intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 16: Khám lâm sàng thận tiết niệu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

36
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài 16 - Khám lâm sàng thận tiết niệu. Bài giảng này giúp người học có thể: Phát hiện được các triệu chứng cơ năng thận, tiết niệu qua hỏi bệnh sử, sử dụng được các biện pháp khám thực thể thận, tiết niệu một cách thành thạo, áp dụng các kết quả khám để chẩn đoán bệnh lý thận, tiết niệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 16: Khám lâm sàng thận tiết niệu

  1.    Khám lâm sàng thận tiết niệu KHÁM LÂM SÀNG THẬN TIẾT NIỆU      Mục tiêu 1. Phát hiện được các triệu chứng cơ năng thận, tiết niệu qua hỏi bệnh sử.  2. Sử dụng được các biện pháp khám thực thể thận, tiết niệu một cách thành  thạo. 3. Áp dụng các kết quả khám để chẩn đoán bệnh lý thận, tiết niệu.     Khám lâm sàng hệ  tiết niệu gồm có khám thận, niệu quản, bàng quang và  niệu đạo, ở nam giới có thêm tiền liệt tuyến. Khám hệ tiết niệu cần khám có hệ  thống từ trên xuống dưới theo thứ tự giải phẩu. Ngoài ra, cũng như các cơ  quan   khác, khám hệ tiết niệu phải phối hợp với thăm khám toàn thân.  I.KHÁM LÂM SÀNG TIẾT NIỆU  1.Hỏi  bệnh sử và các triệu chứng cơ năng  Bệnh sử có vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán, nhiều khi nhờ bệnh sử  người khám có các dữ  kiện cần cho phát hiện bệnh. Cần nhấn mạnh các điểm  sau : 1.1. Yếu tố gia đình Có những bệnh lý  có tính chất gia đình như thận đa nang, sỏi niệu nhất là   sỏi Cystin, Xanthin, các dị tật bẩm sinh như tinh hoàn ẩn, bất thường lỗ tiểu.  1.2. Yếu tố tiền sử Có những bệnh hiện tại là dạng tái phát của một bệnh trước đó như  sỏi  thận, lao thận, tinh hoàn teo do quai bị.  1.3. Yếu tố nghề nghiệp Một số  bệnh lý có liên quan với nghề  nghiệp như  u độc bàng quang  ở  những người tiếp xúc với hóa chất độc.  1.4. Triệu chứng Thường gặp các triệu chứng sau:  1.4.1. Rối loạn đi tiểu ­ Tiểu khó: mỗi lần đi tiểu phải gắng sức nhiều, tiểu chậm, tia tiểu yếu và còn  dò rỉ nước tiểu sau khi đi tiểu, thường gặp trong u tuyến tiền liệt.
  2.    Khám lâm sàng thận tiết niệu ­ Tiểu láu: do còn phần thừa sau khi đi tiểu ( tắc nghẽn niệu đạo, tuyến tiền liệt)   hoặc do bàng quang có kích thước nhỏ ( lao, sau xạ liệu pháp) hoặc do kích thích   bàng quang ( viêm, u, dị vật )  ­ Tiểu đêm: là bệnh lý khi nó có tính đều đặn,làm đánh thức người bệnh dậy  hoặc nó đi theo sau tiểu dầm.  ­ Đa niệu ban đêm: thường thấy trong suy thận mạn, tăng huyết áp.  ­ Tiểu ngắt quãng: Do có vật lạ ( sỏi, u ) trong lòng bàng quang, làm tiểu bị ngắt  quãng giữa dòng.  ­ Tiểu dầm: Có thể gặp do những bất thường  ở phần thấp của hệ tiết niệu như  cổ bàng quang, ở người lớn tiểu dầm thường được thay bằng tiểu đêm. ­ Bí tiểu: có thể hoàn toàn hay không hoàn toàn. ­ Tiểu không tự  chủ: thường xảy ra khi đứng hoặc khi gắng sức, hay gặp trong   sa sinh dục ở phụ nữ, có thể gặp trong một vài hội chứng thần kinh.  1.4.2. Đau ở vùng thận, tiết niệu Cần phân tích vị  trí và hướng lan truyền, mức độ  đau, đau từng cơn hay   liên tục, thời gian kéo dài, tiền sử đã bị  chưa, đau có liên hệ  với đi tiểu và thay   đổi dạng nước tiểu không.   ­ Cơn đau quặn thận điển hình: thường khởi phát đột ngột sau khi làm việc  nặng hay gắng sức, đau ở vùng hông sau lưng, đau dữ dội vặn xoắn (tương ứng  góc sườn lưng) lan ra trước xuống dưới vùng hông tới hố chậu mặt trong đùi và  cơ quan sinh dục ngoài. Đau thường từng cơn, ngày có thể vài ba cơn, ngoài cơn  còn đau âm ỉ vùng hông. Đi tiểu số lượng nhiều hơn sau cơn đau. Cơn đau được   giải thích do giãn cấp đường bài niệu. Cơn đau thường kèm  dấu cơ năng và toàn   thể  như  hốt hoảng, xanh tái, lo lắng nhưng không sốt, có thể  buồn nôn, nôn.   Nguyên nhân thường gặp của cơn đau là do sỏi niệu quản, ngoài ra có thể do cục   máu đông, hoại tử tiểu đài thận, u ở  bể thận, hẹp do lao hoặc do bẩm sinh, đôi  khi có thể do chèn ép từ bên ngoài như xơ hóa sau phúc mạc, ung thư hạch vùng   thắt lưng, các khối u ở tiểu khung.        Cơn đau quặn thận cần chẩn đoán phân biệt với: +Cơn đau quặn gaN. +Viêm ruột thừa ở bên phải.  +Thai ngoài tử cung, thủng tạng rỗng, tắc ruột, viêm tụy cấp.                  ­ Đau thắt lưng: một hoặc hai bên, ít ảnh hưởng bởi tư thế người bệnh, đôi khi  giảm đau sau khi tiểu xong, cơn đau xảy ra là do giãn đường bài niệu ( tắc, trào  ngược ) hoặc do viêm ( thận to, tụ máu, nhồi máu thận, abces). ­ Đau của viêm thận bể thận cấp: đau vùng thận, thường một bên, không lan,  kèm sốt, rét run và những triệu chứng về bàng quang. 
  3.    Khám lâm sàng thận tiết niệu ­ Đau do trào ngược bàng quang ­ niệu quản: Đau dữ dội vùng thắt lưng hoặc  trên đường niệu quản lúc đi tiểu hoặc đau tăng lên dần giữa hai lần tiểu trong   vùng thắt lưng, biến mất khi đi tiểu.  1.4.3.  Sốt Mức độ nặng nhẹ, liên hệ với đau, rối loạn đi tiểu, thay đổi dạng nước  tiểu không.  1.4.4. Thay đổi nước tiểu Hỏi màu sắc, số  lượng nước tiểu trong 24 giờ, rối loạn bài xuất đường   tiểu. Có thể  gặp: tiểu máu, tiểu đục, tiểu ra sỏi hay nước tiểu màu mận chín  trong đái huyết sắc tố. Có thể tìm Protein niệu sơ bộ bằng cách đốt nước tiểu.  2.Khám thực thể  2.1. Khám thận  ­ Nhìn hố thắt lưng, vùng bụng có sưng nề, có u hay không.  ­ Sờ: là phương pháp quan trọng nhất để phát hiện thận to.  + Tư thế bệnh nhân nằm ngữa: chân duỗi thẳng, thở đều, sờ lúc bệnh nhân thở  ra, người khám ngồi gần bên bệnh nhân, thường ngồi bên phải bệnh nhân. Đặt  bàn tay trái dưới hố  thắt lưng phải bệnh nhân ( khám thận phải, tay phải phía  trên bụng bệnh nhân) nếu ngồi bên trái bệnh nhân thì ngược lại. Tìm dấu chạm thắt lưng: Dùng một bàn tay đặt phía sau vùng hố thắt lưng còn   bàn tay kia sờ nhẹ và ấn lên vùng bụng phía trước. Nếu thận to sẽ thấy cảm giác   chạm ở bàn tay. Tìm dấu bập bềnh thận: Một tay đặt dưới hố thắt lưng, một tay để trên bụng   vùng mạn sườn. Tay trên để yên, tay dưới dùng đầu ngón tay hất mạnh lên. Khi   thận to, tay trên có cảm giác như có một cục đá chạm vào rồi mất đi. + Tư thế bệnh nhân nằm nghiêng: nghiêng người về phía đối diện với thận định  khám, người khám ngồi sau lưng, hai tay đặt trên và dưới hố thắt lưng. Khi bệnh   nhân hít vào sâu, thận bị đẩy xuống, hai bàn tay người khám ấn sát vào nhau. Khi   thận lớn thì sờ  được thận. 2.2. Tìm điểm đau thận, niệu quản ­ Phía trước:  Điểm niệu quản trên: điểm của đường ngang rốn gặp bờ ngoài cơ thẳng to.  Điểm niệu quản giữa:hai đầu của đoạn 1/3 giữa đường nối hai gai chậu trước   trên. Điểm niệu quản dưới: Bệnh nhân nằm ngữa, thăm trực tràng hay âm đạo mới  ở  vị  trí 10 và 2 giờ. Nếu bệnh nhân nằm tư  thế  chổng mông lhám  ở  vị  trí 4 và 8   giờ. 
  4.    Khám lâm sàng thận tiết niệu ­ Phía sau:  Điểm sườn lưng: giao của bờ dưới xương sườn 12 và bờ ngoài cơ lưng to.  Điểm sườn sống: góc xương sườn 12 và cột sống.  ­ Dấu rung thận:Một bàn tay để trên vùng thận, dùng mép bàn tay kia vỗ lên. Khi   có bệnh lý ở thận, đặc biệt là ứ nước hoặc ứ mủ thì bệnh nhân rất đau.  2.3. Khám bàng quang Khi ứ nước tiểu sẽ khám thấy cầu bàng quang. Nhìn: vùng hạ vị nổi lên một khối u tròn bằng quả cam hay lên tận rốn.  Sờ: khối u tròn, nhẵn, cảm giác căng, không di động.  Gõ: vùng đục hình tròn đỉnh lồi lên trên. Thông tiểu: ra nhiều nước tiểu, khối u xẹp ngay.  Ấn điểm trên xương mu bệnh nhân đau trong viêm bàng quang. Thăm trực tràng hay âm đạo thấy khối u tròn căng, nhẵn.  Cần chẩn đoán phân biệt với có thai, u xơ tử cung, u nang buồng trứng.  2.4. Khám niệu đạo   Ở  nam giới: nâng qui đầu lên, lấy tay nặn từ  phía trong ra.Ở  nữ  giới:   vạch môi lớn và nhỏ trên lỗ niệu đạo. Có thương tổn nếu thấy viêm đỏ  lỗ  niệu  đạo,loét miệng sáo hoặc có mủ  chảy ra. Khi có mủ  phải lấy để  soi và cấy vi  khuẩn.  2.5. Khám tiền liệt tuyến Phải thăm trực tràng, bệnh nhân nằm ngữa hoặc chổng mông, đưa ngón  tay vào trực tràng, quay đầu ngón tay lên phía trên ở 12giờ (nằm ngữa) hoặc ở 6   giờ (nằm sấp), bình thường đầu ngón tay sẽ chạm vào một khối nhỏ hơi lồi lên   trên mặt trực tràng,mềm, có hai thùy, có rãnh giữa, đó là tiền liệt tuyến. ­Ung thư tuyến tiền liệt: thấy khối u to, rất cứng, lồi hẳn lên,lớn một hoặc hai   thùy, nham nhở, xâm lấn, mất rãnh giữa.  ­U xơ  tuyến tiền liệt   thấy khối tròn bờ  đều nhẵn, cứng, không xâm lấn, mất   rãnh giữa. Viêm  tuyến tiền liệt thấy  tuyến tiền liệt to, mềm và đau.  II. KHÁM TOÀN THÂN  1.Phù  Đặc điểm phù do bệnh thận là phù mặt trước, sau đó đến chân, cuối cùng  là phù toàn thân,nghỉ ngơi không hết phù.  2.Tim mạch  Nghe tim nhỏ, nhanh hoặc tiếng cọ màng tim khi tăng Ure máu.
  5.    Khám lâm sàng thận tiết niệu Tăng huyết áp thường gặp trong các bệnh lý cầu thận...  3.Thiếu máu Thường gặp trong suy thận mạn.  4.Soi đáy mắt Tổn thương trong bệnh thận mạn có tăng huyết áp. Ngoài ra,  khi khám thận tiết niệu cần chú ý đến tình trạng toàn thân như gầy   yếu, mệt mỏi, ăn uống kém, theo dõi cân nặng, mùi hơi thở, nhịp thở, mạch,   nhiệt độ... Tài liệu tham khảo 1.Nguyễn Bửu Triều (1998), Thăm Khám lâm sàng thận tiết niệu, Bệnh học tiết   niệu, Hội tiết niệu Hà Nội, Nhà xuất bản Y Học. 2.Nguyễn văn Xang (2002), Khám phát hiện bệnh thận, Nội khoa cơ sở , Trường   Đại  Học Y Khoa Hà Nội, Nhà xuất bản Y Học. 3.Alain Castaigne (1989), Sémiologie nephrologique, Sémiologie Médicale, Sandoz   Editions, pp.132­136. 4.Maurice   Bariety   (1990),  Sémiologie   Uronephrologique,   Sémiologie   médicale,  Masson, pp. 188­202.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0