
Bài giảng Tài chính công: Chương 3 - Nguyễn Thế Khang
lượt xem 0
download

Bài giảng "Tài chính công" Chương 3 - Hàng hóa công, được biên soạn với mục tiêu giúp các bạn học có thể nghiên cứu về những loại hàng hóa công nào được chính phủ cung cấp trong nền kinh tế. Những hàng hóa dịch vụ công nào hiện nay đang được chính phủ cung cấp có cần được tư nhân hoá hay không? Đặc biệt là nghiên cứu sự thất bại của thị trường trong việc cung cấp hàng hóa công tại mức hiệu quả Pareto.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tài chính công: Chương 3 - Nguyễn Thế Khang
- CHƯƠNG 3.HÀNG HÓA CÔNG Chương nghiên cứu về những loại hàng hóa công nào được chính phủ cung cấp trong nền kinh tế. Những hàng hóa dịch vụ công nào hiện nay đang được chính phủ cung cấp có cần được tư nhân hoá hay không? Đặc biệt là nghiên cứu sự thất bại của thị trường trong việc cung cấp hàng hóa công tại mức hiệu quả Pareto.
- CHƯƠNG 3. HÀNG HÓA CÔNG 3.1. Định nghĩa hàng hóa công Hàng hóa công cộng là loại hàng hóa mà tất cả mọi thành viên trong xã hội có thể sử dụng chung với nhau. Việc sử dụng của người này không ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng của người khác. Ví dụ: Lợi ích của quốc phòng, chương trình giáo dục công cộng.
- CHƯƠNG 3. HÀNG HÓA CÔNG 3.1. Định nghĩa hàng hóa công Hàng hóa công là những hàng hóa có hai thuộc tính: ❖ Không tranh giành (non-rival): Một cá nhân có thể tiêu dùng hàng hóa mà không làm giảm đi sự hiện diện hay lợi ích của hàng hóa đó đối với những người tiêu dùng khác. Cách giải thích khác: Chi phí biên phục vụ cho người tiêu dùng cuối cùng là bằng không. ❖ Không loại trừ (non-exclusive): Không thể cản trở người khác tiêu dùng hay tiếp nhận lợi ích của hàng hóa.
- CHƯƠNG 3. HÀNG HÓA CÔNG 3.1. Định nghĩa hàng hóa công Có hai loại hàng hóa công: ❖ Hàng hóa công thuần túy: Hội đủ cả hai thuộc tính không tranh giành và không loại trừ. ❖ Hàng hóa công không thuần túy: Chỉ có một trong hai thuộc tính trên
- CHƯƠNG 3. HÀNG HÓA CÔNG 3.1. Định nghĩa hàng hóa công Quốc phòng, hay đường giao thông là một ví dụ của hàng hoá công thuần tuý. Tuy nhiên đối với hàng hóa công, cùng một lượng hàng hóa thì sự tiêu dùng không nhất thiết được đánh giá ngang bằng nhau cho tất cả mọi người. Ví dụ việc xây công viên phục vụ cho công chúng. Người yêu thích thể dục ngoài trời thì cảm thấy rất ủng hộ vì có không gian để thực hiện. Tuy nhiên, người chỉ thích thể dục trong nhà thì thấy không hào hứng với việc xây công viên.
- CHƯƠNG 3. HÀNG HÓA CÔNG 3.1. Định nghĩa hàng hóa công Sự phân loại hàng hoá công là không mang tính tuyệt đối, nó phụ thuộc vào các điều kiện thị trường và tình trạng công nghệ. Còn một loại nữa là hàng hóa công không thuần túy, là có sự mở rộng của tính cạnh tranh và tính loại trừ trong sử dụng của các đối tượng. Ví dụ như chính phủ phát sống wifi 5G miễn phí trên toàn quốc. Trong trường hợp này người sử dụng phải có thiết bị kết nối 5G mới sử dụng được, vậy tiêu chuẩn không loại trừ tiêu dùng của hàng hóa công là không đáp ứng được.
- CHƯƠNG 3. HÀNG HÓA CÔNG 3.1. Định nghĩa hàng hóa công Trong thực tế có không nhiều ví dụ của hàng hoá công thuần tuý. Có nhiều thứ không được quy ước như hàng hoá nhưng lại có tính chất của hàng hoá công. Một ví dụ cụ thể như chính phủ bắt buộc các nhà hàng phải công khai kết quả xếp hạng về điều kiện vệ sinh do cơ quan y tế cấp. Thông tin này cũng có thể được xem như hàng hóa công do không có cạnh cạnh tranh trong việc biết thông tin này và thông tin này phổ biến trên phương tiện thông tin đại chúng nên cũng không loại trừ ai tiếp cận thông tin này
- CHƯƠNG 3. HÀNG HÓA CÔNG 3.1. Định nghĩa hàng hóa công Hàng hoá tư nhân không nhất thiết chỉ dành riêng cho khu vực tư nhân cung cấp. Có nhiều loại hàng hoá tư nhân được cung cấp công cộng, các hàng hoá có tính tiêu thụ cạnh tranh và có tính loại trừ được chính phủ cung cấp, như các bệnh viên công, trường đại học công… Ngược lại hàng hóa công không nhất thiết được tạo ra từ khu vực công, như việc bắn pháo hoa từ nguồn xã hội hóa, ….
- CHƯƠNG 3. HÀNG HÓA CÔNG 3.2. Cung cấp hiệu quả hàng hóa công. Giả sử rằng cộng đồng xã hội chỉ bao gồm hai người, A và E. Có hai loại hàng hoá tư nhân, đó là thức ăn và áo quần. Trong hình, số lượng áo quần (a) được tính trên trục hoành, và giá của mỗi đơn vị áo quần (Pa) là theo trục tung. Đường cầu của A đối với áo quần là 𝐷 𝑎𝐴 cho thấy số lượng áo quần mà A sẵn sàng tiêu dùng tương ứng với các mức giá, giả sử các điều kiện khác là không đổi. Tương tự, 𝐷 𝑎𝐸 trong hình là đường cầu của E đối với áo quần
- CHƯƠNG 3. HÀNG HÓA CÔNG 3.2. Cung cấp hiệu quả hàng hóa công. Trong hình trên. tại mức giá 5 đô la, lượng cầu của A là một đơn vị áo quần, lượng cầu của E là hai đơn vị áo quần. Tổng lượng cầu tại mức giá 5 đô la sẽ là ba đơn vị áo quần. Đường cầu thị trường đối với áo quần là 𝐷 𝑎𝐴+𝐸 trên hình.
- CHƯƠNG 3. HÀNG HÓA CÔNG 3.2. Cung cấp hiệu quả hàng hóa công. Tại mức giá 5 đô la, ta có số lượng 3 đơn vị áo quần trên đường cầu thị trường. Tương tự, xác định lượng cầu thị trường tại bất kỳ mức giá cho trước nào là cộng lại các khoảng cách theo trục hoành. Quá trình này còn được gọi là phép tính tổng theo chiều ngang.
- CHƯƠNG 3. HÀNG HÓA CÔNG 3.2. Cung cấp hiệu quả hàng hóa công. Hình trên thể hiện đường cung thị trường Sa giao nhau với đường cầu thị trường 𝐷 𝑎𝐴+𝐸 . Cân bằng trên thị trường xác định tại điểm cung và cầu bằng nhau tại mức giá $4. Tại mức giá này, A dùng 1,5 đơn vị áo quần và E dùng ba đơn vị áo quần. Bởi vì có sở thích khác nhau, thu nhập và các tính chất khác, A và E đòi hỏi số lượng áo quần khác nhau. Điều này là có thể bởi vì áo quần là hàng hoá tư.
- CHƯƠNG 3. HÀNG HÓA CÔNG 3.2. Cung cấp hiệu quả hàng hóa công. Bây giờ ta chuyển sang tiêu dùng hàng hóa công. Giả sử cả A và E cùng thích xem biểu diễn pháo hoa. Sự thưởng thức pháo hoa của E không làm giảm sự thưởng thức của A và ngược lại. Và cũng không thể loại trừ bất cứ người nào ra khỏi việc xem trình diễn pháo hoa. Do vậy, buổi trình diễn pháo hoa là hàng hoá công.
- CHƯƠNG 3. HÀNG HÓA CÔNG 3.2. Cung cấp hiệu quả hàng hóa công. Bây giờ ta chuyển sang tiêu dùng hàng hóa công. Giả sử cả A và E cùng thích xem biểu diễn pháo hoa. Sự thưởng thức pháo hoa của E không làm giảm sự thưởng thức của A và ngược lại. Và cũng không thể loại trừ bất cứ người nào ra khỏi việc xem trình diễn pháo hoa. Do vậy, buổi trình diễn pháo hoa là hàng hoá công. Quy mô kích thước của pháo hoa cũng có thể khác nhau, và cả hai A và E đều thích các buổi trình diễn lớn hơn là các buổi trình diễn nhỏ, với các điều kiện khác không thay đổi. Giả sử rằng buổi trình diễn bao gồm 19 quả pháo và có thể kéo dài ra với chi phí 5 đô la mỗi quả pháo. A sẵn sàng trả 6 đô la để kéo dài thêm buổi biểu diễn bằng quả pháo khác còn E chỉ sẵn sàng trả 4 đô la. Vậy có hiệu quả không nếu kéo dài buổi trình diễn ra với thêm một quả pháo?
- CHƯƠNG 3. HÀNG HÓA CÔNG 3.2. Cung cấp hiệu quả hàng hóa công. Như thường lệ, chúng ta so sánh lợi ích biên tế với chi phí biên tế. Để tính lợi ích biên tế, chú ý rằng bởi vì sự tiêu dùng của buổi biểu diễn là không cạnh tranh, quả pháo hoa thứ 20 có thể được sử dụng bởi cả hai A và E. Do đó, lợi ích biên tế của quả pháo thứ hai mươi là tổng của những gì họ sẵn sàng chi trả là 10 đô la (4+6). Bởi vì chi phí biên tế chỉ là 5 đô la để mua được quả pháo hoa thứ hai mươi, cho nên nếu tổng thiện ý chi trả của mọi người cho mỗi đơn vị hàng hoá công tăng thêm vượt quá chi phí biên tế, thì tính hiệu quả đòi hỏi rằng nên mua thêm đơn vị hàng hoá này; trường hợp ngược lại thì không nên mua. Do vậy, tính hiệu quả đòi hỏi rằng sự cung cấp hàng hoá công được mở rộng cho đến khi đạt đến mức mà tại đó tổng giá trị biên tế trên đơn vị hàng hoá cuối cùng của mỗi người là bằng chi phí biên tế.
- CHƯƠNG 3. HÀNG HÓA CÔNG 3.2. Cung cấp hiệu quả hàng hóa công. Để tìm tổng thiện chí sẵn sàng chi trả của nhóm cho pháo hoa, ta cộng những mức giá mà mỗi người sẵn sàng chi trả cho số lượng hàng cho trước. Đường cầu trong hình A cho ta thấy A sẵn sàng chi trả 6 đô la với 20 quả pháo. E sẵn sàng chi trả 4 đô la cho tiêu dùng 20 quả pháo. Tổng thiện chí sẵn sàng chi trả của nhóm cho 20 quả pháo là 10 đô la. Do vậy, nếu ta xác định trong hình A là tổng thiện chí sẵn sàng chi trả của nhóm, khoảng cách thẳng đứng theo trục tung giữa 𝐷 𝑝𝐴+𝐸 và điểm p=20 phải bằng 10 đô la.
- CHƯƠNG 3. HÀNG HÓA CÔNG 3.2. Cung cấp hiệu quả hàng hóa công. Đối với hàng hoá công, tổng thiện chí sẵn sàng chi trả được xác định bằng cộng tổng theo chiều dọc của các đường cầu của các cá nhân. Ta có thể lưu ý tới sự đối xứng giữa hàng hóa công và hàng hóa tư. Đối với hàng hóa tư, để đạt hiệu quả Pareto, tất cả mọi người có cùng tỷ lệ thay thế biên (MRS) như nhau, nhưng nhu cầu hàng hóa với số lượng khác nhau, do đó lượng cầu được cộng theo chiều ngang. Đối với hàng hóa công, mọi người tiêu dùng cùng một lượng hàng hóa nhưng người ta có MRS khác nhau. Để tìm tổng thiện chí chi trả của cả nhóm, ta tổng cộng theo chiều dọc. Hiệu quả Pareto ở đây được xác định tại điểm mức giá mà A và E sẵn sàng chi trả thêm mỗi quả pháo là bằng chi phí biên tế để sản xuất mỗi quả pháo.
- CHƯƠNG 3. HÀNG HÓA CÔNG
- CHƯƠNG 3. HÀNG HÓA CÔNG 3.2. Cung cấp hiệu quả hàng hóa công. Một lần nữa, chúng ta có thể minh chứng kết quả trên bằng công thức toán học. Đối với ông A, pháo hoa biên 𝐴 𝐸 có giá trị 𝑀𝑅𝑆 𝑝# và đối với E có giá trị là 𝑀𝑅𝑆 𝑝# . Vì vậy, 𝐴 𝐸 giá trị tổng cộng của xã hội là 𝑀𝑅𝑆 𝑝# + 𝑀𝑅𝑆 𝑝# . Lợi ích xã hội biên của đơn vị pháo hoa tiếp theo là tổng cộng tỷ lệ thay thế biên của ông A và ông E. Chi phí xã hội biên (SMC) tức là chi phí biên sản xuất 1 đơn vị pháo hoa. Vì thế, điều kiện tối đa hóa hiệu quả xã hội đối với hàng hóa công là: 𝐴 𝐸 𝑀𝑅𝑆 𝑝# + 𝑀𝑅𝑆 𝑝# = SMC=MRTp#
- CHƯƠNG 3. HÀNG HÓA CÔNG 3.2. Cung cấp hiệu quả hàng hóa công. Khái quát hơn: σ 𝑀𝑅𝑆 = SMC. Tối đa hóa hiệu quả xã hội khi chi phí biên được thiết lập bằng tổng cộng MRS của mỗi người. Đối với hàng hóa tư, tối ưu của người sản xuất khi chi phí biên bằng với lợi ích biên của người tiêu dùng; và đó cũng là hiệu quả của thị trường tự do cạnh tranh. Tuy nhiên, đối với hàng hóa công, tối ưu xã hội của người sản xuất khi chi phí biên bằng với lợi ích biên của tất cả người tiêu dùng cộng lại. Điều này bởi vì hàng hóa tư có tính cạnh tranh: Một khi có người nào đó tiêu dùng thì nó sẽ không còn nữa. Trong khi, hàng hóa công không có cạnh tranh, nó có thể được tiêu dùng bởi tất cả người tiêu dùng. Xã hội hay người sản xuất phải quan tâm đến tổng cộng tất cả sở thích của người tiêu dùng.

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tài chính công: Chương 1 - Nguyễn Thị Tố Nga
42 p |
41 |
7
-
Bài giảng Tài chính công: Chương 0 - TS. Nguyễn Thành Đạt
36 p |
90 |
6
-
Bài giảng Tài chính công: Chương 1 - ThS. Nguyễn Thị Kim Dung
32 p |
48 |
6
-
Bài giảng Tài chính công: Chương 2 - Nguyễn Thị Tố Nga
19 p |
21 |
6
-
Bài giảng Tài chính công: Chương 1
66 p |
29 |
6
-
Bài giảng Tài chính công: Chương 2
51 p |
14 |
6
-
Bài giảng Tài chính công: Chương 6
35 p |
26 |
5
-
Bài giảng Tài chính công: Chương 4
29 p |
18 |
5
-
Bài giảng Tài chính công: Chương 3
67 p |
16 |
5
-
Bài giảng Tài chính công: Chương 6 - TS. Nguyễn Thành Đạt
43 p |
75 |
5
-
Bài giảng Tài chính công - Chương 1: Tài chính công với khu vực công
7 p |
12 |
4
-
Bài giảng Tài chính công - Chương 2: Tài chính công với hiệu quả và công bằng xã hội
8 p |
13 |
4
-
Bài giảng Tài chính công - Chương 7: Nợ công
11 p |
14 |
4
-
Bài giảng Tài chính công: Chương 3 - ThS. Nguyễn Thị Kim Dung
34 p |
35 |
3
-
Bài giảng Tài chính công: Chương 2 - ThS. Nguyễn Thị Kim Dung
29 p |
47 |
3
-
Bài giảng Tài chính công: Chương 1 - Lê Trường Hải
19 p |
12 |
2
-
Bài giảng Tài chính công: Chương 0 - ThS. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
32 p |
8 |
2
-
Bài giảng Tài chính công: Chương 1 - ThS. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
29 p |
7 |
2


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
