intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tài chính tiền tệ - Chương 6: Tài chính công

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:27

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Tài chính tiền tệ - Chương 6: Tài chính công, cung cấp cho người học những kiến thức như tổng quan tài chính công; Ngân sách nhà nước; chi ngân sách nhà nước; Phân loại chi thường xuyên; Các quỹ công ngoài ngân sách nhà nước;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tài chính tiền tệ - Chương 6: Tài chính công

  1. LOGO Chương 6: Tài chính công
  2. I. Tổng quan TCC 1.1 Tài chính nhà nước Khái niệm:  Tài chính nhà nước là các hoạt động tài chính gắn liền với nhà nước nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước và được tiến hành theo khuôn khổ pháp lý của nhà nước.
  3.  Hoạt động vì lợi ích công cộng  Tài chính nhà nước phục vụ cho hoạt động của bộ máy Nhà nước và thực hiện các chức năng kinh tế xã hội của Nhà nước.  Hoạt động vì lợi nhuận  Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc cổ phần chi phối.
  4. 1.2 Tài chính công  Là phương thức huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính do nhà nước tiến hành trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ công nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước trong việc cung cấp hàng hóa công cho xã hội.
  5. Đặc điểm TCC  Sở hữu: Toàn dân  Chủ thể: Nhà nước  Mục đích: Vì lợi ích toàn dân  Phạm vi hoạt động: Cung cấp hàng hóa công  Pháp luật: Chịu sự điều chỉnh luật công
  6. 2. Vai trò  2.1. Đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước  TCC là công cụ đắc lực để huy động các nguồn lực quốc gia để thực hiện hoạt động của mình  TCC phân phối các nguồn lực tài chính và tập trung hình thành quỹ công cho các nhu cầu chi tiêu của nhà nước
  7.  2.2. Thực hiện mục tiêu kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô  TCC thức đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.  Điều tiết thị trường, bình ổn giá cả • Điều tiết qua thu tài chính công • Điều tiết qua chi tài chính công  Kiềm chế lạm phát
  8.  2.3. Tái phân phối thu nhập, thực hiện công bằng xã hội  Tái phân phối thu nhập • Thuế trực thu • Thuế gián thu  Thực hiện công bằng xã hội • Nâng cao mức sống người dân về vật chất, tinh thần • Nâng đỡ đối lượng có thu nhập thấp. Thực hiện an sinh xã hội.
  9. II. Ngân sách nhà nước  1. Ngân sách nhà nước  Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
  10.  2. Đặc điểm của NSNN  NSNN gắn với quyền lực nhà nước, hoạt động trên nguyên tắc luật định  NSNN gắn với lợi ích chung của cả quốc gia  NSNN được chia thành nhiều quỹ nhỏ, có mục đích sử dụng riêng biệt  Quá trình thu chi của NSNN mang tính chất không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu.
  11.  3. Thu NSNN  Khái niệm: Thu NSNN là việc nhà nước dùng quyền lực của mình tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia, hình thành quỹ NSNN đáp ứng nhu cầu chi tiêu của mình.
  12.  3.1. Thuế  Khái niệm: Thuế là khoản đóng góp bắt buộc từ các pháp nhân và thể nhân cho nhà nước theo luật định, nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước.  Đặc điểm: • Là khoản đóng góp bắt buộc theo luật định • Là khoản đóng góp không hoàn trả trực tiếp • Được quy định trước và có tính pháp lý cao • Hệ thống thuế gồm nhiều sắc thuế
  13.  Hệ thống thuế hiện hành gồm  Thuế GTGT  Thuế thu nhập doanh nghiệp  Thuế tiêu thụ đặc biệt  Thuế xuất, nhập khẩu  Thuế nhà đất  Thuế tài nguyên  Thuế thu nhập cá nhân  Một số loại thuế khác
  14.  3.2. Phí và lệ phí  Khái niệm: Phí là khoản nộp cho nhà nước khi thụ hưởng những công trình, dịch vụ công cộng do nhà nước đầu tư xây dựng, cung cấp.  Lệ phí: Là khoản tiền phải nộp cho nhà nước khi hưởng dịch vụ hành chính pháp lý do cơ quan hành chính nhà nước cung cấp.
  15.  3.3. Thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước  Thu từ lợi tức cổ phần mà nhà nước góp vốn  Thu hối vốn nhà nước tại các cơ sở kinh tế  Thu hồi vốn và lãi cho vay  Thu hồi tiền từ bán, cho thuê tài sản nhà nước  Thu từ vay nợ, viện trợ  Thu khác.
  16.  Nhân tố tác động đến thu NSNN  Thu nhập GDP bình quân đầu người  Tỷ suất doanh lợi nền kinh tế  Tiềm năng đất nước về tài nguyên thiên nhiên  Mức độ trang trả các khoản chi phí  Bộ máy thu nộp
  17. 4. Chi NSNN  Khái niệm: Là quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN, nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định
  18.  4.1. Nội dung chi  Chi đầu tư phát triển  Chi sự nghiệp kinh tế  Chi y tế  Chi giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học  Chi văn hóa, thể dục, thể thao  Chi xã hội  Chi quốc phòng, an ninh  Chi trả nợ, viện trợ
  19. 4.2. Phân loại chi  4.2.1. Chi thường xuyên: Là khoản chi nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của nhà nước.  Chi các hoạt động sự nghiệp văn hóa – xã hội  Chi các hoạt động sự nghiệp kinh tế của nhà nước  Chi các hoạt động quản lý nhà nước  Chi quốc phòng, an ninh  Chi các tổ chức chính trị, xã hội
  20.  4.2.2 Chi đầu tư phát triển: Là khoản chi dài hạn nhằm tăng cơ sở vật chất của đất nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế  Chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế  Chi đầu tư hỗ trợ các doanh nghiệp then chốt  Chi dự trữ nhà nước  Chi đầu tư phát triển các chương trình mục tiêu quốc gia
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2