YOMEDIA
ADSENSE
Bài giảng Suy thoái và phục hồi đất: Phần 1 - Lê Đình Huy
52
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài giảng Suy thoái và phục hồi đất: Phần 1 cung cấp cho người học những kiến thức như: Môi trường đất và các mối quan hệ cơ bản; Đặc tính và phân bố các nhóm đất chính ở Việt Nam; Suy thoái đất, nguyên nhân và tiến trình. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Suy thoái và phục hồi đất: Phần 1 - Lê Đình Huy
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM Khoa Tài nguyên Đất và MTNN BÀI GIẢNG SUY THOÁI VÀ PHỤC HỒI ĐẤT Giảng viên: Lê Đình Huy Đơn vị: Bộ môn Quản lý Đất đai, Khoa Tài nguyên Đất và MTNN THUYẾT MINH ĐỀ TÀI Thừa Thiên Huế, ngày 09 tháng 09 năm 2019 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- CHƯƠNG 1 MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ CƠ BẢN 1.1. Khái quát về đất trồng Theo Ðôcutraiep: Ðất trên bề mặt lục địa là một vật thể thiên nhiên đựợc hình thành do sự tác ðộng tổng hợp cực kỳ phức tạp của 5 yếu tố: sinh vật, ðá mẹ, ðịa hình, khí hậu và tuổi địa phương. V.R.Viliam cho rằng ðất là lớp tơi xốp của vỏ lục ðịa, có ðộ dày khác nhau, có thể sản xuất ra những sản phẩm của cây trồng. 1.2. Các yếu tố hình thành đất Theo Đôcutraep có 5 yếu tố hình thành đất: sinh vật, khí hậu, đá mẹ, địa hình và thời gian (tuổi). Đối với đất trồng còn chịu tác động của yếu tố con người. 1.2.1. Sinh vật. Sinh vật là yếu tố chủ đạo, vì nhờ nó mà mẫu chất trở thành đất. Sinh vật tham gia vào quá trình hình thành đất gồm có vi sinh vật, thực vật và động vật. Vi sinh vật: Tập đoàn vi sinh vật trong đất rất nhiều và rất phong phú, có thể có hàng trăm triệu con trong 1 gam đất. Khả năng sinh sản của chúng lại rất lớn. Trong đất vi sinh vật giữ vai trò rất quan trọng với hai chức năng chính: - Tổng hợp và phân giải chất hữu cơ: Thực vật lấy thức ăn từ đất chủ yếu ở dạng vô cơ hòa tan trong dung dịch đất. Một tỷ lệ rất lớn các chất vô cơ này nhờ vi sinh vật phân giải từ các hợp chất hữu cơ, gọi là quá trình khoáng hóa chất hữu cơ. Đồng thời cũng tổng hợp nên chất hữu cơ mới rất đặc biệt đó là mùn, được gọi là quá trình mùn hóa. Chính mùn là nguồn dự trữ chất dinh dưỡng rất tốt cho thực vật và vi sinh vật phát triển. Đặc biệt vi sinh vật có một chức năng rất quan trọng là phân giải các hợp chất hữu cơ chứa cacbon và chứa đạm, để đảm bảo ổn định vòng tuần hoàn cacbon và vòng tuần hoàn đạm trong tự nhiên. Nếu không có vi sinh vật phân giải, thì cacbon và đạm sẽ bị tích lũy vào xác hữu cơ, làm cho lượng cacbon và đạm trong tự nhiên sẽ bị cạn dần, hai nguyên tố này không còn thì cây xanh cũng sẽ chết và sự sống trên hành tinh bấy giờ sẽ bị tuyệt diệt. - Tạo nên đạm cho đất: Trong đá và khoáng không có đạm, nên trong mẫu chất hình thành đất cũng không có nguyên tố đạm, mà đạm trong đất đầu tiên là nhờ các vi sinh vật cố định đạm từ nitơ khí trời. Đây là một khả năng đặc biệt chỉ có ở một số vi sinh vật, PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- chúng được gọi là vi sinh vật cố định đạm. Các vi sinh vật này có thể cố định đạm tự do (như Azotobacter), hoặc cố định đạm nhờ sống cộng sinh với một số loài thực vật như: vi khuẩn Rhizobium cộng sinh với các cây họ đậu, vi khuẩn Azotobacter cộng sinh với bèo hoa dâu,... Nhờ vậy mà đất được bổ sung đạm và ngày càng màu mỡ hơn. Vai trò của thực vật Phải nói thực vật là nguồn cung cấp chất hữu cơ chủ yếu cho đất (chiếm tới 4/5 tổng số chất hữu cơ của đất). Nhờ khả năng quang hợp, hàng năm thực vật đã để lại cho đất hàng tấn, thậm chí hàng chục tấn chất xanh có chất lượng khác nhau tùy thuộc vào loài thực vật. Thảm thực vật khác nhau đã hình thành nên các loại đất có tính chất khác nhau. Nếu thảm thực vật là đồng cỏ hay xen kẽ đồng cỏ với rừng cây lá rộng thì hình thành nên loại đất đen có hàm lượng mùn rất cao; Ngược lại dưới rừng cây lá kim đã hình thành nên phần lớn các loại đất vừa nghèo dinh dưỡng vừa chua. Vai trò của thực vật còn xúc tiến quá trình phong hóa đá tạo ra mẫu chất. Rễ cây làm tăng độ tơi xốp và tăng độ phì nhiêu cho lớp đất mặt. Thực vật còn có tác dụng giữ ẩm cho đất, hạn chế sự xói mòn rửa trôi các chất trong đất. Vai trò của động vật: Động vật sống trong đất và trên đất gồm nhiều loại: từ động vật nguyên sinh đến các loại côn trùng như giun, dế, mối kiến, động vật có xương sống như chuột,... Động vật cung cấp chất hữu cơ cho đất bằng các chất thải của chúng và bằng cả cơ thể khi chúng chết đi. Mặt khác động vật cũng góp phần cải thiện một số tính chất vật lý của đất như tăng độ thoáng khí hay tạo kết cấu tốt cho đất. Trong đó phải kể đến vai trò của giun đất. Trong đất có thể có nhiều giống giun và số lượng của chúng cũng rất nhiều. Theo Russell trong 1 ha đất tốt có thể có tới 2.500.000 con giun. Mỗi năm đã có một khối lượng đất rất lớn (có thể tới 34 tấn) đi qua cơ thể giun để rồi sau đó trở nên có kết cấu viên bền vững và giàu chất hữu cơ. Vì thế Đacwin đã ví giun đất là “anh thợ cày” của nhà nông. 1.2.2. Khí hậu Các yếu tố khí hậu một mặt có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hình thành và phát triển của đất, mặt khác khí hậu đã có tác động gián tiếp qua sinh vật, nên nhiều khi khó phân biệt được ảnh hưởng của hai yếu tố khí hậu và sinh vật tới đất. Ảnh hưởng trực tiếp cụ thể là: Các yếu tố mưa (tạo ra nước), nhiệt độ, gió,... đã đẩy mạnh quá trình phong hóa đá tạo ra mẫu chất. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- Nước và nhiệt độ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phá hủy đá. Nước còn là điều kiện tiêu quyết cho sự xói mòn rửa trôi và điều kiện cho các phản ứng hóa học và biến đổi chất hữu cơ xảy ra trong đất. Mưa nhiều đã gây ra sự rửa trôi mạnh, nhất là các ion kiềm và kiềm thổ làm cho đất trở nên chua; Mưa ít, nắng kéo dài, nước bị bốc hơi nhiều, làm cho đất trở nên khô hạn, ở những vùng đất mặn muối bốc lên làm cho cây trồng bị chết. Nước còn làm ảnh hưởng tới màu sắc của đất. Ảnh hưởng gián tiếp là các điều kiện của khí hậu có tác dụng đẩy mạnh hay kìm hãm sự phát triển của sinh vật. Ví dụ: Khí hậu ôn hòa thì sinh vật phát triển mạnh và ngược lại. Vì vậy ở mỗi đới khí hậu sẽ có những loại đất đặc thù rất riêng biệt. 1.2.3. Địa hình Yếu tố địa hình cũng vừa có ảnh hưởng trực tiếp vừa có ảnh hưởng gián tiếp tới quá trình hình thành đất. Ảnh hưởng trực tiếp là: nếu trong một khu vực cụ thể thì địa hình bằng phẳng, dốc hay thấp trũng,... sẽ có tác dụng xói mòn hay tích lũy mẫu chất và chất hữu cơ, làm cho sự hình thành và các quá trình biến đổi của đất sẽ theo các chiều hướng khác nhau. Cũng chính vì có xói mòn nên đã tạo ra các loại mẫu chất: tàn tích, sườn tích và phù sa, từ đó hình thành nên các loại đất khác nhau ở vùng đồi núi và đồng bằng. Ảnh hưởng gián tiếp là ở độ cao khác nhau thì sự phân phối chế độ mưa, ẩm, nhiệt,... sẽ khác nhau, từ đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình phong hóa đá tạo ra mẫu chất, đồng thời làm cho quá trình tích lũy các chất trong đất cũng theo các chiều hướng khác nhau. Độ cao khác nhau thì sự phát triển cũng như phân bố chủng loại sinh vật nói chung và thực vật nói riêng ở đó cũng khác nhau. Cụ thể là: Càng lên cao thì nhiệt độ càng thấp (bình quân cứ lên cao 100m thì nhiệt độ hạ thấp 0,5 - 0,60C) và ẩm độ càng cao. Do đó hệ sinh vật cũng thay đổi để thích ứng với điều kiện nhiệt độ thấp. Vì vậy sự phân bố đất cũng có quy luật theo chiều thẳng đứng của độ cao địa hình. Ở Việt Nam, quy luật các vành đai đất đồi núi như sau: từ 25 đến 900 m (miền Bắc) hoặc 50 đến 1000 m (miền Nam) có đất feralit. từ 900 m hoặc 1000 m đến 1700 hoặc 1800m có đất mùn vàng đỏ trên núi. từ 1700 hoặc 1800 m đến 2800m có đất mùn alit trên núi. từ trên 2800m có đất mùn thô trên núi cao. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1.2.4. Đá mẹ. Các loại đất được hình thành từ đá mẹ khác nhau sẽ có thành phần cấp hạt và các tính chất lý hóa học khác nhau. Sự ảnh hưởng này thể hiện rõ nhất là ở các loại đất vùng đồi núi. Nếu không có xói mòn rửa trôi thì có thể nói đá giàu nguyên tố nào cho ta đất giàu chất đó. Ví dụ: Đá bazan là một loại đá kiềm giàu ôgit và fenpat, dễ phong hóa, nên hình thành loại đất đỏ có tầng đất rất dày, có tổng hàm lượng dinh dưỡng cao, phù hợp cho nhiều loại cây công nghiệp. Ngược lại đất được hình thành từ đá granit lại có tầng đất mỏng, nghèo dinh dưỡng, dễ bị khô hạn. Tuy vậy, trong điều kiện nhiệt đới ẩm như ở nước ta do mưa nhiều, sự xói mòn rửa trôi mạnh nên đôi khi cũng khó chứng minh được điều đó, chẳng hạn đất feralit phát triển trên đá vôi ở Ninh Bình vẫn nghèo canxi nên bị chua vì canxi đã bị rửa trôi mạnh. Vì vậy trong hệ thống phân loại đất Việt Nam từ trước đến nay người ta vẫn chia nhóm đất đồi núi ra các loại đất khác nhau dựa vào các nhóm đá mẹ, như đất feralit hình thành trên đá macma bazơ, đất feralit hình thành trên đá macma axit hoặc đất feralit hình thành trên đá cát,... 1.2.5. Thời gian ( tuổi của đất) Sự hình thành đất phải trải qua một thời gian dài, với những sự biến đổi cực kỳ phức tạp dưới tác động tổng hợp của nhiều yếu tố. Thời gian được tính từ khi đất bắt đầu được hình thành, nghĩa là từ khi sản phẩm phong hóa bắt đầu có tích lũy chất hữu cơ cho đến hiện tại, gọi đó là tuổi tuyệt đối. Tuổi tuyệt đối được tính bằng năm. Người ta quy định đối với đất đồi núi thì tính tuổi tuyệt đối từ khi mẫu chất có chất hữu cơ, còn đối với đất đồng bằng tuổi tuyệt đối được tính từ khi đất thoát khỏi ảnh hưởng của thủy triều sông, biển. Thông thường người ta dùng phương pháp cacbon phóng xạ để định tuổi của mùn rồi suy ra tuổi tuyệt đối của đất. Ví dụ đất Hoàng thổ của Úc theo Devrics (1958) có tuổi tuyệt đối là 32 - 42 ngàn năm. Trong thổ nhưỡng học người ta còn dùng khái niệm tuổi tương đối. Tuổi tương đối của đất là sự chênh lệch về giai đoạn phát triển của các loại đất trên cùng một lãnh thổ có tuổi tuyệt đối như nhau. Nó phản ánh mức độ phát triển của đất trong những điều kiện ngoại cảnh nào đó. Ví dụ đất đỏ bazan ở Phủ Quỳ được hình thành từ đá bazan là loại đá trẻ nhất so với các loại đá macma khác, nhưng nhiều nơi đã xuất hiện kết von hay đá ong, điều này chứng tỏ đất đỏ bazan đã phát triển tới giai đoạn cao. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1.2.6. Yếu tố con người Từ khi con người biết khai thác sử dụng đất trồng trọt đã tác động vào đất rất sâu sắc, làm cho đất thay đổi rất nhanh chóng. Sự tác động của con người vào đất có thể làm cho đất ngày càng màu mỡ hoặc thoái hóa đi. Tính chất và độ phì nhiêu của đất phụ thuộc rất lớn vào phương thức canh tác và chế độ xã hội của con người. Con người có thể nắm bắt các quy luật thiên nhiên, lợi dụng và cải tạo thiên nhiên, phát huy mặt tốt, khắc phục mặt xấu, phục vụ cho mục đích của mình. Con người có thể xúc tiến sự hình thành đất trồng trọt sớm hơn; có thể cải tạo, phục hồi đất xấu thành đất tốt, nhưng cũng có thể có tác động ngược lại. Một ví dụ điển hình là dưới thời nhà Nguyễn, do chủ trương của Nguyễn Công Trứ, nhân dân ta ở miền Bắc đã quai đê lấn biển, thau chua, rửa mặn để khai thác vùng đất còn chịu ảnh hưởng ngập mặn của thuỷ triều biển và đã thành lập nên 2 huyện Kim Sơn (Ninh Bình) và Tiền Hải (Thái Bình) cho đến ngày nay. Ngược lại, một số đồng bào ta sống ở miền núi có cuộc sống du canh du cư đã phát rừng làm rẫy, sau vài vụ gieo trồng đất bị kiệt quệ không cho năng suất đã bỏ đi nơi khác. Việc sử dụng và khai thác đất hợp lý hay không hợp lý còn do trình độ khoa học và chế độ chính trị xã hội quyết định. Ngày nay chúng ta đề ra chủ trương sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả, áp dụng các biện pháp tác động tích cực vào đất để làm cho đất cung cấp nhiều sản phẩm nhất mà vẫn ngày càng nâng cao độ phì nhiêu của đất. 1.3. Hình thái đất Kết quả của quá trình hình thành và phát triển của mỗi một loại đất dưới tác động của các yếu tố ngoại cảnh khác nhau đã tạo ra cho đất các đặc trưng hình thái riêng biệt của nó mà ta có thể quan sát được. Các đặc trưng hình thái được thể hiện rõ nhất qua phẫu diện đất. Phẫu diện đất (profile) là lát cắt thẳng đứng từ mặt đất đi sâu vào lòng đất. Quan sát phẫu diện đất là một công việc hết sức quan trọng trong nghiên cứu đất, giúp ta sơ bộ nắm được quá trình hình thành và đánh giá tính chất của đất. 1.3.1. Các tầng đất Trong quá trình hình thành đất, các vật chất được tạo ra vì những lý do khác nhau sẽ có sự di chuyển từ nơi này đến nơi khác và được tích lũy lại ở các vị trí khác nhau. Kết quả đã tạo ra các tầng đất khác nhau mà ta có thể quan sát dễ dàng. Những tầng đất như vậy người ta thường gọi là tầng phát sinh. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- Trong thổ nhưỡng học, một phẫu diện đất rừng tự nhiên (đất địa thành) thường được chia ra bốn tầng là: O, A, B, và C theo thứ tự từ mặt đất xuống sâu. Tầng O là tầng hữu cơ được hình thành từ các tàn tích hữu cơ (xác thực vật và động vật); có thể được chia ra 2 tầng phụ là O1 và O2. O1 - là tầng hữu cơ chứa chủ yếu các tàn tích sinh vật hầu như còn nguyên vẹn. O2 - là tầng hữu cơ chứa các sản phẩm bán phân giải, các tàn tích sinh vật không còn nguyên vẹn nữa. Tuy nhiên tầng O chỉ có ở đất rừng chưa khai thác, còn ở vùng đất đã được khai thác thì tầng này xem như không có, ngay cả ở trên thảo nguyên cũng vậy. Tầng A - còn gọi là tầng rửa trôi (eluvial): Tầng A có hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao, nhất là mùn. Tuy vậy ở tầng này có rất nhiều chất bị rửa trôi xuống sâu, ngay cả sét, chính vì thế người ta gọi là tầng rửa trôi. Người ta thường chia ra các tầng phụ A1, A2, A3. A1 - là tầng đất trên cùng, chứa nhiều mùn nên có màu sẫm hơn các tầng dưới. A2 - là tầng có sự rửa trôi sét, sắt, nhôm và các chất hữu cơ mạnh mẽ. Do đó thạch anh và các khoáng vật bền vững được giữ lại ở đây. Tầng A2 thường có màu sáng hơn ở tầng A1 và tầng dưới. A3 - là tầng chuyển tiếp tầng A sang tầng B nhưng giống với tầng A2 hơn là tầng B. Đôi khi trong phẫu diện không có tầng này. Tầng B - gọi là tầng tích tụ (iluvial). Các hợp chất như oxyt sắt, nhôm, khoáng sét bị rửa trôi từ trên xuống và được tích lũy lại ở đây. Cũng có trường hợp các chất này được hình thành tại chỗ hoặc từ những tầng phía dưới đi lên (ví dụ do nước ngầm đưa lên). Tầng B ở một số loại đất có thể được chia ra các tầng phụ B1, B2, B3. B1 - là tầng chuyển tiếp từ A sang B nhưng gần với tầng B hơn; nghĩa là bắt đầu có sự tích lũy. B2 - là tầng đặc trưng, tích lũy nhiều khoáng sét và secquioxyt. B3 - là tầng chuyển tiếp từ tầng B sang tầng C nhưng vẫn giống tầng B hơn tầng C. Tầng C - là tầng chứa đựng mẫu chất, gồm các sản phẩm được phong hóa từ đá. Tầng D - là tầng đá mẹ. Trong thực tế, các loại đất rừng đã được khai thác sử dụng vào nông nghiệp thì phẫu diện đất đã bị biến đổi đi rất nhiều. Còn loại đất phù sa (đất thủy thành) thì các tầng trong PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- phẫu diện đất cũng không tuân theo đúng qui luật mô tả ở trên, nó phụ thuộc vào chế độ nước và chế độ canh tác mà phẫu diện của các loại đất khác nhau hoặc ở những vị trí khác nhau sẽ rất khác nhau. Ví dụ, đặc trưng cho một phẫu diện đất lúa nước điển hình ở vùng đồng bằng thường có các tầng như sau: Tầng Ac - tầng canh tác dày 15 - 20cm Tầng P - tầng đế cày dày 10 - 15cm Tầng B - tầng tích tụ có màu loang lổ, màu đỏ vàng hoặc màu nâu. Tầng G - tầng glây màu xám xanh. 1.3.2. Màu sắc đất. Màu sắc đất là dấu hiệu hay là một chỉ tiêu giúp ta phân biệt các tầng đất trong phẫu diện hoặc giữa các loại đất với nhau. Màu sắc đất đã thể hiện phần nào thành phần hóa học của đất. Trong thực tế người ta vẫn thường quen gọi tên đất theo màu sắc như đất đỏ vàng, đất đen, đất xám. Trong thực tế không có một loại đất nào đồng nhất một màu và luôn luôn có sự pha trộn của các màu khác nhau, trong đó có một màu là chủ đạo. Màu sắc đất khá phong phú, tuy vậy nó cũng chỉ được tạo nên bởi 3 màu chính là: đen, đỏ và trắng. Màu đen chủ yếu là do mùn tạo nên. Mùn càng nhiều thì đất có màu càng đen. Đất càng đen thì khả năng cung cấp chất dinh dưỡng, chế độ nước, không khí và nhiệt nói chung càng tốt. Tuy vậy đôi khi màu đen còn do oxyt mangan (MnO 2) tạo nên, trường hợp đó thì đất không tốt. Màu đỏ của đất chủ yếu do oxyt sắt ba (Fe2O3) tạo nên. Nếu oxyt sắt ngậm nước thì có màu vàng. Màu đỏ vàng của đại bộ phận đất đồi núi nước ta hoặc tầng loang lổ đỏ vàng trong phẫu diện đất đồng bằng đều do oxyt sắt và oxyt sắt ngậm nước (Fe 2O3, Fe2O3.nH2O) tạo ra. Màu trắng chủ yếu là do khoáng sét (kaolinit), thạch anh (SiO2) hay canxi cacbonat (CaCO3) tạo nên. Nói chung đất càng trắng chứng tỏ tỷ lệ mùn trong đất càng thấp, càng nghèo dinh dưỡng. Ở các vùng đất thừa nước (do mạch nước ngầm nông hay do nước đọng trên bề mặt như đất lúa), màu sắc đất ở đó thường có màu xanh xám rất đặc trưng. Đó là màu của PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- FeO.nH2O do kết quả của quá trình sắt hóa trị 3 bị khử thành sắt hóa trị 2, người ta gọi là quá trình "glây hóa". Màu sắc của đất đậm hay nhạt còn phụ thuộc vào độ ẩm đất lúc quan sát, ẩm càng cao màu càng đậm. Chính vì lẽ này mà khi đánh giá màu của đất bằng phương pháp FAO- UNESCO, TAXONOMY hay phát sinh học người ta cũng chú thích độ ẩm kèm theo. Trên cơ sở phối hợp giữa các màu đã cho ta nhiều loại đất có màu sắc khác nhau. Zakharốp đã xây dựng sơ đồ hình tam giác phối hợp giữa 3 màu tạo ra các loại màu sắc khác nhau của đất, gọi là Tam giác màu Zakharốp. Đen (mùn) Hạt dẻ tối Xám đen Nâu tối Hạt dẻ Xám Hạt dẻ Nâu Xám sáng sáng Hung Trắng nhạt Nâu sáng Đỏ Trắng Fe2O3.nH2O SiO2 , Al2O3, Da cam Vàng Vàng sáng CaCO3 Hình 1 - Sơ đồ tam giác màu của Zakharốp. 1.3.3. Chất xâm nhập và chất mới sinh. Trong quá trình nghiên cứu phẫu diện đất người ta có thể gặp những vật liệu khác nhau, cần phân biệt ra 2 loại: PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- Chất xâm nhập là các chất (hoặc vật liệu) mà không có nguồn gốc từ quá trình hình thành và phát triển của đất tạo ra, còn được gọi là chất lẫn vào. Ví dụ: mảnh sành, gạch vụn... Chất mới sinh là các chất (hoặc vật liệu) được sinh ra có nguồn gốc (hay là kết quả) của quá trình hình thành và phát triển của đất. Dựa vào nguồn gốc hình thành người ta chia các chất mới sinh ra: Chất mới sinh có nguồn gốc hóa học như các oxyt sắt, mangan (kết von, đá ong); các muối tan (NaCl, CaCO3...);.... Chất mới sinh có nguồn gốc sinh học như phân giun, tổ mối,... Trên cơ sở chất mới sinh ta mới có thể sơ bộ nhận định được quá trình xảy ra trong đất và tính chất đất, ví dụ gặp kết von sắt ta biết được đất đã có quá trình tích lũy sắt. Nếu gặp muối trắng ở lớp mặt, ta biết đất bị nhiễm mặn; .v.v... PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- CHƯƠNG 2 ĐẶC TÍNH VÀ PHÂN BỐ CÁC NHÓM ĐẤT CHÍNH Ở VIỆT NAM 2.1. Đất đồi núi Việt Nam Đất vùng đồi núi nước ta có diện tích khoảng 26,5 triệu ha (chiếm khoảng 4/5 diện tích tự nhiên của cả nước), phân bố rất phức tạp suốt từ Bắc vào Nam đã tạo nên các điều kiện tự nhiên hết sức phong phú và đa dạng. Các yếu tố hình thành đất thay đổi theo từng vùng thể hiện rõ nhất về các mặt đá mẹ, địa hình, khí hậu và thảm thực vật. Mặt khác vùng đồi núi nước ta đã có những tác động sâu sắc của con người. Nhưng tác động tiêu cực như khai thác rừng bừa bãi, đốt phá rừng làm nương rẫy, không thực hiện tốt các biện pháp chống xói mòn đất... đã làm cho nhiều diện tích đất vùng đồi núi bị thoái hóa nghiêm trọng. Theo tính toán của một số nhà khoa học đất Việt Nam, vùng đồi núi nước ta hiện nay có trên 13 triệu ha đất “có vấn đề” (xói mòn trơ sỏi đá, thoái hóa sản xuất không có hiệu quả, đất trống đồi núi trọc). Tuy nhiên có nhiều loại đất qúy có thể trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, một số cây đặc sản,... cho năng suất cao và phẩm chất tốt. Để khai thác đất đồi núi và sử dụng có hiệu quả, đòi hỏi phải nắm vững đặc tính, tính chất đất để có biện pháp kỹ thuật tác động hợp lý nhằm thu được hiệu quả kinh tế cao, lại vừa bồi dưỡng và không gây thoái hóa đất. 2.1.1. Điều kiện hình thành Đất đồi núi việt nam được hình thành cũng chịu tác động tổng hợp của 6 yếu tố hình thành đất nói chung, tuy nhiên nổi bật nhất là các yếu tố địa hình, đá mẹ, thảm thực vật rừng và khí hậu. a. Địa hình: Địa hình vùng đồi núi, cao nguyên nhìn chung là cao, dốc và bị chia cắt nhiều, do đó ảnh hưởng rất lớn tới chế độ nước của đất. Về mùa mưa thì làm cho đất bị xói mòn, rửa trôi mạnh, nhiều nơi đất mất cả tầng mặt, thậm chí cả tầng dưới, chỉ còn trơ ra tầng đá và không còn khả năng sản xuất nữa. Ngược lại, về mùa khô thì không có nước ngầm nên bị khô hạn nghiêm trọng, nhiều khi thiếu nước cho sinh hoạt của con người và nước uống của gia súc. Chiều hướng hình thành đất vùng đồi núi phụ thuộc vào độ cao tuyệt đối của địa hình: - Độ cao từ 25-900m (ở miền Bắc) và từ 50-1.000m (ở miền Nam) đã hình thành vành đai đất vàng đỏ. - Độ cao từ 900 (ở miền Bắc) hoặc1.000m (ở miền Nam) lên tới 1.700 (ở miền Bắc) hoặc1.800m (ở miền Nam) hình thành nên vành đai đất mùn vàng đỏ trên núi. - Độ cao từ 1.700 (ở miền Bắc) hoặc1.800m (ở miền Nam) lên tới 2.800m hình thành nên loại đất mùn Alit trên núi. - Độ cao trên 2.800m hình thành loại đất mùn thô trên núi cao. Mặt khác, địa hình cũng ảnh hưởng tới khí hậu như: Phân phối nhiệt lượng, độ ẩm, hướng gió, tốc độ gió,... Ngay trong một vùng nhỏ, địa hình khác nhau đã tạo nên tiểu khí hậu khác nhau (như ở thung lũng khác với ở sườn và đỉnh núi). Từ đó ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của sinh vật (chủ yếu là thực vật) tạo nên thảm thực vật khác nhau và ảnh hưởng tới đất đai. Địa hình phức tạp, núi non hiểm trở hoặc độ dốc lớn cũng gây nên khó khăn, trở ngại lớn cho việc giao thông đi lại, cơ giới hóa khi làm đất. Tuy nhiên địa hình khác nhau cũng tạo nên những mặt lợi nhất định: - Tạo nên nhiều thác nước, sông suối chảy xiết có thể xây dựng được các trạm thủy điện phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- - Có thể đắp đập, ngăn sông suối tạo nên những hồ lớn chứa nước dự trữ cho các vùng đồng bằng vào mùa khô. - Địa hình khác nhau tạo nên những tiểu vùng khí hậu mang tính chất cận nhiệt và ôn đới cho phép trồng được các loại cây đặc sản có giá trị. b. Đá mẹ: Vùng đồi núi nước ta có lịch sử địa chất lâu đời, với một tập đoàn đá mẹ phong phú, ngay trên một vùng các loại đá mẹ có thể nằm xen kẽ nhau nên đã hình thành các loại đất khác nhau. Ở Việt Nam, các loại đá mẹ khác nhau đã hình thành nên các loại đất khác nhau rất rõ rệt, có thể chia thành các nhóm sau: - Đá macma siêu axit và macma axit: có tỷ lệ SiO2 > 65% đã hình thành loại đất feralit vàng đỏ, tầng mỏng, nghèo dinh dưỡng, thành phần cơ giới nhẹ. - Đá macma bazơ và macma trung tính: tạo nên các loại đất nâu đỏ, nâu tím, nâu vàng có tầng dày, thành phần cơ giới nặng, hàm lượng sét cao và giàu lân. - Đá vôi: Tạo nên đất đỏ nâu, thành phần cơ giới nặng và tầng dày. - Đá sét và đá biến chất: tạo nên đất đỏ vàng, thành phần cơ giới trung bình - nặng, tầng đất dày. - Đá cát: tạo nên đất vàng nhạt, xám vàng, tầng đất mỏng, thành phần cơ giới nhẹ và nghèo dinh dưỡng. c. Rừng: Là một quần thể thực vật rất phong phú và đa dạng. Tán rừng có nhiều tầng khác nhau, chính vì thế ngoài việc cung cấp một lượng lớn chất hữu cơ cho đất thì cây rừng còn có tác dụng giữ ẩm, chống xói mòn đất rất tốt, đồng thời tạo nên một tiểu khí hậu vùng giúp cho các sình vật khác sinh trưởng tốt hơn. Những nơi rừng bị khai thác, phá hoại bừa bãi thì đất ở đó bị xói mòn mạnh, đất khô cằn, có nơi bị trơ sỏi đá, làm cho tầng đất mỏng và nghèo dinh dưỡng. Chính vì thế bảo vệ rừng là bảo vệ đất đồi núi. Nếu công tác bảo vệ tốt, chăm sóc tốt thì sẽ tạo ra vùng đất có khả năng sử dụng vào việc sản xuất để cho sản phẩm. d. Khí hậu: Ngoài 3 yếu tố trên thì khí hậu cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất đồi núi. Vùng nhiệt đới khí hậu nóng ẩm như nước ta, nhiệt độ bình quân cao (ở miền Bắc 23,4OC, ở miền Nam 27,6OC), lượng mưa bình quân lớn (ở miền Bắc 1.700mm, ở miền Nam 2.100mm), lượng bốc hơi ít hơn lượng mưa, độ ẩm không khí cao (bình quân ở miền Bắc 82%, miền Nam 83%). Yếu tố nóng ẩm đã làm cho quá trình phân hủy đá và khoáng diễn ra nhanh chóng, triệt để là tiền đề cho việc tạo ra tầng đất dày. Đồng thời khí hậu nóng ẩm là điều kiện tốt cho thảm thực vật xanh tốt quanh năm, bổ sung nguồn chất hữu cơ cho đất. Trái lại, do mưa nhiều và tập trung theo mùa cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành đất do gây ra xói mòn và rửa trôi nghiêm trọng. 2.1.2. Qúa trình hình thành Do nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm nên quá trình hình thành đất đồi núi chủ yếu là quá trình tích lũy Fe, Al. Quá trình tích lũy Fe, Al được các nhà nghiên cứu Thổ nhưỡng học nhiệt đới chia làm 2 quá trình: Quá trình tích lũy Fe, Al tuyệt đối và quá trình tích lũy Fe, Al tương đối. a. Quá trình tích lũy Fe, Al tuyệt đối: PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- Fe, Al có nguồn gốc từ trong bản thân đất và từ nhiều nơi khác được di chuyển tới rồi tích lũy lại trong đất. Kết quả của sự tích lũy đó đã hình thành nên các loại kết von và đá ong trong đất. Con đường vận chuyển Fe, Al có thể đi từ trên xuống và từ dưới lên theo sự bốc hơi của nước ngầm có chứa Fe, Al hoặc di chuyển theo mạch ngang. Quá trình tạo đá ong: Theo hình dạng, người ta phân ra làm 3 loại đá ong: đá ong tổ ong, đá ong hạt đậu và đá ong phiến. Về mùa mưa do nhiệt độ cao, môi trường đất chua nên các chất Fe bị hòa tan trong nước dưới dạng oxyt và hydroxyt Fe hóa trị 2, rồi trôi xuống nước ngầm. Đến mùa khô nước ngầm theo khe mao quản bốc lên tầng mặt đất, rồi bị oxy hóa thành oxyt và hydroxyt Fe hóa trị 3 kết tủa lại thành vệt sắt. Các vệt sắt này được tích lũy rồi lớn dần lên và nhiều ra nối liền lại với nhau làm thành một mạng lưới dày đặc, bao bọc ở giữa nhiều ổ keo Kaolinit (Al2O3.2SiO2.2H2O) hoặc các chất khác. Khi ở dưới đất, đá ong còn mềm, khi lộ trần ra ngoài mặt đất các vệt oxyt Fe bị oxy hóa thêm và bị khử nước, nên tiếp tục kết tinh cứng rắn lại, các ổ kaolinit mềm nên bị ăn mòn đi để lại những lỗ như tổ ong gọi là “đá ong tổ ong”. * Đá ong tổ ong: thường phổ biến ở các vùng đồi núi thấp tiếp giáp với đồng bằng. Đồi càng trọc, càng trơ trụi thì đá ong càng nhiều và càng nông, thậm chí tạo thành các bãi đá ong lộ thiên. Càng lên cao trên núi, địa hình dốc, nước ngầm không tích lũy được nên không có đá ong. Ở vùng đồng bằng tuy nước ngầm có chứa Fe nhưng thường xuyên có nước trên bề mặt nên hạn chế sự bốc hơi của nước ngầm, đá ong khó hình thành. * Đá ong hạt đậu: gồm nhniều hạt kết von Fe, Al, Mn hình tròn như hạt đậu gắn kết với nhau, đá ong hạt đậu thường được hình thành ở những vùng đồi núi đá vôi hoặc nước ngầm chứa vôi, khi Fe gặp môi trường trung tính hay kiềm sẽ kết tủa lại rồi lâu ngày gắn kết lại tạo thành đá ong hạt đậu. * Đá ong dạng phiến: trong trường hợp nhiều lớp sắt chồng chất lên nhau thì tạo ra đá ong dạng phiến. Loại này thường ít gặp và nguyên nhân chưa rõ. Quá trình kết von: Về cơ chế hình thành cũng do hợp chất Fe hóa trị 2 oxi hóa thành hợp chất hóa trị 3, nhưng nguồn gốc không chỉ từ nước ngầm, mà có thể ngay từ dung dịch đất, vì đất vùng nhiệt đới ẩm (như đất Việt Nam) vốn dĩ chứa nhiều Fe do quá trình tích lũy Fe, Al chi phối chủ yếu trong quá trình hình thành đất. Theo hình dạng và nguyên nhân hình thành, kết von ở Việt Nam thường có các dạng sau: kết von tròn, kết von ống, kết von giả và kết von dạng khác. * Kết von tròn: Thường có nhân ở giữa, Fe làm thành những vòng tròn đồng tâm bao quanh nhân. Fe kết tủa ở đây là từ dung dịch đất, ít có liên quan tới nước ngầm. Ở đất chua thì kết von tròn chủ yếu là Fe, còn ở đất ít chua, đất đá vôi thì ngoài Fe ra còn có Mn nên hơi mềm và có màu đen đến nâu đen. * Kết von ống: Thường gặp ở đất cát biển, đất phù sa cổ chua, do Fe ngưng tụ quanh các thân, cành cây nhỏ vùi trong đất, sau đó thân cây bị mục nát đi làm cho kết von có dạng ống rỗng. * Kết von giả: Những mảnh vụn của đá mẹ hay khoáng vật nguyên sinh chưa bị phong hóa bị các oxit Fe bao bọc xung quanh một màng mỏng, khi đập vỡ ra mới thấy đá và khoáng là chủ yếu. Loại này thường gặp ở đất Feralit vùng trung du. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- * Kết von dạng khác: Tùy theo hình dạng rễ cây, cành cây mà oxit Fe bao bọc tạo ra kết von có nhiều hình thù khác nhau như: hình củ gừng, hình gạc nai,... Anh hưởng của đá ong và kết von đối với đất và cây trồng: Đá ong và kết von nhiều sẽ làm cho đất dí chặt, cằn cỗi, đất chua, tầng canh tác mỏng, nghèo dinh dưỡng. Lân bị giữ chặt ở dạng khó tiêu, đất bị ngăn cách với mực nước ngầm nên thường xuyên khô hạn. Nếu tầng đá ong mà tiến sát lên mặt đất thì mất hẳn tầng canh tác, cây trồng không thể sử dụng được. Nếu kết von còn ít từ 10-15% và ở sâu thì chưa ảnh hưởng lớn, thậm chí một số cây lại mọc tốt trên loại đất này (như cây dứa). Để khống chế việc tạo thành đá ong và sự trồi lên tầng mặt, biện pháp chủ yếu là hạn chế sự bốc hơi của nước ngầm vào mùa khô. Biện pháp cụ thể là không để đất trống, đồi núi trọc, trồng cây che phủ đất, tưới nước giữ ẩm cho đất. b. Quá trình tích lũy Fe, Al tương đối (còn gọi là quá trình Feralit): Quá trình tích lũy Fe, Al tương đối là một quá trình điển hình của đất nhiệt đới nóng ẩm. Trong điều kiện mưa nhiều, nhiệt độ cao, các khoáng vật Aluminosilicat và Ferosilicat bị phá hủy mạnh mẽ tạo ra các oxit: SiO2, Al2O3, Fe2O3. Các oxit Fe, Al khi ẩm thì ngưng tụ và kết tinh thành các oxit ngậm nước: Fe2O3.nH2O (Limonit), Al2O3.nH2O (Boxit), còn SiO2 thì bị thủy phân thành H2SiO3 bị rửa trôi cùng với các cation kiềm và kiềm thổ khác. R2O3 cũng bị rửa trôi nhưng ít hơn làm cho tỷ lệ Fe và Al trong đất tăng lên. Có thể gọi đó là sự tích lũy tương đối. Bảng 38 - Thành phần hoá học của đá bazan và đất feralit hình thành trên đá bazan. Loại SiO2(%) CaO (%) MgO(%) Al2O3(%) Fe2O3(%) Đá 44,44 8,86 7,71 16,73 8,31 Đất 36,05 0,23 0,04 32,73 22,34 Vì thế người ta thường dựa vào tỷ lệ SiO2/Al2O3, SiO2/Fe2O3 để đánh giá cường độ quá trình Feralit. Nếu các trị số này càng bé thì quá trình Feralit càng mạnh. Tóm lại: Quá trình Ferralit là quá trình tích lũy Fe,Al tương đối đồng thời với quá trình rửa trôi Si, các cation kiềm, kiềm thổ trong đất. Quá trình Feralit đã tạo ra đất Feralit. *. Các đặc điểm chính của đất Feralit: - Đất có màu nâu tím, đỏ vàng, vàng đỏ, vàng nhạt,... - Hàm lượng khoáng nguyên sinh thấp, chỉ tồn tại một số khoáng vật bền như: thạch anh (SiO2), mica trắng,... - Đất giàu Hydroxit Fe, Al, Mn, Ti; Tỷ lệ SiO2/R2O3 2, tỷ lệ này càng nhỏ thì quá trình feralit càng mạnh. - Không có tầng thảm mục hoặc nếu có thì cũng rất mỏng. - Trong khoáng sét thì Kaolinit chiếm ưu thế. - Dung tích hấp phụ thấp (T= S + H) vì cation kiềm S bị rửa trôi mạnh. - Hạt kết được gắn bởi cầu nối R2O3 nên khá bền, chính vì thế tạo cho đất đồi núi tơi xốp va có kết cấu tốt. - Trong mùn thì axit fulvic nhiều hơn axit humic, vì thế tỷ lệ axit humic/axit fulvic < 1. *. Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh tới cường độ quá trình feralit: - Ảnh hưởng của độ cao tuyệt đối (độ cao so với mặt nước biển): Càng lên cao thì khí hậu càng lạnh và ẩm hơn so với vùng thấp đã làm thay đổi sinh vật cũng như quá trình PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- hình thành đất, do đó quá trình feralit giảm. Quá trình feralit xay ra ở độ cao 25-900m (ở miền Bắc) và 50-1000m (ở miền Nam). - Anh hưởng của địa hình: Địa hình dốc, dễ thoát nước sẽ đẩy mạnh quá trình feralit. Tuy nhiên nếu ở nơi đó mà thực vật vật mọc tốt, đá mẹ vụn bở, dễ phong hóa, giải phóng canxi nhiều, đất ít chua hoặc trung tính thì quá trình feralit yếu. Địa hình trũng, khó thoát nước, đất có màu đen, tích lũy nhiều canxi thì quá trình feralit yếu hoặc không xẩy ra. - Anh hưởng của đá mẹ: Đá mẹ cứng rắn, nhiều silic, hoặc đá mẹ giàu Ca, Mg, Fe, Al (như đá bazan, đá spilit) nhưng hình thành nơi địa hình dốc, dễ rửa trôi thì tỷ lệ Fe, Al sẽ tăng nhanh nên quá trình feralit mạnh. - Anh hưởng của thảm thực vật rừng: Thảm thực vật thưa thớt thì sự rửa trôi càng mạnh nên quá trình feralit tăng lên. 2.1.3. Một số loại đất đồi núi điển hình Theo bảng phân loại đất Việt Nam năm 1996 của Hội Khoa học đất Việt Nam vùng đồi núi Việt Nam có những nhóm đất và một số đơn vị đất chính là: Đất đá bọt, đất đen, đất nâu bán khô hạn, đất tích vôi, đất Podzolie, đất xám, đất đỏ đất mùn alit núi cao và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá. Trong đó nhóm đất xám và nhóm đất đỏ có diện tích khá lớn. Sau đây là phần mô tả đất theo nhóm và đơn vị: I. NHÓM ĐẤT ĐÁ BỌT (RK) - Andosols (An) Diện tích toàn nhóm:171.402 ha, chiếm tỷ lệ 0,5% diện tích toàn quốc. 1. Về đơn vị và phân bố: Đất đá bọt được phân thành 2 đơn vị là: - Đất đá bọt - Ký hiệu là: RK - Haplic Andosols - ANh - Đất đá bọt mùn - Ký hiệu là: Rkh - Mollic Andosols - ANm Nhưng chỉ có 1 đơn vị là đất đá bọt điển hình, phân bố rõ rệt nhất ở vùng Định Quán- Đồng Nai. Đất đá bọt hình thành trong điều kiện đặc biệt chung quanh hoặc sát miệng núi lửa cũ phun trào bazan, vì vậy chỉ tập trung ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. 1. Hình thành và phân loại Đất hình thành trên đá bọt bazan, là loại đá macma bazơ điển hình có cấu tạo xốp, nhiều lỗ hổng, nhẹ và rất dễ bị phá hủy. Hàm lượng các chất kiềm trong đá cao, riêng (CaO% + MgO% trên dưới 20%). Quá trình phá hủy đá giải phóng nhiều Ca, Mg được tích lũy ở địa hình thuận lợi cùng với các tàn tích hữu cơ tạo thành màu đen của đất. Theo Castagnol (1934) và Fritland (1964) thì màu đen ở đây còn do sự có mặt của manhêtit (vì vậy trong phân loại theo phát sinh có tên là đất đen trên đá bọt bazan). Trong phẫu diện thường lẫn nhiều mảnh đá bazan dạng lỗ hổng hoặc đá bọt. Tầng đất mỏng, nhiều đá lộ đầu, phẫu diện có cấu tạo của tầng A và tầng C). Trên bản đồ đất tỷ lệ 1/1.000.000 nhóm đất này chỉ có một đơn vị điển hình là đất đá bọt điển hình có tên theo FAO-UNESCO là Haplic Andosols (ANh). 2. Tính chất. a. Cấu tạo phẫu diện Đại diện cho đơn vị đất này là phẫu diện DQ 09 đào tại ấp 2 xã Phú Hoa, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, địa hình núi thấp, cạnh miệng núi lửa, độ dốc > 40O, độ cao 200m, có đá lộ đầu và trồng nhiều loại cây như đậu tương, thuốc lá, chuối, đu đủ, ngô... 0 - 20cm: Nâu đen (10YR 2/2M), thịt pha sét lẫn nhiều mảng đá bọt bazan bán phong hóa (kích thước thay đổi từ 1 - 10cm, chiếm khoảng 65% thể tích), chuyển lớn từ từ về màu sắc và độ chặt. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 20 - > 70cm: Màu nâu thẫm (5YR 4/5M), thịt pha sét, nhiều mảnh đá bọt bazan bán phong hóa (khoảng 80% thể tích), kết cấu viên, ẩm, ít chặt, rất xốp, ít rễ cây (2 -3 % thể tích). Như vậy đất trên đá bọt có tầng đất hữu hiệu mỏng, do bị hạn chế bởi tỷ lệ mảnh đá cao (> 80%). b. Một số tính chất cơ bản. Một số tính chất cơ bản của đất được trình bày ở bảng sau: Bảng 39 - Số liệu phân tích P.D. ĐQ 09 Độ sâu tầng đất (cm) 0 - 20 20 - 70 pH H2O 6.4 6.7 KCl 5.2 5.6 Mùn 3.08 1.21 Tổng số (%) N 0.29 0.10 P2O5 0.90 0.62 K2O 0.82 0.96 Dễ tiêu P2O5 11.80 8.40 (mg/100g đất) K2O 16.50 12.35 Ca2+ 24.9 23.2 Cation trong đất Mg 2+ 6.9 9.28 (lđl/100g đất) Na+ 2.00 1.88 + K 0.96 2.60 CEC 39.28 37.35 V% 88 98 Tỷ lệ % > 0.05mm 39.8 60.7 cấp hạt 0.05 - 0.002mm 51.9 24.9 < 0.002mm 8.3 14.4 Số liệu bảng trên cho thấy: Đất lẫn đá bọt và có nơi cả đá mẹ bazan phong hóa yếu, nhược điểm lẫn đá có khi trên 40-50%. Đất có màu nâu thẫm, tầng mặt giàu mùn, độ xốp khá cao, CEC khá, V% cao, trong thành phần CEC thì Ca2+, Mg2+ cao, đất có pH trung tính hoặc ít chua, hàm lượng P2O5 và K2O tổng số và dễ tiêu ở mức trung bình và khá, sét có chiều hướng tăng theo độ sâu. c. Về tính thích nghi và hướng sử dụng: Trồng các cây nông nghiệp ngắn ngày hoặc cây lâm nghiệp. Ở đây là vùng trồng ngô và đỗ tương rất tốt. Đây là hướng sử dụng phù hợp, nếu được tăng cường giống mới và những loại đậu đỗ giá trị cao sẽ có hiệu quả khá cao và phục vụ làm thức ăn gia súc. Chú ý chống xói mòn. II. NHÓM ĐẤT ĐEN (R) - Luvisols (LV) Diện tích toàn nhóm: 112.939 ha, chiếm 0,34% diện tích toàn quốc (chưa thống kê được những diện tích hẹp phân bố xen kẽ). Phân bố: Gặp ở các tỉnh Sơn La, Cao Bằng, Hòa Bình, Hà Giang, Nghệ An, Gia Lai... 1. Hình thành và phân loại Theo phân loại hiện nay có 5 đơn vị đất (trong đó 2 đơn vị đất chiếm diện tích lớn nhất là: Đất đen cacbonat và Đất nâu thẫm trên bazan): - Đất đen có tầng kết von dày - Ký hiệu là: Rf - Ferric Luvisols - LVf - Đất đen glây - Ký hiệu là: Rg - Gleyic Luvisols - LVg - Đất đen cacbonat - Ký hiệu là: Rv - Calcic Luvisols - LVk PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- - Đất nâu thẫm trên bazan - Ký hiệu là: Ru - Chromic Luvisols - LVx - Đất đen tầng mỏng - Ký hiệu là: Rq - Lithic Luvisols - LVq Hai đơn vị: Đất đen cacbonat và Đất nâu thẫm trên bazan phân bố trong hoàn cảnh khác nhau gắn với các khối đá vôi hoặc bazan (có cả andezit, pocfirit). Đất do sản phẩm của đá vôi thường ở địa hình bằng hơn tập trung ở các vùng Ninh bình, Hòa Bình, Thanh Hóa, Cao Bằng,... Là nhóm đất hình thành trong hoàn cảnh bão hòa bazơ hoặc sản phẩm phong hóa tại chỗ trong hoàn cảnh tốc độ khử kiềm chậm hơn tốc độ phong hóa ở vùng đá mẹ bazan, đá vôi,... hoặc trong hoàn cảnh địa hình thấp được tập trung nước cacbonat (thung lũng vùng đá vôi). Đất đen được hình thành ở những nơi có địa hình thuận lợi cho sự tích lũy các chất kiềm và các chất hữu cơ, vì vậy thường gặp ở vùng chân các dãy núi đá vôi, các đá giàu chất kiềm như đá bazơ và siêu bazơ. 2. Tính chất đất đen Phần này chỉ mô tả tính chất đất đen cacbonat. Đất được hình thành trên sản phẩm phá hủy của đá vôi, gặp chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc như Sơn La, Lai châu, Cao Bằng, Hà Giang, Nghệ An... a. Cấu tạo phẫu diện Phẫu diện C28 đào tại bản Nà Vường, xã Độc Lập, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, đất trồng ngô, đậu tương... Tầng đất mặt màu đen hoặc xám đen. 0 - 22cm: Xám đen hơi nâu (5YR 1/4M), hơi ẩm, viên nhỏ, thịt trung bình pha cát, nhiều rễ cỏ và rễ ngô, có ít mảnh đá vôi đường kính 10 - 20cm, chuyển lớp từ từ theo màu sắc. 22 - 37cm: Nâu thẫm (5YR 4/4M), viên nhỏ, thịt trung bình pha cát, hơi ẩm, còn nhiều rễ ngô, nhiều mảnh đá mẹ đang phong hóa, chuyển lớp từ từ. 37 - 60cm: Nâu sẫm (5YR 4/4M), ẩm, kết cấu viên, tơi xốp, thịt trung bình pha cát, nhiều mảnh đá mẹ đang phong hóa. 60 - 120cm: Nâu sẫm (5YR 4/4M), ẩm, thịt trung bình pha cát, kết cấu viên, nhiều mảnh đá vôi đang phong hóa. b. Tính chất đất Một số tính chất lý hóa học của đất đen cacbonat được trình bày ở bảng sau: Bảng 40 - Kết quả phân tích lý hóa học P.D C28 Độ sâu tầng đất (cm) 0 - 22 22 - 37 37 - 60 pH H2O 8.0 8.0 8.0 KCl 7.6 7.6 7.6 C 3.88 0.72 0.65 Tổng số N 0.15 0.07 0.05 (%) P2O5 0.10 0.09 0.07 K2O 0.92 0.83 0.75 CEC - Trong đất 17 23 22 (mg/100g) - Trong keo sét 51 59 56 Cation trao đổi Ca 2+ 10.4 6.2 6.8 (lđl/100g) Mg2+ 4.2 2.9 3.7 V% 85 88 88 Thành phần cơ giới > 0.05mm 50 43 40 (%) 0.05 - 0.002mm 38 39 40 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- < 0.002mm 12 18 20 Tổng hợp kết quả nghiên cứu đất đen ở nhiều địa phương cho thấy: Đất có phản ứng trung tính hoặc kiềm yếu, bão hòa bazơ, màu đen hoặc nâu thẫm, hàm lượng chất hữu cơ trong tầng đất mặt rất cao, mùn từ 7 - 8%. Hàm lượng đạm và lân tổng số trung bình và khá. Đất có phản ứng trung tính và hơi kiềm. Thành phần cơ giới trung bình và nặng. Đất thường có kết cấu viên tơi xốp, ở các tầng phía dưới có thể gặp kết von CaCO3 thứ sinh. Riêng đất đen cacbonat ở địa hình thấp thoát nước không tốt, thường xuất hiện glây ở tầng dưới và lượng Ca2+, Mg2+ khá cao. Đây là nhóm đất có chất lượng khá nhưng phải khắc phục một số nhược điểm thường gặp phải như úng và mức độ lẫn đá tầng mỏng ở một số nơi. c. Về tính thích nghi và hướng sử dụng: Đất thường khô hạn nên chủ yếu thích hợp trồng các cây hoa màu như: ngô, khoai, sắn, các cây công nghiệp như mía, bông, các loại đậu đỗ và các loại cây ăn quả. Ở địa hình bằng thoát nước kém nếu có đủ nước có thể cấy lúa. Chú ý sử dụng các dạng phân bón phù hợp trong môi trường trung tính và kiềm, giàu Ca2+, Mg2+. III. NHÓM ĐẤT NÂU (XK) - Lixisols (LX) Diện tích toàn nhóm: 42.330 ha, chiếm tỷ lệ 0,12% diện tích toàn quốc. Phân bố: Gặp chủ yếu ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. 1. Hình thành và phân loại Đất nâu được chia thành 3 đơn vị là: - Đất nâu vùng bán khô hạn - Ký hiệu là: XK - Haplic Lixisols - LXh - Đất đỏ vùng bán khô hạn - Ký hiệu là: XKđ - Chromic Lixisols - LXx - Đất nâu vàng vùng khác - Ký hiệu là: XKh - Haplic Luvisols - LVh trong đó chủ yếu là đất nâu vùng bán khô hạn chiếm diện tích đến 95% diện tích của nhóm. Đất thường trên sản phẩm của phù sa cổ hoặc đá mẹ giàu thạch anh. Trước đây có tên là đất nâu vùng bán khô hạn. Nhóm đất này hình thành trong hoàn cảnh đặc biệt ở vùng khí hậu khô của Việt Nam tại 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Ở đây lượng mưa thấp hơn lượng bốc hơi; mức độ rửa trôi, xói mòn yếu. Do địa hình đặc biệt, chung quanh được bao bọc bởi các dãy núi nên tuy gần biển nhưng lượng mưa hàng năm thấp từ 600 - 1200mm, số ngày mưa trong năm 50 - 70 ngày. Mùa khô kéo dài từ 6 - 9 tháng, lượng bốc hơi cao hơn hẳn lượng mưa (thường lớn hơn 1500mm) làm cho đất thường xuyên khô hạn. Quá trình rửa trôi, xói mòn các chất rất ít xảy ra, các chất kiềm, sắt, nhôm được tích lũy trong đất làm cho đất có màu nâu vàng. Đá mẹ chủ yếu là Granit, thứ đến là Anđêzit và mẫu chất phù sa cổ. Thảm thực vật tự nhiên đặc trưng cho vùng bán khô hạn gồm các trảng cỏ, cây bụi, rừng thưa với các cây thân gai như cây chim chích, các cây họ dầu... Trên bản đồ đất tỷ lệ 1/1.000.000, nhóm đất này có 2 đơn vị đất là: đất nâu vùng bán khô hạn (XK) - Haplic Lixisols (LXh) và đất đỏ vùng bán khô hạn (XKd) - Chromic Lixisols (LXx). 2. Tính chất đất . Phẫu diện TH18 đào tại nông trường Thành Sơn, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Địa hình bằng phẳng, đất trồng lúa, bông. 0 - 25cm: Màu nâu nhạt (10YR 4/3M), thịt pha sét, hơi ẩm, khối tảng lớn, sắc cạnh, rất chặt, cứng, khô, nhiều rễ cây nhỏ, chuyển lớp rõ về độ chặt. 25 - 45cm: Màu nâu nhạt (10YR 4/3M), thịt pha sét, ẩm, khối tảng lớn, ít chặt hơn tầng trên, nhiều vảy mica và lẫn hạt cát thạch anh, có lẫn ít mạch gỗ, chuyển lớp rõ về màu sắc. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 45 - 95cm: Màu vàng nâu (10YR 6/4M), thịt pha sét có cát, khối tảng lớn, ít chặt hơn tầng trên, nhiều vảy mica và lẫn hạt thạch anh, có màng sét màu xanh (5Y5/1M). 95 - 140cm: Màu nâu vàng (10YR 6/4M), đất sét pha cát, không dẻo, không dính, ít chặt hơn tầng trên. Đất có phản ứng hơi chua ở tầng mặt; các tầng dưới có phản ứng kiềm yếu. Các chất dinh dưỡng như mùn %, N%, P2O5%, K2O trung bình và nghèo, K2O trao đổi khá, P2O5 dễ tiêu rất cao, độ no bazơ cao, thường thiếu nước vào mùa khô nếu không có biện pháp bảo vệ. Bảng 41 - Kết quả phân tích lý hóa học phẫu diện TH.18 Độ sâu tầng đất (cm) 0 - 25 25 - 45 45 - 95 95 - 140 pH H2O 6.80 7.47 8.15 8.30 KCl 6.00 6.15 6.47 7.30 C 1.20 0.91 0.19 0.10 Tổng số N 0.12 0.11 0.03 0 (%) P2O5 0.09 0.06 0.04 0.04 K2O 0.46 0.58 0.65 0.50 Dễ tiêu P2O5 30.15 21.35 7.95 11.12 (mg/100g đất) K2O 20.6 31.3 32.1 17.3 CEC - Trong đất 9 11 12 12 (lđl/100g) - Trong keo sét 11 12 22 23 Cation trao đổi Ca 2+ 9.38 10.30 9.46 10.48 (lđl/100g đất) Mg 2+ 0.61 4.30 5.26 5.10 H+ 0.10 0.16 0.10 0.10 V% 81 86 90 87 Thành phần > 0.05mm 37.4 28.8 25.0 25.6 cơ giới 0.05 - 0.002mm 37.0 37.2 40.4 40.6 (%) < 0.002mm 25.6 34.0 34.6 33.8 3. Về tính thích nghi và hướng sử dụng: Đất thích hợp với nhiều loại cây trồng, với độ pH trung tính hoặc ít chua. Hiện tại đất chủ yếu trồng cây trồng cạn, nếu giải quyết đủ nước tưới thì có thể trồng lúa nước... Cây bông rất thích hợp với vùng này nếu giải quyết được nước tưới, ngoài bông ra thì đậu đỗ cũng phát triển tốt. Đây là vùng ít mưa nhất, đất thường thiếu nước vào mùa khô, vì vậy cần áp dụng mọi biện pháp giữ ẩm cho đất, xây dựng hệ thống thủy lợi ở vùng đồng bằng và phủ xanh ở vùng đồi trọc. IV. NHÓM ĐẤT TÍCH VÔI (V) - Calcisols (CL) Trước đây gọi là đất đen cacbonat. Đất chiếm diện tích ít. Toàn nhóm có 5.527 ha, chiếm tỷ lệ 0,016% so với diện tích cả nước. Phân bố: Đất phân bố chủ yếu ở vùng đá vôi Cao Bằng như Hà Quảng, Quảng Hòa, Hà Giang, Sơn La... Nhóm này hình thành ở các vùng núi đá vôi hoặc trên sản phẩm phong hóa tại chỗ hoặc trên sản phẩm dốc tụ. 1. Hình thành và phân loại Đất được hình thành ở thung lũng đá vôi, nguồn canxi thường xuyên được cung cấp do quá trình phong hóa học được tích lũy trong đất ở dạng kết von trứng cá hoặc tyf vôi, nếu nhỏ HCl 10% đất sủi bọt. Trong phân loại hiện nay, nhóm đất tích vôi được chia ra 2 đơn vị là: PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- - Đất vàng tích vôi - Ký hiệu là: V - Haplic Calcisols - CLh - Đất nâu thẫm tích vôi - Ký hiệu là: Vu - Luvic Calcisols - CLl Trên bản đồ đất tỷ lệ 1/1.000.000 nhóm đất này có một đơn vị là đất tích vôi (Vu). Haplic Calcisols (CLh). 2. Tính chất đất. a. Cấu tạo phẫu diện Minh họa cho đơn vị đất nâu thẫm tích vôi là phẫu diện C18 đào tại cánh đồng Bơ Lùng, xã Hồng Định, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng. Địa hình thung lũng khá bằng phẳng. Đất trồng ngô. Lớp đất trên mặt đã gặp các ổ kết von CaCO 3 thứ sinh, sủi bọt mạnh với HCl 10%. 0 - 20cm: Màu vàng nhạt (2,5YR 7/4M), kết cấu cục, có nhiều rễ ngô, có một số kết von Fe, Mn đường kính 5 - 10mm và ít ổ kết von CaCO3 chuyển lớp rõ về mức độ kết von. 20 - 40cm: Màu vàng (2,5YR 7/6M), kết von Mn khoảng 10%, sét, cục, có ít rễ ngô, nhiều ổ kết von CaCO3, chuyển lớp rõ về màu sắc và kết von. 40 - 78cm: Màu nâu vàng (10YR 7/6M), ít chặt, sét, tỷ lệ kết von giảm, ẩm, kết cấu cục, chuyển lớp từ từ về màu sắc. 78 - 120cm: Màu vàng sẫm (10 YR M), có ít kết von Fe, Mn, nhiều vệt vôi, sét, cục. b. Tính chất. Bảng 42 - Kết quả phân tích lý hóa học phẫu diện C.18 Độ sâu tầng đất (cm) 0 - 20 20 - 40 40 - 78 78 - 120 pH H2O 8.0 7.8 7.2 7.4 KCl 7.6 7.0 7.0 7.0 C (%) 1.73 0.42 0.25 CEC (lđl/100g đất) 30.5 17.5 16.5 15.3 Cation trao đổi Ca2+ 27.2 15.4 13.9 12.0 (lđl/100g đất) Mg 2+ 0.6 0.4 0.1 0.3 Ca/Mg 43 38 138 40 CaCO3 (%) 20.7 2 1 1 V% 89 84 84 78 Thành phần cơ giới 1 - 0.25mm 1 5 3 3 (%) 0.25 - 0.05 13 12 2 11 0.05 - 0.01 22 11 13 10 0.01 - 0.005 8 10 6 8 0.005 - 0.001 5 10 20 12 < 0.001 40 50 56 58 Đất có thành phần cơ giới nặng, kết cấu cục. Đất có phản ứng trung tính hoặc kiềm yếu. Hàm lượng mùn % khá. Ca 2+ trao đổi lớn và chiếm tỷ trọng chủ yếu của CEC. Đất tích lũy canxi cao (tổng số cũng như trong phức hệ hấp thu), độ no bazơ cao, đất thường có kết von không đều, có nơi kết thành dạng tyf vôi với từng tảng dày vài chục cm. 3. Về tính thích nghi và hướng sử dụng: Đất này mới sử dụng một phần để trồng ngô, đậu đỗ hay lúa. Phải có hệ thống bờ mương thoát nước và ngăn bớt sự xâm nhập của cacbonat. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn