Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 12: Báng
lượt xem 1
download
Bài giảng này giúp người học có thể: Mô tả được cách khám lâm sàng để phát hiện bang, trình bày được các đặc điểm cận lâm sàng của bang, kể được các nguyên nhân thường gặp của báng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 12: Báng
- Báng BÁNG Mục tiêu học tập 1. Mô tả được cách khám lâm sàng để phát hiện báng. 2. Trình bày được các đặc điểm cận lâm sàng của báng. 3. Kể được các nguyên nhân thường gặp của báng. MỞ ĐẦU Thuật ngữ báng hay cổ trướng nhằm để chỉ một tình trạng tích tụ dịch bệnh lý trong khoang phúc mạc. Bình thường những người đàn ông khỏe mạnh không có hoặc có rất ít dịch, còn ở phụ nữ có thể có khoảng 20 ml tùy thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt. Những nguyên nhân gây báng có thể chia làm 2 nhóm sinh lý bệnh chính : báng liên quan với phúc mạc bình thường và báng liên quan với phúc mạc bệnh lý. Nguyên nhân thường gặp nhất là tăng áp cửa do xơ gan. Trong các trường hợp báng không do tăng áp cửa, nguyên nhân thường gặp nhất là lao màng bụng, ung thư, viêm phúc mạc. CÁCH KHÁM 1. Hỏi bệnh Đầy bụng, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, nôn, khó thở Tốc độ hình thành dịch Toàn thân : sốt, suy kiệt, chán ăn Tiền sử viêm gan, truyền máu, nghiện rượu, nghiện ma túy, lao phổi 2. Khám thực thể 2.1. Báng tự do Nhìn : bụng căng, rốn lồi, tuần hoàn bàng hệ Sờ : tìm cảm giác đau, căng tức, tình trạng thành bụng; khám gan, lách, mảng thượng vị, u ổ bụng; làm các dấu sóng vỗ và dấu chạm đá. Gõ : gõ theo hình nan hoa từ rốn ra và thay đổi tư thế để phát hiện diện đục vùng thấp, thường chỉ phát hiện được một lượng dịch trên 1000 ml. Nghe : âm ruột, gan Gõ kết hợp nghe : dấu hiệu “hồ báng”. Khám toàn thân : phù toàn, sốt, nhiễm khuẩn, dấu hiệu gợi ý nguyên nhân như tăng áp cửa, suy tim phải, suy thận, suy dưỡng, u ổ bụng. 2.2. Báng khu trú
- Báng Sờ : vùng căng (dịch) và vùng cứng (dính phúc mạc) Gõ : vùng đục và trong xen kẽ (bàn cờ Dame) Chọc dò vùng đục có dịch. 3. Chẩn đoán phân biệt Cần phân biệt với cầu bàng quang, thai lớn, u buồng trứng. III. CẬN LÂM SÀNG 1. Chọc dò màng bụng Rất cần thiết để chẩn đoán, nhất là đối với báng xuất hiện lần đầu. Thường lấy từ 2050 ml để chẩn đoán. Ngoài ra còn có thể chọc tháo báng trong trường hợp báng quá căng gây khó thở. 1.1. Quan sát dịch báng Dịch mờ hoặc dịch đục gợi ý nhiễm trùng. Dịch máu thường do chấn thường hoặc ung thư, dịch đục như sữa thường gặp do báng dưỡng chấp do nồng độ triglyceride tăng. 1.2. Các xét nghiệm thường qui 1.2.1. Đếm tế bào Đếm bạch cầu là quan trọng nhất. Dịch báng bình thường có dưới 250 bạch cầu/mm3. Bạch cầu tăng trong các bệnh viêm nhiễm phúc mạc, bạch cầu trung tính tăng cao trong viêm phúc mạc nhiễm khuẩn nguyên phát hoặc thứ phát. Bạch cầu lympho chiếm ưu thế gặp trong lao màng bụng hoặc ung thư màng bụng. 1.2.2. Albumin và protein toàn phần Độ chênh albumin huyết thanhdịch báng (SAAG) là xét nghiệm đơn độc tốt nhất để phân biệt báng do tăng áp cửa và báng không do tăng áp cửa. Độ chênh này liên quan trực tiếp đến áp lực tĩnh mạch cửa : SAAG trên 1,1 g/dl gợi ý tăng áp cửa, trong khi SAAG dưới 1,1 g/dl thường chứng tỏ nguyên nhân không phải tăng áp cửa. SAAG có độ chính xác lên đến 95% trong phân loại báng. Tuy nhiên cần lưu ý có khoảng 4% bệnh nhân báng hỗn hợp, tức là tăng áp cửa phối hợp với một nguyên nhân khác như lao hoặc ung thư. Nồng độ protein toàn phần dịch báng cũng đem lại một số thông tin giúp chẩn đoán nguyên nhân. Chẳng hạn một SAAG cao kèm protein toàn phần cao trong dịch báng (trên 25 g/l) gợi ý tình trạng ứ máu ở gan do bệnh tim hoặc hội chứng BuddChiari. Tuy nhiên một sự tăng protein toàn phần trong dịch báng cũng có thể gặp ở 20% các bệnh nhân xơ gan không biến chứng. Khoảng 2/3 bệnh nhân ung thư có nồng độ protein toàn phần trên 25g/l. 1.2.3. Nhuộm Gram và cấy Kỹ thuật tối ưu nhất là lấy 510 ml dịch báng cho vào chai cấy có ủ máu ở ngay tại giường bệnh nhân, có thể làm tăng độ nhạy cảm lên đến 85% ở những
- Báng bệnh nhân có tăng bạch cầu trung tính trong dịch báng so với 50% của phương pháp đĩa thạch cổ điển. 1.2.4. Các xét nghiệm khác Chỉ làm tùy theo tình huống lâm sàng đặc biệt. Glucose và LDH có thể giúp phân biệt viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát hay thứ phát. Glucose thường giảm trong lao màng bụng Amylase tăng gợi ý báng do tụy hoặc thủng ống tiêu hóa. Nồng độ bilirubin dịch báng cao hơn nồng độ huyết thanh gợi ý thủng đường mật. Creatinin tăng cao gợi ý dò nước tiểu từ bàng quang hoặc niệu quản. Tìm tế bào lạ trong trường hợp nghi ung thư phúc mạc hoặc của các tạng trong ổ bụng. 2.Thăm dò hình ảnh 2.1. Siêu âm Giúp chẩn đoán sự hiện diện của báng, hướng dẫn chọc hút báng trong trường hợp số lượng ít. Ngoài ra còn giúp đem lại các thông tin về bệnh nguyên như hội chứng tăng áp cửa, thương tổn gan, hạch, tụy, mạc treo, buồng trứng 2.2. Soi ổ bụng Là một xét nghiệm quan trọng ở những bệnh nhân báng không do tăng áp cửa. Cho phép quan sát trực tiếp và sinh thiết phúc mạc, gan và một số hạch ổ bụng. 3. Phân biệt dịch thấm và dịch tiết Tiêu chuẩn Dịch thấm Dịch tiết Protein 30g/l Protein báng/Protein máu 1/2 Rivalta Âm tính Dương tính Tế bào 500/mm3. IV. NGUYÊN NHÂN 1. Dịch thấm Xơ gan mất bù Suy tim phải và suy tim toàn thể Suy dinh dưỡng
- Báng Hội chứng thận hư, viêm cầu thận 2. Dịch tiết Lao màng bụng : dựa vào triệu chứng toàn thân, hoàn cảnh xuất hiện, tính chất báng và cận lâm sàng. Ung thư màng bụng : thường là thứ phát sau ung thư dạ dày, buồng trứng, tụy, gan, đại tràng, vú. Viêm phúc mạc nhiễm khuẩn : có thể nguyên phát hoặc thứ phát. Viêm phúc mạc do nguyên nhân khác : nấm, viêm phúc mạc liên quan nhiễm HIV. 3. Các nguyên nhân khác U buồng trứng kèm tràn dịch màng bụng và tràn dịch màng phổi : hội chứng Demon Meigs Báng dưỡng chấp : Giun chỉ, u bạch huyết Viêm tuỵ cấp : Amylase tăng cao trong dịch màng bụng. Nguyên nhân hiếm : Phù niêm, dò đường tiểu, đường mật, viêm phúc mạc dạng u hạt, viêm mạch Tài liệu tham khảo 1. Bài giảng triệu chứng học nội khoa. Bộ môn Nội, Đại Học Y Hà nội 1994. 2. Hepatology. Masson 1997.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 2: Khám da, niêm mạc và cơ quan phụ thuộc
5 p | 61 | 5
-
Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 6: Hội chứng hẹp phế quản
6 p | 46 | 4
-
Bài giảng Nội cơ sở 2 - Bài 1: Ho ra máu
5 p | 51 | 3
-
Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 17: Xét nghiệm cận lâm sàng hệ thống thận tiết niệu
5 p | 59 | 3
-
Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 15: Hội chứng van tim
8 p | 53 | 3
-
Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 13: Khám lâm sàng tim mạch
14 p | 49 | 3
-
Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 9: Khám lâm sàng bộ máy tiêu hóa
11 p | 35 | 3
-
Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 18: Khám cơ xương khớp
14 p | 58 | 3
-
Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 7: Hội chứng nhiễm độc giáp
6 p | 60 | 3
-
Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 3: Triệu chứng học bộ máy hô hấp
8 p | 64 | 2
-
Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 16: Khám lâm sàng thận tiết niệu
5 p | 39 | 2
-
Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 14: Các rối loạn chức năng tim mạch
5 p | 29 | 2
-
Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 8: Hội chứng tăng glucose máu
5 p | 87 | 2
-
Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 5: Hội chứng tràn khí màng phổi
7 p | 41 | 1
-
Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 11: Chẩn đoán vàng da
5 p | 52 | 1
-
Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 10: Xét nghiệm cận lâm sàng tiêu hoá
6 p | 34 | 1
-
Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 4: Hội chứng nung mủ phổi, khí phế thủng
6 p | 37 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn