intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Sinh học đại cương - Chương 18: Hệ bài tiết

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Sinh học đại cương - Chương 18: Hệ bài tiết, cung cấp những kiến thức như sự điều hòa lượng nước trong cơ thể; hệ bài tiết ở người; sự điều hoà chức năng của thận. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Sinh học đại cương - Chương 18: Hệ bài tiết

  1. CHƯƠNG 18 HỆ BÀI TIẾT
  2. 1. SỰ ĐIỀU HÒA LƯỢNG NƯỚC TRONG CƠ THỂ
  3. - Cơ thể động vật có 3 lọai chất dịch: + Dịch nội bào + Dịch ngọai bào + Máu/bạch huyết
  4. - Sự di chuyển của nước vào/ra khỏi tế bào phụ thuộc nồng độ các chất hoà tan trong dịch nội và ngọai bào - Nồng độ muối trong các chất dịch quá cao: tổn hại cấu trúc → xáo trộn chức năng của protein
  5. - Tỷ lệ các loại muối trong chất dịch rất quan trọng đối với tế bào - Cơ thể động vật cần có các cơ chế điều hòa thẩm thấu đặc biệt → cân bằng muối, ổn định áp suất thẩm thấu - Cơ chế thay đổi tùy thuộc vào điều kiện môi trường động vật sinh sống
  6. 2. HỆ BÀI TIẾT Ở NGƯỜI
  7. 2.1. Cấu trúc và chức năng −  Thận: lọc nước tiểu −  Niệu quản: dẫn nước tiểu từ bể thận đến bàng quang −  Bàng quang: bể chứa nước nước tiểu −  Niệu đạo: dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngòai
  8. Thận: - Màu hơi đỏ tía - Kích thước: + Dài 10 cm + Rộng 7 cm - Một bên tròn, bên kia lõm vào - Mỗi quả thận có hơn 1 triệu nguyên thận
  9. - Cấu tạo của thận: + Miền vỏ với phần chủ yếu của nguyên thận + Miền tủy có các quai Henlé + Các ống nước tiểu dẫn đi vào bể thận
  10. Cầu thận: - Hệ thống mạch máu - Nang Bowman (thành kép) Quai Henle: Ống lượn gần: 2 nhánh lên xuất phát từ Ống góp: và xuống nang Bowman tiếp theo ống lượn xa, đi Ống lượn Nguyên thận: vào bể thận xa: nối tiếp đơn vị dài thắt quai Henle lại thành quai Cấu trúc của nguyên thận
  11. - Nhiệm vụ của thận: - Lọc máu khi đi qua thận - Dịch lọc qua cầu thận: + 115 – 125 ml/phút + 180 l/ngày - Nước tiểu: khoảng 1,5 l/ngày
  12. - Họat động của thận + Tái hấp thu hầu hết nước và các chất cần cho cơ thể ● Glucose ● Amino acid ● Các ion cần thiết + Thải ● Chất độc ● Ion thừa ● Chất thải chứa N ● ....
  13. - Cơ chế hoạt động của nguyên thận: + Lọc + Tái hấp thu + Tiết + Cô đặc
  14. - Lọc: + Máu đến cầu thận đẩy khoảng 25% nước và chất tan vào nang Bowman + Dịch lọc: nước, glucose, muối, amino acid, urea...
  15. - Tái hấp thu: + Vị trí tái hấp thu: ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa + Tái hấp thu về máu • Chất điện giải • Amino acid • 100% glucose và vitamin • Thụ động: nước
  16. + Trong máu có nhiều ion: • Tái hấp thu ít • Phần còn lại được thải ra ngoài + Trong máu có ít ion: • Tái hấp thu nhiều • Phần còn lại được thải ra ngoài ⇒ Thận có vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng nước và muối trong cơ thể
  17. - Tiết: + H+ dư thừa + Ion dư thừa + Dược phẩm + Chất độc ... theo ống lượn xa và ống góp → ra ngoài
  18. - Cô đặc: + Dịch lọc di chuyển đến ống góp + Thành của ống góp thấm nước: nước từ dịch lọc qua thành ống góp vào máu ⇒ Sản phẩm bài tiết có thể tích nhỏ, rất đậm đặc: nước tiểu + Người, động vật có vú và chim có thể lấy lại 99% nước trong dịch đầu tiên ở cầu thận
  19. 2.2. Sự điều hoà chức năng của thận - Uống nhiều nước → thận bài tiết nhiều nước tiểu loãng - Trong thực phẩm có nhiều muối: thận giữ nước → cơ thể cân bằng với lượng muối cao - Các chất tham gia vào sự điều hòa chức năng của thận: + Enzyme renin: tăng cường hấp thu muối + Hormone ADH: giữ nước khi áp suất thẩm thấu máu tăng + Hormone ANF: tăng tiết nước khi áp suất máu cao
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2