intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phương pháp nghiên cứu kinh tế: Chương 2 - TS. Trần Tiến Khai

Chia sẻ: Kiều Vi | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:55

238
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Phương pháp nghiên cứu kinh tế: Chương 2 giúp người học hiểu về "Xác định vấn đề nghiên cứu". Nội dung trình bày cụ thể gồm có: Xác định vấn đề nghiên cứu, xác định mục tiêu nghiên cứu, xác định câu hỏi nghiên cứu, xác lập giả thuyết nghiên cứu,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phương pháp nghiên cứu kinh tế: Chương 2 - TS. Trần Tiến Khai

  1. TS. Trần Tiến Khai Khoa Kinh Tế Phát Triển Đại học Kinh Tế TP.HCM
  2. 1. Giới thiệu về Phương pháp nghiên cứu 2. Xác định và mô tả vấn đề nghiên cứu 3. Tổng quan tài liệu 4. Phát triển khung khái niệm và khung phân tích 5. Các phương pháp thu thập dữ liệu 6. Đo lường và thang đo 7. Phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu 8. Nhập và xử lý dữ liệu 9. Viết báo cáo nghiên cứu TS. Trần Tiến Khai, UEH 2
  3. TS. Trần Tiến Khai, UEH 3
  4. 1. Xác định vấn đề nghiên cứu 2. Xác định mục tiêu nghiên cứu 3. Xác định câu hỏi nghiên cứu 4. Xác lập giả thuyết nghiên cứu 5. Đặt tên đề tài TS. Trần Tiến Khai, UEH 4
  5. TS. Trần Tiến Khai, UEH 5
  6. 1.1 Vấn đề nghiên cứu là gì?  Là một bức xúc, một khó khăn, một vấn nạn phải giải  quyết  Việc gì gây ra bức xúc, khó khăn, quan ngại cho ta, cá  nhân, tổ chức, xã hội? TS. Trần Tiến Khai, UEH 6
  7. 1.1 Vấn đề nghiên cứu là gì?  Thuộc lĩnh vực nào: ◦ Kinh tế vi mô? ◦ Kinh tế vĩ mô? ◦ Kinh tế phát triển? ◦ Khoa học quản trị?  Khoa học kinh tế: những tồn tại, khó khăn, vướng mắc  trong quan hệ kinh tế giữa người và người trong xã  hội TS. Trần Tiến Khai, UEH 7
  8. 1.1 Vấn đề nghiên cứu là gì? Các lĩnh vực nghiên cứu Kinh tế học sản xuất Giáo dục, Giới, Y tế Kinh tế học nông nghiệp Nhân lực, thị trường lao động Sinh kế và sinh kế nông thôn Quản trị doanh nghiệp? Đầu tư trực tiếp nước ngoài Quản trị marketing? Phát triển công nghiệp Năng lực cạnh tranh? Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Ngân hàng? Đói nghèo và bất bình đẳng Tài chính? Kinh tế tài nguyên môi trường Các lĩnh vực khác… TS. Trần Tiến Khai, UEH 8
  9. 1.2 Tìm ý tưởng ở đâu?  Hệ thống quản lý nghiên cứu khoa học chính thống của  Nhà nước  Các tổ chức quản lý, nhà tài trợ quốc tế  Đề xuất của cơ quan quản lý chuyên ngành, doanh  nghiệp, địa phương, đơn vị nghiên cứu, đào tạo, tổ  chức và cá nhân, Hiệp hội và các Hội khoa học, các Hội  đồng Khoa học  Thông tin đại chúng  Cá nhân chúng ta  TS. Trần Tiến Khai, UEH 9
  10.  Tìm thấy ở đâu? Lĩnh vực nào?   Suy nghĩ, suy nghĩ và trả lời… Ví dụ 2.1  Giám  đốc  của  một  doanh  nghiệp  ngành  nhựa  tiết  lộ  rằng  hiện  nay,  toàn  ngành  đang  gặp  khó  khăn.  Giá  cả  nguyên  liệu  nhập  khẩu  ngày  càng  tăng,  và  lao  động  có  cũng  xu  hướng  tăng  giá.  Rất  nhiều  nhà  quản  lý  trong  ngành  đang  đối  mặt  với  bài  toán  phân bổ nguồn lực sản xuất, bao gồm vốn và lao động như thế  nào cho hợp lý trong phạm vi doanh nghiệp để đạt hiệu quả sản  xuất  tốt  nhất  trong  bối  cảnh  giá  hàng  hóa  đầu  vào  và  lao  động  cùng  tăng  nhưng  với  các  nguyên  nhân  và  tốc  độ  tăng  giá  khác  nhau.  TS. Trần Tiến Khai, UEH 10
  11.  Tìm thấy ở đâu? Lĩnh vực nào?   Suy nghĩ, suy nghĩ và trả lời… Ví dụ 2.2 Việt Nam là nhà xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới, hàng  năm xuất từ 5­6 triệu tấn gạo. Tuy nhiên, một thực tế diễn ra là  lợi nhuận của việc sản xuất – xuất khẩu gạo thấp, và đời sống  của nông dân trồng lúa không được cải thiện. Hiện nay có rất  nhiều tranh luận trong xã hội về cơ chế sản xuất – xuất khẩu lúa  gạo và phân phối lợi ích cho các bên liên quan. TS. Trần Tiến Khai, UEH 11
  12.  Tìm thấy ở đâu? Lĩnh vực nào?    Suy nghĩ, suy nghĩ và trả lời… Ví dụ 2.4 Trong thời gian gần đây, tiền đồng Việt Nam có xu hướng mất giá  so với đô­la Mỹ và tâm lý cho rằng có sự khan hiếm ngoại tệ trên  thị trường càng thúc đẩy xu hướng này. Chênh lệch tỷ giá giữa  thị trường chợ đen và tỷ giá chính thức ngày càng nới rộng ra. Sự  thiếu niềm tin vào nội tệ càng thúc đẩy người dân thu gom cất  giữ đô­la Mỹ, và tạo ra tâm lý quan ngại  trong xã hội về tính phù  hợp của chính sách tỷ giá. TS. Trần Tiến Khai, UEH 12
  13. 1.3 Như thế nào là vấn đề nghiên cứu tốt?  Bản thân ta phải thích thú với vấn đề  Có ý nghĩa thực tiễn; có đóng góp đối với cộng đồng  khoa học và xã hội  Tương thích với khả năng giải quyết  Có đủ nguồn lực để giải quyết  Có tính khả thi  Có thể rút ra kết luận và bài học TS. Trần Tiến Khai, UEH 13
  14. 1.4 Cách thức xác định vấn đề nghiên cứu  Nguyên tắc chung: ◦Đi từ tổng quát đến cụ thể ◦Đi từ rộng đến hẹp TS. Trần Tiến Khai, UEH 14
  15. 1.4 Cách thức xác định vấn đề nghiên cứu  Tìm kiếm một chủ đề (topic): ◦Làm thế nào bạn quyết định một chủ đề nào đó mà nó có  thể dẫn đến một câu hỏi nghiên cứu tiềm năng? ◦Quan tâm: bạn tò mò về chuyện gì? ◦Chủ đề: lĩnh vực tổng quát cho nghiên cứu của bạn. ◦Xác định các khía cạnh của chủ đề mà bạn muốn đặt kế  hoạch điều tra. ◦Đi từ một chủ đề đến một câu hỏi nghiên cứu được xác  định rõ là một công việc tinh tế. TS. Trần Tiến Khai, UEH 15
  16. 1.4 Cách thức xác định vấn đề nghiên cứu  Từ một quan tâm đến một chủ đề: ◦Các vấn đề gì bạn thấy quan tâm, thích thú? ◦Hãy bắt đầu với cái mà bạn quan tâm nhất. ◦Liệt kê 4­5 lĩnh vực mà bạn muốn tìm hiểu. ◦Nhặt lấy một lĩnh vực mà nó có tiềm năng sinh ra một chủ  đề nhiều nhất. TS. Trần Tiến Khai, UEH 16
  17. 1.4 Cách thức xác định vấn đề nghiên cứu  Từ một quan tâm đến một chủ đề: ◦Đọc bài báo, thông tin với các nghiên cứu trong lĩnh vực  rộng này, suy nghĩ về kinh nghiệm của riêng bạn, đọc các  bài báo liên quan đến chủ đề bạn chọn. ◦Suy nghĩ mang tính thực tiễn. ◦Khả năng của dữ liệu, thời gian, vật liệu, tham vấn TS. Trần Tiến Khai, UEH 17
  18. 1.4 Cách thức xác định vấn đề nghiên cứu  Thu hẹp… ◦Xác định sự quan tâm của bạn. ◦Thu hẹp mối quan tâm thành một chủ đề cụ thể. ◦Đặt câu hỏi cho chủ đề này từ nhiều góc nhìn khác nhau. ◦Xác định lý lẽ/động lực cho mong muốn nghiên cứu của  bạn. TS. Trần Tiến Khai, UEH 18
  19. 1.4 Cách thức xác định vấn đề nghiên cứu  Thu hẹp… ◦Câu hỏi có đáng hỏi hay không? ◦Vấn đề tồn tại có đáng được giải quyết hay không? ◦Liệu những người khác thấy nó có ích lợi gì không? ◦Có phù hợp với chính sách không? ◦Liệu nó sẽ hấp dẫn sự chú ý của người khác không? TS. Trần Tiến Khai, UEH 19
  20. 1.4 Cách thức xác định vấn đề nghiên cứu  Ghi chép lại các lý lẽ chọn lựa… ◦Cơ sở lý luận? ◦Tầm quan trọng của vấn đề chọn lựa ◦So sánh với các vấn đề khác ◦Tính hợp lý của vấn đề được chọn ◦Mô tả lại các lý lẽ này: Problem statement TS. Trần Tiến Khai, UEH 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2