TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG<br />
KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN<br />
<br />
<br />
BÀI GIẢNG<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM<br />
NÔNG NGHIỆP<br />
(Dùng cho bậc Cao đẳng ngành Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp)<br />
<br />
Giảng viên: Lê Văn An<br />
<br />
Tháng 12/2015<br />
1<br />
<br />
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT<br />
Học sinh (hs)<br />
Sinh viên (sv)<br />
Giáo viên (gv)<br />
Nông nghiệp (NN)<br />
Kỹ thuật nông nghiệp (KTNN)<br />
Thí nghiệm (TN)<br />
Phương pháp thí nghiệm nông nghiệp (PPTNNN)<br />
Cơ sở khoa học (CSKH)<br />
Đối chứng (ĐC)<br />
Thí nghiệm (TN)<br />
Nghiên cứu (NC)<br />
Bảo vệ thực vật (BVTV)<br />
Phương pháp (PP)<br />
Thức ăn (tă)<br />
Và (&)<br />
Huyết thanh ngựa chửa (HTNC)<br />
<br />
2<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
Bài giảng phương pháp thí nghiệm nông nghiệp được biên soạn theo chương<br />
trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật Nông nghiệp, dành<br />
cho sinh viên (sv) hệ Cao đẳng Sư phạm chính qui, trường Đại học Phạm Văn Đồng.<br />
Mục tiêu chung của học phần:<br />
Về kiến thức<br />
Sinh viên phải hiểu được cơ bản yêu cầu của một thí nghiệm, các bước xây<br />
dựng kế hoạch thí nghiệm, cách thực hiện thí nghiệm về cây trồng, vật nuôi đúng<br />
phương pháp, biết viết báo cáo, trình bày tổng kết thí nghiệm (TN) và phải có kiến thức<br />
các môn học khác như: toán học thống kê, kiến thức cơ bản về sinh học và nông<br />
nghiệp...<br />
Về kỹ năng<br />
- Sinh viên phải vận dụng được 5 yêu cầu cơ bản của thí nghiệm nông nghiệp<br />
(NN) vào việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thí nghiệm; biết cách tính các thuật toán<br />
và sử dụng thành thạo kết quả thống kê trong việc biện luận cho kết quả thí nghiệm<br />
nhằm giải quyết các vấn đề cần nghiên cứu trong quá trình giảng dạy và công tác.<br />
- Sinh viên phải hình thành năng lực thiết lập và thực hiện kế hoạch dạy học,<br />
năng lực quản lí, năng lực dạy học tích hợp, tư vấn, hướng dẫn, đánh giá, kết luận, vận<br />
động, giáo dục học sinh.<br />
Về thái độ<br />
Sinh viên phải thể hiện tính tự học, tự nghiên cứu, chủ động, sáng tạo, luôn tìm<br />
tòi, học hỏi, cập nhật những tri thức mới và thể hiện tính cẩn thận, chu đáo, khách quan<br />
trong khoa học. Đồng thời, biết vận dụng kiến thức các môn học có hiệu quả vào thực<br />
tiễn sản xuất và đời sống.<br />
Học phần này có 2 tín chỉ, nội dung bài giảng gồm 4 chương và 4 bài thực hành:<br />
Chương 1: Mở đầu<br />
Chương 2: Xây dựng kế hoạch thí nghiệm<br />
Chương 3: Tiến hành thí nghiệm<br />
<br />
3<br />
<br />
Chương 4: Tổng kết thí nghiệm<br />
Bốn bài thực hành nhằm củng cố kiến thức lí thuyết đã học và nâng cao kỹ năng<br />
thực hành, giúp sv có thể lập kế hoạch xây thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm, tổng kết thí<br />
nghiệm và báo cáo, hoặc xử lí những tình huống thực tế nảy sinh cần giải quyết.<br />
Chúng tôi hi vọng rằng đây là tài liệu cần thiết không chỉ cho các thầy, cô giáo và<br />
sv ngành Kỹ thuật Nông nghiệp mà còn là tư liệu bổ ích cho những người muốn tìm hiểu<br />
lĩnh vực này.<br />
Trong quá trình biên soạn không sao tránh khỏi những thiếu sót, mong quí vị và các<br />
bạn đồng nghiệp góp ý, bổ sung để bài giảng được hoàn thiện hơn.<br />
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.<br />
Tác giả<br />
<br />
4<br />
<br />
PHẦN A. LÝ THUYẾT<br />
Chương 1. BÀI MỞ ĐẦU (2 tiết)<br />
Mục tiêu<br />
Giúp sv biết được mục đích, vị trí, nguyên tắc, phân loại và một số khái niệm về môn<br />
phương pháp thí nghiệm nông nghiệp làm cơ sở để lựa chọn nội dung đề tài thí nghiệm.<br />
1.1. Mục đích của phương pháp thí nghiệm nông nghiệp (PPTNNN)<br />
+ Nhằm tìm hiểu, nghiên cứu, xác định tác dụng của mỗi yếu tố kỹ thuật như:<br />
làm đất; bón phân; chọn giống cây trồng, vật nuôi; phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng,<br />
phòng trị bệnh cho vật nuôi; mật độ nuôi, mật độ trồng… hoặc nghiên cứu tổng hợp<br />
các yếu tố kỹ thuật như: kỹ thuật nuôi dưỡng; kỹ thuật chăm sóc, cho ăn; làm ruộng thí<br />
nghiệm, tăng sản, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học...<br />
Ví dụ:<br />
- Thực hiện các cách làm đất khác nhau, rồi chọn cách làm đất tốt nhất, hiệu quả nhất.<br />
- Thực hiện các cách bón phân khác nhau, công thức phân bón khác nhau, rồi<br />
chọn cách bón và công thức phân bón tốt nhất, hiệu quả nhất.<br />
- Thực hiện các cách phòng trừ sâu bệnh khác nhau, rồi chọn cách phòng trừ tốt<br />
nhất, hiệu quả nhất.<br />
- Chọn những giống cây trồng khác nhau đem trồng trên những loại đất khác nhau,<br />
rồi chọn giống tốt nhất, năng suất cao nhất phù hợp với loại đất cụ thể.<br />
- Trồng cây với những mật độ khác nhau, rồi chọn mật độ phù hợp nhất.<br />
+ Nhằm tìm hiểu về các giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với điều kiện tự<br />
nhiên, sát với thực tế sản xuất rồi đưa ra sản xuất đại trà.<br />
Ví dụ:<br />
- Dùng các giống lúa NN5, NN8, IR105… thí nghiệm nhiều năm trên nhiều chân đất<br />
khác nhau. Sau đó chọn giống lúa phù hợp nhất để trồng ở chân đất nào, vùng nào.<br />
- Lấy giống heo Móng Cái nuôi ở nhiều vùng khác nhau, rồi chọn nơi nuôi<br />
thích hợp nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc và các tỉnh miền Trung, Tây nguyên.<br />
<br />
5<br />
<br />