intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 2: Khám da, niêm mạc và cơ quan phụ thuộc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

64
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài 2 - Khám da, niêm mạc và cơ quan phụ thuộc. Bài giảng này giúp người học có thể: Trình bày được một số thay đổi bệnh lý về màu sắc da và nguyên nhân của chún, trình bày được cách khám phù và kể được các nguyên nhân gây phù thường gặp, kể được một số nguyên nhân thường gặp của 2 loại phát ban và của các thay đổi về lông tóc móng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 2: Khám da, niêm mạc và cơ quan phụ thuộc

  1. Khám da, niêm mạc và cơ quan phụ thuộc KHÁM DA, NIÊM MẠC VÀ CƠ QUAN PHỤ THUỘC Mục tiêu học tập 1. Trình bày được một số thay đổi bệnh lý về  màu sắc da và nguyên nhân của   chúng 2. Trình bày được cách khám phù và kể được các nguyên nhân gây phù thường   gặp. 3. Kể  được một số  nguyên nhân thường gặp của 2 loại phát ban và của các   thay đổi về lông tóc móng. I. THAY ĐỔI VỀ MÀU SẮC DA, NIÊM MẠC 1. Vàng da, niêm mạc   Lúc đầu biểu hiện ở kết mạc mắt, niêm mạc dưới lưỡi, da lòng bàn tay, bàn   chân, thường có nước tiểu vàng đậm. Trường hợp nặng thì vàng da rõ toàn thân. Vàng da do tăng bilirubin thường gặp trong các bệnh lý viêm gan, tắc mật  hoặc huyết tán. Phân biệt với vàng da do nhiễm độc carotene trong đó lòng bàn tay   bàn chân vàng nhiều nhưng kết mạc mắt không vàng. 2. Da, niêm mạc bạc màu  Thiếu máu, thực chất là thiếu Hb : da nhạt màu, niêm mạc mắt, môi nhạt  màu, thường kèm theo các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mau mệt, đánh trống   ngực, tim có tiếng thổi tâm thu cơ năng... 3. Sạm da Có thể  gặp trong các hội chứng Addison, Riehl. Trong hội chứng suy vỏ  thượng thận, người bệnh bị sạm da vùng kín lẫn vùng hở, sạm da rõ ở các nếp gấp   kèm cảm giác mệt nhọc, huyết áp thấp... 4. Xanh tím  4.1. Định nghĩa Xanh tím là tình trạng xuất hiện khi lượng Hb khử trên 5 g/dL, dẫn đến tình  trạng xanh tím của da và /hoặc niêm mạc. 4.2. Phân loại và nguyên nhân 4.2.1. Xanh tím trung ương Do kém bão hòa máu động mạch, SaO2 dưới 85%  ­ Suy hô hấp : thông khí phế  nang giảm, khuếch tán O2 giảm  : viêm phổi, phù  phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn (COPD). COPD thường kèm tăng huyết cầu. ­ Tim bẩm sinh ­ Bất thường Hb : Met Hb, Sulfhemoglobin 4.2.2. Xanh tím ngoại biên ­ Giảm cung lượng tim trong sốc
  2. Khám da, niêm mạc và cơ quan phụ thuộc ­ Bệnh mạch máu ngoại biên (tắc động mạch hoặc co mạch) 4.3. Cách khám  ­ Thời gian xuất hiện, tiếp xúc thuốc, hóa chất. ­ Quan sát môi, móng tay chân, niêm mạc  ­ Ngón tay dùi trống kèm xanh tím : tim bẩm sinh, áp xe phổi ­ Nghe phổi : bệnh phổi, phù phổi, tim bẩm sinh. ­ Làm khí máu, đo SaO2, điện di Hb, đo nồng độ Met­Hb II. TÌNH TRẠNG DA VÀ TỔ CHỨC DƯỚI DA  1. Mất nước ­ Da khô, nhăn nheo, đàn hồi da giảm (dấu Casper),  mắt trũng ­ Khát nước, tiểu ít hoặc vô niệu, mạch nhanh, huyết áp giảm ­ Nhức đầu, lơ mơ, co giật, hôn mê ­ Hct tăng ­ Nguyên nhân : tiêu chảy cấp nặng, nôn nhiều, sốt cao, thuốc lợi tiểu  ­ Cần phân biệt mất nước nội bào và mất nước ngoại bào 2. Phù 2.1. Đại cương ­ Sưng nề phần mềm do ứ nước trong mô kẻ ­ Dịch phù là dịch thấm từ huyết tương vào mô kẻ 2.2. Khám phù  Hỏi bệnh : cảm giác nặng mi mắt buổi sáng, phù chân buổi chiều, cân nặng,   lượng nước tiểu, thói quen ăn mặn, tiền sử dị ứng. Khám: da căng bóng, mất các chổ lồi lõm đầu xương, ấn ngón tay vào vùng  phù tìm dấu lõm (Godet), phân bố của phù. Cần phân biệt phù toàn thân và khu trú ­ Phù khu trú : + Phù đầu chi một bên : tắc tĩnh mạch hoặc bạch huyết (huyết khối tĩnh mạch   sâu, tắc mạch do u, giun chỉ...) + Phù ở mặt : phù dị ứng (phù mao mạch), tắc TM chủ trên ­ Phù toàn thân : + Phù nề mô mềm của hầu hết các cơ quan trong cơ thể. + Phù 2 chi dưới , rõ nhất khi đứng lâu hoặc phù phổi : do tim + Phù 2 mi mắt , rõ nhất vào lúc thức dậy buổi sáng : do thận + Báng kèm phù hai chân và phù bìu dái : xơ gan , suy tim. 2.3. Nguyên nhân  2.3.1. Suy tim
  3. Khám da, niêm mạc và cơ quan phụ thuộc Giảm lưu lượng máu, giảm tưới máu thận & tăng áp lực tĩnh mạch, về  sau  có  tăng Aldosterone thứ phát. 2.3.2. Xơ gan  ­ Tăng ALTM cửa ­ Giảm tổng hợp Albumin ­ Tăng áp lực trong ổ bụng phù 2 chân 2.3.3. Hội chứng Thận hư  Giảm albumin máu làm giảm áp lực keo.  Giảm thể tích máu hữu hiệu dẫn đến ứ Na. 2.3.4. Suy thận  Na đưa vào lớn hơn Na thải ra. 2.3.5. Suy dinh dưỡng  Giảm Albumin (dưới 25 g/l) 2.3.6. Nguyên nhân hiếm  ­ Phù chu kỳ vô căn ở phụ nữ trẻ. Phù trong thai kỳ. ­  Suy giáp : phù niêm trước xương chày, Godet (­) ­ Thuốc : Steroide, Estrogen, thuốc dãn mạch. III. PHÁT BAN  1. Hồng ban  Biến mất khi ấn phiến kính hoặc móng tay vào. Nguyên nhân : ­ Nhiễm khuẩn : Thương hàn, sốt phát ban,  thấp khớp cấp. ­ Bệnh hệ thống : Lu­pút ban đỏ hệ thống ­ Dị ứng da do thuốc 2. Ban xuất huyết  Không biến mất khi ấn phiến kính Nguyên nhân : ­ Thành mạch ­ Tiểu cầu  ­ Rối loạn đông máu, chảy máu IV. TÌNH TRẠNG LÔNG TÓC MÓNG  ­ Rậm lông ở nữ giới trong cường tuyến thượng thận,  dùng nhiều dẫn   xuất Androgen. ­ Lông tóc thưa, dễ rụng, móng tay dễ gãy : rối loạn nội tiết (suy giáp,   rối loạn chức năng buồng trứng), bệnh da đầu (nấm tóc), cơ thể suy nhược V. MỘT SỐ DI CHỨNG NGOÀI DA  ­ Sẹo tràng hạt do lao hạch cũ.
  4. Khám da, niêm mạc và cơ quan phụ thuộc ­ Sẹo ở thần kinh liên sườn : Zona thần kinh liên sườn ­ Sẹo mổ cũ của thành bụng : chẩn đoán tắc ruột. ­ Vết tiêm chích ở bệnh nhân hôn mê : gợi ý ngộ độc thuốc phiện. Tài liệu tham khảo 1. Bài giảng triệu chứng học nội khoa. Bộ môn Nội, Đại Học Y Hà nội 1994 2. Harrison’s principles of internal Medicine, 15th 2002. 3. L’essentiel medical de poche, 1997.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2