intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 18: Khám cơ xương khớp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:14

61
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài 18 - Khám cơ xương khớp. Bài giảng này giúp người học có thể: Trình bày cách hỏi bệnh, thăm khám và phát hiện các triệu chứng liên quan đến cơ xương khớp, yêu cầu những xét nghiệm cần thiết, khám một số khớp đặc biệt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 18: Khám cơ xương khớp

  1.    Khám cơ xương khớp KHÁM CƠ XƯƠNG KHỚP Mục tiêu 1. Trình bày cách hỏi bệnh, thăm khám và phát hiện các triệu chứng liên quan   đến cơ xương khớp. 2. Yêu cầu những xét nghiệm cần thiết 3. Khám một số khớp đặc biệt I. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG 1. Dấu hiệu cơ năng 1.1. Đau khớp Là triệu chứng rất hay gặp, thường bệnh nhân đi khám bệnh vì lý do này, nhưng   có hai điểm cần chú ý là: ­ Đau khớp phải phân biệt với đau ở phần không phải khớp như đau xương, đau   cơ, đau thần kinh; nếu không chú ý nhiều khi dẫn đến sai lầm trong chẩn đoán. Ví dụ: đau vùng bẹn có thể  là đau khớp háng, viêm cơ  đáy chậu, tổn thương  mạch đùi. ­ Đau khớp không phải là triệu chứng không phải chỉ  có bệnh khớp mới có mà  rất nhiều bệnh có biểu hiện đau khớp, như  cảm cúm, sốt rét, ung thư, rối loạn   thần kinh chức năng. Về dấu hiệu đau khớp, ta có thể chia làm hai loại: 1.1.1. Đau do viêm (bất kỳ nguyên nhân nào) Đau liên tục, thường đau về đêm, nghỉ ngơi không bớt. 1.1.2. Đau không do viêm (thoái hóa, dị dạng...) Đau khi vận động, giảm về đêm, khi nghỉ ngơi và bất động. ­ Diễn biến: + Di chuyển; viêm từ  khớp này sang khớp khác, trong khi khớp củ  khỏi hoàn   toàn, đây là tính chất đặc hiệu của bệnh thấp khớp cấp. + Tiến triển: viêm tăng dần ở tại khớp và tiến sang khớp khác trong khi khớp cũ   vẫn tồn tại, phần lớn là các loại khớp mãn tính đều có diễn biến này. + Cố định: tổn thương tồn tại ở khớp đó và có thể nặng dần lên, không sang các  khớp khác (như lao khớp, thới khớp, dị dạng...) + Hay tái phát: bệnh ở  khớp xuất hiện từng đợt, kéo dài một thời gian rồi khỏi,  sau đó tái phát: thấp khớp cấp, goutte cấp tính, chảy máu khớp do bệnh ưa chảy   máu, bệnh Scholein­Henoch.
  2.    Khám cơ xương khớp 1.2. Các rối loạn vận động Dấu hiệu “cứng khớp buổi sáng” là một triệu chứng khá đặc biệt, buổi sáng lúc   ngủ dậy, bệnh nhân cảm thấy khớp xương (nhất là các khớp ở hai bàn tay) cứng   đờ, khó vận động, nhưng chỉ  sau một thời gian (từ  vài chục phút đến vài giờ)   mới thấy mềm mại, cử động dễ dàng hơn. Triệu chứng này gặp trong viêm khớp   dạng thấp. Hạn chế vận động; tùy theo vị  trí khớp bị tổn thương và mức độ  nặng nhẹ  của   bệnh, bệnh nhân thấy hạn chế  vận động như  đi lại dứng ngồi, lao động. Hạn  chế vận động do nhiều nguyên nhân gây nên, có thể hồi phục được nếu do đau,   do viêm, ngược lại không thể hồi phục khi do dính hay biến dạng khớp. 2. Dấu hiệu thực thể Thăm khám khớp phải kết giữa quan sát, sờ nắn và làm các động tác, muốn vậy  phải dựa vào các nguyên tắc: khi khám khớp nhất thiết bệnh nhân phải cởi bỏ  quần áo, phải được khám ở các tư thế đứng, nằm, ngồi. Thăm khám thứ tự lần lượt từ trên xuống dưới và phải đối chiếu hai bên. Quy địnhcách gọi tên các khớp: ­ Cột sống: cột sống cổ, lưng, thắt lưng, cùng cụt. ­ Tay: Vai, khuỷu, cổ tay, bàn ngón, ngón gần, ngón xa. ­ Chân: háng, gối, cổ chân, ngón bàn và ngón gần. Khi thăm khám, ta chủ ý phát hiện các dấu hiệu thực thể. 2.1. Sưng khớp Nhận xét 3 mặt sau đấy: 2.1.1. Vị trí và số lượng Xác định các vị trí, một hay nhiều khớp, các khớp nhỏ  ngoại biên hay các  khớp lớn gốc chi, cột sống thì  ở  những đoạn nào? có đối xứng hay không đối   xứng. ­ Vị trí các khớp tổn thương có một giá trị giúp cho chẩn đoán rất quan trọng. Ví  dụ trong viêm khớp dạng thấp bao giờ cũng thấy viêm ở các khớp hai bàn tay có   tính chất đối xứng. ­ Về  số  lượng khớp cũng có một giá trị  giúp cho chẩn đoán, trong thực tế  người ta phân ra làm 3 loại: một khớp, một số khớp và đa khớp. 2.1.2. Tính chất sưng ­  Có đối xứng không? ­   Có sưng đều cân xứng không? Ví dụ  trong bệnh thoái khớp hay goutte thì  sưng không đều, khớp có chổ sưng nhiều lồi ra khác thường, trong bệnh viêm  đa khớp dạng thấp sưng đều cả hai bên khiến cho ngón tay có hình như  “cái   thoi”.
  3.    Khám cơ xương khớp ­  Có biểu hiện kèm với sưng: đau, nóng và đỏ. Sưng do viêm: nóng, đỏ, đau nhiều. Sưng không do viêm thường không thấy nóng, đỏ (thoái hóa, dị dạng, khối u...) 2.2. Biến dạng  Gọi là biến dạng khi hình thái của khớp thay đổi, trục của khớp bị lệch,   đây là hậu quả của những thay đổi đầu xương, diện khớp, các dây chằng, gân và   bao khớp. Biến dạng thường kèm theo với dính khớp và hạn chế vận động. ­ Ở cột sống: biến dạng, gây nên gù, vẹo, cong ra trước. ­  Ở  bàn tay: thường gây các ngón cong gập và lệch trục về  phía trụ  (viêm đa  khớp dạng thấp) ­ Khớp gối: biến dạng thường lệch trục ra ngoài hoặc vào trong. 2.3. Dính khớp  Là tình trạng các đầu xương, diện khớp dính với nhau, khe khớp không   còn nữa. Dính khớp là hậu quả  cuối cùng của rất nhiều bệnh khớp. Dính khớp  trên lâm sàng biểu hiện bằng dấu hiệu hạn chế vận động, nhưng hạn chế  vận   động không phải chỉ  có dính khớp gây nên, mà còn có thể  do đau, do co gân và   cơ; cho nên muốn xác định tình trạng dính khớp phải dựa vào X quang. 2.4. Hạn chế vận động  Khi thăm khám ta phân ra hai loại: vận động chủ động (do bệnh nhân tự  làm) và vận động thụ động (do thầy thuốc tác động). Đối với thăm khám chung, ta có thể  làm một số  động tác tổng hợp để  đánh giá  khái quát: đi lại, ngồi xuống, đứng lên, cúi ngửa, cầm nắm. Đối với từng khớp, phải tiến hành thăm tất cả các động tác vfa so sánh với bên   lành, hoặc so sánh với người bình thường. Có 3 động tác cơ  bản cho đa số  các   khớp là: gấp, duỗi, nghiêng (hay dạng khép) và quay. 2.5. Các dấu hiệu thực thể khác 2.5.1. Tràn dịch khớp Trên thực tế chỉ có khớp gối mới thấy rõ hiện tượngn ày, người ta thường  phát hiện bằng dấu hiệu bập bềnh xương bánh chè vàchọc dò. 2.5.2. Dấu hiệu lẻo khớp Khi khe khớp rộng ra, các dây chằng và bao khớp giãn, đứt sẽ  gây ra dấu  hiệu lỏng lẻo khớp. 2.5.3. Dấu lắc rắc khi khám Ở  một số  khớp khi vận động hoặc khi khám, sẽ  thấy phát ra tiếng lạo   xạo hoặc lắc rắc.
  4.    Khám cơ xương khớp 2.5.4. Những thay đổi ngoài da ở khớp Sẹo  ở  lổ  dò chẳy nước gặp  ở  các bệnh viêm khớp do vi khuẩn (lao, tụ  cầu). ­ Vẩy nến trong bệnh viêm khớp vẩy nến. ­ Các hạt: hạt meynet (gặp trong thấp khớp cấp) hạt dưới da. ­ Teo cơ: là hậu quả của quá trình hạn chế vận động. 3. Các biểu hiện toàn thân và các bộ phận liên quan 3.1. Đặc điểm chung ­ Tuổi và giới tính ­ Cơ địa ­ Tính chất gia đình ­ Tiền sử bệnh tật và nghề nghiệp. 3.2. Các biểu hiện toàn thân ­ Sốt. ­ Suy sụp, gầy sút nhiều ­ Tình trạng nhiễm khuẩn: viêm mủ khớp. 3.3. Thăm khám các bộ phận liên quan Tim mạch, phổi, máu và hạch, ngoài da, mắt, thần kinh... II. CẬN LÂM SÀNG 1. X quang Chụp khớp để  phát hiện những thây đổi về xương, khoảng khớp và diện  khớp, phần mềm quanh khớp: vôi hóa của gân, cơ, dây chằng. 2. Chọc dò dịch khớp 3. Sinh thiết khớp 4. Máu và sinh hóa Công   thức   máu,   tốc   độ   máu   lắng,   Fibrinogen,   Waaler­Rose   và   Latex,  ASLO, điện di huyết tương. III. PHƯƠNG PHÁP THĂM KHÁM MỘT SỐ KHỚP 1. Thăm khám cột sống 1.1. Dấu hiệu cơ năng 1.1.1. Đau cột sống  Cần nhận định về các mặt sau đây:
  5.    Khám cơ xương khớp ­ Vị trí: Đau ở đoạn nào? vùng cổ, vùng lưng, thắt lưng hay cùng cụt. Vùng lưng  hoặc thắt lưng là hay gặp nhất và nguyên nhân cũng khá phức tạp. ­ Tính chất: đau có tính chất cơ  giới nghĩa là chỉ  xuất hiện khi mang vác, đứng   lâu, đi lại và bơt khi nghỉ  ngơi, loại này thường do nguyên nhân thoái hóa, dị  dạng. Đau do viêm thường tăng về nửa đêm gần về  sáng. Chú ý hướng lan của   đau, đây là hậu quả  của sự kích thích các rễ  thần kinh: đốt sống cổ  khi có tổn   thương chèn ép gây đau lên đầu hoặc sang vai có khi xuống tới tay (đám rối thần  kinh cánh tay), vùng cột sống lưng lan vòng ra phía trước theo các dây thần kinh  liên sườn và đau thoe kiểu co thắt, vùng thắt lưng đau lan xuống vùng mông, mặt   sau đùi theo hướng đi của dây thần kinh hông to. Khi có hội chứng kích thích các   rễ  thần kinh thì đau thường tăng lên khi bệnh nhân ho, rặn mạnh, hắt hơi (gây  tăng áp lực nội tủy). 1.1.2. Cứng, khó vận động Vùng đốt sống cổ bị cứng, khó vận động thì bệnh nhân tự cảm thấy được,  các vùng khác ở lưng và thắt lưng nếu không kèm theo đau thì bệnh nhân hay bỏ  qua, mà chỉ được phát hiện khi thăm khám. 1.2. Khám thực thể Khi khám, toàn bộ cột sống phải được bộc lộ từ chẩm cổ tới cùng cụt để  được  quan sát, khám với tư thế đứng thắng, hai gót chân chụm vào nhau, giày dép phải   loại bỏ, người thầy thuốc quan sát phía sau, phía bên và phía trước. Nếu bệnh  nhân không đứng được thì khám với tư thế nằm sấp hoặc ngồi trên ghế cao, hai  chân buông thỏng ra phía trước. Sử dụng các tư thế này để loại bỏ các yếu tốlàm  sai lầm khi quan sát. 1.2.1. Những thay đổi về đường cong cột sống   Quan   sát   từ   phía   sau   ta   thấy   cột   sống   là   một   đường   thắng   từ   trên   xuống.Ta vạch các đường thắng nganh để chia ra các đoạn: đường qua hai mỏm  vai, đường qua hai mỏm dưới của xương bả, đường qua hai gai chậu sau trên. Nhìn nghiêng cột sống có một số  đoạn cong, ta gọi là đường cong sinh lý, vùng   cổ cong ra trước, lưng cong ra sau, thắt lưng cong ra trước và cùng cụt ra sau. Những thay đổi về cấu tạo đường cong gồm có: ­ Gù: khi cột sống cong ra sau nhiều; ta phân ra gù vùng lưng, vùng lưng­thắt  lưng, và vùng thắt lưng. Gọi là gù cong khi cả  một đoạn nhiều đốt sống cong  đều ra sau (thường gặp trong thoái hóa, dị dạng bẩm sinh). Gọilà gù nhọn khi có   một đỉnh nhô cao, thường gặp  ở  vùng lưng, gù nhọn là do tổn thương của một  hoặc hai đốt sống (lao, chán thương...). ­ Vẹo: khi toàn bộ cột sống không cùng trên một đường thắng. Vẹo có hai loại là  vẹo có bù trừ và vẹo không bù trừ; Vẹo có bù trừ  khi phần trên qua bên này thì   phần dưới qua bên kia. Dây dọi từ chẩn xuống vẫn tới cùng cụt, loại vẹo không   bù trừ thì cột sống nghiêng hẳn sang một bên, dây dọi sẽ không gặp điểm xương  cùng.
  6.    Khám cơ xương khớp ­ Vẹo cột sống có thể kết hợp với gù hoặc cong ra trước. ­ Cong ra trước quá nhiều thường chỉ thấy  ở đoạn thatư slưng, nguyên nhân hay  gặp là thoái khớp cột sống ở người già. 1.2.2. Lồi gai và tụt gai Bình thường gai sau cột sồng lồi đều đặn từ trên xuống như hình làn sóng,  (trừ đốt sống cổ 7 lồi nhiều hơn, nhất là nam giới) ta dùng ngón tay cái miết nhẹ  từ dưới lên trên sẽ thấy dễ dàng không bị vấp. ­ Lồi gai: Khi có một gai sau lồi ra sau nhiều, ta có thể quan sát thấy nhất là khi   miết ngón tay thì thấy vấp. Lồi gai là hậu quả của hiện tượng tụt một đốt sống   ra phía sau. Dấu hiệu này gặp trong các bệnh lao cột sống, viêm cột sống nhiễm  khuẩn hoặc chấn thương. ­ Tụt gai: Gai của một đốt sống tụt thấp xuống so với đốt trên và dưới nó, khi   miết tay ta thấy bị thụt xuống. Đây là hậu quả của hiện tượng trượt đốt sống ra   phía trước. Tụt gai hay gặp  ở  đoạn cột sống thắt lưng do các thương tổn của   vùng cùng sau đốt sống. 1.2.3. Hạn chế vận động Tiến hành thăm khám từng đoạn: ­ Vùng cổ: Cúi, nghiêng, quang. Bình thường khi cúi cằm thường sát ngực, ngửa  được 40­50o, nghiêng được 45o, quay được 80­90o. Khi cúi, ngửa và nghiêng bị  hạn chế thì tổn thương từ đốt cổ 3 trở xuống; khi quay bị hạn chế thì tổn thương   ở đốt sống cổ 1 và 2 (đốt đội và đốt trực). ­ Vùng ngực: bình thường khó thấy sự vận động của đoạn này vì không thay đổi   nhiều. Muốn đánh giá, người ta thường dựa vào đo độ giãn của lồng ngực (dùng  thước dây đo nganh liên sườn 4 lồng ngực khi thở  ra hết và hít vào cố; bình  thường độ  giãn này từ  4­6cm). Độ  giãn lồng ngực có thể  giảm do nhiều yếu tố  khác ngoài cột sống như vai trò của phổi và màng phổi, các cơ thành ngực. ­ Vùng thắt lưng: nếu vận động của đầu là do các đốt sống cổ hoạt động thì vận  động của thân người do các đốt sống thắt lưng quyết định. Nhất là hai đốt thát  lưng 4 và 5. Đứng về mặt giải phẩu và sinh lý, các đốt thắt lưng to hơn các đốt  khác, phần đĩa đệm cũng chắt hơn và lứon hơn vùng lưng và cổ. Có thể nói rằng   vùng thắt lưng và thắt lưng cùng là nới chịu sức nặng nhiều nhất của cột sống   và đồng thời củng cố sự hoạt động mềm mại và rộng rãi hơn cả. Cột sống thắt lưng cũng có 3 động tác cơ bản, cúi­ngửa nghiêng và quay. Về động tác cúi và ngửa ta dùng hai nghiệm pháp để đánh giá: + Nghiệm pháp ngón tay mặt đất: bệnh nhân đứng thắng, chụm hai chân, khớp   gối duỗi thắng không được gập, tự  cúi xuống, 2 tay duỗi thắng cho đến khi  không cúi được nữa. Bình thường nếu cột sống thắt lưng dãn tốt thì các ngón tay  sẽ chạm tới đất. Khi có tổn thương ở vùng thắt lưng thì sẽ  cúi kém hoặc không 
  7.    Khám cơ xương khớp cúi được, ngón tay sẽ xa mặt đất. Nghiệm phápnày có thể (+) khi có tổn thương   của các cơ lưng, dây thần kinh hông ta và khớp háng. +  Đo độ dãn thắt lưng: bệnh nhân đứng thắng, hai chân chụm, thầy thuốc quan  sát phía lưng, dùng bút đánh dấu một mức ngang thắt lưng 5 rồi lấy thước dây đo  lên trên 10cm, đánh dấu mức này, bệnh nhân cúi xuống hết mức với điều kiện   hai khớp không gập, lúc này lấy thước dây đo lại khoảng hai mức đã vạch lúc  đầu. Nếu cột sống thắt lưng dãn tốt thì khoảng 10cm lúc đầu sẽ dãn ra thành 14­ 16cm, như  vậy ta có thể  nói, độ  dãn thắt lưng là 4­6cm. Với những thương tổn  vùng thắt lưng (viêm, dính, co cơ...) độ dãn giảm rõ rệt hoặc không dãn. Bình thường: Cúi tay chạm đất, gaĩn từ  4­6cm, ngửa khởng 30 o, nghiêng từ  20­ 30o, quay khoảng 15o. 1.2.4. Tìm điểm đau  Dùng ngón tay ấn vào các gai sau cột sống để tìm điểm đau, xác định vị trí  tổn thương. Gõ dồn từ xa. 1.2.5.Khám phần mềm cạnh cột sống U, lổ dò, co cứng cơ. 1.2.6. Khám thần kinh 2. Khớp háng Háng là một khớp lớn nhất và chịu đựng sức nặng nhiều nhất trong cơ  thể. Khi   khớp háng bị thương tổn sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến chức năng sinh hoạt và lao   động. Háng là khớp ở sâu, động tác phong phú, liên quan đến nhiều bộ phận xung   quanh. Vì vậy muốn phát hiện các triệu chứng cần thăm khám tỉ mỉ và đầy đủ. 2.1. Các dấu hiệu cơ năng Có 3 dấu hiệu cơ bản là: đau, hạn chế vận động và đi khập khiểng. 2.1.1. Đau Vị  trí đau chủ  yếu  ở vùng bẹn, đôi khi có thể  thấy  ở  vùng phía sau, phía   ngoài hoặc phía trong. Đau thường lan xuống mặt trước hoặc sau ngoài của đùi,   có khi lan xuống gối. 2.1.2. Hạn chế vận động Bệnh nhân cảm thấy khó thực hiện một số  động tác, ngồi xổm (khi đại  tiện) bước qua bực cửa cao, lên và xuống xe đạp... Hạn chế ở đây phần lớn là do  đau. 2.1.3. Đi khập khiểng  Có nhiều mức độ, nếu nhẹ  thì khi đi xa hoặc mang vác nặng mới xuất   hiện, nếu nặng thì phải chống gậy hoặc nạg. Dấu hiệu này có khi xuất hiện rất   sớm có thể thấy trước cả hai triệu chứng trên. 2.2. Phát hiện các triệu chứng thực thể
  8.    Khám cơ xương khớp 2.2.1. Khám khớp háng: phải quan sát dáng đi và bước đi của bệnh nhân, nếu một  bên háng tổn thương, sẽ có dấu hiệu đi khập khểnh, bước chân bị  bệnh sẽ nhẹ  và ngắn hơn, nếu một bên háng bị  dính hạn chế  vận động thì bước đi bên tổn  thương muốn đưa chân để  bước phải đưa cả  nửa người để  nhấc chân về  phía  trước. 2.2.2. Tiến hành một số động tác để quan sát ­ Động tác ngồi xổm và đứng lên. ­ Động tác bước lên bực cao. ­   Động   tác   đứng   một   chân   (chân   kia   co),   động   tác   này   phát   hiện   dấu   hiệu  Duchene­Trendelenbourg khi đứng một chân trên khớp háng bị  tổn thương thì  khung chậu sẽ lệch về bên lành, và nếu mức độ nặng hơn thì phần trên của thân  sẽ lệch về phía bên kia để bù trừ. 2.2.3. Khám các điểm đau và động tác vận động của khớp háng Khám với tư thế nằm và nằm sấp trên nền cứng, bao giờ cũng phải quan sát cả  hai bên để đối chiếu và so sánh. ­ Các điểm đau: điểm đau trước bẹn (ở  một phần ba ngoài và dưới cung đùi)   tương đương với đầu xương đùi, điểm mấu chuyển lớn, điểm phía trên mấu  chuyển lớn tương đương với cổ xương đùi. Có thể dùng phương pháp gõ dồn từ xa. ­ Gấp: bệnh nhân nằm ngửa, gấp đùi lên phía bụng, nếu gập khớp gối thì đùi có  thể gấp sát bụng (120­130o), nếu gối thắng thì chỉ gấp được khoảng 90o. ­ Duỗi: nếu nằm ngửa chân duỗi thẳng sát giường. Nhưng nên chủ  ý cột sống   vùng thắt lưng cũng phải sát giường; trong các trường hợp hạn chế  duỗi bệnh   nhân thường có xu thế  cong cột sống lên để  bù trừ  khiến cho đùi có thể  duỗi  được, để loại trừ yếu tố này người ta chỉ cần để chân bên đối diện co lên. Muốn  khám động tác duỗi cố, ta để  bệnh nhân nằm sấp, thầy thuốc dùng một tay cố  định vùng mông (ấn xuống) tay kia nhấc đùi lên, duỗi cố có thể được 30o so với  mặt giường.  ­ Khép dạng: bệnh nhân nằm ngửa, chân gấp, thầy thuốc dùng một tay giữ cánh  chậu bên đối diện để  cố  định động tác dạng và giữ  cánh chậu bên được khám   với động tác khép, bình thường khép khoảng 10­15o và dạng khoảng 90o ­ Quay: bệnh nhân nằm ngửa chân gấp 90o (đùi vuông góc với thân và cẳng chân  vuông góc với đùi) xoay cẳng chân ra ngoài và vào trong để tìm động tác quay của  khớp háng, nếu bệnh nhân nằm sấp thì cẳng chân 90o so với đùi và cũng xoay ra  ngoài và vào trong. Bình thường quay ra ngoài 45o và vào trong 40o.  2.3. Khám các phần liên quan 2.3.1. Phần mềm quanh khớp
  9.    Khám cơ xương khớp Quan sát hiện tượng sưng, phù nề   ở  vùng bẹn, mông, so sánh khối cơ  mông hai bên, bìu, các hạch ở bẹn. 2.3.2. Đánh giá hiện tượng teo cơ Thường các cơ mông và đùi teo khi tổn thương khớp có diễn biến kéo dài. 2.3.3. Khám khung chậu, khớp gối và bàn chân ­ Khung chậu có thể đổ ra sau khi háng bị hạn chế duỗi. ­ Những dị dạng của gối và bàn chân có thể gây tổn thương thứ phát của háng do  chân ngắn, do lệch trục khớp gối... 2.3.4. Khám toàn thân và các bộ phận để tìm nguyên nhân của bệnh khớp háng. 3. Khớp gối Trong các bệnh về khớp thì tổn thương  ở  khớp gối là hay gặp nhất, gối là một   khớp lớn ở nông nên khi có thay đổi thường dể thấy. 3.1. Dấu hiệu cơ năng 3.1.1. Đau  Vị  trí hay gặp  ở  mặt trong khớp gối, đau thường lan xuúong cẳng chân.   Đau khi bước lên cao gặp trong trường hợp tổn thương đầu dưới xương đùi và  xương bánh chè. 3.1.2. Hạn chế vận động và đi khó Tùy mức độ, có thể  đi khập khếnh, không ngồi co chân được, đi phải  chống nạng, lắc rắc khi vận động (thoái hóa). 3.2. Khám Khám với hai tư  thế  đứng thắng và nằm ngửa, ta lần lược đánh giá về  hình thái, trục của khớp, sờ nắn, làm các động tác. 3.2.1. Nhìn  Bình thường hai gối cân đối, nhìn rõ xương bánh chè, trục khớp trên một  đường thắng hơi chếch ra ngoài. ­ Sưng khớp: vùng sưng có thể  lan trên phần dưới và phía trước của đùì. Phân   flớn trường hợp sưng đồng đều cả  các phía, nhưng trong một số  trường hợp có  thê rnổi các u cục to nhỏ: các cục tôphi trong bệnh goutte, các túi nang của bao  hoạt dịch. ­ Trục khớp gối có thể thay đổi gây nên tình trạng sau: + Cẳng chân cong vào trong hay chân vòng kiềng. + Cẳng chân choãi ra ngoài hay chân chữ bát. + Cẳng chân choãi ra sau.
  10.    Khám cơ xương khớp Phần lớn các tình trạng lệch trục này đều làm dị dạng bẩm sinh hoặc là hậu quả  của những bệnh từ nhỏ (còi xương, bại liệt) 3.2.2. Sờ nắn ­ Tim các điểm đau: các điểm ở hai bên khớp, lưu ý nơi bám tận của một số gân   cơ: lồi cầu trong đầu dưới xương đùi và phần trước đầu trên xương chày. ­ Tìm dấu hiệu tràn dịch khớp gối: bệnh nhân nằm ngửa, chân duỗi thẳng, thầy   thuốc dùng hai ngón tay cái và ngón thứ  ba bàn tay phải để  hai bên khớp, đồng   thời dùng ngón tay trỏ   ấn nhanh và đột ngột vào xương bánh chè. Nếu có tràn  dịch trong khớp ta sẽ thấy sóng nước đập khẻ về hai phía bên và xương bánh chè  từ từ  đập vào đầu dưới xương đùi. Đây là dấu hiệu bập bềnh xương bánh chè.  Chú ý khi lượng nước quá nhiều và quá căng thì không đấu hiệu này. ­ Dấu hiệu cọ  xương bánh chè: bệnh nhân nằm ngửa, chân duổi thẳng thầy  thuốc dùng tay phải để  lên xương bánh chè  ấn nhẹ  xuống và đồng thời đẩy lên   kéo xuống (như kiểu bào gỗ), nếu phần sụn  ở mặt sau xương bánh chè hay sụn   dìa của xương đùi và xương chày tổn thương thì ta sẽ cảm thấy có tiếng lạo xạo   dưới tay. Dấu hiệu này thường thấy trong thoái hóa khớp gối. 3.2.3. Khám động tác ­ Gấp duỗi khớp gối: bệnh nhân nằm ngửa gấp và duỗi khớp dễ dàng hoặc nằm  sấp thì gót chân có thể chạm vào mông. Bình thường gối gấp được khoảng 130­ 140o ­ Dấu hiệu lỏng lẻo khớp (bệnh khớp do thần kinh, giảm hoặc  đứt các dây   chằng) + Dấu hiệu rút ngăn kéo: bệnh nhân nằm ngửa, chân co, thầy thuốc nắm phần  trên cẳng chân từ  từ  kéo ra và đẩy vào như  ta rút ngăn kéo. Khi khớp lỏng lẻo  biểu hiện dấu hiệu rút ngăn kéo: tổn thương dây chằng trước sau. ­ Dấu hiệu lúc lắc khớp: bệnh nhân nằm ngửa chân duỗi, thầy thuốc dùng một   tay nắm phía trong phần dưới đùi, còn một tay nắm phía ngoài phần trên cẳng   chân, nhẹ nhàng đẩy cẳng chân vào trong và ra ngoài. Tổn thương dây chằng bên:  cẳng chân lúc lắc sang hai bên dễ dàng. 3.2.4. Khám các phần liên quan ­ Hiện tượng teo cơ đùi và cẳng chân. ­ Phát hiện hạch ở khoeo và bẹn. ­ Tìm các túi nang bao hoạt dịch khớp gối (do hiện tượng thóat dịch lâu ngày) có  khi các túi này đi xuống rất thấp ở gần bắp chân. ­ Các thay đổi ở ngoài da. 4. Khám khớp vai 4.1. Các dấu hiệu cơ năng
  11.    Khám cơ xương khớp ­ Đau vùng vai thường khó xác định vị  trí cụ  thể  , bệnh nhân thấy đau  ở  mặt   trước, mặt sau hoặc ở mỏm vai, hướng lan: hoặc lên cổ hoặc lan xuống cánh tay. ­ Hạn chế  động tác: bệnh nhân cảm thấy khó thực hiện một số  động tác trong  sinh hoạt và trong lao động: khong giơ  tay lên được, không chải đầu được, khó  đưa tay ra phía sau 4.2. Khám lâm sàng 4.2.1. Tìm các điểm đau Điểm mặt trước khớp bả cánh tay, điểm khớp quạ đòn, điểm khớp ức đòn. 4.2.2.Khám động tác - Bảo bệnh nhân tự  làm một số  động tác cụ  thể  dể  đánh giá chung: tay sờ  gáy, tay sờ  tai bên kia (vòng qua đầu), tay sờ  lưng, tay móc túi quần sau,   tay đưa ra sau, nhô hai vai ( thăm dò khớp ức đòn) - Khám và đo mức vận động: + Đưa hai tay ra trước và lên trên(1800) + Đưa hai tay ra sau(600) + Khép vào trong(300) + Dạng ra ngoài và đưa lên trên(1800), khi làm động tác dạng nếu cố định xương  bả vai thì chỉ được khoảng 900 + Quay ra ngoài và vào trong: bệnh nhân khép cánh tay vào ngực, cẳng tay gập   900, xoay cẳng tay ra ngoài và vào trong. 4.2.3. Khám phần liên quan - Mức độ teo cơ và cơ lực - Khám hạch ở nách - Khám ở đốt sống cổ - Khám các bộ phận trong lồng ngực: Có nhiều bệnh của lồng ngực gây nên  các dấu hiệu ở vùng vai (nhồi máu cơ tim, u phổi, u trung thất)
  12.    Khám cơ xương khớp THĂM KHÁM XƯƠNG I. THĂM KHÁM VỀ LÂM SÀNG 1. Triệu chứng cơ năng 1.1. Đau xương Đau xương có thể  gặp trong các bệnh về  xương nhưng cũng có thể  gặp   trong các bệnh khác. Chú ý tính chất đau là thường đau sâu, lan dọc theo chiều dài  cả xương, đau tăng lên khi hoạt động, khi ấn hoặc bóp vào 1.2. Gãy xương tự nhiên Xương có thể  gãy tự  nhiên trong một số  bệnh (bệnh mềm xương, rỗ  xương...) hay sau một va chạm, chấn thương nhỏ hay vận động mạch 2. Triệu chứng thực thể - Thay đổi về hình dáng kích thước như cong, gập, dày mỏng, dài ngắn hơn  bình thường. Khi khám phải so sánh từng đoạn, với người bình thường - Phát hiện những khối u xương, phì đại của xương với đặc điểm cố  định   trên thân xương, không di động, mật độ thường rắn như xương, nhưng đôi  khi có thể chắc, mềm (bệnh Kahler) - Phát  hiện   xương   bị   phá   huỷ:   thường   khó   phát  hiện   trên   lâm  sàng,   trừ  trường hợp vùng phá huỷ rộng và nông có thể sờ thấy xương khuyết. - Gãy xương:  ở  các chi dễ  phát hiện, gãy các xương  ở  sâu( sườn, lún cột  sống....) khó thấy II. CẬN LÂM SÀNG 1. X quang Là một xét nghiệm quan trọng không thể  thiếu. Chụp  ở  nhiều tư  thế,   chụp   cắt   lớp....   để   đánh   giá   kích   thước,   độ   cản   quang   của   xương,   cấu   trúc  xương, gãy xương. 2. Sinh thiết xương Dùng để chẩn đoán bệnh xương 3. Sinh hoá Thăm dò chuyển hoá của Ca++, P trong máu, Ca++ máu tăng trong huỷ  xương,, P máu giảm trong mềm xương, còi xương - Thăm dò một số  men trong máu: Phosphatase kiềm tăng trong còi xương,  mềm xương.Phosphataste acid tăng trong K tiền liệt tuyến di căn xương. - Một số  xét nghiệm khác: công thức máu, tốc độ  lắng máu, điện di huyết  thanh, chọc tuỷ....
  13.    Khám cơ xương khớp THĂM KHÁM CƠ I. THĂM KHÁM LÂM SÀNG 1. Cơ năng - Yếu cơ: ở chi dưới làm cho đi lại kém, ở chi trên làm giảm khả năng mang   vác. - Đau cơ: Những bệnh của cơ ít gây đau, trừ viêm cơ, đau cơ hay gặp trong  bệnh toàn thân hay thần kinh. - Chuột rút: là hiện tượng co cứng và đau một cơ hay một nhóm cơ. Là triệu   chứng của bệnh không phải ở cơ như thiếu Ca++, Na+, làm việc quá sức  kéo dài 2. Thực thể - Teo cơ:Thăm khám bằng cách quan sát, nhìn sờ  nhất là  ở  những nơi thấy  lõm xuống, nhưng tốt nhất là đo. Teo cơ  hay gặp trong các bệnh về  cơ  nhưng cũng gặp trong bệnh thần kinh, bất động quá lâu, rối loạn dinh   dưỡng. - Giảm cơ  lực:Phần lớn các bệnh cơ  có teo cơ  thường có giảm cơ  lực.   Hiện tượng giảm cơ  lực là đồng đều  ở  mỗi lần làm động tác nhưng có  một thể  đặc biệt là giảm dần qua mỗi lần làm động tác như  trong bệnh  nhược cơ. Khi khám cơ lực có thể  quan sát các động tác của người bệnh  khi đi lại, mang vác làm các nghiệm pháp chống đối hay sử dụng các dụng  cụ đo cơ  lực, khám từng cơ, từng vùng, từng nhóm cơ, từng đoạn, sau đó  chia ra nhiều mức độ. + Cơ lực mất hoàn toàn + Nặng: có thể cử động nhẹ nhưng không làm được động tác + Vừa: làm được nhưng yếu + Nhẹ: làm động tác nhưng không kéo dài được - Mật độ  cơ  bình thường: Cơ  chắc và chun, cơ  có thể  mềm dẻo hay rắn,  cứng - Co rút cơ - Khám phản xạ  cơ  bình thường khi dung búa phản xạ  gõ vào thân cơ  ta  thấy cơ co nhẹ, đôi khi gây một động tác nhỏ đó là phản xạ cơ - Trong các bệnh cơ  có teo cơ, phản xạ cơ  ở vùng teo giảm và mất nhưng   phản xạ  gân xương có thể còn. Ngược lại trong teo cơ do thần kinhphản   xạ cơ vẫn tồn tại khá lâu trong khi phản xạ gân xương thay đổi rất sớm.
  14.    Khám cơ xương khớp - Co cứng cơ - Hiện tượng nút co cơ:Khi gõ phản xạ  cơ  có thể  gây nên hiện tượng một  số sợi cơ co nhanh và khu trú tạo nên một ụ nổi lên, tồn tại trong vài giây  gọi là nút co cơ. II. CẬN LÂM SÀNG 1. Sinh hoá Tăng creatinin niệu, giảm creatinin niệu trong các bệnh có teo cơ. - Myoglobin niệu (+) trong một số bệnh cơ và chấn thương giập nát nhiều  cơ. - Các men Aldolase, Transaminase, tăng trong các bệnh cơ có teo cơ, ngược   lại không tăng khi teo cơ do thần kinh 2. Sinh thiết cơ 3. Thăm dò về điện - Phản ứng điện - Điện cơ đồ  Tài liệu tham khảo  1. Giáo trình nội cơ sở, Bộ môn nội Đại học Y Huế. 2003.  2. Giáo trình nội cơ sở Đại học Y Hà Nội. 2001. 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2