Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 6: Hội chứng hẹp phế quản
lượt xem 4
download
Bài 6 - Hội chứng hẹp phế quản. Bài giảng này giúp người học có thể: Nêu được nguyên nhân và triệu chứng của hội chứng hẹp phế quản do co thắt, nêu được nguyên nhân và triệu chứng của hội chứng hẹp phế quản do chèn ép.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 6: Hội chứng hẹp phế quản
- Hội chứng hẹp phế quản HỘI CHỨNG HẸP PHẾ QUẢN Mục tiêu 1.Nêu được nguyên nhân và triệu chứng của hội chứng hẹp phế quản do co thắt. 2. Nêu được nguyên nhân và triệu chứng của hội chứng hẹp phế quản do chèn ép I.ĐẠI CƯƠNG Phân ra làm 2 loại: hội chứng hẹp tiểu phế quản do co thắt và hội chứng hẹp phế quản do tắc nghẽn lòng phế quản hay chèn ép phế quản từ ngoài vào. II.HỘI CHỨNG HẸP TIỂU PHẾ QUẢN CO THẮT 1. Nguyên nhân Gặp trong hen phế quản, viêm phế quản cấp, viêm phế quản mạn, giãn phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 2. Triệu chứng 2.1. Triệu chứng cơ năng Khó thở thường có tiền triệu: hắt hơi, sổ mũi, cảm giác khó chịu, lo âu. Sau đó xuất hiện cơn khó thở. Khó thở có tính chất: khó thở thành cơn, khó thở chậm, khó thở thì thở ra, có tiếng cò cử, sau đó cơn khó thở tăng dần, khó thở cả 2 thì. Người mệt, ra nhiều mồ hôi, tay chân lạnh, bệnh nhân phải ngồi dậy tì tay vào thành giường để thở. Cơn khó thở kéo dài 510 phút hoặc cả giờ rồi lui cơn, có khi kéo dài nhiều giờ hay cả ngày. Khạc đàm: sau đó cơn khó thở giảm dần, bệnh nhân ho và khạc đàm nhiều, trong và dính có khi có những hạt lợn cợn, bệnh nhân thấy dễ chịu dần. 2.2. Triệu chứng thực thể Nhìn: lồng ngực giãn, co kéo hõm ức và các khoảng gian sườn. Gõ: gõ vang cả 2 phổi. Nghe: âm phế bào giảm, ran rít ran ngáy khắp cả 2 phế trường, sau cơn có thể nghe được ran ẩm hoặc không nghe gì đặc biệt. 2.3. Cận lâm sàng X quang: 2 phế trường sáng, lồng ngực giãn(khí phế thũng) Đo chức năng hô hấp: giảm thể tích thở ra tối đa trong giây đầu tiên (VEMS hay FEV1), giảm tỉ VEMS/CV (tức tỉ FEV1/VC), giảm lưu lượng đỉnh PEF. III. HỘI CHỨNG HẸP PHẾ QUẢN DO CHÈN ÉP
- Hội chứng hẹp phế quản Có thể do một khối u từ bên ngoài chèn ép vào phế quản, hoặc do một khối chiếm chỗ gây tắc nghẽn trong lòng phế quản.Tất cả những tắc nghẽn phế quản gây ra 3 dấu chứng sau: Dấu cản trở đường hô hấp. Dấu chứng do sự đè ép hay tắc nghẽn của những tạng lân cận. Dấu phổi do hẹp phế quản: như hội chứng xẹp phổi, khí phế thũng khu trú, viêm phổi do nghẽn ở những vùng phổi bị tắc nghẽn. 1. Nguyên nhân của hội chứng hẹp phế quản do chèn ép 1.1. Hẹp phế quản do khối u Ung thư phế quản phổi nguyên phát hay thứ phát từ u vú, u thận, u giáp, tiền liệt tuyến, ống tiêu hoá. Dị vật đường hô hấp. 1.2. Hẹp phế quản do nhiễm khuẩn hay do viêm Đứng hàng đầu là các u lao gây hẹp lòng phế quản. Bụi phổi 1.3.Hẹp phế quản do chèn ép từ bên ngoài Ít thường hơn ung thư và lao Hạch lớn trong các bệnh về máu như bệnh bạch cầu cấp, hạch trong bệnh lymphoma Hạch của các bệnh hiếm như sarcoidose U nguyên phát trung thất ( tham khảo hội chứng trung thất) 2. Triệu chứng 2.1. Triệu chứng toàn thân Gầy, sụt cân nếu do ung thư hay hội chứng nhiễm trùng nếu có biến chứng bội nhiễm, hay do nguyên nhân nhiễm khuẩn(lao). 2.2. Triệu chứng cơ năng Ho là dấu chủ yếu: đôi khi ho không có gì đặc biệt, dạng đặc hiệu là ho khan, ho không nín đuợc, ho tràng, ho đề kháng với điều trị thông thường. Khạc đàm: có thể là đàm nhầy, đôi khi đàm mủ nếu có một sự nung mủ phía trước chỗ hẹp, đôi khi ho ra máu tuỳ thuộc nguyên nhân hẹp phế quản. Khó thở: rất thay đổi, dạng đặc hiệu có kèm tiếng rít “wheezing”, đây là một tiếng rít trong thì hít vào ngắn rất cao, rất gợi ý một sự hẹp phế quản.Thường gặp là một cơn khó thở kịch phát khởi phát khi gắng sức. Các dấu khác: là dấu của sự đè ép trung thất : đau ngực, khàn giọng, khó nuốt (ở đây sự hẹp phế quản chỉ là một dấu phụ).
- Hội chứng hẹp phế quản Trong một số trường hợp không có một dấu cơ năng nào, sự hẹp được phát hiện bởi chụp phim phổi hệ thống. 2.3.Triệu chứng thực thể Một số trường hợp là không có triệu chứng nào, một số trường hợp có hội chứng đông đặc phổi. 2.4. Triệu chứng cận lâm sàng 2.4.1 X quang Hẹp phế quản qây ra những triệu chứng trong vùng được thông khí bởi chính phế quản đó: Xẹp phổi là thường gặp nhất: đám mờ hình tam giác với đáy hướng ra thành ngực, đỉnh hướng về rốn phổi, mờ đậm đồng đều. Xẹp phổi khác cơ bản với đông đặc phổi ở các dấu hiệu sau: + Giảm thể tích phổi vùng xẹp. + Kéo những tạng lân cận về phía nó (khí quản, xương sườn, trung thất, cơ hoành) Khí phế thũng tắc nghẽn: là một vùng nhu mô phổi hình thuỳ phổi tăng độ sáng. Nung mủ phổi khu trú thường nằm bên trong một vùng giảm thông khí: + Nung mủ cấp tính giống như một áp xe phổi + Nung mủ mạn tính giống như một trường hợp giãn phế quản. 2.4.2.Tế bào ung thư Xét nghiệm tìm tế bào ung thư trong đàm, trong mẫu sinh thiết phế quản qua nội soi phế quản, hay chọc trực tiếp xuyên thành ngực để sinh thiết khối u.
- Häüi chæïng giaîn phãú quaín HỘI CHỨNG GIÃN PHẾ QUẢN Mục tiêu 1.Nêu được nguyên nhân của giãn phế quản. 2.Nêu được triệu chứng của giãn phế quản. I.NGUYÊN NHÂN Đa số trường hợp, giãn phế quản là hậu quả của viêm phế quản dẫn đến phá huỷ các cấu trúc giải phẩu của phế quản, từ đó gây nên các triệu chứng của giãn phế quản.Nguyên nhân thường gặp của viêm phế quản là nhiễm khuẩn. 1.Nguyên nhân nhiễm khuẩn Giãn phế quản ở người lớn là hậu quả của viêm phế quản phổi mắc phải trong thời kỳ trẻ thơ như: ho gà, sởi, nhiễm virus hạch (adenovirus), virus cúm. Nhiễm tụ cầu vàng, Klebsiella, vi khuẩn kị khí thường gây áp xe phổi và biến chứng giãn phế quản. Nang sán bội nhiễm , sẹo hoá cũng gây giãn phế quản. Giãn phế quản sau lao phổi rất hay gặp. Tắc nghẽn lòng phế quản gây viêm nhiễm âm thầm cũng đưa đến giãn phế quản như hít phải dị vật, u phế quản 2. Giãn phế quản không do nhiễm khuẩn Hít phải chất độc như NH3 , hít phải dịch vị. Giãn phế quản bẩm sinh thường đi kèm với các bệnh bẩm sinh khác. II.TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG 1. Cơ năng Là các dấu của tăng tiết dịch phế quản 1.1. Ho Ho kéo dài. Ho nhiều vào buổi sáng lúc ngủ dậy. Ho nhiều kèm khạc đàm đặc thù của giãn phế quản. 1.2.Khạc đàm Là triệu chứng chính
- Häüi chæïng giaîn phãú quaín Đàm nhiều, vượt quá 100ml/ngày Đàm đặc biệt của giãn phế quản: để yên lắng thành 4 lớp từ cao đến thấp là: đàm bọt, đàm nhầy mủ, nước nhầy, mủ đặc. Mùi: như thạch cao ướt, nếu bội nhiễm vi khuẩn kị khí đàm có mùi hôi thối. Đàm có chất nhầy, mủ, tế bào phế quản đã bị biến đổi, nhưng không có sợi chun. 1.3.Các dấu khác Ho ra máu nhẹ. Khó thở , tím từ mức độ nhẹ đến nặng. 2.Triệu chứng toàn thân Sốt 38 độ C, nhiệt độ song song lượng đàm. Mệt mỏi , xanh da Tổng trạng chung được bảo đảm trong một thời gian dài. 3. Triệu chứng thực thể Rất ít , trái ngược hẳn với sự rầm rộ của ho và khạc đàm, đây là một đặc điểm của bệnh. 3.1.Khám phổi Giai đoạn tiềm tàng: không có dấu bệnhlý Giai đoạn tiến triển có thể có ran rít, ran ngáy, ran ẩm, ran nổ khô, với đặc điểm: sự cố định của các ran tổn thương ở một vùng từ lần khám này đến lần khám khác. 3.2.Ngoài phổi Ngón tay khum mặt kính đồng hồ, ngón tay dùi trống, 3.3.Các biến chứng tim mạch của giãn phế quản Co kéo, tím, các dấu của suy tim phải (tâm phế mạn) III.CẬN LÂM SÀNG 1.X quang thường Có thể không có dấu bất thường, điều này không huỷ bỏ chẩn đoán giãn phế quản. Các dấu bất thường: + Hình ảnh sáng:hơi lớn, hình tròn hay hình trứng, mảnh, tập trung lại trong vùng bị bệnh, các hình sáng này vẽ nên hình ảnh hoa hồng, ruột bánh mì hay hình tổ ong.
- Häüi chæïng giaîn phãú quaín +Hình ảnh mờ: có thể họp thành đám tạo nên hình ảnh giả thâm nhiễm phổi. 2. Chụp nhuộm phế quản với lipiodol Có giá trị chẩn đoán, hiện nay ít dùng hơn CT scanner phôi, cho thấy phế quản giãn hình túi, hình ống, hình tràng hạt, hình cắt cụt nhón tay. 3. Chụp cắt lớp vi tính phổi( CT scanner phôi) Bình thường khẩu kính của phế quản và mạch máu đi kèm tương đương nhau, khi quy luật này bị mất đi: khẩu kính của phế quản > của mạch máu là giãn phế quản. 4.Nội soi phế quản với ống soi mềm Có thể thấy hình ảnh hẹp phế quản phân thuỳ do bên ngoài chèn vào hay do u trong lòng phế quản, có thể thấy hiện tượng tăng tiết dịch phế quản khu trú ở một thuỳ phổi, rõ nhất là dịch phế quản bị mủ hoá. IV.CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT 1.Lao phổi Nhất là trong giãn phế quản thể khô có ho ra máu. 2.Áp xe phổi Đàm mủ đặc, phim phổi có mức hơi nước. Tài liệu tham khảo 1. Bùi Xuân Tám Bài giảng nội khoa sau Đại học. Học viên Quân y . 2. Bệnh hô hấp Nhà xuất bản Y học 1999 3. Trần Văn Sáng Bệnh học lao và bệnh phổi.Viện lao và bệnh phổi Nhà xuất bản y học 1994. 4. Nguyễn Việt Cồ Tìm hiểu căn nguyên vi sinh và sự nhạy cảm kháng sinh trong viêm đường hô hấp cấp ở người lớn.Viện thông tin Y học TW 1992. 5. Haririson’s Principle of internal Medicine. MC Graw Hill company 1998.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 2: Khám da, niêm mạc và cơ quan phụ thuộc
5 p | 63 | 5
-
Bài giảng Nội cơ sở 2 - Bài 1: Ho ra máu
5 p | 51 | 3
-
Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 17: Xét nghiệm cận lâm sàng hệ thống thận tiết niệu
5 p | 60 | 3
-
Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 15: Hội chứng van tim
8 p | 53 | 3
-
Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 13: Khám lâm sàng tim mạch
14 p | 49 | 3
-
Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 18: Khám cơ xương khớp
14 p | 60 | 3
-
Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 9: Khám lâm sàng bộ máy tiêu hóa
11 p | 35 | 3
-
Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 7: Hội chứng nhiễm độc giáp
6 p | 60 | 3
-
Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 8: Hội chứng tăng glucose máu
5 p | 88 | 2
-
Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 3: Triệu chứng học bộ máy hô hấp
8 p | 64 | 2
-
Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 16: Khám lâm sàng thận tiết niệu
5 p | 39 | 2
-
Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 14: Các rối loạn chức năng tim mạch
5 p | 29 | 2
-
Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 5: Hội chứng tràn khí màng phổi
7 p | 41 | 1
-
Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 12: Báng
5 p | 29 | 1
-
Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 11: Chẩn đoán vàng da
5 p | 52 | 1
-
Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 10: Xét nghiệm cận lâm sàng tiêu hoá
6 p | 34 | 1
-
Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 4: Hội chứng nung mủ phổi, khí phế thủng
6 p | 37 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn