intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tài chính công: Chương 4 - Nguyễn Thế Khang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:47

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Tài chính công" Chương 4 - Ngoại tác và chính sách của chính phủ, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Định nghĩa hay khái niệm về ngoại tác; Bản chất của ngoại tác; Phân tích đồ thị ngoại tác; Phản ứng tư nhân đối với ngoại tác, Định lý Coase và ý nghĩa của nó; Chính sách của Chính phủ về ngoại tác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tài chính công: Chương 4 - Nguyễn Thế Khang

  1. CHƯƠNG 4. NGOẠI TÁC VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ. Chương này sẽ cung cấp cho chúng ta: Định nghĩa hay khái niệm về ngoại tác; Bản chất của ngoại tác; Phân tích đồ thị ngoại tác; Phản ứng tư nhân đối với ngoại tác, Định lý Coase và ý nghĩa của nó; Chính sách của Chính phủ về ngoại tác.
  2. CHƯƠNG 4. NGOẠI TÁC VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ. 4.1. Khái niệm ngoại tác. Khi hoạt động của một thực thể (cá nhân hoặc doanh nghiệp) trực tiếp tác động đến lợi ích của thực thể khác theo cách không thông qua giá thị trường, các nhà kinh tế gọi sự tác động đó là ngoại tác (externality). Khác với các tác động thông qua giá cả thị trường, ngoại tác ảnh hưởng ngược chiều với hiệu quả kinh tế.
  3. CHƯƠNG 4. NGOẠI TÁC VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ. 4.1. Khái niệm ngoại tác. Các ví dụ về ngoại tác: Các nhà khoa học đã nhất trí rằng nguyên nhân của khí hậu nóng dần lên là do hoạt động của con người, đặc biệt là sử dụng nhiên liệu như là than, xăng, dầu, gas… sản sinh ra chất đioxyt cacbon. Người dân ở vùng bắc Dakota (Mỹ), khi đọc tin tức này họ cho rằng đó là điều tốt. Bởi vì sự gia tăng nhiệt độ sẽ làm cải thiện sản xuất nông nghiệp cũng như chất lượng cuộc sống ở đây. Tuy nhiên, hầu hết ở các vùng và châu lục còn lại trên trái đất, sự tác động khí hậu nóng dần lên là điều tai hại. Mực nước biển dâng cao, gây ra lụt lội, nhấn chìm các vùng, quốc gia thấp hơn mặt nước biển.
  4. CHƯƠNG 4. NGOẠI TÁC VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ. 4.1. Khái niệm ngoại tác. Các ví dụ về ngoại tác: Khí hậu nóng dần lên do bởi sử dụng nhiên liệu là một ví dụ điển hình mà các nhà kinh tế khác gọi là ngoại tác. Một ngoại tác xảy ra bất cứ lúc nào khi hành động của một đối tác làm cho đối tác khác tốt hơn hay xấu đi, mà đối tác ban đầu vừa không phải gánh chịu chi phí, vừa không nhận lợi ích từ hành động đó.
  5. CHƯƠNG 4. NGOẠI TÁC VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ. 4.1. Khái niệm ngoại tác. Các ví dụ về ngoại tác: Ngoại tác có thể xảy ra trong nhiều tương tác hàng ngày với những mức độ và phạm vi khác nhau. Ngoại tác xảy ra ở mức độ nhỏ, như là bạn mở radio quá lớn, làm cho người bạn cùng phòng học không được. Ngoại tác xảy ra ở mức độ lớn như là mưa axit hoặc trái đất nóng dần lên. Các nhà máy nhiệt điện sử dụng than đá để sản xuất. Sản phẩm phụ của nó là thải ra chất nitơ và điôxitsunfơ tạo ra axit nitơrit và sunfơrit. Những loại axit này tạo ra mưa axit, làm phá hoại mùa màng và gia tăng bệnh hô hấp trong công chúng. Nếu không có can thiệp của chính phủ thì những nhà máy nhiệt điện không gánh chịu bất kỳ khoản chi phí nào từ hoạt động sản xuất của nó gây ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường
  6. CHƯƠNG 4. NGOẠI TÁC VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ. 4.2. Bản chất của ngoại tác. Giả sử anh Bart đang điều hành một nhà máy và thải chất bẩn vào một con sông (không có ai là chủ sở hữu). Cô Lisa sống bằng nghề đánh bắt cá trên sông. Hoạt động của anh Bart trực tiếp làm cho cô Lisa thiệt hại. Do vậy, tính hiệu quả đòi hỏi anh Bart phải chi trả mức giá thể hiện giá trị của nước như nguồn lực khan hiếm có thể sử dụng cho các hoạt động khác.
  7. CHƯƠNG 4. NGOẠI TÁC VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ. 4.2. Bản chất của ngoại tác. Giả sử chị Lisa là chủ sở hữu của dòng sông, Lisa có thể buộc anh Bart phải đóng phí cho sự làm bẩn môi trường làm thiệt hại việc câu cá của mình. Bart có thể tính khoản phí này trong quyết định sản xuất và sử dụng nguồn nước hiệu quả hơn. Mặt khác, nếu anh Bart là chủ dòng nước, anh ta có thể kiếm tiền được bằng cách buộc chị Lisa trả tiền cho quyền được câu cá. Số tiền cho quyền câu cá trên sông (mà chị Lisa sẵn sàng trả cho Bart) còn phụ thuộc vào mức độ ô nhiễm dòng nước. Do vậy, anh Bart sẽ có động cơ không làm bẩn dòng nước nữa. Nếu không, anh Bart sẽ không kiếm được nhiều tiền từ chị Liza.
  8. CHƯƠNG 4. NGOẠI TÁC VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ. 4.2. Bản chất của ngoại tác. Mở rộng ra, chúng ta chú ý các tính chất sau của ngoại tác: - Ngoại tác có thể được tạo ra bởi người tiêu dùng cũng như nhà sản xuất. - Ngoại tác có bản chất tương hỗ. Trong ví dụ của chúng ta, dường như chắc chắn rằng Bart là một người gây ô nhiễm môi trường. Dù vậy, ta có thể cho rằng chị Lisa câu cá trên dòng sông mà làm tăng chi phí xã hội của quá trình sản xuất trong nhà máy của anh Bart.
  9. CHƯƠNG 4. NGOẠI TÁC VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ. 4.2. Bản chất của ngoại tác. - Ngoại tác có thể là tích cực: Ví dụ như tôi sử dụng công nghệ định vị xe máy, khi xe bị mất trộm thì cảnh sát rất dễ dàng tìm ra xe và bắt kẻ trộm. Các chủ xe khác có thể hưởng lợi từ việc này mặc du không mua hệ thống định vị nhưng kẻ trộm rất e dè vì không biết xe nào có lắp hay không lắp định vị. - Hàng hoá công có thể xem như một dạng đặc biệt của ngoại tác. Giả sử tôi lắp ở sân nhà một chiếc máy diệt muỗi bằng sóng điện. Nếu tôi diệt được toàn bộ họ hàng nhà muỗi thì tôi đã tạo ra một hàng hoá công thuần tuý do có những người hàng xóm có được ảnh hưởng của máy điệt muỗi thì đây là ngoại tác.
  10. CHƯƠNG 4. NGOẠI TÁC VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ. 4.3. Phân tích ngoại tác bằng đồ thị. Phân tích ví dụ về anh Bart – chị Lisa đã được mô tả ở trên. Trục hoành thể hiện quy mô đầu ra Q do nhà máy anh Bart sản xuất, trục tung đo số đôla. Đường MB cho thấy lợi ích biên tế của Bart đối với mỗi mức sản xuất đầu ra (giả sử lợi ích biên tế giảm dần khi sản phẩm đầu ra tăng).
  11. CHƯƠNG 4. NGOẠI TÁC VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ. 4.3. Phân tích ngoại tác bằng đồ thị. Cũng liên quan đến mỗi mức sản lượng đầu ra là chi phí tư nhân biên tế nào đó– MPC mà anh Bart phải chi ra cho việc sản xuất. Chi phí tư nhân biên tế thể hiện các khoản chi trả của Bart cho các yếu tố đầu vào và được giả sử rằng chúng sẽ tăng cùng với sản lượng đầu ra.
  12. CHƯƠNG 4. NGOẠI TÁC VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ. 4.3. Phân tích ngoại tác bằng đồ thị. Giả sử khi sản lượng đầu ra của nhà máy tăng lên thì quy mô ô nhiễm nó tạo ra cũng tăng. MD biểu diễn thiệt hại biên tế của chị Lisa do ô nhiễm với mỗi mức sản xuất đầu ra. MD được vẽ hướng đi lên thể hiện giả thiết chị Lisa là người phải chịu phụ thuộc vào sự ô nhiễm phát sinh thêm: Nghĩa là chị Lisa sẽ thiệt hại hơn với tỉ lệ gia tăng.
  13. CHƯƠNG 4. NGOẠI TÁC VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ. 4.3. Phân tích ngoại tác bằng đồ thị. Nếu Bart muốn tối đa hoá lợi nhuận, anh ta sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm đầu ra? Bart sẽ quyết định sản xuất khi lợi ích biên tế đối với anh ta vượt quá chi phí biên tế đối với anh ta. Trong đồ thị trên, Bart sản xuất toàn bộ mức sản lượng của mình để MB vượt MPC nhưng sẽ không sản xuất khi MPC vượt quá MB. Do đó, anh ta sản xuất đến mức Q1 là nơi MPC cắt MB.
  14. CHƯƠNG 4. NGOẠI TÁC VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ. 4.3. Phân tích ngoại tác bằng đồ thị. Từ quan điểm của xã hội, nên tiến hành sản xuất khi lợi ích biên tế đối với xã hội vượt quá chi phí biên tế đối với xã hội. Chi phí biên tế đối với xã hội có hai thành phần: Thứ nhất là các yếu tố đầu vào do anh Bart mua. Giá trị của chúng thể hiện trong MPC; Thứ hai là thiệt hại biên tế đối với Lisa thể hiện trong MD. Do vậy, chi phí xã hội biên tế là MPC cộng với MD.
  15. CHƯƠNG 4. NGOẠI TÁC VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ. 4.3. Phân tích ngoại tác bằng đồ thị. Trên phương diện hình học, đồ thị chi phí xã hội biên tế MSC được xác định bằng cách cộng lại chiều cao của MPC và MD tại mỗi mức sản xuất đầu ra. Chú ý rằng, theo cấu trúc thì khoảng cách thẳng đứng giữa MSC và MPC là MD (bởi vì MSC = MPC+MD, do đó MSC – MPC =MD).
  16. CHƯƠNG 4. NGOẠI TÁC VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ. 4.3. Phân tích ngoại tác bằng đồ thị. Tính hiệu quả từ quan điểm xã hội đòi hỏi chỉ sản xuất các đơn vị sản phẩm đầu ra mà MB lớn hơn MSC. Do đó đầu ra nên là Q*, là nơi hai đồ thị cắt nhau.
  17. CHƯƠNG 4. NGOẠI TÁC VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ. 4.4. Phản ứng của tư nhân với ngoại tác 4.4.1 Mặc cả thương lượng và Định Lý Coase Với sự hiện diện của ngoại tác, vấn đề phân bố nguồn lực không hiệu quả sẽ nổi lên nếu ta không có biện pháp tác động. Phần này sẽ bàn về các trường hợp trong đó các cá nhân, khi hoạt động dựa trên quyền lợi của mình, có thể tránh được ngoại tác xảy ra. Giả sử quyền chủ sở hữu dòng sông được chỉ định cho anh Bart. Ta giả sử rằng việc chị Lisa và anh Bart mặc cả thương lượng với nhau là không tốn kém chi phí hành chính. Vậy hai bên có thể đạt được một thoả thuận trao đổi làm cho sản xuất đầu ra giảm xuống từ Q1 hay không?
  18. CHƯƠNG 4. NGOẠI TÁC VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ. 4.4. Phản ứng của tư nhân với ngoại tác 4.4.1 Mặc cả thương lượng và Định Lý Coase Anh Bart sẽ sẵn sàng không sản xuất một số đơn vị sản phẩm đầu ra chỉ khi nào nhận được khoản tiền lớn hơn khoản thu gia tăng thuần từ sản xuất đơn vị sản phẩm đó: (MB – MPC). Mặt khác, chị Lisa sẵn lòng chi trả cho anh Bart để anh này không sản xuất số đơn vị sản phẩm khi khoản chi trả này bé hơn thiệt hại biên tế đối với chị Lisa MD. Khi khoản tiền chị Lisa trả cho anh Bart lớn hơn chi phí (để anh Bart không sản xuất nữa), cơ hội thực hiện các cuộc thương lượng trao đổi sẽ xuất hiện.
  19. CHƯƠNG 4. NGOẠI TÁC VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ. 4.4. Phản ứng của tư nhân với ngoại tác 4.4.1 Mặc cả thương lượng và Định Lý Coase Thể hiện bằng đồ thị trên, yêu cầu đặt ra là MD>(MB-MPC), cho thấy rằng tại điểm sản xuất đầu ra Q1, (MB – MPC) là bằng không trong khi MD là dương. Do đó, MD vượt quá (MB –MPC), và đây là phạm vi của một cuộc thương lượng. Lý lẽ tương tự cho thấy khoản tiền chị Lisa sẵn sàng chi trả là lớn hơn MB – MPC tại mọi mức sản lượng đầu ra phía bên phải của Q*. Do vậy, Lisa trả tiền cho Bart giảm sản xuất đến mức Q* là mức hiệu quả.
  20. CHƯƠNG 4. NGOẠI TÁC VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ. 4.4. Phản ứng của tư nhân với ngoại tác 4.4.1 Mặc cả thương lượng và Định Lý Coase Trong phân tích trên ta có hai giả thiết quan trọng: (1).Chi phí để thương lượng đối với cả hai bên là thấp; (2).Chủ sở hữu của các nguồn lực có thể xác định nguồn gây thiệt hại cho tài sản của họ và có thể ngăn chặn một cách hợp pháp. Một cách tóm lược ý nghĩa của các gợi ý xung quanh phân tích trên là, với các điều kiện giả thiết trên, giải pháp hiệu quả sẽ đạt được không phụ thuộc vào việc ai là người được chỉ định quyền chủ sở hữu (miễn là một người nào đó được chỉ định các quyền chủ sở hữu trên).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
264=>0