiêu nghiên cứu  Tuyên truyền vận động các đơn vị điều tra hiểu mục đích, ý nghĩa điều tra để cung cấp tài liệu đúng  Đào tạo, huấn luyện điều tra viên  Kiểm tra một cách có hệ thống toàn bộ cuộc điều tra: Kiểm tra tính đầy đủ về mặt nội dung, số đơn vị; tính chính xác của con số; tính đại biểu của đơn vị điều tra
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2