Bài giảng Những vấn đề lý luận chung về pháp luật
lượt xem 24
download
Bài giảng Những vấn đề lý luận chung về pháp luật được biên soạn nhằm cung cấp cho các bạn những kiến thức về nguồn gốc pháp luật; bản chất và các mối liên hệ của pháp luật; thuộc tính của pháp luật; chức năng của pháp luật; hình thức pháp luật.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Những vấn đề lý luận chung về pháp luật
- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT
- NỘI DUNG 1. Nguồn gốc pháp luật 2. Bản chất và các mối liên hệ của pháp luật 3. Thuộc tính của pháp luật 4. Chức năng của pháp luật 5. Hình thức pháp luật
- I. NGUỒN GỐC PHÁP LUẬT 1. Về phương diện khách quan: những nguyên nhân làm xuất hiện Nhà nước cũng chính là những nguyên nhân làm xuất hiện pháp luật
- 2. Về phương diện chủ quan: pháp luật chỉ có thể hình thành bằng con đường Nhà nước theo 2 cách: do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận các quy phạm xã hội. Luat Doanh Nghiep 2005.doc
- II. BẢN CHẤT VÀ CÁC MỐI LIÊN HỆ CỦA PHÁP LUẬT 1. Bản chất: Tính giai cấp Tính xã hội
- Tính giai cấp – Pháp luật trước hết thể hiện ý chí của giai cấp thống trị; – Nội dung pháp luật được quy định bởi điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp thống trị; – Mục đích pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển theo một trật tự nhất định phù hợp với lợi ích của giai cấp
- Tính xã hội Pháp luật còn thể hiện ý chí và lợi ích của các tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội. (Điều 2, Hiến pháp 1992) Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.
- Pháp luật là phương tiện để con người xác lập các quan hệ xã hội Điều 122, Bộ Luật Dân Sự 2005: Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự 1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
- Pháp luật là phương tiện mô hình hoá cách thức xử sự của con người Điều 102, Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi 2009): Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng 1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
- Pháp luật có khả năng hạn chế, loại bỏ các quan hệ xã hội tiêu cực, thúc đẩy các quan hệ xã hội tích cực. Điều 121, Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi 2009): Tội làm nhục người khác 1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
- Điều 12, Luật khuyến khích đầu tư trong nước 1998 Nhà nước khuyến khích các hoạt động hỗ trợ đầu tư sau đây: 1. Tư vấn về pháp lý, đầu tư, kinh doanh và quản trị doanh nghiệp; 2. Đào tạo nghề, cán bộ kỹ thuật; bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn và quản lý kinh tế; 3. Cung cấp thông tin về thị trường, khoa học kỹ thuật, công nghệ; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ; 4. Tiếp thị, xúc tiến thương mại; 5. Thành lập các hiệp hội ngành nghề sản xuất, kinh doanh, các hiệp hội xuất khẩu.
- Định nghĩa pháp luật Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội.
- 2. Các mối liên hệ của pháp luật với các hiện tượng xã hội khác Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế: + Pháp luật phụ thuộc vào kinh tế: các điều kiện, quan hệ kinh tế không chỉ là nguyên nhân trực tiếp quyết định sự ra đời của pháp luật, mà còn quyết định toàn bộ nội dung, hình thức, cơ cấu và sự phát triển của pháp luật.
- Cơ cấu kinh tế, hệ thống kinh tế quyết định cơ cấu hệ thống pháp luật; Tính chất, nội dung của các quan hệ kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế quyết định tính chất nội dung của các quan hệ pháp luật, phạm vi điều chỉnh của pháp luật; Chế độ kinh tế quyết định việc tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của các thiết chế chính trị pháp lý.
- + Sự tác động trở lại của pháp luật đối với kinh tế: theo 2 hướng Tác động tích cực: ổn định trật tự xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển khi pháp luật phản ánh đúng trình độ phát triển kinh tếxã hội Tác động tiêu cực: cản trở, kìm hãm sự phát triển kinh tếxã hội khi pháp luật phản ánh không đúng trình độ phát triển kinh tếxã hội
- Mối quan hệ pháp luật với chính trị + Sự tác động của pháp luật đối với chính trị: Pháp luật là hình thức, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị; Pháp luật là công cụ để chuyển hoá ý chí của giai cấp thống trị; biến ý chí của giai cấp thống trị trở thành quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc đối với mọi người + Sự tác động của chính trị đối với pháp luật: nền chính trị của giai cấp cầm quyền quy định bản chất, nội
- Mối quan hệ pháp luật với Nhà nước + Sự tác động của Nhà nước đối với pháp luật: Nhà nước ban hành và bảo đảm cho pháp luật được thực hiện trong cuộc sống + Sự tác động của pháp luật đối với Nhà nước: quyền lực Nhà nước chỉ có thể được triển khai và có hiệu lực trên cơ sở pháp luật. Đồng thời, Nhà nước cũng phải tôn trọng pháp luật
- Mối quan hệ pháp luật với các quy phạm xã hội khác + Pháp luật thể chế hoá nhiều quy phạm đạo đức, tập quán, chính trị,… thành quy phạm pháp luật; + Phạm vi điều chỉnh của pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác có thể trùng hợp với nhau, mục đích điều chỉnh là thống nhất với nhau; + Các loại quy phạm xã hội khác đóng vai trò hỗ trợ để pháp luật phát huy hiệu lực, hiệu quả trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.
- 3. Thuộc tính của pháp luật Tính quy phạm phổ biến + Pháp luật có tính quy phạm: Pháp luật là khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi xử sự của con người được xác định cụ thể. Pháp luật đưa ra giới hạn cần thiết mà Nhà nước quy định để các chủ thể có thể xử sự một cách tự do trong khuôn khổ pháp luật.
- + Pháp luật có tính phổ biến: thể hiện ở phạm vi tác động của pháp luật, như: Pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản, phổ biến và điển hình. Pháp luật tác động đến tất cả các cá nhân, tổ chức trong những điều kiện, hoàn cảnh pháp luật đã quy định.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Chính sách hình sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách: Chương 1 - LS. TS. Trần Thị Quang Vinh
24 p | 357 | 67
-
Bài giảng Luật Thương mại quốc tế - Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về Luật Thương mại quốc tế
17 p | 331 | 50
-
Bài giảng Chính sách hình sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách: Chương 2 - LS. TS. Trần Thị Quang Vinh
31 p | 261 | 49
-
Bài giảng Chính sách hình sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách: Chương 3 - LS. TS. Trần Thị Quang Vinh
29 p | 294 | 49
-
Bài giảng Luật ngân hàng - Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về ngân hàng và pháp luật ngân hàng
8 p | 437 | 47
-
Bài giảng Luật hiến pháp nước ngoài: Bài 1
11 p | 402 | 42
-
Bài giảng Chính sách hình sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách: Chương 4 - LS. TS. Trần Thị Quang Vinh
47 p | 162 | 35
-
Bài giảng Luật lao động - Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về luật lao động
10 p | 55 | 23
-
Bài giảng Luật đất đai: Bài 1 - ThS. Đỗ Xuân Trọng
37 p | 128 | 19
-
Bài giảng Những vấn đề cơ bản về pháp luật thanh tra - TS. Đặng Văn Chính
27 p | 47 | 15
-
Bài giảng Những vấn đề cơ bản của pháp luật kinh doanh: Chuyên đề 1 - Pháp luật về thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp
59 p | 117 | 11
-
Bài giảng Luật Hình sự - Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về Luật Hình sự Việt Nam
24 p | 30 | 10
-
Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước – Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
22 p | 33 | 9
-
Bài giảng Logistics và quản lý chuỗi cung ứng - Chương 3: Khung định hướng và các vấn đề cơ bản trong quản trị logistics và chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp
11 p | 28 | 8
-
Bài giảng Luật Hiến pháp - Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về Luật hiến pháp Việt Nam
15 p | 55 | 7
-
Bài giảng Luật thương mại quốc tế - Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về Luật thương mại quốc tế (Trường ĐH Thương Mại)
19 p | 38 | 6
-
Bài giảng Kinh tế đầu tư: Chương 2 - Những vấn đề lý luận chung về đầu tư và đầu tư phát triển
25 p | 22 | 6
-
Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 2: Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật – Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
30 p | 13 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn