intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 17: Xét nghiệm cận lâm sàng hệ thống thận tiết niệu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

62
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài 17 - Xét nghiệm cận lâm sàng hệ thống thận tiết niệu. Bài giảng này giúp người học có thể: Vận dụng được các xét nghiệm để phát hiện tổn thương cơ thể bênh học của thận-tiết niệu và xét nghiệm tìm vi khuẩn niệu, chỉ định các xét nghiệm thăm dò hình thái và chức năng thận tiết niệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 17: Xét nghiệm cận lâm sàng hệ thống thận tiết niệu

  1.    Xét nghiệm cận lâm sàng hệ thống thận tiết niệu XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG HỆ THỐNG THẬN TIẾT NIỆU     Muc tiêu  1. Vận dụng được các  xét nghiệm  để phát hiện tổn thương cơ thể bênh học của   thận­tiết niệu và xét nghiệm tìm  vi khuẩn niệu. 2. Chỉ định các xét nghiệm thăm dò hình thái và chức năng  thận tiết niệu.   Để chẩn đoán bệnh thận tiết niệu ngoài việc thăm khám lâm sàng còn  phải tiến hành làm nhiều xét nghiệm cận lâm sàng để khẳng định chẩn đoán.  Thăm dò và xét nghiệm cận lâm sàng hệ thống thận tiết niệu có rất nhiều và   phức tạp. Có thể chia làm  4 loại khám xét lớn:  1. Những khám xét CLS để phát hiện tổn thương cơ thể bệnh học. 2 Những xét nghiệm tìm nguyên nhân. 3. Những khám xét về hình thái học.  4. Những phương pháp thăm dò chức năng thận. Trong thực tế lâm sàng, thường phải dùng ít nhất là hai phương pháp trên,  có khi 3 hoặc cả 4 phương pháp để chẩn đoán bệnh. II. KHÁM  XÉT  CẬN  LÂM  SÀNG ĐỂ  PHÁT  HIỆN  TỔN  THƯƠNG  CƠ  THỂ BỆNH HỌC 1.Tính chất lý học nước tiểu  1.1. Khối lượng  Thay đổi từ  1,1­1,8 l/ 24h. Nếu dưới 500 ml/ 24h: thiểu niệu; dưới 100   ml /24h: vô niệu; trên 2000 ml/ 24h: tiểu nhiều. 1.2. Màu sắc  Không màu hoặc vàng nhạt.  Thay đổi sinh lý: lúc mệt nhọc nước tiểu nâu sẫm, thuốc Quinin, Santonin:   vàng; Phenolphtalein, Piramidon: đỏ; Bleu Methylene: xanh.  Thay đổi bệnh lý: Màu đỏ: có máu; Nâu: Hemoglobin, Pocphyrin; Đục:  Phosphat, Urat. 1.3. pH  Bình thường Axit nhẹ : 5,8 ­ 6,2. 1.4. Tỷ trọng 
  2.    Xét nghiệm cận lâm sàng hệ thống thận tiết niệu Bình thường 1,018 ­ 1,020. Giảm trong suy thận, đái tháo nhạt; tăng trong  ăn nhiều Protit, rau, đái tháo đường. 2. Phân tích về sinh hóa  2.1. Bình thường Không có Protein, đường, dưỡng chấp, Hemoglobin, muối mật, sắc tố mật  trong nước tiểu, vì vậy khi có các chất này trong nước tiểu chứng tỏ có tổn  thương hệ thống thận tiết niệu.  2.2. Urê niệu    Bình thường 20 ­ 30 g/l; Creatinine niệu: 80 ­ 100 mg%. 3. Tìm tế bào và các thành phần hữu hình qua kính hiển vi 3.1. Tìm hồng cầu, bạch cầu  Bình thường có 1 ­ 3 tế bào trong một vi trường.  3.2. Các loại tế bào  Bình thường có ít tế  bào nội mô. Tế  bào có hạt của  ống thận thường có   trong viêm thận, tìm tế bào ung thư thận tiết niệu. 3.3. Tìm trụ hình   Trụ hình đơn, trụ tế bào, trụ hạt, trụ hồng cầu,bạch cầu. Thể chiết quang,   tìm cặn kết tinh: Phosphat, Acid Uric, Oxalat,... 3.4. Phương pháp đếm cặn Addis  Để tìm hồng cầu, bạch cầu  và trụ hình chính xác, Buổi sáng bệnh nhân đi  đái hết nước tiểu, uống một cốc nước 200 ml, sau 3 giờ đái hết vào một cốc, ghi  số lượng nước tiểu trong 3 giờ, lấy 10 ml nước tiểu quay ly tâm, hút bỏ 9 ml  phần trên, còn 1 ml cặn, lắc đều cho lên buồng đếm. Kết quả đếm được chia cho  10 rồi nhân với thể tích ml nước tiểu / phút. Do đó tính được số lượng hồng cầu,  bạch cầu , trụ hình tiểu ra / phút. Bình thường: 1 phút đái ra dưới 1000 hồng cầu . Bệnh lý: 2000 ­ 3000 hồng cầu, bạch cầu, 20 ­ 30 trụ hạt chẩn đoán viêm   thận; Trên 100.000 hồng cầu   / phút nghi sỏi thận, ung thư. Khi bạch cầu trên  200.000 / phút, hồng cầu ít thường gặp trong viêm thận bể  thận , viêm bàng  quang. Phương pháp này chỉ có giá trị khi lượng nước tiểu 3 giờ trên 180 ml. II. XÉT NGHIỆM TÌM VI KHUẨN NIỆU  Lấy nước tiểu qua sonde hay giữa dòng cho cấy ngay hoặc soi. Vi khuẩn   thường gặp là E. Coli, Proteus, tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn lao,... Khi nghi ngờ  trực khuẩn lao thì cho cấy vào môi trường Lowenstein, hay tiêm  nước   tiểu   cho   súc   vật.   Định   lượng   vi   khuẩn   mọc   theo   Brod   nếu   vượt   trên 
  3.    Xét nghiệm cận lâm sàng hệ thống thận tiết niệu 100.000 khuẩn lạc / 1ml nước tiểu được coi là bệnh lý, 10.000 ­ 100.000: nghi   ngờ. III. THĂM DÒ HÌNH THÁI THẬN TIẾT NIỆU 1. X quang thận Là phương pháp được áp dụng phổ biến, có giá trị thăm dò hình thái thận. 1.1. Chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị Thụt tháo trước 2 lần, chụp phim thẳng, nghiêng.  Kết quả: Bình thường thận nằm sát bờ  ngoài cơ  đái chậu, hình quả  đậu,  bờ  ngoài lồi bờ  trong lõm, kích thước 12   6   3 cm. Bệnh lý: phát hiện bóng  thận lớn hơn bình thường, sỏi cản quang  ở thận, trên đường đi niệu quản,  ở  vị  trí bàng quang,... 1.2. Chụp thận có thuốc cản quang qua đường tĩnh mạch (UIV)  ­ Phương pháp: chụp một phim thường trước, sau đó tiêm thuốc cản quang  tĩnh mạch, ép bụng.  Giai đoạn ép: sau khi tiêm thuốc người ta chụp 1 phim. Sau đó chụp 1   phim 3 phút và 5 phút, những phim chậm hơn mỗi 15 phút.  Giai đoạn bỏ  ép: chụp ngay quan sát 2 niệu quản, cuối cùng chụp bàng  quang.  Kết quả: Bình thường thời gian hiện hình bóng thận 5 ­6 phút, đài và bể  thận sau 15 phút. Bệnh lý: thận sa, thận nhỏ, thận to ứ nước, ứ mủ, sỏi thận, các dị tật bẩm  sinh, bất thường niệu quản, bàng quang,... 1.3. Chụp động mạch thận  Để chẩn đoán u thận có tăng sinh mạch, bất thường mạch máu thận. 1.4. Chụp thận ngược dòng  Cho phép nghiên cứu niệu đạo, bàng quang, niệu quản, đài bể  thận, tìm  chỗ tắc.  1.5. Chụp thận xuôi dòng Qua chọc dẫn lưu bể thận, tìm chỗ tắc, bất thường niệu quản,... 1.6. Chụp cắt lớp tỷ trọng  Chỉ định trong u thận, khảo sát khu vực sau phúc mạc: tuyến thượng thận.  2. Siêu âm thận  Là phương pháp đơn giản, hiệu quả, được áp dụng ngày càng nhiều trong  chẩn đoán bệnh lý hệ tiết niệu: thăm dò hình thái, kích thước thận, phát hiện 
  4.    Xét nghiệm cận lâm sàng hệ thống thận tiết niệu thận ứ nước, ứ mủ, nang thận, sỏi hệ tiết niệu, Polype bàng quang ,... Siêu âm  bổ sung cho UIV và nhất là trong trường hợp có chống chỉ định UIV.  3. Chụp thận bằng phóng xạ Dùng phóng xạ Hg203 hoặc Biclorua Hg (Hg107) tiêm 1­1,5 milicuri vào tĩnh  mạch. Dùng máy phát hiện phóng xạ, phát hiện bóng khuyết của nang thận, u  thận, lao thận. 4. Soi Bàng quang  Dùng máy soi đưa qua niệu đạo vào bàng quang để  xem trực tiếp niêm  mạc BQ.  5. Sinh thiết thận Phát hiện những tổn thương vi thể của thận, có giá trị  cao trong các bệnh  cầu thận, đọc tiêu bản dưới kính hiển vi quang học, kính hiển vi điện tử  hay   bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang. IV. NHỮNG XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG THĂM DÒ CHỨC NĂNG  THẬN  1. Thăm dò chức năng lọc cầu thận 1.1Độ thanh lọc créatinin nội sinh Trong thăm dò này điều quan trọng nhất là lấy nước tiểu chính xác theo giờ, để  tính độ thanh lọc trong ngày cần lấy nước tiểu trong 24 giờ , nhưng cũng có thể  lấy nước tiểu trong 3giờ, 6 giờ, 12 giờ, để  tính độ  thanh lọc tuỳ  theo điều kiện  và yêu cầu,. Lấy mẫu nước tiêuø định lượng créatinin niệu, lấy mẫu máu định  lượng créatinin máu .Tính mức   lọc cầu thận trung bình của 24 giờ  qua hệ  số  thanh lọc créatinin nội sinh bằng công thức: Ccr =   Ucr x V   x 1,73 / S ( ml/phút)   Pcr     Ucr : créatinin niệu,   Pcr : créatinin máu , V : thể tích nước tiểu tính theo ml/phút. S : diện tích cơ thể tính theo bảng Dubois. 1.2. Độ thanh lọc créatinin ước tính Qua nồng độ créatinin máu ước tính độ thanh lọc và mức lọc cầu thận dựa   vào công thức Cockroft Gault : 140 tuoixP  Ccr =    , ở nữ nhân kết quả với 0,85.  Pcr : créatinin máu tính bằng  0,814 xPcr mol/l, P : cân  nặng tính bằng Kg.      Kết quả trên nhân với hệ số điều chỉnh 1,73/S 1.2. Kết quả  Bình thường 110 ml/phút, giảm trong suy thận. 
  5.    Xét nghiệm cận lâm sàng hệ thống thận tiết niệu 2. Định lượng một số chất trong máu  2.1. Creatinin máu  Bình thường 88,5   12 micromol/l. 2.2. Urê máu  Bình thường 5   1,2 milimol/l.  2.3. Chất điện giải Na:   140   mmol/l;   K:   4   mmol/l;   Cl:   103   mmol/l;   Mg:   1   mmol/l;   HCO 3­:  27mmol/l. Trong suy thận Cl, Na có thể tăng do rối loạn chức năng lọc cầu thận, tái  hấp thu  ống thận, Cl giảm khi nôn nhiều, K và Mg thường tăng, SO 4, PO4 tăng,  Ca giảm, HCO3­ giảm.  3. Thăm dò chức năng ống thận  3.1. Chức năng chuyển hóa nước  So sánh lượng nước tiểu trong ngày và đêm.  Đo tỷ trọng nước tiểu 3 giờ 1 lần, bình thường tỷ trọng thay đổi tùy theo  lượng nước uống vào. Trong suy thận, tỷ trọng ít thay đổi và thấp.  3.2. Chức năng bài tiết chất màu    Dùng xanh Methylen 1/20 tiêm 1 ml vào tĩnh mạch, sau đó soi bàng quang,   quan sát thời gian tiết xanh Methylen ra nước tiểu từng bên thận.  4. Thăm dò từng thận riêng rẽ Dùng phương pháp bài tiết chất màu, phương pháp lấy nước tiểu từng bên   (phải soi bàng quang), chụp nhuộm thận có thuốc cản quang qua  đường tỉnh  mạch và dùng phóng xạ I131.  Tài liệu tham khảo 1.Nguyễn văn Xang (2002), Khám phát hiện bệnh thận, Nội khoa cơ sở , Trường   Đại  Học Y Khoa Hà Nội, Nhà xuất bản Y Học. 2.Bài giảng Nội cơ sở, Bộ môn Nội trường Đại học Y Khoa Huế . 3.Alain Castaigne (1989), Sémiologie Médicale, Sandoz Editions. 4.Maurice   Bariety   (1990),  Les   examens   paracliniques,   Sémiologie   médicale,   Masson, pp. 203­209.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2