intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Sinh học đại cương - Chương 16: Hệ hô hấp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Sinh học đại cương - Chương 16: Hệ hô hấp, cung cấp những kiến thức như Hệ hô hấp ở người; sắc tố hô hấp sự vận chuyển khí trong máu. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Sinh học đại cương - Chương 16: Hệ hô hấp

  1. CHƯƠNG 16 HỆ HÔ HẤP
  2. - Sự hô hấp: quá trình động vật trao đổi khí với môi trường - Họat động hô hấp: thu nhận O2, vận chuyển O2 đến tế bào, lọai bỏ CO2 - Họat động hô hấp chịu ảnh hưởng bởi áp suất không khí.
  3. 1. HỆ HÔ HẤP Ở NGƯỜI
  4. 2.1. Đường dẫn không khí - Khoang mũi: + Lông mũi ngăn cản những vật lớn đi vào đường hô hấp + Khoang mũi sưởi ấm và làm ẩm không khí, giữ các vật lạ trên lớp nhày + Không khí di chuyển phía trên khẩu cái thứ cấp (vách ngăn giữa khoang mũi và miệng) đến hầu (phía sau miệng)
  5. - Hầu: túi có thành mỏng dẫn đến hai đường thực quản và khí quản → Khi nuốt, tiểu thiệt (nắp mô) cùng với các dây thanh âm tạm thời chặn lối vào khí quản
  6. - Khí quản + Ống dài dẫn tới phổi + Mặt trong là lớp tế bào có lông tiết chất nhày + Thành ngoài có chứa các vòng sụn + Khí quản → hai phế quản sơ cấp → các phế quản thứ cấp → các tiểu phế quản đi vào phế nang
  7. - Phế nang + Phổi người trưởng thành chứa khoảng 3 triệu phế nang + Tổng diện tích trao đổi khí là 75 – 160m2 (gấp 40 lần diện tích da) + Mạng mao mạch bao quanh phế nang + Mạch bạch huyết giúp phổi khỏi bị khô. + Thành phế nang mỏng → O2 và CO2 khuếch tán qua lại dễ dàng
  8. 2.2. Phổi - Nằm trong khoang ngực (ngăn cách với khoang bụng bởi cơ hoành) - Được bao bọc bởi xương sườn - Phổi phồng lên, xẹp xuống nhờ nhóm cơ xương + Cơ gian sườn trong + Cơ gian sườn ngoài + Cơ hoành…
  9. - Hít vào (hoạt động tích cực): + Cơ gian sườn ngoài và cơ hoành co ngắn lại làm lồng ngực nâng lên + Cơ hoành phẳng ra và lõm xuống → tăng thể tích lồng ngực → áp suất bên trong phổi giảm → không khí từ bên ngoài ùa vào trong - Thở ra (quá trình thụ động) + Cơ gian sườn ngoài và cơ hoành giãn ra + Thể tích lồng ngực giảm → đẩy không khí ra ngoài
  10. 3. SẮC TỐ HÔ HẤP SỰ VẬN CHUYỂN KHÍ TRONG MÁU
  11. 3.1. Sắc tố - O2 trong huyết tương sẽ không đủ cung cấp khi cơ thể hoạt động tích cực - Hemoglobin liên kết thuận nghịch với O2 giải quyết vấn đề cung cấp O2
  12. - Hemoglobin: + Được tạo ra từ lúc tế bào hồng cầu chưa trưởng thành → tế bào có màu đỏ + Làm tăng tốc độ vận chuyển O2 trong máu lên gấp 70 lần • 95% O2 được vận chuyển bởi hemoglobin • 5% O2 được vận chuyển bởi huyết tương
  13. - Ảnh hưởng của áp suất trên sự hấp thu và giải phóng O2/CO2 của hemoglobin + Áp suất cao: kết hợp + Áp suất thấp: giải phóng O2 CO2 Mô thấp cao Phổi cao thấp
  14. - Hemoglobin kết hợp với O2 ở phổi, giải phóng O2 ở mao mạch - Mức độ kết hợp với O2 thay đổi theo áp suất O2 (tương tự với CO2) + Áp suất O2 cao: kết hợp nhanh → HbO2 + Áp suất O2 thấp: HbO2 phân ly nhanh để cung cấp O2 cho mô
  15. 3.2. Sự vận chuyển CO2 trong máu a. Ở tế bào - CO2 (tế bào thải ra) + Một phần khuếch tán vào huyết tương (CO2 hoà tan) + Một phần vào tế bào hồng cầu
  16. - Trong tế bào hồng cầu, CO2 được vận chuyển bằng cách: + Liên kết với hemoglobin CO2 + Hb ↔ HbCO2 (carbohemoglobin) + Vận chuyển dưới dạng ion HCO3- (quan trọng) •  H2O + CO2 ↔ H2CO3 ↔ H+ + HCO3- •  HCO3- + Na(K)H2PO4 ↔ Na(K)HCO3 + H2PO4-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2