
Bài giảng Tài chính công: Chương 3 - TS. Lê Thị Minh Ngọc
lượt xem 1
download

Bài giảng "Tài chính công" Chương 3 - Thuế và tác động kinh tế của thuế, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Những vấn đề chung về thuế; Hệ thống thuế; Tác động kinh tế của thuế;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tài chính công: Chương 3 - TS. Lê Thị Minh Ngọc
- CHƯƠNG 3 THUẾ VÀ TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA THUẾ TS. Lê Thị Minh Ngọc Khoa Tài chính – Học viện Ngân hàng Email: ngocltm@hvnh.edu.vn
- NỘI DUNG 1. Những vấn đề chung về thuế 2. Hệ thống thuế 3. Tác động kinh tế của thuế
- “Trên thế giới này không gì có thể nói là chắc chắn, trừ cái chết và thuế. In this world nothing can be said to be certain, except death and taxes.” Benjamin Franklin Benjamin Franklin (17/01/1706 - 17/4/1790) là chính trị gia, nhà khoa học, tác giả, triết gia, nhà phát minh, nhà hoạt động xã hội, nhà ngoại giao người Mỹ.
- 1. Những vấn đề chung về thuế ¡ Khái niệm: Thuế là một phần thu nhập của người nộp thuế được chuyển giao bắt buộc cho Nhà nước để phục vụ cho các mục đích công cộng. ¡ Đặc điểm: Tính bắt Không Tính buộc hoàn trả pháp lý trực tiếp
- Cơ sở thuế và thuế suất Số thu từ thuế = Cơ sở thuế * Thuế suất ¡ Cơ sở thuế (Tax base): Cơ sở thuế có thể là toàn bộ hoặc một phận giá trị tài sản, thu nhập, doanh thu hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế. Tùy vào mục đích và tính chất của từng sắc thuế mà cơ sở thuế có thể được quy định khác nhau. ¡ Thuế suất (Tax rate): Là tỷ lệ phần trăm (%) áp dụng cho từng cơ sở thuế.
- Cơ sở thuế và thuế suất ¡ Thuế suất (Tax rate): ¡ Để phục vụ cho các mục tiêu hoạch định chính sách và quản lý, nhà lập pháp có thể xây dựng nhiều loại thuế suất khác nhau. Để ước tính số thu từ thuế, phục vụ cho việc lập kế hoạch thuế người ta dùng khái niệm: Thuế suất biên, Thuế suất trung bình. ¡ Thuế suất trung bình (Average Tax Rate - ATR) Tổng số tiền thuế phải nộp ATR = x 100% Giá trị cơ sở tính thuế ¡ Thuế suất biên (Marginal Tax Rate - MTR) Số thuế phải nộp x 100% MTR = Giá trị cơ sở tính thuế
- Cơ sở thuế và thuế suất ¡ Ví dụ 1: Một người có thu nhập chịu thuế 100 triệu đồng/năm và là mức thu nhập cao nhất trong biểu thuế lũy tiến từng phần có thuế suất biên tối đa là 50%. Người này chịu thuế suất trung bình là 35%. Yêu cầu: - Tính số thuế phải nộp trong năm? - Tính số thuế phải trả thêm mỗi năm nếu thu nhập hàng năm tăng lên 110 triệu đồng/năm? - Khi đó thuế suất trung bình sẽ là bao nhiêu?
- Cơ sở thuế và thuế suất ¡ Trong chế độ thuế của nhiều quốc gia trên thế giới, thuế suất có thể được thiết kế tăng/giảm dần so với mức độ tăng/giảm của cơ sở thuế hoặc thuế suất không thay đổi khi cơ sở thuế thay đổi. Thuế suất lũy tiến Thuế suất lũy thoái Thuế suất tỷ lệ (progressive tax) (regressive tax) (proportional tax) • Mức thuế suất tăng • Mức thuế suất giảm • Khi cơ sở thuế thay tương ứng với sự gia tương ứng với sự gia đổi, mức thuế suất giữ tăng của cơ sở thuế, tăng của cơ sở thuế, nguyên không đổi, tức là thuế suất trung tức là thuế suất trung tức là thuế suất trung bình tăng khi thu bình giảm khi thu bình không đổi khi nhập chịu thuế tăng. nhập chịu thuế tăng thu nhập chịu thuế • MTR > ATR lên. tăng. • VD: Thuế TNCN • MTR < ATR • MTR = ATR • VD: Thuế GTGT • VD: Thuế TNDN
- Cơ sở thuế và thuế suất ¡ Ví dụ 2: Thuế thu nhập cá nhân. Giả sử biểu thuế thu nhập cá nhân của nước X như sau: Bậc Thu nhập tính thuế ($) Thuế suất 1 0 đến 5.000 0% 2 Trên 5.000 đến 20.000 10% 3 Trên 20.000 đến 50.000 20% 4 Trên 50.000 30% ! Giả sử ông A có thu nhập tính thuế là 40.000 $, nếu áp dụng theo thuế suất lũy tiến từng phần, số thuế phải nộp là 5.500 $, tức là: Thuế phải nộp = 5.000 x 0% + 15.000 x 10% + 20.000 x 20% = 5.500$ Giả sử Ông B có thu nhập tính thuế là 40.000$, nếu áp dụng theo thuế suất lũy tiến toàn phần, thuế phải nộp sẽ là 8.000$, tức là: Thuế phải nộp = 40.000 x 20% = 8.000$
- Phân loại thuế Thuế Căn cứ vào tính chất Căn cứ theo đối tượng nguồn thu chịu thuế - Thuế trực thu - Thuế tiêu dùng - Thuế gián thu - Thuế thu nhập - Thuế tài sản Loại thuế nào hạn chế được tình trạng trốn thuế hơn?
- Chức năng của thuế 4. Chức năng 1. Chức năng tạo nguồn thu 2. Chức năng 3. Chức năng kinh phân phối lại thu cho Nhà nước chính trị - xã hội tế của thuế nhập 1
- Các nguyên tắc đánh thuế Nguyên tắc chung Nguyên tắc công bằng Nguyên tắc lợi ích Nguyên tắc khả năng thanh toán - Theo nguyên tắc công bằng theo Thuế mà người dân phải đóng tùy chiều ngang thì các cá nhân có cùng Thuế nên được đánh tỷ lệ với lợi ích tính chất, điều kiện, hoàn cảnh kinh tế của người nộp thuế nhận được qua thuộc vào khả năng chi trả, tức là phụ thuộc vào thu nhập và của cải tích lũy sẽ được đối xử như nhau về nghĩa vụ dịch vụ công mà người đó được thuế phải nộp. hưởng, người nào càng sử dụng nhiều được của họ. Cá nhân nào có khả năng đóng thuế cao hơn thì sẽ có nghĩa vụ - Theo nguyên tắc công bằng dọc thì dịch vụ công (lợi ích càng lớn) thì càng nộp thuế nhiều hơn so với những phải đóng nhiều thuế. các cá nhân có tính chất, điều kiện, người có khả năng chi trả thấp. hoàn cảnh kinh tế khác nhau thì nghĩa vụ thuế phải nộp cũng khác nhau.
- Các nguyên tắc đánh thuế Nguyên tắc đối với Nguyên tắc đối với Nguyên tắc đối với thuế tiêu dùng thuế thu nhập thuế tài sản • Nguyên tắc điểm đến: Hàng • Nguyên tắc cư trú: Nhà nước • Nguyên tắc đánh thuế vào một hóa tiêu dùng ở nước nào thì có quyền đánh thuế đối với bộ phận tài sản: Nhà nước cho nước đó có quyền đánh thuế. mọi khoản thu nhập phát sinh phép đánh thuế vào một bộ • Nguyên tắc xuất xứ: Hàng hóa của chủ thể cư trú. Bất kể thu phận tài sản trong tổng số tài sản xuất ở nước nào thì nước nhập đó phát sinh trong lãnh sản thuộc sở hữu của chủ thể đó có quyền đánh thuế. thổ quốc gia hay ngoài lãnh hoặc đánh một lần vào tài sản thổ quốc gia. khi chuyển giao quyền sở hữu • Nguyên tắc nguồn phát sinh hoặc khi đăng ký quyền sở hữu thu nhập: Thu nhập được tạo tài sản. ra ở nước nào thì nước đó có • Nguyên tắc đánh thuế vào toàn quyền đánh thuế. bộ tài sản: Thuế tài sản đánh trên toàn bộ giá trị ròng thuộc sở hữu của cá nhân thuộc diện chịu thuế.
- 2. Hệ thống thuế ¡ Quan điểm của Adam Smith, nhà triết học kinh tế nổi tiếng người Scotland về thuế: Mọi loại thuế phải được đánh đúng thời điểm hoặc theo cách mà nó giúp tạo ra sự thuận tiện nhất cho người nộp thuế. Việc nộp thuế không phải sự tùy tiện, nó cần được động viên một cách chắc chắn vào ngân sách. Mỗi luật thuế cần chỉ rõ thời hạn, mức thuế, cách thức nộp thuế một các rõ ràng. Thuế được tập trung vào ngân sách, phù hợp với khả năng của người nộp thuế. Mọi loại thuế được tạo ra một cách công khai, minh bạch. ¡ Dựa trên các quan điểm của Adam Smith, các nhà kinh tế, nhà lập pháp trên thế giới đã phát triển, thảo luận rộng rãi, đồng thời, đưa ra một số quan điểm phổ biến về thiết kế hệ thống thuế và tập trung vào Nhà kinh tế học Adam Smith các thuộc tính chính của hệ thống thuế tốt. (1723-1790)
- Hệ thống thuế và Ngân sách Nhà nước
- Hệ thống thuế ¡ Tiêu chuẩn hệ thống thuế: Tính hiệu lực Tính đơn Tính trung giản, chắc lập chắn và ổn định Tính công Tính minh bằng bạch Tính hiệu quả về kinh tế và linh hoạt
- Những tiêu chuẩn của một hệ thống thuế tốt Tính hiệu lực Tính đơn giản, chắc chắn và ổn Tính minh bạch định (Simplicity, certainty and (Transparency) (Effectiveness) stability) • Một hệ thống thuế hiệu lực phải • Hệ thống thuế tốt đặt ra yêu cầu • Cơ quan thuế thực hiện quản lý đảm bảo điều tiết hợp lý, đầy các luật thuế phải rõ ràng, thu ngân sách theo trách nhiệm đủ nguồn thu mà Chính phủ đặt không phức tạp, không gây nên và quyền hạn được pháp luật mục tiêu, hỗ trợ Nhà nước đạt sự khó hiểu hoặc tạo ra nhiều quy định. được hiệu quả tối ưu như tăng cách hiểu khác nhau. • Hoạt động thu thuế được Chính năng suất, tăng trưởng việc làm, • Việc chấp hành các luật thuế phủ giám sát chặt chẽ và chịu cải thiện phúc lợi và mức sống cần có sự đơn giản để có thể sự giám sát của Quốc hội. Cơ của dân cư. xác định đúng cơ sở thuế, mức quan thuế giải thích và áp dụng thuế và tính toán các khoản nợ luật thuế một cách nhất quán, thuế một cách dễ dàng, chắc đảm bảo cho người nộp thuế chắn. trong hoàn cảnh tương tự được đối xử bình đẳng, đảm bảo quyền lợi.
- Những tiêu chuẩn của một hệ thống thuế tốt Tính hiệu quả về kinh tế và linh Tính trung lập Tính công bằng hoạt (Efficiency and flexibility) (Neutrality) (Equity) • Hệ thống thuế tốt là có hiệu quả • Thuế không nên làm sai lệch các theo nghĩa chi phí hành thu (chi phí quyết định thương mại hoặc làm • Tính công bằng là đặc điểm quan quản lý hành chính thuế) và chi chí lệch cơ chế thị trường. trọng của một hệ thống thuế tốt. tuân thủ thuế thấp. • Việc đánh Thuế có thể can thiệp vào Công bằng không chỉ là vấn đề đạo • Các loại thuế có chi phí hành thu cách vận hành của thị trường vì đức mà còn là cơ sở để khuyến cao, cồng kềnh, tốn thời gian của cơ chúng là một phần chi phí sản xuất khích người nộp thuế tuân thủ thuế quan thuế hoặc tốn kém cho người kinh doanh bị đánh thuế, khiến tốt hơn. nộp thuế để tuân thủ là không hiệu người nộp thuế thay đổi hành vi của • Đánh thuế công bằng theo chiều quả vì họ phải bỏ nguồn lực cho họ. ngang nếu những người có hoàn việc tuân thủ thuế thay vì tập trung • . cảnh kinh tế tương tự được đối xử nó vào hoạt động sản xuất kinh tương tự. doanh của mình. • Đánh thuế công bằng theo chiều dọc nếu những người có hoàn cảnh kinh tế khác nhau được đối xử với những người có thu nhập cao hơn sẽ chịu gánh nặng lớn hơn. • .
- Những tiêu chuẩn của một hệ thống thuế tốt

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tài chính công: Chương 1 - Nguyễn Thị Tố Nga
42 p |
42 |
7
-
Bài giảng Tài chính công: Chương 0 - TS. Nguyễn Thành Đạt
36 p |
90 |
6
-
Bài giảng Tài chính công: Chương 1 - ThS. Nguyễn Thị Kim Dung
32 p |
48 |
6
-
Bài giảng Tài chính công: Chương 1
66 p |
29 |
6
-
Bài giảng Tài chính công: Chương 2
51 p |
14 |
6
-
Bài giảng Tài chính công: Chương 3
67 p |
16 |
5
-
Bài giảng Tài chính công: Chương 4
29 p |
18 |
5
-
Bài giảng Tài chính công: Chương 6
35 p |
26 |
5
-
Bài giảng Tài chính công - Chương 7: Nợ công
11 p |
14 |
4
-
Bài giảng Tài chính công - Chương 2: Tài chính công với hiệu quả và công bằng xã hội
8 p |
13 |
4
-
Bài giảng Tài chính công - Chương 1: Tài chính công với khu vực công
7 p |
12 |
4
-
Bài giảng Tài chính công: Chương 1 - Lê Trường Hải
19 p |
12 |
2
-
Bài giảng Tài chính công: Chương 0 - ThS. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
32 p |
8 |
2
-
Bài giảng Tài chính công: Chương 1 - Nguyễn Thế Khang
27 p |
2 |
1
-
Bài giảng Tài chính công: Chương 2 - Nguyễn Thế Khang
59 p |
2 |
1
-
Bài giảng Tài chính công: Chương 3 - Nguyễn Thế Khang
48 p |
3 |
1
-
Bài giảng Tài chính công: Chương 4 - Nguyễn Thế Khang
47 p |
3 |
1
-
Bài giảng Tài chính công: Chương 6 - Nguyễn Thế Khang
84 p |
1 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
