intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tài chính công: Chương 4 - TS. Lê Thị Minh Ngọc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Tài chính công" Chương 4 - Chi tiêu công và đánh giá chi tiêu công, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Khái niệm chi tiêu công; Phân loại chi tiêu công; Nhân tố tăng trưởng chi tiêu công; Vai trò chi tiêu công đối với tăng trưởng kinh tế; Xu hướng gia tăng chi tiêu công; Lý do đánh giá chi tiêu công;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tài chính công: Chương 4 - TS. Lê Thị Minh Ngọc

  1. CHƯƠNG 4 CHI TIÊU CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHI TIÊU CÔNG TS. Lê Thị Minh Ngọc Khoa Tài chính – Học viện Ngân hàng Email: ngocltm@hvnh.edu.vn 1
  2. NỘI DUNG 1. Những vấn đề chung về chi tiêu công • 1.1. Khái niệm chi tiêu công • 1.2. Phân loại chi tiêu công • 1.3. Nhân tố tăng trưởng chi tiêu công • 1.4. Vai trò chi tiêu công đối với tăng trưởng kinh tế • 1.5. Xu hướng gia tăng chi tiêu công 2. Đánh giá chi tiêu công • 2.1. Lý do đánh giá chi tiêu công • 2.2. Nội dung đánh giá chi tiêu công
  3. Những vấn đề chung về chi tiêu công ¡ Khái niệm chi tiêu công: ¡ Theo quan điểm nghĩa hẹp, chi tiêu công là toàn bộ số tiền mà Chính phủ bỏ ra để cung cấp hàng hóa, dịch vụ công, cũng như đảm bảo và duy trì bộ máy hoạt động của chính phủ. ¡ Theo quan niệm nghĩa rộng, chi tiêu công phản ánh cách thức mà Chính phủ thực hiện phân bổ nguồn lực công, tức là phản ánh đầy đủ chi phí xã hội của hoạt động Chính phủ nhằm tái phân phối thu nhập giữa các khu vực kinh tế => Chi tiêu công là các khoản chi tiêu bởi chính phủ (bao gồm chi tiêu của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương) để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ.
  4. Những vấn đề chung về chi tiêu công ¡ Đặc trưng chi tiêu công: Luôn gắn liền với quyền lực chính trị của Nhà nước, cung cấp nguồn lực tài chính cho việc thực thi các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của Nhà nước Các khoản chi tiêu công nhằm phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng, lợi ích quốc gia và mang tính chất không hoàn trả trực tiếp Kết quả của chi tiêu công không tương ứng với khoản chi cả về số lượng, chất lượng, thời gian và địa điểm bởi vì một số khoản chi tiêu công mà lợi ích của nó chỉ thu được sau một thời gian dài hoặc lợi ích thu được khó đo lường được bằng tiêu chí giá trị tương ứng mà Chính phủ đã bỏ ra. https://www.youtube.com/watch?v=04XcrfFqkSU
  5. Những vấn đề chung về chi tiêu công ¡ Phân loại chi tiêu công: Căn cứ theo tính chất: • Chi tiêu mang tính chất công cộng: Là những khoản chi tiêu đòi hỏi việc bỏ ra các nguồn lực kinh tế. • Chi tiêu mang tính chất chuyển giao: là khoản chi có tính chất phân phối lại như lương hưu, trợ cấp, phúc lợi xã hội. Căn cứ vào chức năng: • Xây dựng cơ sở hạ tầng • Tòa án và viện kiểm soát • Hệ thống quân đội và an sinh xã hội • Hệ thống giáo dục • Hệ thống an sinh xã hội • Hỗ trợ cho các doanh nghiệp • Hệ thống quản lý hành chính nhà nước • Chi tiêu cho các chính sách đặc biệt • Chi khác
  6. Những vấn đề chung về chi tiêu công ¡ Phân loại chi tiêu công: ¡ Căn cứ theo mục đích chi (lợi ích kinh tế) : Chi tiêu thường xuyên Chi đầu tư phát triển • Là quá trình sử dụng vốn ngân sách • Là việc sử dụng các nguồn lực để để thực hiện các nhiệm vụ thường thực hiện các hoạt động cụ thể nhằm xuyên của nhà nước trong việc quản mục đích thu về các lợi ích lớn hơn lý và cung cấp các dịch vụ công cộng trong tương lai. khác cho xã hội.
  7. Những vấn đề chung về chi tiêu công § Chi thường xuyên: • Chi thường xuyên là khoản chi mang tính liên tục Đặc điểm chi tiêu • Mang tính tiêu dùng thường xuyên • Phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước và qui mô cung ứng hàng hóa, dịch vụ công. • Chi cho hoạt động sự nghiệp văn hóa – xã hội • Chi cho hoạt động sự nghiệp kinh tế • Chi cho hoạt động quản lý (lập pháp, hành pháp , tư pháp) Cơ cấu chi tiêu • Chi cho các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các thường xuyên tổ chức khác • Chi cho quốc phòng – an ninh và trật tự, an toàn xã hội • Chi khác
  8. Những vấn đề chung về chi tiêu công ¡ Chi đầu tư phát triển: Đặc điểm chi đầu tư phát triển: • Là khoản chi mang tính tích lũy • Qui mô khoản chi này phụ thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế-xã hội • Đầu tư cho chương trình lớn Cơ cấu chi đầu tư phát triển: • Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội • Chi đầu tư và hỗ trợ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế • Góp vốn cổ phần liên doanh, liên kết vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của nhà nước theo quy định của pháp luật • Chi dự trữ (quỹ dự trữ quốc gia…) - ổn định • Chi đầu tư phát triển thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án • Các khoản chi đầu tư phát triển khác
  9. Những vấn đề chung về chi tiêu công ¡ Phân loại chi tiêu công: ¡ Căn cứ vào quy trình lập ngân sách: Chi tiêu công theo các yếu tố đầu vào • Dựa vào sự liệt kê các khoản mục mua sắm các thiết bị cần thiết cho các hoạt động của các đơn vị, từ đó xác định mức kinh phí tài trợ. Chi tiêu công theo kết quả đầu ra • Là phân bổ ngân sách gắn với kết quả đầu ra, so sánh đánh giá mối quan hệ giữa chi phí ngân sách bỏ ra với mức độ đạt được kết quả đầu ra khác nhau để lựa chọn phương án phân bổ nguồn lực ngân sách có hiệu quả nhất.
  10. Tăng trưởng chi tiêu công ¡ Lý thuyết cổ điển về tăng trưởng chi tiêu công: ¡ Xu hướng tăng chi tiêu của Chính phủ các nước nhanh hơn thu nhập quốc dân xuất phát từ một số nguyên nhân: Thứ nhất, sự mở rộng về vai trò của Nhà Thứ hai, sự thay đổi quan niệm về vai trò nước: của chi tiêu công: Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế ngày Xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường, càng tăng, xã hội ngày càng phát triển, hệ tài chính công là công cụ hỗ trợ Chính phủ thống các mối quan hệ xã hội, thương mại, can thiệp vào nền kinh tế dẫn đến sự thay pháp lý trong nền kinh tế càng phức tạp dẫn đổi về quy mô chi tiêu công. đến quy mô chi tiêu công của Nhà nước ngày càng được mở rộng. Gia tăng chi tiêu công sẽ dẫn đến sự phân phối lại nguồn lực của xã hội giữa khu vực công và khu vực tư, vậy vấn đề đặt ra là sự gia tăng này đến giới hạn như thế nào là phù hợp?
  11. Tăng trưởng chi tiêu công Quy mô chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế theo lý thuyết của Armey (1995)
  12. Tăng trưởng chi tiêu công ¡ Lý thuyết phía cung - cầu về tăng trưởng chi tiêu công: ¡ Theo cách tiếp cận khác, sự thay đổi chi tiêu công theo thời gian còn phụ thuộc vào các yếu tố bao gồm: Sự tăng trưởng Sự thay đổi về Sự thay đổi dân thu nhập bình quân đầu người công nghệ số Chi phí cung cấp Quá trình đô thị hóa hàng hóa, dịch vụ công tăng
  13. Vai trò chi tiêu công đối với tăng trưởng kinh tế ¡ Mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế: Đầu tư cơ sở hạ tầng Đầu tư y tế, giáo dục Thúc đẩy tăng Chi tiêu công trưởng kinh tế Thúc đẩy năng suất lao động Tạo cơ hội việc làm ¡ Về lý thuyết, các khoản chi tiêu công cho đầu tư có tác động tích cực đến tăng trưởng nhưng không phải tất cả đầu tư công đều tạo ra nguồn vốn có giá trị về kinh tế.
  14. Vai trò chi tiêu công đối với tăng trưởng kinh tế Nhà nước có thể đạt mục tiêu tạo ra tổng cầu hiệu quả thông qua các biện pháp kích thích từ chi tiêu Quan điểm Tăng trưởng kinh tế sẽ đạt công. của Rahn tối đa khi chi tiêu của Chính phủ là vừa phải và (1986) được phân bố cho những hàng hóa công cộng cơ bản như cơ sở hạ tầng, bảo Quan điểm vệ quyền sở hữu và thực của Keynes thi pháp luật. Tuy nhiên, chi tiêu công sẽ có hại đối (1936) với tăng trưởng kinh tế khi nó vượt quá mức giới hạn này, gọi là ngưỡng chi tiêu công.
  15. Vai trò chi tiêu công đối với tăng trưởng kinh tế Đường cong Rahn thể hiện mối quan hệ chi tiêu công - tăng trưởng kinh tế Như vậy, mức độ tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế tùy thuộc vào nhiều yếu tố.
  16. Vai trò chi tiêu công đối với tăng trưởng kinh tế Vai trò của chi tiêu công nhằm cung ứng những hàng hóa công cộng, hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, điều chỉnh chu kỳ kinh tế và phân phối lại nguồn lực: • Thứ nhất, chi tiêu công góp phần thu hút vốn đầu tư của khu vực tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. • Thứ hai, chi tiêu công góp phần điều chỉnh chu kỳ kinh tế • Thứ ba, chi tiêu công góp phần tái phân phối thu nhập xã hội giữa các tầng lớp dân cư, thực hiện công bằng xã hội.
  17. Xu hướng gia tăng chi tiêu công ¡ Trong thế kỷ qua, gia tăng chi tiêu công đã trở thành xu hướng phổ biến tại phần lớn các quốc gia trên thế giới. Quy mô chi tiêu của Chính phủ của các nước G7 giai đoạn 2007-2017 (%GDP) Nguồn: OECD National Accounts Statistics
  18. Xu hướng gia tăng chi tiêu công Quy mô chi ngân sách của Việt Nam so với mức bình quân của một số khu vực trên thế giới, 2006-2020 (%GDP) 35 30 25 20 15 10 5 0 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 (E) (E) Việt Nam Bình quân các nước thu nhập thấp Các nước xuất khẩu dầu Châu Á Châu Mỹ Latinh Nguồn: IMF (2019)
  19. Vấn đề trao đổi ¡ Đánh giá về thực trạng quy mô, cơ cấu và xu hướng gia tăng chi tiêu công ở Việt Nam?
  20. 2. Đánh giá chi tiêu công ¡ Đánh giá chi tiêu công (PER – Public Expenditure Review) ¡ Khái niệm: Đánh giá chi tiêu công (PER) là quá trình phân tích các khoản chi tiêu gắn mức độ ưu tiên của Chính phủ trong phân bổ nguồn lực với hiệu quả đầu ra của các khoản chi tiêu đó. ¡ Lý do thực hiện PER: Thứ nhất, xây dựng cơ sở khoa học cho việc thực hiện các chương trình chi tiêu công như chương trình trợ cấp, chương trình giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo… Thứ hai, tăng cường hiệu quả sử dụng và hiệu lực của nguồn lực công nhằm thúc đẩy nhanh hơn các mục tiêu phát triển quốc gia. Thứ ba, tăng cường sự phối hợp, đối thoại giữa các bộ ngành với các đối tượng chịu tác động từ chương trình, thu hút được nhiều bên tham gia vào chương trình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2